Trang
▼
11 tháng 11, 2008
Khoa học và đại học Việt Nam qua những công bố quốc tế gần đây
GS.TS. Phạm Duy Hiển
Mấy năm gần đây, công bố công trình khoa học trên tạp chí quốc tế ngày càng được quan tâm và chấp nhận như một tiêu chí đánh giá khách quan chất lượng nghiên cứu khoa học (NCKH). Bộ GD&ĐT tuyên bố sẽ phấn đấu đưa một trường đại học VN lọt vào top 200 thế giới, đồng nghĩa với việc ưu tiên thúc đẩy công bố quốc tế, xem đây là nhân tố bảo đảm chất lượng đào tạo đại học. Trong chương trình đào tạo hai vạn tiến sỹ, luận văn được yêu cầu phải kèm theo công bố quốc tế. Mới đây, Bộ trưởng còn tuyên bố thưởng 1000 USD cho mỗi bài báo quốc tế. Tuy vậy vẫn còn nhiều tiếng bàn ra khiến các cơ quan quản lý khoa học chuyển biến chậm, các đề tài R&D chưa lấy công bố quốc tế làm tiêu chí đánh giá khi xét duyệt và nghiệm thu như ở các nước khác.
Công bố quốc tế của VN được chia thành hai loại tùy theo tác giả đầu mối (coresponding author) trong nước hay nước ngoài. Loại thứ nhất, gọi là công bố quốc tế do nội lực, được trích dẫn ít hơn hẳn so với loại thứ hai. Bài báo do nội lực liên quan trực tiếp đến đầu vào và đầu ra trong NCKH, do đó có thể dùng làm cơ sở để đánh giá hiệu quả NCKH và giúp hình dung cấu trúc các ngành khoa học nước nhà hiện nay. Để biết khoa học và đại học VN đang ở đâu, dưới đây sẽ so sánh công bố quốc tế của một số trường đại học hàng đầu ở VN với Thái Lan.
Dẫn nhập
Dưới đây, công bố quốc tế chỉ bao gồm những bài báo, mà không kể đến các loại báo cáo khoa học khác. Bài báo trong ISI phần lớn bằng tiếng Anh, tra cứu theo hai phương án “English” và “All Languages” chỉ khác nhau chưa đầy 0,5% về số lượng.
Dựa trên cơ sở dữ liệu này có thể đưa ra bức tranh tổng thể về số lượng và tốc độ tăng trưởng công bố quốc tế của 11 nước và vùng lãnh thổ Đông Á từ 2002 đến 2007. Năng suất NCKH tính bằng số bài báo quốc tế trên một triệu dân được dùng để so sánh các nước về mặt số lượng. Về chất lượng có thể dựa trên số lần trích dẫn trung bình các bài báo công bố cách đây bốn năm (2004).
Năng suất NCKH – một tiêu chí đặc trưng cho phát triển
Bảng 1 cho ta hình dung khối lượng và tốc độ tăng trưởng công bố quốc tế của 11 nước và vùng lãnh thổ Đông Á trong hai năm 2002 và 2007. Trung Quốc, nước đông dân nhất, giữ ngôi đầu bảng, tiếp theo là Nhật Bản vừa đông dân (thứ ba trong khu vực), vừa tiên tiến. Cho nên để loại yếu tố dân số ra, ta nên xem mỗi nước có bao nhiêu công bố quốc tế trên một triệu dân, và gọi đó là năng suất NCKH.
Thật đáng ghi nhận khi gần đây, Bộ KH&CN đã mua quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu ISIKNOWKEDGE (http://db.vista.gov.vn/) để giới khoa học có thể cập nhật thông tin toàn diện về các công bố quốc tế trên toàn thế giới. Nơi đây tập hợp hơn một vạn tạp chí khoa học, từ tự nhiên, xã hội đến nhân văn-nghệ thuật, và bài báo (article) đăng trên những tạp chí này thường được xem như đủ “tiêu chuẩn quốc tế”.
Biểu diễn năng suất NCKH trên thang lô ga như hình 1 rất dễ thấy công bố quốc tế của các nước tăng đều hằng năm theo cấp số nhân. Việt Nam, Thái Lan và Malaysia tăng trưởng khá nhanh, 16% hàng năm. Tuy nhiên, số công trình Việt Nam vẫn luôn kém Thái Lan 6,5 lần, Malaysia 9,5 lần. Nghĩa là nếu không tăng tốc mạnh hơn nữa, đại học Việt Nam rất khó chen chân vào top 200 thế giới, nơi đây đã có mặt Đại học Chulalongkorn của Thái Lan theo cách xếp hạng năm 2005 và 2007 của The Times Higher Education (tuy nhiên, Chulalongkorn vẫn chưa lọt vào tốp 500 theo cách xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải, chủ yếu dựa trên thành tích NCKH).
Bảng 1. Tổng số bài báo quốc tế và tốc độ tăng trưởng của 11 nước và vùng lãnh thổ Đông Á trong hai năm 2002 và 2007.
Nguồn: ISIKOWLEDGE (http://db.vista.gov.vn/) cập nhật ngày 30/10/2008.
Điều “an ủi” là năng suất NCKH của Việt Nam vẫn cao gấp ba lần Indonesia và từ 2004 trở đi đã vượt Philip pines nước này chỉ giữ được tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 3-4%. Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất, hơn 20%/năm. Họ đã vượt Thái Lan và sắp đuổi kịp Malaysia.
Singapore đứng đầu bảng trong khu vực, có năng suất NCKH cao hơn Malaysia, Thái Lan và Việt Nam gấp 20, 30 và 200 lần. Cứ một nghìn người Singapore có trên 01 bài báo quốc tế hằng năm. Tiếp sau Singapore là Nhật Bản và ba con rồng châu Á. Nhưng phát triển đến trình độ càng cao, tăng trưởng càng chậm, Hàn Quốc và Đài Loan: 11%/năm, Singapore: 10%/năm, Hong Kong: 7%/năm, Nhật Bản: 1%/năm.
Thoạt nhìn, có thể nghĩ rằng sự khác biệt về năng suất NCKH giữa các nước là do chênh lệch về mức sống. Có thực mới vực được đạo. Nhưng người Philippines và Indonesia thu nhập gấp đôi Việt Nam lại công bố ít hơn chúng ta từ 1,3 đến 3 lần. Phép phân tích tương quan cho thấy trong phạm vi Đông Á, năng suất NCKH có tương quan ít nhiều với bình quân GDP (R2 = 0,64), nhưng không mạnh bằng tương quan với chỉ số phát triển con người HDI của UNDP bao gồm cả những tiêu chí về giáo dục và tuổi thọ (R2 = 0.91, hình 2). Lại một lần nữa, phát triển kinh tế một chiều sẽ không đưa chúng ta đến những đỉnh cao khoa học, công nghệ và văn hóa
Hình 1. Năng suất NCKH thể hiện bằng số công bố quốc tế trên một triệu dân của các nước Đông Á. Độ dốc của những đường hồi quy trên đây cho ta ý niệm về tốc độ tăng trưởng năng suất NCKH.
Nguồn: ISIKOWLEDGE (http://db.vista.gov.vn/) cập nhật ngày 30/10/2008, UNDP Human Development Reports.
Hình 2. Tương quan mạnh giữa năng suất NCKH với chỉ số phát triển con người ở các nước Đông Á.
Nguồn: ISIKOWLEDGE (http://db.vista.gov.vn/) cập nhật ngày 30/10/2008, UNDP Human Development Reports.
Bức tranh NCKH ở Đông Á trên hình 1 khẳng định công bố quốc tế là mệnh lệnh từ sự phát triển, không thể tránh né bằng bất cứ lập luận nào. Ở mọi nước khác, người ta xem đây như một chuẩn mực đương nhiên trong NCKH, bảo đảm chất lượng đào tạo đại học và hiệu quả ứng dụng các hoạt động R&D trong thực tiễn.
Đánh giá chất lượng
Song bài báo quốc tế trong ISI cũng đủ loại. Trước hết, giá trị học thuật của bài báo thường căn cứ trên hệ số tác động của tạp chí mà tác giả gửi đăng. Hệ số này đo bằng số lần trích dẫn trung bình trong hai năm của tạp chí. Đây là thương hiệu của tạp chí, nên không dễ gì “ứng tiền” mua chuộc tòa soạn để được lãnh 1000 USD tiền thưởng, như một số người đàm tiếu khi nghe chủ trương này của Bộ GD&ĐT.
Thoạt nhìn, có thể nghĩ rằng sự khác biệt về năng suất NCKH giữa các nước là do chênh lệch về mức sống. Có thực mới vực được đạo. Nhưng người Philippines và Indonesia thu nhập gấp đôi Việt Nam lại công bố ít hơn chúng ta từ 1,3 đến 3 lần. Phép phân tích tương quan cho thấy trong phạm vi Đông Á, năng suất NCKH có tương quan ít nhiều với bình quân GDP (R2 = 0,64), nhưng không mạnh bằng tương quan với chỉ số phát triển con người HDI của UNDP bao gồm cả những tiêu chí về giáo dục và tuổi thọ (R2 = 0.91, hình 2). Lại một lần nữa, phát triển kinh tế một chiều sẽ không đưa chúng ta đến những đỉnh cao khoa học, công nghệ và văn hóa.
Trong mỗi tạp chí, số lần trích dẫn của từng bài cũng rất khác nhau, và nhiều người xem đây như một tiêu chí đánh giá chất lượng. Cách làm này thuận tiện vì có thể số hóa để đưa vào cơ sở dữ liệu. Song nó không tránh khỏi khiếm khuyết. Thí dụ, bài báo được trích dẫn 5 lần chưa chắc có chất lượng hơn 3 lần, nhất là khi so sánh hai chuyên ngành khoa học khác nhau. Bởi vậy dưới đây, chúng tôi chỉ xem số lần trích dẫn như một tiêu chí thống kê, trung bình, dùng để so sánh chất lượng NCKH ở những trung tâm nghiên cứu lớn, đa ngành, thí dụ trường đại học, hoặc các quốc gia (bảng 2).
Bảng 2, 3 so sánh thành tích một số đại học hàng đầu Việt Nam và Thái Lan theo thống kê năm 2004 và 2007. Hơn 95% công bố quốc tế của Thái Lan xuất phát từ trường đại học, trong khi ở Việt Nam tỷ lệ này chỉ có 55%. Ngoài hai Đại học Chulalongkorn và Mahidol (bảng 2, 3), Thái Lan còn có nhiều đại học khác như Chiang Mai, Khon Kaen, Prince Songkla, Thammasat, Viện Công nghệ châu Á v.v..., mỗi trường đều công bố vài trăm bài báo quốc tế hằng năm.
Số bài báo quốc tế của các trường đại học hàng đầu Việt Nam tăng lên khá nhanh trong vài năm gần đây, gấp đôi sau ba năm (2004-2007). Trong khi đó, Viện KHCN VN, cơ sở khoa học lớn nhất nước, chỉ tăng 18%. Tăng nhanh, song các đại học hàng đầu Việt Nam vẫn công bố ít hơn Đại học Chulalongkorn và Mahidol từ 13 đến 30 lần. Từng trường này còn công bố nhiều hơn tất cả các cơ sở NCKH Việt Nam cộng lại. Đại học Thái Lan cũng được trích dẫn nhiều hơn rõ rệt, trung bình 9,4-11 lần, so với 4,1-6,9 lần của Việt Nam.
Trên bảng 2 có một chi tiết đáng chú ý. Số lần trích dẫn trung bình của 5 cơ sở nghiên cứu hàng đầu Việt Nam (4,1 – 6,9) ít hơn cả nước (8,1). Nghĩa là các cơ sở nghiên cứu ít “tiếng tăm” hơn lại được trích dẫn nhiều gấp bội. Thí dụ, năm 2004 ngành y học Việt Nam công bố 82 công trình, và trung bình mỗi công trình được trích dẫn đến 13,7 lần. Đặc biệt, công trình về virus cúm gà H5N1 đăng trên Nature được trích dẫn 320 lần. Vậy phải chăng y học Việt Nam rất mạnh?
Thực ra, trong số 82 bài báo quốc tế về y học ấy chỉ có 7 bài do 4 người Việt Nam làm tác giả đầu mối. Số áp đảo còn lại đều do người nước ngoài làm tác giả đầu mối, đồng tác giả Việt Nam có lẽ chỉ đóng góp phần khiêm tốn.
Nội lực và hợp tác quốc tế trong NCKH
Nếu chia các bài báo quốc tế của Việt Nam và Thái Lan ra làm hai loại tùy theo người trong nước hay nước ngoài làm tác giả đầu mối, thì thấy ở Việt Nam loại thứ nhất chiếm 25% năm 2004, tăng lên 34% năm 2007. Loại thứ nhất có thể gọi là công bố quốc tế do nội lực, chẳng những ít hơn loại thứ hai (do hợp tác) về số lượng mà cả về chất lượng, bởi số lần trích dẫn ít hơn rõ rệt (phần bên phải bảng 2).
Nhìn sang hai đại học Thái Lan, tỷ lệ công trình do nội lực của họ cao hơn hẳn, 70% năm 2004 (bảng 2), tăng lên gần 80% năm 2007 (bảng 3). Các bài báo do nội lực của họ cũng được trích dẫn nhiều hơn ta trên hai lần.
Bảng 2. Thành tích công bố quốc tế của một số tổ chức R&D hàng đầu Việt Nam và Thái Lan năm 2004. Nguồn: ISIKOWLEDGE (http://db.vista.gov.vn/ cập nhật ngày 30/10 – 5/11/2008.
Khái niệm nội lực không nên hiểu một cách tuyệt đối, bởi trong từng trường hợp cụ thể rất khó lượng định rạch ròi phần đóng góp của tác giả trong nước và nước ngoài. Song phân biệt ra hai loại bài báo quốc tế - nội lực và hợp tác – theo tác giả đầu mối là một thực tế không thể tránh né. Có phân biệt như thế, ta mới khỏi ngộ nhận khi đánh giá hiệu quả hoạt động NCKH căn cứ trên đầu vào (đầu tư, nhân lực, hạ tầng ...) và đầu ra (nhân lực được đào tạo, tác động đến kinh tế xã hội, công bố quốc tế ...). Tách ra phần nội lực không hề phủ nhận vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế trong NCKH.
Cấu trúc các ngành khoa học
Để hình dung cấu trúc nền khoa học nước nhà, ta có thể phân loại 234 bài báo quốc tế do nội lực năm 2007 của Việt Nam theo các chuyên ngành khoa học. Kết quả ghi trên bảng 4. Nhìn sang Thái Lan, chỉ cần so với một trường ĐH Chulalongkorn công bố
Bảng 3. Thành tích công bố quốc tế của một số tổ chức R&D hàng đầu Việt Nam và Thái Lan năm 2007. Nguồn: ISIKOWLEDGE (http://db.vista.gov.vn/) cập nhật ngày 30/10 – 5/11/2008.
569 bài báo do nội lực năm 2007 cũng đủ thấy công bố quốc tế của cả nước ta vừa quá ít, lại mất cân đối đến mức đáng lo ngại.
Tổng số công bố quốc tế của Việt Nam hiện nay chưa bằng một trường đại học Thái Lan, như Chulalongkorn hay Mahidol. Đã thế, gần 80% bài báo của Thái Lan do người Thái làm tác giả đầu mối, ta chỉ có 34%. Công bố quốc tế của Thái Lan gắn với đào tạo đại học (95% từ các trường đại học so với 55% của ta), với thực tiễn đời sống và sản xuất. Việt Nam cũng dồn sức đầu tư cho các đề tài ứng dụng thực tiễn, song đầu ra trên các diễn đàn khoa học quốc tế lại rất thưa thớt, thể hiện một sự khước từ có chủ định chuẩn mực quốc tế về chất lượng NCKH. Trước nghịch lý này có người muốn trấn an: ta có việc của ta, cách đi của ta!
Những ngành rất mạnh và gắn với đời sống của Thái lan như y học, hóa học, sinh hóa và nhiều ngành công nghệ, vật liệu lại chính là lĩnh vực rất ít thấy công bố từ Việt Nam. Chúng ta mạnh về toán học và vật lý (một nửa là vật lý lý thuyết), trong khi hai ngành này lại đứng cuối bảng ở ĐH Chulalongkorn và nhiều đại học khác ở Thái Lan.
Rất nhiều cơ sở NCKH “vừa có tiếng vừa có miếng” ở Việt Nam lại vắng bóng trên các tạp chí khoa học quốc tế. ĐHQG Hà Nội chỉ tập trung ở khoa Toán và Vật lý thuộc trường ĐHKH Tự nhiên. Ngoài ra mới đây có thêm trường Đại học Công nghệ. Trong số 19 bài do nội lực của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh năm 2004, có 9 bài về Vật lý, 6 bài về Toán. Riêng Van Hoang V. làm tác giả đầu mối 6 bài về Vật lý. Một quang cảnh khá manh mún, tự phát, mất hút đầu tư từ ngân sách Nhà nước, không thấy dấu ấn nhạc trưởng lại thiếu hẳn một cơ chế điều hành tự nhiên nảy sinh trong quá trình phát triển.
Thay lời kết – Việt Nam và Thái Lan
Tổng số công bố quốc tế của Việt Nam hiện nay chưa bằng một trường đại học Thái Lan, như Chulalongkorn hay Mahidol. Đã thế, gần 80% bài báo của Thái Lan do người Thái làm tác giả đầu mối, ta chỉ có 34%. Công bố quốc tế của Thái Lan gắn với đào tạo đại học (95% từ các trường đại học so với 55% của ta), với thực tiễn đời sống và sản xuất. Việt Nam cũng dồn sức đầu tư cho các đề tài ứng dụng thực tiễn, song đầu ra trên các diễn đàn khoa học quốc tế lại rất thưa thớt, thể hiện một sự khước từ có chủ định chuẩn mực quốc tế về chất lượng NCKH. Trước nghịch lý này có người muốn trấn an: hãy yên chí, ta có việc của ta, cách đi của ta!
Đi đâu trong thế giới này? Đại học Việt Nam muốn theo đuổi để chen chân vào tốp 200 thế giới (xin nói, đây không phải việc riêng của hệ thống đại học!), mà trong đám này đã có mặt người láng giềng đang tiến rất nhanh lên phía trước. Có lẽ nên chấm dứt điệp khúc thành tích đang ru ngủ mọi người để còn bình tâm suy xét tại sao trên đường đua này, ta luôn cách xa người láng giềng đến thế! Cay cú lắm! Mà cay cú đâu phải là tật xấu!
Bảng 4. Công bố quốc tế do nội lực năm 2007 của Đại học Chulalongkorn và cả nước Việt Nam theo chuyên ngành khoa học được phân loại trong cơ sở dữ liệu ISI.
Nguồn: ISIKOWLEDGE (http://db.vista.gov.vn/) cập nhật ngày 30/10 – 5/11/2008.
Phạm Duy Hiển
Tia Sáng 10/11/2008
10 tháng 11, 2008
Hà Lội mùa này lắm những cơn mưa
Bạn hãy vào trang Hoai Van Blog
http://hoaivan.vnweblogs.com/ để tải file nhạc về nghe.
Nhạc sĩ: Trương Quý Hải
Tác giả lời "chuyển soạn": Bọ Lập & dân gian
Ca sĩ: Đinh Công Sáng
Hà Nội mùa này phố cũng như sông
Cái rét đầu đông, chân em run ngâm trong nước lạnh
Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố
Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng...
Hà Nội mùa này chiều không có nắng
Phố vắng nước lên thành con sông
Quán cóc nước dâng ngập qua mông
Hồ Tây, giờ không thấy bờ...
Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến đêm qua lạnh đôi chân
Giờ đây, lạnh luôn toàn thân.
Hà Nội mùa này phố cũng như sông
Cái rét đầu đông, chân em thâm vì ngâm nước lạnh
Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố
Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng...
Hà Nội mùa này người đi đơm cá
Phố vắng nước lên thành con sông
Quán cóc nước dâng ngập qua mông
Hồ Tây, tràn ra Mỹ Đình
Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến đêm qua lạnh đôi chân
Giờ đây, lạnh luôn toàn thân