Trang

10 tháng 3, 2010

Điểm tin chọn lọc đầu năm 2010

Việt Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21


HOCMOINGAY. Tác giả Nguyễn Trung vừa có bài viết  "Việt Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21 " đăng trên tạp chí Thời đại mới số 18 tháng 3 năm 2010.  "Kể từ khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, do đòi hỏi trong nước và bối cảnh quốc tế mới, chưa bao giờ mà độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và tương lai phát triển của đất nước phải đối phó với nhiều thử thách nguy hiểm và quyết liệt như hiện nay. Cụ thể là con đường phát triển của Việt Nam đang đặt ra nhiều đòi hỏi gắt gao, đồng thời cục diện quốc tế và khu vực đang đi vào một bước ngoặt đặt nước ta trước nhiều thách thức mới. Tất cả tạo nên sức ép căng thẳng bên ngoài và bên trong, đòi hỏi cả nước phải dấn lên đối mặt." Tài liệu nghiên cứu này là nghiêm túc công phu và có nhiều thông tin  (mời xem tiếp tại đây hoặc tại đây

Nguyên Ngọc: Nước mội, rừng xanh và sự sống


HOCMOINGAY. "Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn... Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước." Nguyên Ngọc,  Kinh tế Sài Gòn Online (xem tiếp)

Tây Nguyên cần 6 tỷ USD để phát triền

Theo BBC Tiếng Việt, các tỉnh Tây Nguyên cần 6 tỷ  USD để phát triển kinh tế xã hội ở khu vực.  Tây Nguyên hiện có dân số khoảng 6 triệu người, phần đông thuộc diện nghèo so với các nơi khác trong toàn quốc. Tuy nhiên gần đây, đầu tư trong nước và nước ngoài đã dần dần giúp thay đổi phần nào cuộc sống trong khu vực. Trữ lượng bauxite ở Tây Nguyên thuộc loại lớn trên thế giới, ước tính lên tới 8 tỷ tấn. Khai thác bauxite được cho là một trong các kế hoạch phát triển kinh tế lớn ở Tây Nguyên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 167 ngày 1/11/2007,phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015. Theo đó, từ 2007-2015 riêng tại tỉnh Đăk Nông dự kiến hình thành đến bốn tổ hợp công nghiệp bauxite nhôm. Trong năm 2008 đã có hai dự án khai thác bauxite và sản xuất nhôm tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm được phép triển khai tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ ( Đắk Nông). Tuy nhiên kế hoạch khai thác bauxite đang gặp nhiều chỉ trích vì quan ngại môi trường cũng như vì vị trí tối quan trọng của Tây Nguyên về an ninh-quốc phòng 


Thủ tướng phản hồi về các dự án trồng rừng






Theo BBC Vietnamese ngày 8 tháng 3 năm 2010, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên cho BBC hay ông đã nhận được "phản hồi miệng" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi gửi thư kiến nghị về các dự án giao đất cho nước ngoài trồng rừng. Hồi cuối tháng 01/2010, Trung tướng Nguyên và một vị lão thành cách mạng khác, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh), đã gửi thư lên ông Dũng và Bộ Chính trị về việc 10 tỉnh ký hợp đồng giao 300.000 ha đất đầu nguồn cho các công ty nước ngoài để thực hiện dự án trồng rừng. Ông Đồng Sĩ Nguyên nói ông đã nhận được phản hồi của Thủ tướng Dũng. "Ông Dũng đã trả lời miệng với tôi, rằng Chính phủ đã gửi đoàn đi kiểm tra và khi nào có kết quả sẽ nói sau." (xem tiếp)

Gót chân Asin của Trung Quốc


DAYVAHOC. Tuan Vietnam.net ngày 26 tháng 2 năm 2010 đăng bài "Gót chân Asin của Trung Quốc" của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy. Sau 30 năm tiến hành cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu rất to lớn không ai có thể phủ nhận nhưng cũng còn nhiều vấn đề, như:  Ăn vào tài nguyên của con cháu; Trả giá môi trường; Chênh lệch giàu nghèo thành thị nông thôn; Quan quyền tiền quyền; Tham nhũng hủ bại; Tâm lý chống đối; Sức ép quốc tế... Tác giả bài viết nhấn mạnh: "Biết nghiêm túc học tập những kinh nghiệm chưa thành công của người đi trước, chúng ta sẽ bớt phải trả giá (có khi là rất lớn và lâu dài.) Nhưng nếu không thấy hoặc cố tình không thấy "vết xe của người đi trước", thì cái giá phải trả không chỉ là của một số cá nhân mà sẽ là những người lao động chân chính, là đông đảo nhân dân, là cả dân tộc và những thế hệ tiếp theo". (xem tiếp)

An ninh lương thực và an ninh quốc gia


CAYLUONGTHUC. Khủng hoảng lương thực bùng nổ năm 2007 và đến đỉnh điểm đầu năm 2008 làm rung động thế giới, nhiều nhà nghiên cứu coi như tương đương với khủng hoảng tài chính...Trong cả năm 2008 cho tới nay, các nhà lãnh đạo quốc gia và tổ chức quốc tế nhắc đi nhắc lại tầm quan trọng của anh ninh lương thực và sự quan tâm đến nông nghiệp chưa đúng mức. Nông nghiệp là “giá đỡ” cho nền kinh tế quốc dân nhưng nông dân còn chịu nhiều thiệt thòi. Bài viết của giáo sư tiến sỹ Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động, nguyên Viện Trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (xem tiếp

Giá lúa nằm ngoài hạt gạo


CAYLUONGTHUC. Nguyễn Minh Nhị bài đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Mới vào vụ đông xuân, lúa hồi giữa tháng 2-2010 đang 5.200 đồng/kg, tuột nhanh xuống 4.200 - 4.000 đồng/kg chỉ sau vài tuần. Tốc độ tuột giá đã đi cùng với tốc độ thu hoạch! Trúng mùa rớt giá …  nông dân đau điếng! Lý do đơn giản là nền sản xuất nông nghiệp của ta chưa được tổ chức lại cho phù hợp với hoàn cảnh hội nhập. Giá thành lương thực, nông sản của ta còn cao là do đầu vào bị nhiều tầng nấc trung gian "kê" lên, cách tính lại không đủ nên có khi "lời giả lỗ thật". Còn đầu ra, do nông dân không giữ được sản phẩm lâu hơn, chất lượng tốt hơn để đợi khi có giá. Mặc dù nông dân cũng có khả năng biết thời điểm giá lên, biết cách giữ chất lượng tốt hơn, nhưng vì thiếu các dịch vụ sau thu hoạch, không kho trữ, không tiền trả nợ và không vốn cho vụ mới liền tay nên đành bán tại ruộng… (xem tiếp)