Trang
▼
25 tháng 6, 2009
Bố cũng là người Thầy dạy tôi về cách sống
HOCMOINGAY. Thu Yên đã kể chuyện về Bố thật giản dị và xúc động: "Bây giờ có người vẫn ước ao giá như có được những người làm việc như ông trước đây... Hình ảnh ông với chiếc mũ rơm xông xáo trên cánh đồng khi bom Mỹ thả xuống giết hại bà con, và những câu chuyện khi họ gặp khó khăn được ông giải quyết có tình có lý; những người con mồ côi khi người cha đi chiến đấu không trở về cũng được địa phương quan tâm giúp đỡ. Ngay chuyện trong gia đình, nhiều chuyện chỉ sau khi ông mất chúng tôi mới được biết, và tôi thật sự xúc động khi người anh họ bên ngoại kể cho chúng tôi về sự giúp đỡ cưu mang của ông... Mỗi câu chuyện về ông là một bài học qúy giá cho chúng tôi. Cuộc sống bình dị, tự tin của ông đã để lại như một bài học. Bố cũng là người thầy dạy chúng tôi về cách sống và chúng tôi luôn tự hào về người Bố của mình" (Bố T.Y mặc áo trắng đứng sau bác Trường Chinh. Trong ngày giỗ, xin thắp nén hương để tưởng nhớ Người)
Bố tôi mồ côi từ nhỏ, sau khi ông bà nội tôi qua đời, chuyện ma chay thời phong kiến không đơn giản nên nhà cửa cũng phải bán. Bố tôi đi ở cho một nhà giàu ở ngay làng ven đô đó. Một lần vô tình ông đánh đổ bát điếu của sòng bạc. Bố tôi bị đánh một trận đòn. Ngay ngày hôm sau, Bố bỏ cậu ấm con nhà giàu ở nhà một mình và trốn khỏi làng. Cậu ấm chỉ phải ở nhà một mình thôi và khóc vì sợ, thế là cả họ tìm Bố tôi ráo riết ...
Lúc đó ông xuống làng Bưởi và được một người chủ xưởng giấy quý mến vì tính nhanh nhẹn và thông minh. Ông vừa làm vừa học nghề làm giấy bản ,một nghề rất vất vả. Chỉ năm 24 tuổi, ông đã quay trở về làng mở xưởng giấy và tạo điều kiện cho bà con lối xóm có công ăn việc lám. nhất là năm 45, ông đã cưu mang rất nhiều người qua nạn đói.
Cùng với công việc kinh doanh, cũng như bao người lúc đó, Bố tôi tham gia hoạt động cách mạng. Cơ sở của Bố tôi bảo vệ Bác Trường Chinh về làng hoạt động và xưởng giấy cất giữ tài liệu. Khi bị bại lộ, xưởng giấy của ông hoàn toàn bị phá sản.
Ông chuyển sang hoạt động du kích
Chuyện tình duyên của Bố tôi cũng thật đặc biệt. Bố tôi lấy vợ tảo hôn, khi cưới Bố mới mười một tuổi và Mẹ tôi mới lên 9 tuổi. Sau khi cưới, ông bà nội lần lượt qua đời. Hai người còn quá nhỏ nhưng hoàn cảnh éo le đã gắn bó hai người. Sau này, Mẹ tôi sinh toàn con gái. Thời ấy, lấy vợ lẽ thật đơn giản, nhất là Bố tôi là chủ xưởng giấy. Ông đẹp và tài ba, người có nét hoàn hảo như ông cũng hiếm, nhưng ông không lấy ai, mặc dù Mẹ tôi đã có nhã ý để ông lấy người bạn của mình. Mẹ tôi nói thời đó phong kiến nên lấy vợ lẽ để có con trai là chuyện bình thường.
Kể cả sau này Mẹ tôi mất trước Bố tôi hơn hai mươi năm nhưng ông vẫn đứng vậy. Lúc đó ông làm bí thư đảng ủy của xã, nhiều người gán ông với mấy cô công tác cùng trong huyện nhưng ông chẳng để ý. Những ngày cuối cùng, Bố tôi không ốm đau gì cả chỉ như cây đã héo nên ông rất tỉnh táo. Sáng nào, ông cũng hỏi hôm nay là ngày bao nhiêu. Chúng tôi biết ông muốn qua một cái giỗ của Mẹ tôi, nhưng ông đi trước một ngày.
Từ đó hai ngày liền giỗ Bố và Mẹ, dù bận mấy chúng tôi cũng nghỉ và làm giỗ. Một ngày mời khách và một ngày chỉ có con cháu trong nhà. Bố Mẹ tôi không có con trai, nhưng các cháu ngoại thì cũng được dăm cậu là con tria và lúc gặp nhau vào ngày giỗ tết chúng thường tranh nhau nhận mình giống ông ngoại nhất. Và cũng vào những ngày giỗ, chúng tôi thường được nghe bạn bè của ông và bà con lối xóm nói chuyện về ông nhiều lần được cất nhắc lên thành phố làm việc nhưng ông không đi.
Chúng tôi hiểu cái làng quê nhỏ bé thân thương vùng ngoại ô,nơi ông đã có lần bỏ làng mà ra đi ... bây giờ ông muốn xây dựng bằng chính khả năng của mình.
Có một bác hàng xóm, cứ đến ngày giõ đến thắp hương và đứng bên bàn thờ kể chuyện với Bố Mẹ tôi đủ thứ chuyện, cứ như thể Bố Mẹ tôi nghe được hết...
Bây giờ có người vẫn ước ao giá như có được những người làm việc như ông trước đây...Hình ảnh ông với chiếc mũ rơm xông xáo trên cánh đồng khi bom Mỹ thả xuống giết hại bà con, và những câu chuyện khi họ gặp khó khăn được ông giải quyết có tình có lý; những người con mồ côi khi người cha đi chiến đấu không trở về cũng được địa phương quan tâm giúp đỡ.
Ngay chuyện trong gia đình, nhiều chuyện chỉ sau khi ông mất chúng tôi mới được biết, và tôi thật sự xúc động khi người anh họ bên ngoại kể cho chúng tôi về sự giúp đỡ cưu mang của ông với gia đình bên ngoại.
- Lúc bấy giò làm gì ai có mà mua đất làm nhà, chỉ có ông là có điều kiện thôi, nhưng ông không bao giờ cho ai biết và hoàn toàn lấy tên các cụ mua cho con thôi ...
Và tôi cũng hiểu tình cảm của anh con bác tôi đối với Bố tôi rất kính trọng nhất là những ngày chúng tôi mỗi người mỗi ngả và những lúc bố tôi đau yếu.
Mỗi câu chuyện về ông là một bài học qúy giá cho chúng tôi. Cuộc sống bình dị, tự tin của ông đã để lại cho chúng tôi như một bài học. Bố cũng là người thầy dạy chúng tôi về cách sống.
Và chúng tôi luôn tự hào về người Bố của mình.
Thu Yên
21 tháng 6, 2009
Khơi dậy tiềm năng của chính họ
HOCMOINGAY. Giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn nạn nghèo đói là khơi dậy tiềm năng của chính họ. Đó là ý kiến của TS Otto Graf Lambsdorff, cựu Bộ trưởng Kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức (Nguồn: http://niemtin.free.fr/giaiquyetngheodoi.htm/
Cứu trợ cho người nghèo gần như trở thành lời hứa hẹn “cửa miệng” của các nhà từ thiện hoặc các chính khách trên thế giới ngày nay. Thế nhưng, liệu thành lập bộ máy quan liêu khổng lồ trong lĩnh vực an sinh xã hội có phải là giải pháp tốt nhất cho vấn nạn này hay không ? Sự hỗ trợ vật chất nhất thời có phải là cái mà người nghèo cần nhất ? Hay họ cần một cái khác bản chất hơn, cốt lõi hơn để tự khơi dậy tiềm năng của chính họ ?
Một thách thức lớn
Đói nghèo trên diện rộng vẫn là một vấn nạn của cộng đồng thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì năm 1988 có 1,2 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói tuyệt đối với mức sống ít hơn 1 USD/ngày. Một nửa trong số đó nằm trong các khu vực Nam Á. Mặc dù trong những năm vừa qua tỉ lệ nghèo đói có giảm bớt, nhưng đây vẫn là một trong những vấn đề lớn nhất của nhân loại.
Một lần nữa, xin được nhắc lại những hậu quả thảm khốc mà đói nghèo gây ra. Trước hết, nó làm cho người ta luôn phải đau khổ vì đói khát và buộc con người phải thường xuyên lo lắng vì những mục tiêu hạ cấp nhất. Đói nghèo làm cho người ta trở thành cục cằn, nó không chỉ đẩy một số người đến những hành động bạo lực mà còn làm băng hoại quan hệ giữa người với người, nhất là trong gia đình. Nghèo đói là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hành động bạo hành đối với phụ nữ. Nhiều người phụ nữ Nam Á nói rằng: khi tình trạng kinh tế của người nghèo được cải thiện thì một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự hòa thuận trong gia đình gia tăng, cũng có nghĩa là bạo hành trong gia đình đã giảm.
Nghèo đói làm cho người ta không thể thể hiện được hết năng lực cá nhân của mình. Không được học hành, người nghèo không thể phát triển được các khả năng, không thể nâng cao được năng suất lao động. Trong thời đại của chúng ta, khi người ta nói rất nhiều và rất hay về vai trò của giáo dục và phát triển khả năng của con người thì vẫn đang tồn tại hàng tỷ người không có điều kiện học hành, bỏ phí những tiềm năng của mình.
Nhiều người không nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này, họ cho rằng vấn đề chính đáng quan tâm nhất là nạn gia tăng dân số. Theo họ, nghèo đói trên diện rộng là lỗi của chính người nghèo. Đấy là một thái độ cực kỳ vô trách nhiệm, nó chẳng những không phù hợp với kinh nghiệm lịch sử mà còn đi ngược lại các lý thuyết kinh tế. Một nước đang giàu có không thể trở thành nghèo đi vì sinh suất cao. Kinh tế luôn luôn phát triển ở những thành phố đông dân chứ không phải ở các làng quê hẻo lánh. Còn trong lý thuyết kinh tế thì việc sản xuất và phân phối thu nhập quốc dân là một tiến trình động, phụ thuộc vào nhiều biến số mà dân số chỉ là một trong số đó. Nếu công nhận rằng mỗi người đều có thể đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội thì ta phải công nhận rằng số dân cũng có ảnh hưởng tích cực đối với quá trình phát triển đó. Chỉ có trong các xã hội với hệ thống kinh tế rối loạn, trì trệ, thiếu năng động và không tạo điều kiện cho người dân thể hiện hết năng lực của mình thì việc gia tăng dân số mới thành vấn đề. Trong những điều kiện như thế vấn đề nghèo đói sẽ càng trầm trọng thêm. Người nghèo cảm thấy có lợi khi sinh thêm con, vì như thế là thêm nguồn lao động, là gia tăng thu nhập lúc còn trẻ và bảo đảm kinh tế cho tuổi già.
Hậu quả chính trị cũng không kém phần quan trọng. Nghèo đói đẩy người dân vào những quan hệ bất bình đẳng, tức là những quan hệ làm người ta mất tự do và trở thành đối tượng không được che chở trước những hành động độc ác của kẻ khác. Cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày làm cho người không còn thì giờ và sức lực tham gia vào đời sống chính trị của xã hội hay dân tộc. Quyền lợi của họ không được nói tới và vì vậy mà bị bỏ qua. Người nghèo thường bị buộc phải dựa dẫm vào một “kẻ bảo trợ”, có thể là một “cụ lớn” trong làng hay chủ khu “xóm liều” hoặc chủ thầu nào đó. Không còn lựa chọn nào khác, họ buộc phải bán quyền lợi chính trị của mình cho người bảo trợ để mong được an toàn. Khi các quan hệ chủ - tớ giữ vai trò chủ đạo, thí đó chính là nguy cơ nghiêm trọng đối với các nguyên tắc của quyền tự do cá nhân và những quyền bất khả xâm phạm của con người.
Mong muốn giúp đỡ là phản ứng tự nhiên trước tình trạng nghèo đói và chắc chắn rằng những người nghèo đến mức không thể cất đầu lên được thực sự cần đến sự giúp đỡ. Nhưng nếu cứ giúp đỡ mãi sẽ khiến họ trở nên lệ thuộc. Mặt khác chúng ta đã quên một khía cạnh quan trọng hơn nhiều: Trước đây người ta thường phải giải quyết vấn đề nghèo đói bằng chính nỗ lực của mình: bằng lao động cần cù, tiết kiệm, đầu tư cho con cái học hành, sẵn sàng di chuyển để tìm những cơ hội thuận lợi hơn, sẵn sàng đánh đổi, kể cả đổi chỗ làm việc. Dĩ nhiên là có những người suy sụp đến mức không thể tự lực được, nhưng đấy không phải là đa số.
Hầu hết người nghèo không cần sự giúp đỡ trực tiếp, họ cần được bình đẳng trong cơ hội và được pháp luật bảo vệ để có thể thoát khỏi sự áp chế của những kẻ muốn tước đoạt thành quả lao động của họ.Vì vậy chính sách Nhà nước cần hướng tới là tạo điều kiện cho tất cả các công dân, đặc biệt là người nghèo, cơ hội sở hữu tài sản tư nhân. Điều này giúp người ta độc lập về tài chính và như vậy là củng cố được tự do cá nhân.
Dĩ nhiên là có những trường hợp cần phải trợ cấp, nhất là để chặn đứng nạn đói sau những vụ thiên tai. Trợ cấp trong những trường hợp như thế sẽ hiệu quả hơn là kiểm soát giá cả, thí dụ như kiểm soát giá lương thực, thực phẩm, mà người ta thường áp dụng nhân danh bảo vệ người nghèo, nhưng những biện pháp như thế thường làm méo mó các động cơ kinh tế và sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Cố tình giữ giá lương thực thực phẩm thấp có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các điền chủ và nền nông nghiệp và sẽ làm cho nhiều nông dân nghèo, tức là đa số người nghèo trên thế giới, mất việc làm.
Chúng ta nên tìm những phương tiện giúp người nghèo có thêm tài sản như góp vào quĩ hưu bổng, bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thất nghiệp, chứ không nên bắt người ta phải đóng thuế cao rồi lấy tiền phân phối lại cho người nghèo. Tiết kiệm hoặc bảo hiểm bắt buộc giúp cho các công ty tư nhân hoạt động hữu hiệu hơn (những công ty này có sự kiểm soát của Nhà nước, trong đó có yêu cầu về tái bảo hiểm). Còn thu thêm thuế để tái phân phối có thể tạo ra bộ máy quan liêu cồng kềnh, ăn hết phần lớn số tiền thu được.
Trong thời đại ngày nay, các Chính phủ cần tập trung trí tuệ tạo ra khung pháp lí phù hợp cho các ngân hàng tư nhân và các công ty bảo hiểm, đặc biệt là các tổ chức tín dụng đơn giản, dễ tiếp cận với người nghèo ở khu vực nông thôn, hoạt động. Cũng cần phải thành lập các định chế kiểm soát hoạt động của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, còn chính các định chế này thì phải được bảo đảm là hoạt động khách quan, độc lập.
Giáo dục - vũ khí xóa đói giảm nghèo
Không nghi ngờ gì nữa, giáo dục là vũ khí xóa đói giảm nghèo hữu hiệu nhất. Nó cung cấp cho người ta kiến thức và tay nghề đủ sức cạnh tranh, tức là giúp họ tìm được công việc tốt hơn bố mẹ họ và như vậy là có thể bước lên những nấc thang cao hơn. Giáo dục phổ thông giúp giảm thiểu tình trạng kì thị phụ nữ. Giáo dục các bé gái giúp giảm thiểu một cách rõ rệt tỉ lệ sinh vì những người phụ nữ có học lấy chồng muộn hơn, biết cách phòng tránh thai và biết cách chăm sóc gia đình, đặc biệt là sức khỏe trẻ em.
Nếu mục đích của giáo dục là nâng cao tính năng động xã hội thì cần phải đặc biệt chú ý tới chất lượng giáo dục dành cho người nghèo. Chúng tôi nhấn mạnh “cần phải” là vì, điều làm người ta ngạc nhiên là nhiều nhà cải cách chỉ đổ nhiều công sức vào phát triển số lượng người được đào tạo. Họ muốn phát bằng cấp cho thật nhiều người mà hầu như không quan tâm đến chất lượng của những tấm bằng đó. Kết quả là sự phân tầng xã hội sẽ càng vững chắc hơn. Hiện tượng tương tự như thế xảy ra ở cả những nước phát triển, thí dụ như nước Đức, và nhiều nước đang phát triển.
Tại phần lớn các nước Nam Á, chất lượng học tập trong các trường công lập kém đến nỗi người dân phải chịu hi sinh về mặt tài chính chỉ để đưa con em vào các trường tư thục với chất lượng học tập cao hơn, và thường là được dạy bằng tiếng Anh. Nhưng ở nông thôn, các trường như thế là của hiếm, cho nên người nghèo ở đô thị và đa số dân nông thôn đành phải chấp nhận học ở các trường công lập hoặc không đi học nữa. Ở Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan, ít nhất là 40% ngân sách dành cho giáo dục được đổ vào các trường đại học mà sinh viên chủ yếu con em các gia đình trung lưu. Trong khi đó các trường cấp I không đủ cơ sở hạ tầng để đưa tất cả các trẻ em vào học, tức là không phải đứa trẻ nào cũng thoát nạn mù chữ.
Gia tăng hơn nữa quyền kiểm soát nhà trường cho người dân địa phương phải là bước tiến quan trọng trên con đường hiện đại hóa giáo dục. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách chuyển trách nhiệm về giáo dục từ Bộ sang chính quyền huyện và chính quyền làng xã. Chính quyền Trung ương có thể chỉ tập trung sức lực vào việc đặt ra và đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn giáo dục mà thôi. Việc phân chia trách nhiệm như thế sẽ làm gia tăng tính minh bạch các khoản chi tiêu của nhà trường, vì phụ huynh học sinh sẽ dễ dàng kiểm soát những việc diễn ra ở huyện hoặc làng xã. Việc tách tổ chức qui định các tiêu chuẩn giáo dục ra khỏi những cơ quan hành pháp chắc chắn cũng sẽ nâng cao thêm chất lượng giáo dục.
Triệt để hơn nữa là ở các thành phố, Chính phủ có thể giúp người nghèo bằng cách trả tiền học phí cho con em họ và cho phép họ chọn lựa trường, thí dụ, bằng cách cấp cho họ một khoản tín dụng (voucher). Chính phủ thiết lập tiêu chuẩn và mục tiêu giáo dục rồi tập trung sức lực vào việc áp dụng và kiểm tra. Các trường công lập không còn nhận tài trợ từ ngân sách nữa mà sẽ phải tự hạch toán trên cơ sở thu hút thêm nhiều học sinh bằng cách cung cấp cho người học chất lượng giảng dạy tốt hơn. Hệ thống như thế sẽ giúp thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường với nhau. Phụ huynh học sinh sẽ lựa chọn trường trên cơ sở chất lượng dạy và học, còn nhà trường sẽ buộc phải tìm những biện pháp hiệu quả nhất trong việc dạy và học. Khi chất lượng học tập của học sinh nghèo không phải là mục tiêu của cải cách giáo dục thì người nghèo sẽ vẫn bị tước mất phương tiện quan trọng nhất để phát triển, còn xã hội thì không khai thác được tiềm năng ở những con em của người nghèo.
Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo
Do nhiều nguyên nhân, người nghèo dễ bị ốm đau. Hệ thống y tế kém chất lượng sẽ gây nên những căn bệnh hiểm nghèo và tình trạng nhiều người nghèo chết trẻ. Từng người và toàn xã hội phải trả giá đắt cho hệ thống như thế.
Mọi người đều công nhận rằng Nhà nước phải cung cấp cho dân chúng dịch vụ y tế chủ yếu. Tuy nhiên, ở nhiều nước hiện nay, dịch vụ y tế miễn phí có chất lượng cực kỳ thấp. Cũng như trong lĩnh vực giáo dục, điều này đã thúc đẩy sự phát đạt của thị trường chăm sóc sức khỏe tư nhân. Tất cả những ai đủ sức trả tiền đều sử dụng dịch vụ này. Người nghèo cũng phải chi nhiều tiền cho dịch vụ tư nhân vì không có dịch vụ y tế miễn phí của Nhà nước, hoặc có cũng vô ích vì chỉ được vào bệnh viện công sau khi đã phải trả một khoản tiền lớn.
Cũng như trong lĩnh vực giáo dục, Nhà nước có thể thử nghiệm nhiều biện pháp khác trong việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Thí dụ như cung cấp tín dụng, trợ giúp bảo hiểm y tế tư nhân và phi tập trung hóa - kể cả ngân sách – chuyển cho chính quyền địa phương.
Đáng buồn là những cuộc cải cách theo hướng tự do hóa trong lĩnh vực giáo dục và y tế thường hiếm khi được thực thi. Nguyên nhân không phải là vì chúng không thực tiễn mà do sự cản trở của một số nhóm lợi ích và những người đang lợi dụng hệ thống xin-cho. Họ chống lại mọi đề nghị cải cách bằng lập luận rằng thay đổi sẽ làm cho người nghèo càng thiệt thòi thêm.
Phạm Nguyên Trường dịch
Tiến sĩ Otto Graf Lambsdorff là cựu Bộ trưởng Kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, hiện giữ chức Chủ tịch Quĩ Friedrich Naumann
Nhận xét của Đại sứ Mỹ về tình trạng giáo dục tại Việt Nam - Phụng Nghi
Ngày 6 tháng 8 năm 2007, ông Michael W. Marine, đại sứ Hoa kỳ tại Việt nam đã đọc một bài diễn văn tại Phân khoa Kinh tế Shidler thuộc trường Đại học Hawaii ở Saigon.
Sau khi ca ngợi các thành quả Việt nam đạt được về kinh tế, về địa vị Việt nam trên chính trường quốc tế, và mối quan hệ càng ngày càng mở rộng giữa Hoa kỳ và Việt nam, ông đã đưa ra những nhận xét về tình trạng học vấn tại Việt nam ngày nay và vai trò của Hoa kỳ trong việc cải tiến nền giáo dục đó. Một phần bài phát biểu của ông như sau:
“Ở khắp nơi, người ta thấy tiềm năng, phấn khởi và hy vọng. Nhưng đối nghịch với nhiều thành công của mình, Việt nam đang đối diện với những thách đố quan trọng, mà thách đố về hệ thống giáo dục không phải là nhỏ. Trong khi sự tăng trưởng về kinh tế đã phát triển quá mức dự đoán, và người dân Việt tiếp tục đặt giáo dục làm ưu tiên hàng đầu, thì hạ tầng cơ sở cung cấp nguồn nhân lực vật lực tại đây đã không phát triển đủ để hỗ trợ cho nhu cầu tăng trưởng. Điều đó đúng ở mọi cấp bậc trong hệ thống giáo dục, nhưng tình trạng giáo dục cấp đại học tại Việt nam đặt ra những quan ngại đặc biệt.
Vai trò căn bản của các đại học là cung cấp một nền giáo dục hữu dụng về mặt xã hội và kinh tế, làm phát sinh hiểu biết và đổi mới. Theo ý kiến chung, các đại học Việt nam đã không làm tròn được các đòi hỏi thiết yếu này. Bản “Báo cáo về Phát triển trên Thế giới” năm 2006 của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt nam tụt lại phía sau rất xa các nước khác trong khu vực vì chỉ có 2% dân số được đi học đủ 13 năm hoặc hơn nữa. Cũng theo báo cáo này thì Việt nam đứng chót trong khu vực vì chỉ có 10% thanh thiếu niên trong hạng tuổi từ 20 đến 24 có ghi danh vào các trường đại học hoặc cao đẳng. Trái lại, Trung quốc có 15% sinh viên trong hạng tuổi này đã ghi danh, Thái lan có 41% và Nam Hàn có con số thật ấn tượng là 89%.
Một lý do làm cho con số sinh viên đại học Việt nam quá thấp là khả năng dung nạp rất hạn chế đến mức báo động của chính các trường đại học. Tháng qua, tại đây có 1,8 triệu học sinh dự cuộc tuyển sinh, tranh dành nhau 300 ngàn chỗ ngồi trong các trường đại học cả nước. Tuy nhỏ, nhưng con số đó cũng là một gia tăng đáng kể so với con số sinh viên ghi danh vào đại học năm 1990 khắp nước chỉ có 150 ngàn. Tuy nhiên, điều làm cho các chuyên viên phải bận tâm với thống kê đó, là con số giáo sư giảng dạy gần như không thay đổi đáng kể suốt 17 năm qua. Rõ ràng đây là một hệ thống giáo dục quá căng.
Nhiệm vụ thứ hai của một đại học là làm phát sinh ra trí thức và đổi mới. Về lãnh vực này Việt nam một lần nữa không theo kịp các quốc gia lân cận. Năm 2006, các giáo sư và sinh viên Đại học Quốc gia Seoul (Hán thành) công bố 4.556 ấn phẩm khoa học. Trường Đại học Bắc kinh có gần 3.000. Để so sánh ta thấy cả Đại học Quốc gia Hà nội và trường Kỹ thuật Quốc gia Hà nội chỉ thực hiện được 34 ấn phẩm.
Số đơn xin bằng sáng chế là thước đo hữu dụng để biết khả năng phát minh của một quốc gia. Báo cáo năm 2006 của Ngân hàng Thế giới cho biết Trung quốc có 40.000 đơn xin bằng sáng chế, trong khi ở Việt nam chỉ có 2 đơn.
Chính phủ Việt nam cho thấy đã hiểu rõ tầm mức quan trọng của giáo dục cho công dân và thấy nhu cầu khẩn thiết phải có thay đổi. Có mong muốn thực sự về xã hội và chính trị để tạo ra cải tiến ở mọi cấp bậc học vấn tại Việt nam, và chính quyền đã thông qua một số nghị quyết quan trọng về pháp luật – liên quan đến giáo dục và quản trị đại học trong hệ thống giáo dục – mà sẽ có tác động đáng kể, chỉ với điều kiện là nếu được và sau khi được thực hiện đầy đủ. Trong khi nguồn nhân lực và các nỗ lực cải tiến từ trước tới nay vẫn không đủ, nhưng đã có cam kết và ý chí. Hoa kỳ muốn góp phần vào sự chuyển biến quan trọng này.
Hệ thống giáo dục Việt nam có ông Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn thiện Nhân, một học giả của chương trình Fulbright đã đậu bằng tiến sĩ Đại học Oregon, có theo vài chương trình hậu đại học tại Harvard, đã xác định các mục tiêu đặc biệt để thay đổi môi trường học vấn tại Việt nam.
Các mục tiêu này gồm: cung ứng nền giáo dục đại chúng - đặc biệt chú trọng vào nữ giới, người thiểu số và những người kém may mắn là thành phần chưa được phục vụ đúng mức trong hệ thống giáo dục hiện nay - cải thiện các chương trình huấn luyện giáo viên, và kiểm tra toàn bộ chương trình các môn học ở mọi cấp bậc trong cả nước. Kế hoạch của ông cũng kêu gọi phát triển một tiến trình liên tục và chính thức nhằm thẩm định và khen thưởng, chú tâm vào công tác huấn nghệ để trang bị cho lực lượng lao động của Việt nam vào thế kỷ 21, cộng tác với các cơ sở học vấn Đức và Hoa kỳ, nâng cấp nhiều trường đại học Việt nam lên hàng đầu và đạt tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.
Như bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt nam rất cần nhiều người có văn bằng PhD ( Tiến sĩ ) cho các trường đại học đã “quá tải”, vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt mục tiêu huấn luyện 20.000 tiến sĩ mới từ nay đến năm 2020. Lý tưởng là 10.000 trong số đó sẽ nhận lãnh văn bằng tiến sĩ tại ngoại quốc, ít nhất 2.500 sẽ được huấn luyện tại Hoa kỳ.
Ngoài các mục tiêu đặc biệt này, chính quyền còn nhận thấy sự quan trọng của việc dạy ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh – cho các học sinh bắt đầu ngay ở bậc tiểu học, cũng như gia tăng khả năng về Kỹ thuật Thông tin.
Trong các lãnh vực này Hoa kỳ không những chỉ có thể giúp đỡ mà còn muốn làm người cộng tác với chính phủ và nhân dân Việt nam để giải quyết những thiếu sót và tạo lập một môi trường và hệ thống giáo dục mà người dân Việt nam có thể tự hào.
Một trong các trao đổi học vấn hàng đầu là chương trình Fulbright, thành lập năm 1946 nhằm gia tăng hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, hiện nay đã phát triển ra 140 nước. Chương trình này thành lập ở Việt nam năm 1992, nay nhận được đóng góp tài chánh nhiều nhất của chính phủ Mỹ.
Một cộng tác viên quan trọng nữa là Vietnam Education Foundation của Hoa kỳ. Từ ngày hoạt động (tháng 3-2003) cơ quan này đã đạt được nhiều thành quả trong sứ mạng trao đổi giáo dục và đào tạo kỹ năng trong lãnh vực khoa học và kỹ thuật cho Việt nam.
Một số trường đại học toàn hảo – như Hawaii và Harvard – đã đi những bước quan trọng vào lãnh vực giáo dục hợp tác, và nhiều trường khác đang thăm dò khả năng hoạt động tại Việt nam.
Thỏa thuận với Texas Tech University đã tạo ra chương trình trao đổi đầu tiên để các sinh viên Việt nam có thể hoàn tất năm thứ hai của chương trình Tiến sĩ tại trường này để lấy bằng cấp tại Hoa kỳ. Những thỏa thuận như thế giữa Việt nam và các cơ sở giáo dục Hoa kỳ sẽ mở cửa cho nhiều thanh thiếu niên Việt nam bước vào hệ thống giáo dục cấp cao của Mỹ.
Trong lúc nền kinh tế Việt nam tăng trưởng mau chóng, chính quyền nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải nâng cao trình độ Anh ngữ cho công dân. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính yếu của thương mãi và do vậy là một thách đố đặc biệt cho thương gia Việt nam. Trong nhiều trường hợp, người dạy Anh ngữ lại không nói được chính ngôn ngữ này và ít được học về phương pháp dạy tiếng ngoại quốc. Nhóm Senior English Language Fellow của Hoa kỳ sẽ làm việc một năm ròng với một nhóm đặc biệt của Bộ Giáo dục để sửa đổi hoàn toàn chương trình giảng dạy Anh ngữ trong hệ thống giáo dục Việt nam, từ cấp tiểu học tới đại học, gồm cả việc huấn luyện các nhân viên giảng dạy.
Sau cùng Mỹ và Việt nam đang cộng tác chặt chẽ để lập Đoàn Hòa bình (Peace Corps), từ ngày thành lập (1961) đến nay đã có 187.000 người Mỹ tình nguyện phục vụ tại 139 quốc gia trong các lãnh vực giáo dục, nông nghiệp, y tế và HIV/AIDS, thương mãi và môi trường. Chương trình chính yếu nhất là dạy Anh ngữ, sẽ có ảnh hưởng quan trọng trong việc giảng dạy có hiệu quả ngôn ngữ này khắp nơi trong nước Việt nam.”
Remarks by Ambassador Michael W. Marine -
Challenges of Higher Education in Vietnam :
Possible Roles for the United States
University of Hawaii’s Shidler College of Business
Executive MBA Program
Ho Chi Minh City
August 6, 2007 - 10:30 a.m.
Dr. Augustine Vinh, MBA candidates, friends and colleagues, good morning. Thank you for inviting me to speak to you today. As you all probably know, this will be my last visit to Ho Chi Minh City as the United States Ambassador to Vietnam. I cannot think of a better way to mark the occasion than having an opportunity to exchange ideas on education, perhaps the key to Vietnam’s future.
As I was preparing these remarks, I did a little research on the University of Hawaii. The University has a motto which is included on its official website – in the original Hawaiian; it is quite lengthy, and virtually unpronounceable. But I learned that it means “Above all nations is humanity.” This seems a perfect guiding principle for an institution devoted to education, because the goals of any school should extend to the highest ideals of service and community. Dr. Vinh and the professors of the Shidler College of Business exemplify that commitment, and I thank them for the important role they play.
In my three years as the U.S. Ambassador to Vietnam, I have seen great changes taking place here. The bonds between our two countries have grown broader and deeper than perhaps any of us might have envisioned only a few years ago. While there are many reasons for this deepening relationship, I believe the two most important factors are a fundamental convergence of Vietnamese and U.S. interests in ensuring stability and security in this part of the world, and the growing exchanges between our governments and our people.
This is an extraordinary time for Vietnam. When the United States reestablished diplomatic ties with Vietnam in 1995, we found ourselves engaging with a nation that had struggled through decades of war, and that was just emerging from decades of poverty and limited interactions with the global community in areas of trade, investment, education and people to people interaction.
How our relationship has changed in twelve short years! Today, Vietnam is the 150th member of the World Trade Organization (WTO) and enjoys Permanent Normal Trade Relations with the United States. Last year, the Asia Pacific Economic Cooperation, or APEC summit hosted by Vietnam, brought leaders from twenty-one nations together, including President Bush. And in June, President Nguyen Minh Triet visited the United States, the latest in a growing list of high-level visits.
Economically, Vietnam is making major strides forward. The value of U.S. – Vietnam two-way trade will exceed $10 Billion dollars this year, up from $1.5 billion in 2001. The United States is Vietnam's top export market and its fourth largest foreign investor. The newest Asian Tiger, Vietnam expects to attract at least $15 billion in foreign direct investment commitments this year.
All around Vietnam, one sees energy, enthusiasm and hope. But set against its many successes, Vietnam faces significant challenges, not the least of which is its education system. While this country’s sustained economic growth has exceeded expectations, and the Vietnamese people continue to place an extremely high priority on education, the human resource infrastructure here has simply not developed sufficiently to support the growing demands. While this is true at all levels of the system, the state of higher education in Vietnam poses particular concerns.
The fundamental role of universities is to provide socially and economically beneficial education, and to generate knowledge and innovation. By all accounts, Vietnamese universities are failing to fulfill these critical obligations. According to a 2006 World Bank “World Development Report”, Vietnam lags well behind other countries in the region with only two percent of its population having received thirteen years or more of education. The same report notes that Vietnam placed last regionally in the percentage of 20 to 24 year olds enrolled in tertiary education, with only 10% in universities. By contrast, China has 15% of its college age students in college, Thailand enrolls 41%, and South Korea boasts an impressive 89%.
One reason for the low number of Vietnamese college students is the alarmingly limited capacity of the universities themselves. Last month, 1.8 million university candidates sat for exams here, competing for one of the 300,000 spots available nationwide. Though small, this number does represent a dramatic increase since 1990 when the number of student enrollments in universities nationwide was just over 150,000. What makes these statistics disturbing to experts, however, is the fact that the number of teachers has remained virtually unchanged in the last 17 years. Clearly, this is a system under strain.
The second role of a university is to generate knowledge and innovation. Here again, Vietnam is failing to keep up with its neighbors. In 2006, Seoul National University professors and students produced 4,556 scientific publications. Peking University produced close to 3,000. In comparison, both Vietnam National University and Hanoi University of Technology produced just 34 such publications.
The number of resident patent applications is a useful indicator of a country’s capacity for innovation. The 2006 World Bank report showed that 40,000 applications for patents were made in China, as opposed to two in Vietnam.
The Government of Vietnam has made very clear that it understands the importance of education to its citizens, and that it recognizes the urgent need for change. There is genuine social and political desire to effect major improvements at every level of academia in Vietnam, and the Government has passed a number of important legal resolutions – on universal education and governance in the educational system to name just two – that would have significant impact if and when they are fully carried out. While resources and implementation efforts have been insufficient thus far, it is apparent that, at the highest level of this government, there is commitment and will. The United States wants to be a part of this important transformation.
The Vietnamese education system has a real champion in Dr. Nguyễn Thiện Nhân, the Minister of Education and Training who just named to serve concurrently as a Deputy Prime Minister. A former Fulbright Scholar with an MA from the University of Oregon and several post-graduate study programs from Harvard and a former Vice Chairman of Ho Chi Minh City’s Provincial People’s Committee, Minister Nhân has enumerated specific goals to transform the scholastic environment in this country.
These objectives include offering universal access to education, with a particular emphasis on enrollment of girls, minorities and the disadvantaged who are underserved under the existing system, revamping teacher training programs, and overhauling the national curricula for all subjects at all levels. His plan also calls for the development of a consistent and formalized accreditation and assessment process, a new emphasis on vocational training to equip Vietnam’s workforce for the 21st Century, new partnerships with German and U.S. academic institutions, and the upgrading of several of Vietnam’s universities to top-tier and internationally recognized status.
As the World Bank report shows, Vietnam desperately needs more PhDs for its overburdened universities, so the Ministry of Education and Training aims to train 20,000 new doctoral graduates by 2020. Ideally, 10,000 of those will receive their doctorate degrees abroad, with at least 2,500 of them to be trained in the United States.
Beyond these specific goals, government leaders recognize the importance of foreign language acquisition – especially English - for students beginning at the primary school level, as well as increased competence in Information Technology.
In all of these areas, the United States not only can help, but wants to work as a partner with the Government and the people of Vietnam to address the deficiencies and create an academic environment and system of which every Vietnamese citizen can be proud.
One of the premier U.S. academic exchanges is the Fulbright Program. Designed to increase mutual understanding between people around the world, this program was established in 1946 and has since expanded to 140 countries. The program was set up in Vietnam in 1992 and today it receives one of the largest financial contributions from the United States Government of all Fulbright programs worldwide. This is an unquestionably successful program, but with a contribution from the Government of Vietnam, it could be expanded to provide graduate level training to even more Vietnamese scholars, thus creating some of the 20,000 new PhDs this country needs to teach its growing number of university students. I hope this will happen soon.
Here in Ho Chi Minh City, we are proud to support the Fulbright Economics Teaching Program, or FETP. The Fulbright Economics Teaching Program was established in 1994 with the twin objectives of supporting Vietnam’s burgeoning economic transition and market liberalization process by providing economics training in Vietnamese while also advancing our bilateral relationship through academic exchange.
FETP is a joint project between Harvard and the University of Economics here in Ho Chi Minh City. This groundbreaking level of cooperation has been an enormous success. FETP’s flagship course is its one-year program in applied economics and public policy. Currently, the FETP management is working with decision-makers in Washington D.C. and here in Vietnam to examine opportunities for expansion of its programs.
Another important American partner is the Vietnam Education Foundation, or VEF. Since it began its operations in March 2003, VEF has enjoyed many successes in its mission of educational exchange and capacity-building in science and technology for Vietnam. Over 200 VEF Fellows have been placed in graduate programs in top-tier U.S. research universities. One hundred and three leading U.S. research universities now participate in the cost-sharing VEF Alliance which assists in educating Vietnamese students, and VEF has also sponsored 48 scientists and experts from renowned U.S. institutions to deliver lectures and seminars at numerous Vietnamese host institutions. The dividends from the work of the VEF will benefit Vietnam’s educational system for decades.
While the United States is home to many of the world’s top “name brand” universities, our education strength lies in the remarkable depth and breadth of American academic institutions. With over 4,000 accredited colleges and universities to choose from, there is quite literally a school for everyone. A number of excellent schools – like the University of Hawaii and Harvard – have already made important inroads in cooperative education, and many others are exploring prospects for working in Vietnam.
The great school that organized tonight's event, the University of Hawaii’s Shidler College of Business, is a perfect example of the benefits of cooperative efforts in education. The University of Hawaii’s Executive MBA Program was first established in Vietnam in 2000 as a collaborative effort with Vietnam National University’s Hanoi School of Business. The University’s Shidler College of Business is a top 25-ranked school for international business and has a network of over 25,000 alumni world-wide. The program, a two-year, executive format program, allows participants to maintain full-time management positions while earning an MBA degree by offering classes in the evening and on weekends, all of which are taught by University of Hawaii faculty. Eighty-one Vietnamese students have graduated from the program to date, and thirty-one more will graduate in December 2007.
Shidler graduates have done very well, moving on to top jobs with global companies represented here in Vietnam, including Ernst and Young, KPMG and PriceWaterhouseCoopers. Here in Ho Chi Minh City, the University of Hawaii Development Center opened just last year and plans to offer the Executive MBA program beginning this October. Not only do the joint efforts of Vietnamese and American universities such as these add to their own reputations and expand their resources, but more importantly, they offer a previously unavailable opportunity to Vietnamese students who, in turn, can gain the skills needed to become powerful business leaders in any environment.
There are other examples as well. This past April, the Ministry of Foreign Affairs’ Institute of International Relations signed a Memorandum of Understanding with Texas Tech University. Their agreement created the first exchange program for Vietnamese graduate students that will enable them to complete the second year of their Master’s studies at Texas Tech and earn a U.S. degree. Agreements such as this one between Vietnamese partners and U.S. institutions will open the door to the enormous bounty of the American higher education system to more and more Vietnamese young people.
Each year, the American Association of Community Colleges co-hosts a conference here. They can now do so in partnership with the Vietnamese Association of Community Colleges, just established in September 2006. In March, the American – Vietnamese Community College Conference drew more participants from each country than ever before. This year, conference priorities were to share new information on the U.S. Community College model with Vietnamese counterparts, and to focus on teacher training and curriculum development, emphasizing computer and other science skills. In addition, educators from both countries examined ways of improving English language levels for teachers and students.
While Vietnam’s economy is moving ahead quickly, the government recognizes the urgent need of raising the English language level of its citizenry. English is, after all, the lingua franca of commerce and this represents a particular challenge to Vietnamese businesses. In too many cases, English is taught by instructors who do not speak the language themselves and have received scant training in how to teach a foreign language. However, this fall, in yet another indicator of our growing relationship with the Government of Vietnam, the Ministry of Education and Training will host a U.S. Government-funded Senior English Language Fellow. For a full year, this Senior Fellow will work with a special team at the Ministry to completely revamp the English language curriculum for the Vietnamese educational system. This curriculum will be used from primary school up through university level, and will include network training for teachers as well to enhance the quality of their efforts.
Finally, the United States and Vietnam are working closely to establish a Peace Corps program in this country. I hope all of you are familiar with the Peace Corps and its many outstanding programs. Since its creation in 1961, over 187,000 Americans have served as volunteers in 139 countries around the world. Volunteers work in education, agriculture, health and HIV/AIDS, Business and Environment sectors. One of the Peace Corp’s strongest programs is in English Language Teaching, and a Peace Corps presence in Vietnam could have a significant impact on how effectively English is taught throughout the country. We remain hopeful that we can swiftly reach an agreement with the Government to begin this wonderful volunteer program that more than seventy other countries have found so beneficial.
William Butler Yeats said that, “Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire.” As we look forward to the future of education in Vietnam, it is my fondest hope that the flame of learning will burn ever brighter and that its light will illuminate every corner of this beautiful and fascinating country.
The United States is proud to work with its Vietnamese partners to develop an educational system that will serve every student better, and light their way forward as they prepare to take their places with even more confidence and stronger competitive skills on the world’s stage.
Thank you, and with that I would be happy to take your questions.
Cứu trợ cho người nghèo gần như trở thành lời hứa hẹn “cửa miệng” của các nhà từ thiện hoặc các chính khách trên thế giới ngày nay. Thế nhưng, liệu thành lập bộ máy quan liêu khổng lồ trong lĩnh vực an sinh xã hội có phải là giải pháp tốt nhất cho vấn nạn này hay không ? Sự hỗ trợ vật chất nhất thời có phải là cái mà người nghèo cần nhất ? Hay họ cần một cái khác bản chất hơn, cốt lõi hơn để tự khơi dậy tiềm năng của chính họ ?
Một thách thức lớn
Đói nghèo trên diện rộng vẫn là một vấn nạn của cộng đồng thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì năm 1988 có 1,2 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói tuyệt đối với mức sống ít hơn 1 USD/ngày. Một nửa trong số đó nằm trong các khu vực Nam Á. Mặc dù trong những năm vừa qua tỉ lệ nghèo đói có giảm bớt, nhưng đây vẫn là một trong những vấn đề lớn nhất của nhân loại.
Một lần nữa, xin được nhắc lại những hậu quả thảm khốc mà đói nghèo gây ra. Trước hết, nó làm cho người ta luôn phải đau khổ vì đói khát và buộc con người phải thường xuyên lo lắng vì những mục tiêu hạ cấp nhất. Đói nghèo làm cho người ta trở thành cục cằn, nó không chỉ đẩy một số người đến những hành động bạo lực mà còn làm băng hoại quan hệ giữa người với người, nhất là trong gia đình. Nghèo đói là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hành động bạo hành đối với phụ nữ. Nhiều người phụ nữ Nam Á nói rằng: khi tình trạng kinh tế của người nghèo được cải thiện thì một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự hòa thuận trong gia đình gia tăng, cũng có nghĩa là bạo hành trong gia đình đã giảm.
Nghèo đói làm cho người ta không thể thể hiện được hết năng lực cá nhân của mình. Không được học hành, người nghèo không thể phát triển được các khả năng, không thể nâng cao được năng suất lao động. Trong thời đại của chúng ta, khi người ta nói rất nhiều và rất hay về vai trò của giáo dục và phát triển khả năng của con người thì vẫn đang tồn tại hàng tỷ người không có điều kiện học hành, bỏ phí những tiềm năng của mình.
Nhiều người không nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này, họ cho rằng vấn đề chính đáng quan tâm nhất là nạn gia tăng dân số. Theo họ, nghèo đói trên diện rộng là lỗi của chính người nghèo. Đấy là một thái độ cực kỳ vô trách nhiệm, nó chẳng những không phù hợp với kinh nghiệm lịch sử mà còn đi ngược lại các lý thuyết kinh tế. Một nước đang giàu có không thể trở thành nghèo đi vì sinh suất cao. Kinh tế luôn luôn phát triển ở những thành phố đông dân chứ không phải ở các làng quê hẻo lánh. Còn trong lý thuyết kinh tế thì việc sản xuất và phân phối thu nhập quốc dân là một tiến trình động, phụ thuộc vào nhiều biến số mà dân số chỉ là một trong số đó. Nếu công nhận rằng mỗi người đều có thể đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội thì ta phải công nhận rằng số dân cũng có ảnh hưởng tích cực đối với quá trình phát triển đó. Chỉ có trong các xã hội với hệ thống kinh tế rối loạn, trì trệ, thiếu năng động và không tạo điều kiện cho người dân thể hiện hết năng lực của mình thì việc gia tăng dân số mới thành vấn đề. Trong những điều kiện như thế vấn đề nghèo đói sẽ càng trầm trọng thêm. Người nghèo cảm thấy có lợi khi sinh thêm con, vì như thế là thêm nguồn lao động, là gia tăng thu nhập lúc còn trẻ và bảo đảm kinh tế cho tuổi già.
Hậu quả chính trị cũng không kém phần quan trọng. Nghèo đói đẩy người dân vào những quan hệ bất bình đẳng, tức là những quan hệ làm người ta mất tự do và trở thành đối tượng không được che chở trước những hành động độc ác của kẻ khác. Cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày làm cho người không còn thì giờ và sức lực tham gia vào đời sống chính trị của xã hội hay dân tộc. Quyền lợi của họ không được nói tới và vì vậy mà bị bỏ qua. Người nghèo thường bị buộc phải dựa dẫm vào một “kẻ bảo trợ”, có thể là một “cụ lớn” trong làng hay chủ khu “xóm liều” hoặc chủ thầu nào đó. Không còn lựa chọn nào khác, họ buộc phải bán quyền lợi chính trị của mình cho người bảo trợ để mong được an toàn. Khi các quan hệ chủ - tớ giữ vai trò chủ đạo, thí đó chính là nguy cơ nghiêm trọng đối với các nguyên tắc của quyền tự do cá nhân và những quyền bất khả xâm phạm của con người.
Mong muốn giúp đỡ là phản ứng tự nhiên trước tình trạng nghèo đói và chắc chắn rằng những người nghèo đến mức không thể cất đầu lên được thực sự cần đến sự giúp đỡ. Nhưng nếu cứ giúp đỡ mãi sẽ khiến họ trở nên lệ thuộc. Mặt khác chúng ta đã quên một khía cạnh quan trọng hơn nhiều: Trước đây người ta thường phải giải quyết vấn đề nghèo đói bằng chính nỗ lực của mình: bằng lao động cần cù, tiết kiệm, đầu tư cho con cái học hành, sẵn sàng di chuyển để tìm những cơ hội thuận lợi hơn, sẵn sàng đánh đổi, kể cả đổi chỗ làm việc. Dĩ nhiên là có những người suy sụp đến mức không thể tự lực được, nhưng đấy không phải là đa số.
Hầu hết người nghèo không cần sự giúp đỡ trực tiếp, họ cần được bình đẳng trong cơ hội và được pháp luật bảo vệ để có thể thoát khỏi sự áp chế của những kẻ muốn tước đoạt thành quả lao động của họ.Vì vậy chính sách Nhà nước cần hướng tới là tạo điều kiện cho tất cả các công dân, đặc biệt là người nghèo, cơ hội sở hữu tài sản tư nhân. Điều này giúp người ta độc lập về tài chính và như vậy là củng cố được tự do cá nhân.
Dĩ nhiên là có những trường hợp cần phải trợ cấp, nhất là để chặn đứng nạn đói sau những vụ thiên tai. Trợ cấp trong những trường hợp như thế sẽ hiệu quả hơn là kiểm soát giá cả, thí dụ như kiểm soát giá lương thực, thực phẩm, mà người ta thường áp dụng nhân danh bảo vệ người nghèo, nhưng những biện pháp như thế thường làm méo mó các động cơ kinh tế và sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Cố tình giữ giá lương thực thực phẩm thấp có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các điền chủ và nền nông nghiệp và sẽ làm cho nhiều nông dân nghèo, tức là đa số người nghèo trên thế giới, mất việc làm.
Chúng ta nên tìm những phương tiện giúp người nghèo có thêm tài sản như góp vào quĩ hưu bổng, bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thất nghiệp, chứ không nên bắt người ta phải đóng thuế cao rồi lấy tiền phân phối lại cho người nghèo. Tiết kiệm hoặc bảo hiểm bắt buộc giúp cho các công ty tư nhân hoạt động hữu hiệu hơn (những công ty này có sự kiểm soát của Nhà nước, trong đó có yêu cầu về tái bảo hiểm). Còn thu thêm thuế để tái phân phối có thể tạo ra bộ máy quan liêu cồng kềnh, ăn hết phần lớn số tiền thu được.
Trong thời đại ngày nay, các Chính phủ cần tập trung trí tuệ tạo ra khung pháp lí phù hợp cho các ngân hàng tư nhân và các công ty bảo hiểm, đặc biệt là các tổ chức tín dụng đơn giản, dễ tiếp cận với người nghèo ở khu vực nông thôn, hoạt động. Cũng cần phải thành lập các định chế kiểm soát hoạt động của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, còn chính các định chế này thì phải được bảo đảm là hoạt động khách quan, độc lập.
Giáo dục - vũ khí xóa đói giảm nghèo
Không nghi ngờ gì nữa, giáo dục là vũ khí xóa đói giảm nghèo hữu hiệu nhất. Nó cung cấp cho người ta kiến thức và tay nghề đủ sức cạnh tranh, tức là giúp họ tìm được công việc tốt hơn bố mẹ họ và như vậy là có thể bước lên những nấc thang cao hơn. Giáo dục phổ thông giúp giảm thiểu tình trạng kì thị phụ nữ. Giáo dục các bé gái giúp giảm thiểu một cách rõ rệt tỉ lệ sinh vì những người phụ nữ có học lấy chồng muộn hơn, biết cách phòng tránh thai và biết cách chăm sóc gia đình, đặc biệt là sức khỏe trẻ em.
Nếu mục đích của giáo dục là nâng cao tính năng động xã hội thì cần phải đặc biệt chú ý tới chất lượng giáo dục dành cho người nghèo. Chúng tôi nhấn mạnh “cần phải” là vì, điều làm người ta ngạc nhiên là nhiều nhà cải cách chỉ đổ nhiều công sức vào phát triển số lượng người được đào tạo. Họ muốn phát bằng cấp cho thật nhiều người mà hầu như không quan tâm đến chất lượng của những tấm bằng đó. Kết quả là sự phân tầng xã hội sẽ càng vững chắc hơn. Hiện tượng tương tự như thế xảy ra ở cả những nước phát triển, thí dụ như nước Đức, và nhiều nước đang phát triển.
Tại phần lớn các nước Nam Á, chất lượng học tập trong các trường công lập kém đến nỗi người dân phải chịu hi sinh về mặt tài chính chỉ để đưa con em vào các trường tư thục với chất lượng học tập cao hơn, và thường là được dạy bằng tiếng Anh. Nhưng ở nông thôn, các trường như thế là của hiếm, cho nên người nghèo ở đô thị và đa số dân nông thôn đành phải chấp nhận học ở các trường công lập hoặc không đi học nữa. Ở Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan, ít nhất là 40% ngân sách dành cho giáo dục được đổ vào các trường đại học mà sinh viên chủ yếu con em các gia đình trung lưu. Trong khi đó các trường cấp I không đủ cơ sở hạ tầng để đưa tất cả các trẻ em vào học, tức là không phải đứa trẻ nào cũng thoát nạn mù chữ.
Gia tăng hơn nữa quyền kiểm soát nhà trường cho người dân địa phương phải là bước tiến quan trọng trên con đường hiện đại hóa giáo dục. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách chuyển trách nhiệm về giáo dục từ Bộ sang chính quyền huyện và chính quyền làng xã. Chính quyền Trung ương có thể chỉ tập trung sức lực vào việc đặt ra và đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn giáo dục mà thôi. Việc phân chia trách nhiệm như thế sẽ làm gia tăng tính minh bạch các khoản chi tiêu của nhà trường, vì phụ huynh học sinh sẽ dễ dàng kiểm soát những việc diễn ra ở huyện hoặc làng xã. Việc tách tổ chức qui định các tiêu chuẩn giáo dục ra khỏi những cơ quan hành pháp chắc chắn cũng sẽ nâng cao thêm chất lượng giáo dục.
Triệt để hơn nữa là ở các thành phố, Chính phủ có thể giúp người nghèo bằng cách trả tiền học phí cho con em họ và cho phép họ chọn lựa trường, thí dụ, bằng cách cấp cho họ một khoản tín dụng (voucher). Chính phủ thiết lập tiêu chuẩn và mục tiêu giáo dục rồi tập trung sức lực vào việc áp dụng và kiểm tra. Các trường công lập không còn nhận tài trợ từ ngân sách nữa mà sẽ phải tự hạch toán trên cơ sở thu hút thêm nhiều học sinh bằng cách cung cấp cho người học chất lượng giảng dạy tốt hơn. Hệ thống như thế sẽ giúp thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường với nhau. Phụ huynh học sinh sẽ lựa chọn trường trên cơ sở chất lượng dạy và học, còn nhà trường sẽ buộc phải tìm những biện pháp hiệu quả nhất trong việc dạy và học. Khi chất lượng học tập của học sinh nghèo không phải là mục tiêu của cải cách giáo dục thì người nghèo sẽ vẫn bị tước mất phương tiện quan trọng nhất để phát triển, còn xã hội thì không khai thác được tiềm năng ở những con em của người nghèo.
Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo
Do nhiều nguyên nhân, người nghèo dễ bị ốm đau. Hệ thống y tế kém chất lượng sẽ gây nên những căn bệnh hiểm nghèo và tình trạng nhiều người nghèo chết trẻ. Từng người và toàn xã hội phải trả giá đắt cho hệ thống như thế.
Mọi người đều công nhận rằng Nhà nước phải cung cấp cho dân chúng dịch vụ y tế chủ yếu. Tuy nhiên, ở nhiều nước hiện nay, dịch vụ y tế miễn phí có chất lượng cực kỳ thấp. Cũng như trong lĩnh vực giáo dục, điều này đã thúc đẩy sự phát đạt của thị trường chăm sóc sức khỏe tư nhân. Tất cả những ai đủ sức trả tiền đều sử dụng dịch vụ này. Người nghèo cũng phải chi nhiều tiền cho dịch vụ tư nhân vì không có dịch vụ y tế miễn phí của Nhà nước, hoặc có cũng vô ích vì chỉ được vào bệnh viện công sau khi đã phải trả một khoản tiền lớn.
Cũng như trong lĩnh vực giáo dục, Nhà nước có thể thử nghiệm nhiều biện pháp khác trong việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Thí dụ như cung cấp tín dụng, trợ giúp bảo hiểm y tế tư nhân và phi tập trung hóa - kể cả ngân sách – chuyển cho chính quyền địa phương.
Đáng buồn là những cuộc cải cách theo hướng tự do hóa trong lĩnh vực giáo dục và y tế thường hiếm khi được thực thi. Nguyên nhân không phải là vì chúng không thực tiễn mà do sự cản trở của một số nhóm lợi ích và những người đang lợi dụng hệ thống xin-cho. Họ chống lại mọi đề nghị cải cách bằng lập luận rằng thay đổi sẽ làm cho người nghèo càng thiệt thòi thêm.
Phạm Nguyên Trường dịch
Tiến sĩ Otto Graf Lambsdorff là cựu Bộ trưởng Kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, hiện giữ chức Chủ tịch Quĩ Friedrich Naumann
Nhận xét của Đại sứ Mỹ về tình trạng giáo dục tại Việt Nam - Phụng Nghi
Ngày 6 tháng 8 năm 2007, ông Michael W. Marine, đại sứ Hoa kỳ tại Việt nam đã đọc một bài diễn văn tại Phân khoa Kinh tế Shidler thuộc trường Đại học Hawaii ở Saigon.
Sau khi ca ngợi các thành quả Việt nam đạt được về kinh tế, về địa vị Việt nam trên chính trường quốc tế, và mối quan hệ càng ngày càng mở rộng giữa Hoa kỳ và Việt nam, ông đã đưa ra những nhận xét về tình trạng học vấn tại Việt nam ngày nay và vai trò của Hoa kỳ trong việc cải tiến nền giáo dục đó. Một phần bài phát biểu của ông như sau:
“Ở khắp nơi, người ta thấy tiềm năng, phấn khởi và hy vọng. Nhưng đối nghịch với nhiều thành công của mình, Việt nam đang đối diện với những thách đố quan trọng, mà thách đố về hệ thống giáo dục không phải là nhỏ. Trong khi sự tăng trưởng về kinh tế đã phát triển quá mức dự đoán, và người dân Việt tiếp tục đặt giáo dục làm ưu tiên hàng đầu, thì hạ tầng cơ sở cung cấp nguồn nhân lực vật lực tại đây đã không phát triển đủ để hỗ trợ cho nhu cầu tăng trưởng. Điều đó đúng ở mọi cấp bậc trong hệ thống giáo dục, nhưng tình trạng giáo dục cấp đại học tại Việt nam đặt ra những quan ngại đặc biệt.
Vai trò căn bản của các đại học là cung cấp một nền giáo dục hữu dụng về mặt xã hội và kinh tế, làm phát sinh hiểu biết và đổi mới. Theo ý kiến chung, các đại học Việt nam đã không làm tròn được các đòi hỏi thiết yếu này. Bản “Báo cáo về Phát triển trên Thế giới” năm 2006 của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt nam tụt lại phía sau rất xa các nước khác trong khu vực vì chỉ có 2% dân số được đi học đủ 13 năm hoặc hơn nữa. Cũng theo báo cáo này thì Việt nam đứng chót trong khu vực vì chỉ có 10% thanh thiếu niên trong hạng tuổi từ 20 đến 24 có ghi danh vào các trường đại học hoặc cao đẳng. Trái lại, Trung quốc có 15% sinh viên trong hạng tuổi này đã ghi danh, Thái lan có 41% và Nam Hàn có con số thật ấn tượng là 89%.
Một lý do làm cho con số sinh viên đại học Việt nam quá thấp là khả năng dung nạp rất hạn chế đến mức báo động của chính các trường đại học. Tháng qua, tại đây có 1,8 triệu học sinh dự cuộc tuyển sinh, tranh dành nhau 300 ngàn chỗ ngồi trong các trường đại học cả nước. Tuy nhỏ, nhưng con số đó cũng là một gia tăng đáng kể so với con số sinh viên ghi danh vào đại học năm 1990 khắp nước chỉ có 150 ngàn. Tuy nhiên, điều làm cho các chuyên viên phải bận tâm với thống kê đó, là con số giáo sư giảng dạy gần như không thay đổi đáng kể suốt 17 năm qua. Rõ ràng đây là một hệ thống giáo dục quá căng.
Nhiệm vụ thứ hai của một đại học là làm phát sinh ra trí thức và đổi mới. Về lãnh vực này Việt nam một lần nữa không theo kịp các quốc gia lân cận. Năm 2006, các giáo sư và sinh viên Đại học Quốc gia Seoul (Hán thành) công bố 4.556 ấn phẩm khoa học. Trường Đại học Bắc kinh có gần 3.000. Để so sánh ta thấy cả Đại học Quốc gia Hà nội và trường Kỹ thuật Quốc gia Hà nội chỉ thực hiện được 34 ấn phẩm.
Số đơn xin bằng sáng chế là thước đo hữu dụng để biết khả năng phát minh của một quốc gia. Báo cáo năm 2006 của Ngân hàng Thế giới cho biết Trung quốc có 40.000 đơn xin bằng sáng chế, trong khi ở Việt nam chỉ có 2 đơn.
Chính phủ Việt nam cho thấy đã hiểu rõ tầm mức quan trọng của giáo dục cho công dân và thấy nhu cầu khẩn thiết phải có thay đổi. Có mong muốn thực sự về xã hội và chính trị để tạo ra cải tiến ở mọi cấp bậc học vấn tại Việt nam, và chính quyền đã thông qua một số nghị quyết quan trọng về pháp luật – liên quan đến giáo dục và quản trị đại học trong hệ thống giáo dục – mà sẽ có tác động đáng kể, chỉ với điều kiện là nếu được và sau khi được thực hiện đầy đủ. Trong khi nguồn nhân lực và các nỗ lực cải tiến từ trước tới nay vẫn không đủ, nhưng đã có cam kết và ý chí. Hoa kỳ muốn góp phần vào sự chuyển biến quan trọng này.
Hệ thống giáo dục Việt nam có ông Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn thiện Nhân, một học giả của chương trình Fulbright đã đậu bằng tiến sĩ Đại học Oregon, có theo vài chương trình hậu đại học tại Harvard, đã xác định các mục tiêu đặc biệt để thay đổi môi trường học vấn tại Việt nam.
Các mục tiêu này gồm: cung ứng nền giáo dục đại chúng - đặc biệt chú trọng vào nữ giới, người thiểu số và những người kém may mắn là thành phần chưa được phục vụ đúng mức trong hệ thống giáo dục hiện nay - cải thiện các chương trình huấn luyện giáo viên, và kiểm tra toàn bộ chương trình các môn học ở mọi cấp bậc trong cả nước. Kế hoạch của ông cũng kêu gọi phát triển một tiến trình liên tục và chính thức nhằm thẩm định và khen thưởng, chú tâm vào công tác huấn nghệ để trang bị cho lực lượng lao động của Việt nam vào thế kỷ 21, cộng tác với các cơ sở học vấn Đức và Hoa kỳ, nâng cấp nhiều trường đại học Việt nam lên hàng đầu và đạt tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.
Như bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Việt nam rất cần nhiều người có văn bằng PhD ( Tiến sĩ ) cho các trường đại học đã “quá tải”, vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt mục tiêu huấn luyện 20.000 tiến sĩ mới từ nay đến năm 2020. Lý tưởng là 10.000 trong số đó sẽ nhận lãnh văn bằng tiến sĩ tại ngoại quốc, ít nhất 2.500 sẽ được huấn luyện tại Hoa kỳ.
Ngoài các mục tiêu đặc biệt này, chính quyền còn nhận thấy sự quan trọng của việc dạy ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh – cho các học sinh bắt đầu ngay ở bậc tiểu học, cũng như gia tăng khả năng về Kỹ thuật Thông tin.
Trong các lãnh vực này Hoa kỳ không những chỉ có thể giúp đỡ mà còn muốn làm người cộng tác với chính phủ và nhân dân Việt nam để giải quyết những thiếu sót và tạo lập một môi trường và hệ thống giáo dục mà người dân Việt nam có thể tự hào.
Một trong các trao đổi học vấn hàng đầu là chương trình Fulbright, thành lập năm 1946 nhằm gia tăng hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, hiện nay đã phát triển ra 140 nước. Chương trình này thành lập ở Việt nam năm 1992, nay nhận được đóng góp tài chánh nhiều nhất của chính phủ Mỹ.
Một cộng tác viên quan trọng nữa là Vietnam Education Foundation của Hoa kỳ. Từ ngày hoạt động (tháng 3-2003) cơ quan này đã đạt được nhiều thành quả trong sứ mạng trao đổi giáo dục và đào tạo kỹ năng trong lãnh vực khoa học và kỹ thuật cho Việt nam.
Một số trường đại học toàn hảo – như Hawaii và Harvard – đã đi những bước quan trọng vào lãnh vực giáo dục hợp tác, và nhiều trường khác đang thăm dò khả năng hoạt động tại Việt nam.
Thỏa thuận với Texas Tech University đã tạo ra chương trình trao đổi đầu tiên để các sinh viên Việt nam có thể hoàn tất năm thứ hai của chương trình Tiến sĩ tại trường này để lấy bằng cấp tại Hoa kỳ. Những thỏa thuận như thế giữa Việt nam và các cơ sở giáo dục Hoa kỳ sẽ mở cửa cho nhiều thanh thiếu niên Việt nam bước vào hệ thống giáo dục cấp cao của Mỹ.
Trong lúc nền kinh tế Việt nam tăng trưởng mau chóng, chính quyền nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải nâng cao trình độ Anh ngữ cho công dân. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính yếu của thương mãi và do vậy là một thách đố đặc biệt cho thương gia Việt nam. Trong nhiều trường hợp, người dạy Anh ngữ lại không nói được chính ngôn ngữ này và ít được học về phương pháp dạy tiếng ngoại quốc. Nhóm Senior English Language Fellow của Hoa kỳ sẽ làm việc một năm ròng với một nhóm đặc biệt của Bộ Giáo dục để sửa đổi hoàn toàn chương trình giảng dạy Anh ngữ trong hệ thống giáo dục Việt nam, từ cấp tiểu học tới đại học, gồm cả việc huấn luyện các nhân viên giảng dạy.
Sau cùng Mỹ và Việt nam đang cộng tác chặt chẽ để lập Đoàn Hòa bình (Peace Corps), từ ngày thành lập (1961) đến nay đã có 187.000 người Mỹ tình nguyện phục vụ tại 139 quốc gia trong các lãnh vực giáo dục, nông nghiệp, y tế và HIV/AIDS, thương mãi và môi trường. Chương trình chính yếu nhất là dạy Anh ngữ, sẽ có ảnh hưởng quan trọng trong việc giảng dạy có hiệu quả ngôn ngữ này khắp nơi trong nước Việt nam.”
Remarks by Ambassador Michael W. Marine -
Challenges of Higher Education in Vietnam :
Possible Roles for the United States
University of Hawaii’s Shidler College of Business
Executive MBA Program
Ho Chi Minh City
August 6, 2007 - 10:30 a.m.
Dr. Augustine Vinh, MBA candidates, friends and colleagues, good morning. Thank you for inviting me to speak to you today. As you all probably know, this will be my last visit to Ho Chi Minh City as the United States Ambassador to Vietnam. I cannot think of a better way to mark the occasion than having an opportunity to exchange ideas on education, perhaps the key to Vietnam’s future.
As I was preparing these remarks, I did a little research on the University of Hawaii. The University has a motto which is included on its official website – in the original Hawaiian; it is quite lengthy, and virtually unpronounceable. But I learned that it means “Above all nations is humanity.” This seems a perfect guiding principle for an institution devoted to education, because the goals of any school should extend to the highest ideals of service and community. Dr. Vinh and the professors of the Shidler College of Business exemplify that commitment, and I thank them for the important role they play.
In my three years as the U.S. Ambassador to Vietnam, I have seen great changes taking place here. The bonds between our two countries have grown broader and deeper than perhaps any of us might have envisioned only a few years ago. While there are many reasons for this deepening relationship, I believe the two most important factors are a fundamental convergence of Vietnamese and U.S. interests in ensuring stability and security in this part of the world, and the growing exchanges between our governments and our people.
This is an extraordinary time for Vietnam. When the United States reestablished diplomatic ties with Vietnam in 1995, we found ourselves engaging with a nation that had struggled through decades of war, and that was just emerging from decades of poverty and limited interactions with the global community in areas of trade, investment, education and people to people interaction.
How our relationship has changed in twelve short years! Today, Vietnam is the 150th member of the World Trade Organization (WTO) and enjoys Permanent Normal Trade Relations with the United States. Last year, the Asia Pacific Economic Cooperation, or APEC summit hosted by Vietnam, brought leaders from twenty-one nations together, including President Bush. And in June, President Nguyen Minh Triet visited the United States, the latest in a growing list of high-level visits.
Economically, Vietnam is making major strides forward. The value of U.S. – Vietnam two-way trade will exceed $10 Billion dollars this year, up from $1.5 billion in 2001. The United States is Vietnam's top export market and its fourth largest foreign investor. The newest Asian Tiger, Vietnam expects to attract at least $15 billion in foreign direct investment commitments this year.
All around Vietnam, one sees energy, enthusiasm and hope. But set against its many successes, Vietnam faces significant challenges, not the least of which is its education system. While this country’s sustained economic growth has exceeded expectations, and the Vietnamese people continue to place an extremely high priority on education, the human resource infrastructure here has simply not developed sufficiently to support the growing demands. While this is true at all levels of the system, the state of higher education in Vietnam poses particular concerns.
The fundamental role of universities is to provide socially and economically beneficial education, and to generate knowledge and innovation. By all accounts, Vietnamese universities are failing to fulfill these critical obligations. According to a 2006 World Bank “World Development Report”, Vietnam lags well behind other countries in the region with only two percent of its population having received thirteen years or more of education. The same report notes that Vietnam placed last regionally in the percentage of 20 to 24 year olds enrolled in tertiary education, with only 10% in universities. By contrast, China has 15% of its college age students in college, Thailand enrolls 41%, and South Korea boasts an impressive 89%.
One reason for the low number of Vietnamese college students is the alarmingly limited capacity of the universities themselves. Last month, 1.8 million university candidates sat for exams here, competing for one of the 300,000 spots available nationwide. Though small, this number does represent a dramatic increase since 1990 when the number of student enrollments in universities nationwide was just over 150,000. What makes these statistics disturbing to experts, however, is the fact that the number of teachers has remained virtually unchanged in the last 17 years. Clearly, this is a system under strain.
The second role of a university is to generate knowledge and innovation. Here again, Vietnam is failing to keep up with its neighbors. In 2006, Seoul National University professors and students produced 4,556 scientific publications. Peking University produced close to 3,000. In comparison, both Vietnam National University and Hanoi University of Technology produced just 34 such publications.
The number of resident patent applications is a useful indicator of a country’s capacity for innovation. The 2006 World Bank report showed that 40,000 applications for patents were made in China, as opposed to two in Vietnam.
The Government of Vietnam has made very clear that it understands the importance of education to its citizens, and that it recognizes the urgent need for change. There is genuine social and political desire to effect major improvements at every level of academia in Vietnam, and the Government has passed a number of important legal resolutions – on universal education and governance in the educational system to name just two – that would have significant impact if and when they are fully carried out. While resources and implementation efforts have been insufficient thus far, it is apparent that, at the highest level of this government, there is commitment and will. The United States wants to be a part of this important transformation.
The Vietnamese education system has a real champion in Dr. Nguyễn Thiện Nhân, the Minister of Education and Training who just named to serve concurrently as a Deputy Prime Minister. A former Fulbright Scholar with an MA from the University of Oregon and several post-graduate study programs from Harvard and a former Vice Chairman of Ho Chi Minh City’s Provincial People’s Committee, Minister Nhân has enumerated specific goals to transform the scholastic environment in this country.
These objectives include offering universal access to education, with a particular emphasis on enrollment of girls, minorities and the disadvantaged who are underserved under the existing system, revamping teacher training programs, and overhauling the national curricula for all subjects at all levels. His plan also calls for the development of a consistent and formalized accreditation and assessment process, a new emphasis on vocational training to equip Vietnam’s workforce for the 21st Century, new partnerships with German and U.S. academic institutions, and the upgrading of several of Vietnam’s universities to top-tier and internationally recognized status.
As the World Bank report shows, Vietnam desperately needs more PhDs for its overburdened universities, so the Ministry of Education and Training aims to train 20,000 new doctoral graduates by 2020. Ideally, 10,000 of those will receive their doctorate degrees abroad, with at least 2,500 of them to be trained in the United States.
Beyond these specific goals, government leaders recognize the importance of foreign language acquisition – especially English - for students beginning at the primary school level, as well as increased competence in Information Technology.
In all of these areas, the United States not only can help, but wants to work as a partner with the Government and the people of Vietnam to address the deficiencies and create an academic environment and system of which every Vietnamese citizen can be proud.
One of the premier U.S. academic exchanges is the Fulbright Program. Designed to increase mutual understanding between people around the world, this program was established in 1946 and has since expanded to 140 countries. The program was set up in Vietnam in 1992 and today it receives one of the largest financial contributions from the United States Government of all Fulbright programs worldwide. This is an unquestionably successful program, but with a contribution from the Government of Vietnam, it could be expanded to provide graduate level training to even more Vietnamese scholars, thus creating some of the 20,000 new PhDs this country needs to teach its growing number of university students. I hope this will happen soon.
Here in Ho Chi Minh City, we are proud to support the Fulbright Economics Teaching Program, or FETP. The Fulbright Economics Teaching Program was established in 1994 with the twin objectives of supporting Vietnam’s burgeoning economic transition and market liberalization process by providing economics training in Vietnamese while also advancing our bilateral relationship through academic exchange.
FETP is a joint project between Harvard and the University of Economics here in Ho Chi Minh City. This groundbreaking level of cooperation has been an enormous success. FETP’s flagship course is its one-year program in applied economics and public policy. Currently, the FETP management is working with decision-makers in Washington D.C. and here in Vietnam to examine opportunities for expansion of its programs.
Another important American partner is the Vietnam Education Foundation, or VEF. Since it began its operations in March 2003, VEF has enjoyed many successes in its mission of educational exchange and capacity-building in science and technology for Vietnam. Over 200 VEF Fellows have been placed in graduate programs in top-tier U.S. research universities. One hundred and three leading U.S. research universities now participate in the cost-sharing VEF Alliance which assists in educating Vietnamese students, and VEF has also sponsored 48 scientists and experts from renowned U.S. institutions to deliver lectures and seminars at numerous Vietnamese host institutions. The dividends from the work of the VEF will benefit Vietnam’s educational system for decades.
While the United States is home to many of the world’s top “name brand” universities, our education strength lies in the remarkable depth and breadth of American academic institutions. With over 4,000 accredited colleges and universities to choose from, there is quite literally a school for everyone. A number of excellent schools – like the University of Hawaii and Harvard – have already made important inroads in cooperative education, and many others are exploring prospects for working in Vietnam.
The great school that organized tonight's event, the University of Hawaii’s Shidler College of Business, is a perfect example of the benefits of cooperative efforts in education. The University of Hawaii’s Executive MBA Program was first established in Vietnam in 2000 as a collaborative effort with Vietnam National University’s Hanoi School of Business. The University’s Shidler College of Business is a top 25-ranked school for international business and has a network of over 25,000 alumni world-wide. The program, a two-year, executive format program, allows participants to maintain full-time management positions while earning an MBA degree by offering classes in the evening and on weekends, all of which are taught by University of Hawaii faculty. Eighty-one Vietnamese students have graduated from the program to date, and thirty-one more will graduate in December 2007.
Shidler graduates have done very well, moving on to top jobs with global companies represented here in Vietnam, including Ernst and Young, KPMG and PriceWaterhouseCoopers. Here in Ho Chi Minh City, the University of Hawaii Development Center opened just last year and plans to offer the Executive MBA program beginning this October. Not only do the joint efforts of Vietnamese and American universities such as these add to their own reputations and expand their resources, but more importantly, they offer a previously unavailable opportunity to Vietnamese students who, in turn, can gain the skills needed to become powerful business leaders in any environment.
There are other examples as well. This past April, the Ministry of Foreign Affairs’ Institute of International Relations signed a Memorandum of Understanding with Texas Tech University. Their agreement created the first exchange program for Vietnamese graduate students that will enable them to complete the second year of their Master’s studies at Texas Tech and earn a U.S. degree. Agreements such as this one between Vietnamese partners and U.S. institutions will open the door to the enormous bounty of the American higher education system to more and more Vietnamese young people.
Each year, the American Association of Community Colleges co-hosts a conference here. They can now do so in partnership with the Vietnamese Association of Community Colleges, just established in September 2006. In March, the American – Vietnamese Community College Conference drew more participants from each country than ever before. This year, conference priorities were to share new information on the U.S. Community College model with Vietnamese counterparts, and to focus on teacher training and curriculum development, emphasizing computer and other science skills. In addition, educators from both countries examined ways of improving English language levels for teachers and students.
While Vietnam’s economy is moving ahead quickly, the government recognizes the urgent need of raising the English language level of its citizenry. English is, after all, the lingua franca of commerce and this represents a particular challenge to Vietnamese businesses. In too many cases, English is taught by instructors who do not speak the language themselves and have received scant training in how to teach a foreign language. However, this fall, in yet another indicator of our growing relationship with the Government of Vietnam, the Ministry of Education and Training will host a U.S. Government-funded Senior English Language Fellow. For a full year, this Senior Fellow will work with a special team at the Ministry to completely revamp the English language curriculum for the Vietnamese educational system. This curriculum will be used from primary school up through university level, and will include network training for teachers as well to enhance the quality of their efforts.
Finally, the United States and Vietnam are working closely to establish a Peace Corps program in this country. I hope all of you are familiar with the Peace Corps and its many outstanding programs. Since its creation in 1961, over 187,000 Americans have served as volunteers in 139 countries around the world. Volunteers work in education, agriculture, health and HIV/AIDS, Business and Environment sectors. One of the Peace Corp’s strongest programs is in English Language Teaching, and a Peace Corps presence in Vietnam could have a significant impact on how effectively English is taught throughout the country. We remain hopeful that we can swiftly reach an agreement with the Government to begin this wonderful volunteer program that more than seventy other countries have found so beneficial.
William Butler Yeats said that, “Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire.” As we look forward to the future of education in Vietnam, it is my fondest hope that the flame of learning will burn ever brighter and that its light will illuminate every corner of this beautiful and fascinating country.
The United States is proud to work with its Vietnamese partners to develop an educational system that will serve every student better, and light their way forward as they prepare to take their places with even more confidence and stronger competitive skills on the world’s stage.
Thank you, and with that I would be happy to take your questions.