Lưu trữ Blog

7 tháng 11, 2014

Đến Thái Sơn


Hoàng Kim


Thật sung sướng biết bao
Trong chuyến đi xa
Được đến núi Thái Sơn
Ngắm sông Hoàng Hà
Viếng đức Khổng Tử
Thăm Hán Cao Tổ
Lên Trường Thành
Ngẫm chuyện Tần Vương
Qua Thiên An Môn
Hiểu hai bài học lớn.

Tiếc chưa đến Định Quân
Thăm ông Gia Cát
Chưa qua Miêu Đài Tử
Để gặp Lưu Hầu

Trường Giang, Hoàng Hà
Sóng cả, nước sâu ...

Hoàng Kim








 

NHỚ ĐÀO DUY TỪ

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.


Hoàng Kim
 
(*)  Đền thờ Đào Duy Từ ở Phụng Du, Hoài Hảo, Hoài Nhơn, Bình Định. Lăng mộ của Người trãi thời gian và chiến tranh, đã bị hư hại nhiều -  ảnh Văn Lưu, Báo Bình Định).

























https://www.tumblr.com/blog/phuchauVideo yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 
 

6 tháng 11, 2014

Tiếng Anh cho em, The Earth

"Đất nước của tôi là trái đất, và tôi là một công dân của thế giới"
(My country is the earth, and I am a citizen of the world.)

Danh ngôn của Eugene V. Debs (1855-1926) nhà lãnh đạo Chủ nghĩa Xã hội ở Mỹ.  

Eugene Victor "Gene" Debs (5 tháng 11 năm 1855 - ngày 20 tháng 10 năm 1926) là một  nhà lãnh đạo Đảng Xã hội Chủ nghĩa người Mỹ, một trong những thành viên sáng lập của nghiệp đoàn công nhân công nghiệp thế giới (IWW hoặc Wobblies).  Ông năm lần là ứng cử viên của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Mỹ cho chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ . [1] Thông qua ứng cử tổng thống và những công việc của ông đã làm để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Debs đã trở thành một trong những người nổi tiếng nhất của chủ nghĩa xã hội sinh sống tại Hoa Kỳ (xem thêm).

Một trong những câu nói khác rất nổi tiếng của ông:
"I am not a... leader. I don't want you to follow me or anything else. I would not lead you into this promised land if I could, because if I could lead you in, someone else could lead you out." (Tạm dịch: "Tôi không phải là một ... lãnh đạo. Tôi không muốn bạn làm theo tôi hoặc bất cứ điều gì khác ... Tôi sẽ không dẫn bạn vào vùng đất hứa này nếu tôi có thể, bởi vì nếu tôi có thể dẫn bạn vào thì người khác cũng có thể dẫn bạn ra ngoài" hoặc một cách dịch khác tùy theo ngữ cảnh  "Tôi không phải là ... Thầy của em. Tôi không muốn em làm theo tôi hoặc bất cứ điều gì khác ... Tôi sẽ không dẫn em vào vùng đất hứa này nếu tôi có thể, bởi vì nếu tôi có thể dẫn em vào thì người khác cũng có thể dẫn em ra ")
 

Và một danh ngôn của Eugene V. Debs : "The most heroic word in all languages is revolution."(Từ anh hùng nhất trong tất cả các ngôn ngữ cách mạng). Viết tới đây tôi nhớ đến một câu chuyện khác, một con người khác, đó là tác phẩm  "Đường Cách mệnh" của Hồ Chí Minh.

Hoàng Kim



Tài liệu tham khảo:

Classic Quotes by Eugene V. Debs (1855-1926) US Socialist Leader

"My country is the earth, and I am a citizen of the world."

"I am not a... leader. I don't want you to follow me or anything else. I would not lead you into this promised land if I could, because if I could lead you in, someone else could lead you out."

"The most heroic word in all languages is revolution."

"Those who produce should have, but we know that those who produce the most - that is, those who work hardest, and at the most difficult and most menial tasks, have the least."

"I'd rather vote for something I want and not get it than vote for something I don't want, and get it."

Nguồn: ArcaMax

4 tháng 11, 2014

Apple Tree cây táo bài ca thời gian


Ong va Hoa

HỌC MỖI NGÀY. Câu chuyện ảnh ngày 03 tháng 11 nói về Apple Tree cây táo bài ca thời gian. Lời vàng của William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo nổi tiếng của Mỹ. Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới
 
Apple Tree cây táo bài ca thời gian.
Apple Tree,
Táo tây (Malus domestica), còn gọi là bôm (phiên âm từ tiếng Pháp: pomme là một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới. Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Ở Việt Nam, Táo có thể chỉ đến một trong các khái niệm:1)  Họ Táo Rhamnaceae; Chi Táo ta (gồm Táo taTáo tàu); 2) Táo tây; 3) Một số loài thuộc chi Prunus, phương ngữ Nam Bộ gọi là táo, phương ngữ Bắc Bộ gọi là mận; 4) Táo Quân, các vị thần bếp trong truyền thuyết Việt cổ và Trung Hoa; 5) Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được.

Táo ta Việt Nam (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây có đường kính tán khoảng 4m thậm chí  tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín quả giòn, mọng, vị ngọt, mềm, chứa nhiều nước. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C.
Cây táo là bài ca thời gian của một loài cây ăn trái phổ biến nhất thế giới. Lời vàng nổi tiếng của William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã tạc cây trồng quý này vào văn chương tiếng Anh và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch thơ hay và chuẩn sang tiếng Việt khó đến nản lòng : “What plant we in this apple tree? Sweets for a hundred flowery springs To load the May-wind’s restless wings, When, from the orchard-row, he pours Its fragrance through our open doors; A world of blossoms for the bee, Flowers for the sick girl’s silent room, For the glad infant sprigs of bloom, We plant with the apple tree” (tạm dịch ý: Cây táo này của chúng ta. Ngọt ngào cho trăm suối hoa  xuân. Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm, Khi các hàng táo đưa hương thơm qua những cánh cửa mở; Một thế giới của hoa cho ong, hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ, nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh, Chúng ta trồng cây táo).

Classic Quotes by William Cullen Bryant
(1794-1878) US poet and newspaper editor

“What plant we in this apple tree? Sweets for a hundred flowery springs To load the May-wind’s restless wings, When, from the orchard-row, he pours Its fragrance through our open doors; A world of blossoms for the bee, Flowers for the sick girl’s silent room, For the glad infant sprigs of bloom, We plant with the apple tree.”
Cây táo  Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Apple Tree Cây táo là cảm hứng cho sự ra đời của  thương hiệu Apple Inc nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple Tree, cây táo, một trong những loài quả phổ biến nhất hành tinh.
apple-4219-1412931479.jpg

ĐIỂM CHÍNH. Theo Hà Thu, Vnexpress, 10/10/2014 Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD. Ảnh: NDTV. Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với gần 119 tỷ USD. Ngoài Apple và Google, không có thương hiệu nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3 tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.
Apple được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm ngoái. Trong khi đó, còn số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Các công ty công nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20 là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3 thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng trưởng vượt bậc với hơn 20%.
Hình ảnh táo, ong, hoa và bài ca thời gian.

AppleTree1

AppleTree2

AppleTree3

AppleTree4

AppleTree5

AppleTree6

AppleTree8

AppleTree9

caytao


2 tháng 11, 2014

Mai Thúc Lân và bài học lễ phép với dân


HỌC MỖI NGÀY. Báo Thanh Niên, Hồn Việt đăng bài viết "Mai Thúc Lân và bài học lễ phép với dân". Ông sinh ra ở Quảng Nam, bắt đầu dấn thân phục vụ nhân dân từ chân ruộng vùng Kinh Bắc đến cương vị Phó chủ tịch Quốc hội, cuộc đời ông trải qua biết bao buồn vui sóng gió. Nhưng dù ở cương vị nào, ông vẫn là một cán bộ mẫu mực vì dân vì nước, cuộc đời ông trong veo.

Tôi biết nhiều về ông, nhưng khi viết những dòng này trong tâm tưởng tôi chỉ thấp thoáng bóng dáng một người đàn ông thấp bé xách chiếc cặp bước vào một căn hộ tập thể ở Phương Mai vào mỗi buổi chiều. Đó là nhà của ông, một Phó chủ tịch Quốc hội, một căn hộ bình thường như bao căn hộ bình thường khác của người dân Hà Nội. Hồi đó tôi ở căn hộ ngay tầng trên căn hộ của ông, nên tôi biết rõ. Sau khi về hưu ông mới chuyển về ở một nơi khác, chứ hồi đương chức ông vẫn ở đó.
Trong những ngày nghỉ, lâu lâu tôi lại xuống nhà ông chơi, nói bao đồng chuyện này chuyện khác. Nhà văn Nguyễn Chí Trung, nguyên trợ lý Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, có lần nhắc tôi khi xuống nhà ông Mai Thúc Lân nhớ mang một ít nho biếu cho ông ấy, nghĩ lại thấy tức cười. Tôi chỉ xuống nhà ông ăn trái cây của vợ ông mua về thôi chứ không bao giờ mang nho hay bất cứ thứ gì đến, ông Mai Thúc Lân chẳng bao giờ nhận quà cáp của ai, dù là một gói trái cây, nghe lời xúi dại của ông Nguyễn Chí Trung chắc tôi đã bị mắng.
Thỉnh thoảng tòa soạn cần bài liên quan đến Quốc hội, tôi lại xuống gặp ông phỏng vấn. Gần 15 năm trước, Báo Thanh Niên đăng trên trang nhất bài tôi phỏng vấn ông, với tựa đề Hãy thay các “đơn xin” bằng “giấy yêu cầu”. Ông bảo, lâu nay trong quan hệ giữa công dân với các cơ quan công quyền, cần việc gì bao giờ dân cũng phải làm “đơn xin...”, đó là điều không thể chấp nhận được. Người làm chính quyền là công bộc của dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn không ngần ngại nói chính quyền là đầy tớ của dân, chữ đầy tớ đúng nghĩa đen của nó nên Cụ Hồ không để trong ngoặc kép. Chủ mà làm việc gì cũng phải xin đầy tớ thì thật là vô lý. Đó còn là sự vô lễ đối với dân. Bởi vậy ông đề nghị thay tất cả các thứ “đơn xin” bằng “giấy yêu cầu” trong quan hệ giữa người dân với các cơ quan công quyền. Ông biết thay đổi một mẫu giấy tờ chưa thể làm thay đổi được một cung cách đã ăn sâu thâm căn cố đế trong cả một hệ thống, nhưng ít ra điều đó cũng có tác dụng nhắc nhở, rằng người làm chính quyền phải nhớ mình là công bộc nên phải lễ phép với dân.
Bài báo được bạn đọc hoan nghênh, nhưng tất nhiên chẳng có bao nhiêu tác dụng, trừ một thay đổi trong luật Doanh nghiệp, thay “Giấy phép kinh doanh” bằng “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Sự thay đổi này ít có người để ý, nhưng dù sao nó cũng mở đầu cho sự lễ phép đối với dân trong một văn bản pháp luật.
Ông Mai Thúc Lân một đời đau đáu với những oan khuất của người dân. Căn hộ tập thể ông ở trong một chung cư không rào không cổng nên hằng ngày những người dân bị oan vẫn đón ông trên lối đi. Dù rất phiền toái, sáng đi làm gặp họ, chiều về cũng gặp họ, nhưng ông vẫn không né tránh, ông từ tốn nói chuyện với họ khi có thời gian, hướng dẫn họ đến những nơi cần đến và giúp họ những gì ông có thể giúp được.
Tôi không kể những chuyện quan trọng ông đã làm, đã ứng xử, đã đối phó khi là chủ tịch, bí thư tỉnh ủy từ Hà Bắc tới Quảng Nam - Đà Nẵng cũng như khi làm Phó chủ tịch Quốc hội vì tôi không chứng kiến. Các đồng chí và những người cộng sự với ông có lẽ sẽ nói cho lớp người đi sau học hỏi.
Tôi chỉ có thể nói ông là một trong những hòn đá tảng chống tham nhũng, ngăn tệ bè phái và nỗ lực không ngừng nghỉ để góp phần làm cho chế độ, một chế độ mà ông suốt đời phụng sự, thực sự là chế độ phục vụ nhân dân.

Hoàng Hải Vân

ẨN CHỨA TƯ CÁCH KẺ SĨ
Anh Mai Thúc Lân có lẽ là một trong những người lãnh đạo mà tôi kính trọng toàn diện. Trong công việc, anh là người lãnh đạo có trí tuệ, năng lực, sâu sắc, quyết liệt và quyết đoán. Trong đối xử với đồng chí, anh chân thành, có tình; bản thân luôn thẳng thắn nhưng cũng biết sử dụng, nhận ra mặt mạnh của anh em.
Thời kỳ Quảng Nam - Đà Nẵng tái lập năm 1997, giữa bộn bề công việc và khó khăn của buổi ban đầu, kể cả tư tưởng và băn khoăn của cán bộ từ Đà Nẵng vào công tác... nhưng anh Lân đã quy tụ, tập hợp được, ổn định rất nhanh vấn đề dân tình và quan tình. Con người anh ngó cứng nhắc vậy nhưng thực ra rất mềm, có tính hài hước và nghệ sĩ. Nói về nhân cách Mai Thúc Lân, đó là con người tuyệt vời, trước hết là sự liêm chính, trong sáng, rất ghét cái xấu nhưng chí tình chí nghĩa. Phẩm hạnh của anh, kể cả giai đoạn còn công tác ở Quảng Nam, ra trung ương hay khi nghỉ hưu, đều khiến người khác phải ngước nhìn.
Bản thân tôi học được từ anh rất nhiều điều, về sự kiên quyết, năng lực tư duy, tầm trí tuệ, nhân cách sống. Anh say mê với công việc, sẵn sàng xả thân nhận vai trò lãnh đạo tỉnh Quảng Nam giai đoạn chia tách khi tuổi đã ngoài 60. Anh Mai Thúc Lân có cá tính rất Quảng Nam, luôn gai góc khi đặt vấn đề với cấp dưới hoặc đề xuất với cấp trên. Trong anh ẩn chứa tư cách của kẻ sĩ, thanh cao và tự trọng.

Nguyễn Sự (Bí thư Thành ủy TP.Hội An)
H.X.H (ghi)

Mai Thúc Lân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mai Thúc Lân (sinh 6.1.1935 - mất 29.10.2014) là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[1]

Thân thế sự nghiệp

Ông sinh ngày 6 tháng 1 năm 1935, quê Điện Phước, Điện Bàn, Quảng Nam.
Ông là là cháu nội của nhà Duy tân Mai Dị. Mẹ ông là con gái tộc Trương Châu Lâu.
Khi còn nhỏ đi học ở trường làng, thi đỗ Sơ học yếu lược, tiếp tục học lớp Nhì (cours Moyen) ở trường Phong Thử. Lớn lên đi học trường Đại học Nông lâm ngoài miền Bắc.
Sau khi tốt nghiệp trường Nông Lâm ông về tỉnh Bắc Ninh công tác làm cán bộ kỹ thuật trồng trọt. Thời gian ông sống và làm việc tại đây gần 40 năm, ông lấy vợ là một kỹ thuật viên Trại giống lúa Hà Bắc.
Trong ngành nông nghiệp Hà Bắc, ông trải qua các cương vị Phó phòng, Trưởng phòng Trồng trọt. Ông gắn bó với nông nghiệp ngay từ khi hòa bình vừa mới được lập lại trên miền Bắc được vài ba năm, đóng góp công sức, trí tuệ vào thành công của các phong trào trong nông nghiệp như: làm thủy lợi và cải tạo đất, với điển hình nổi tiếng cả nước là Hợp tác xã Trung Hòa, công thức 4 L (lúa-lang-lạc-lợn), phát triển diện tích lúa xuân trở thành vụ sản xuất chính…
Năm 1986 ông đã cùng tập thể lãnh đạo, chỉ đạo, quyết đoán phương án do cán bộ kỹ thuật đề xuất, xử lý thành công "sự cố đê Nội Doi", tránh được thảm cảnh lụt lội cho nhân dân các huyện bắc phần Bắc Ninh.
Sau đó ông được cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc và làm Phó giám đốc Ty Nông nghiệp rồi Giám đốc Ty Nông nghiệp, Phó Chủ tịch Tỉnh Hà Bắc phụ trách nông lâm thủy lợi.[2]
Ông tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang) với tư cách Ủy viên dự khuyết (1976 – 1977) và Ủy viên chính thức (1977 – 1979), Ủy viên Ban Thường vụ (1979 – 1983) Phó chủ tịch tỉnh,[3]
Năm 1982 khi đang là Phó chủ tịch tỉnh Hà Bắc, ông được cử làm Phó đoàn chuyên gia giúp nước bạn Campuchia và bị thương.[2]
Năm 1986 ông về nước, tiếp tục làm việc tại Hà Bắc, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh này (1986 – 1990)
Trước khi nghỉ hưu, ông giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội khóa 10 (1997 - 2002).
Năm 2007, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Công tác tại Văn phòng Quốc hội

Năm 1990 ông chuyển công tác về Văn phòng Quốc hội tại Hà Nội, làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân sách.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VII, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VIII ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương,
Tại Quốc hội khóa IX, ông được bầu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Ngân sách của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội,[4]

Trở về xứ Quảng quê hương

Năm 1994 ông và ông Trương Quang Được cùng quê Quảng Nam được Trung ương cử về làm lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam Đà Nẵng. Ông làm Bí thư. Ông Được làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. [5]
Năm 1996 tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng chia tách thành tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam [6]. Ông Trương Quang Được làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Phó Chủ tịch Quốc hội

Sau đó ông giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội khóa X (1997 – 2002).[7]
Năm 2007 ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh [8]
Sáng 29 tháng 10 năm 2014, ông Mai Thúc Lân qua đời, thọ 79 tuổi.
Dự kiến, tang lễ ông Mai Thúc Lân sẽ được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; lễ viếng diễn ra từ 7 giờ đến 11 giờ ngày 4.11.2014.

Tham khảo





Người theo dõi