Trang

6 tháng 4, 2013

Bài học quý về giáo dục trẻ



HỌC MỖI NGÀY. Nuôi dạy trẻ ở LỨA TUỔI VÀNG từ 0-5 tuổi là đặc biệt quan trọng. Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên cố vấn chính sách của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, từng đoạt học bổng Fulbright, Berkeley, giảng dạy tại Trường Đại học California, Hoa Kỳ và Đại Học Hoa Sen đang giúp ta những bài học quý về giáo dục trẻ. Tôi tìm lại cảm giác háo hức và quan tâm chân thành như thuở nhỏ đã từng được tiếp cận với những nguyên lý giáo dục của Macarencô, nhà sư phạm lỗi lạc của Liên Xô (cũ), với câu nói nổi tiếng đã trở thành châm ngôn trong giới sư phạm: “Không có trẻ xấu, chỉ có người thầy chưa tìm ra cách xóa đi cái xấu trong đứa trẻ”. Cô giáo Trần Thị Ái Liên lần này đang tổ chức loạt bài giảng của cô tại Tòa Nhà CBAM, 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM (đối diện Đài Truyền Hình TP.HCM, góc Đinh Tiên Hoàng)với lịch học miễn phí kèm theo. Lời nhắn của cô dưới đây thật tâm huyết và trách nhiệm:

"Tôi tên là Trần Thị Ái Liên, với hơn 20 năm sống và làm việc ở Mỹ và hơn 6 năm làm việc cùng Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, tôi lãnh hội được tinh túy của cả hai nền văn hóa Đông và Tây. Tôi hiểu được tầm quan trọng của giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi vì đây là thời kỳ vàng để xây dựng nền tảng về thế chất, đạo đức, tính cách và tư duy cho trẻ để gia tăng khả năng thành công khi trưởng thành.

Khi còn bé, bố tôi thường mang về cho tôi những món quá rất đơn giản khi ông đi đâu về, có khi là một cành hoa dại, hay chỉ là hòn sỏi ngộ nghĩnh. Tôi vẫn nhớ mãi cái cảm giác sung sướng khi nhận được những món quà không đáng giá đó, nhưng đối với tôi chúng là vô giá.Chúng là bài học yêu thương, và sự quan tâm chân tình đối với gia đình và mọi người xung quanh. Những món quà đó cho tôi bài học biết quý trọng mọi vật quanh mình từ ngọn cỏ, lá cây, cho đến người nghèo khó.

Bạn có thể làm điều đó với con Bạn chứ? Tại sao không nhỉ?

Tôi xin dành trọn tâm trí và tài năng để bảo đảm quý vị sẽ trở thành CHA MẸ TUYỆT VỜI, tạo cho con thiên đường tuổi thơ đầy những kỷ niệm yêu thương và bài học quý giá.

Qúy vị có đồng ý làm điều đó không?




dk8 Chuyên Đề: KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT

Là Cha Mẹ, Bạn luôn băn khoăn, trăn trở :

- Tôi luôn cảm thấy áp lực từ những lời nhận xét của mọi người xung quanh về con mình.
- Tôi luôn luôn lo lắng là con mình thiếu dinh dưỡng, béo phì, hoặc nghiện game.
- Vợ chồng tôi đã cố gắng hết sức nhưng con vẫn không được như ý mình mong đợi.
- Tại sao con của Tôi luôn luôn khóc lóc ỉ ôi và không nghe lời?
- Tại sao Tôi luôn cố gắng hết mình nhưng con vẫn không ăn, không ngủ, hay đánh bạn?
- Và làm sao để Tôi có thể có thời gian yên tâm nghỉ ngơi?

Thảo luận chuyên đề “KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT” sẽ giúp bạn GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ TRÊN

Thông tin tham khảo:

Phỏng Vấn Ths Trần Thị Ái Liên trên HTV9
http://www.youtube.com/watch?v=wXqUFlg7MY0



Phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/472825/Ky-luat-con-khong-nuoc-mat.html

KỸ LUẬT CON KHÔNG NƯỚC MẮT

Có cách kỷ luật con tốt hơn Thương cho roi cho vọt!

"Cha mẹ chỉ nên thưởng/phạt trẻ nhắm vào “cái muốn” (khiến trẻ thích thú) chứ không nhắm vào “cái cần” của trẻ"
Th.S Trần Thị Ái Liên

Từ ngày bé Mì biết trườn, chị của bé là Ngọc (6 tuổi, nhà ở Q.2, TP.HCM) rất thích đùa giỡn với em, đặc biệt trước khi ngủ. Mỗi lần hai chị em giỡn thì y như là mùng, mền, gối bị xốc tung lên. Lúc cao hứng, Ngọc còn chạy lung tung trên nệm, có khi đạp trúng em. Bị la nhiều lần vì “tội” này, nhưng một hôm Ngọc lại đạp trúng em, thế là mẹ hét toáng lên, ba nhào tới phát thẳng tay vào mông Ngọc mấy cái.

Hơn kém nhau chỉ hai tuổi nên Thế (10 tuổi) và em Tùng (8 tuổi, nhà ở Q.3, TP.HCM) là cặp bài trùng “siêu quậy” của cả dòng họ. Cậu em sau giờ tan trường hoặc chơi đùa với trẻ hàng xóm là quần áo đầy vết bẩn, ba mẹ la hoài nhưng đâu cứ vào đấy. Còn cậu anh hở ra là trốn đi chơi game, lúc ở nhà thì ngồi lì trước tivi xem phim hoạt hình. Chiều nay, vì giỡn với em quá trớn nên Thế xô ngã nguyên rổ chén. Buổi tối, hai cu cậu lại giành tivi cãi nhau ỏm tỏi, ba mẹ nổi nóng quất cho một trận tơi bời.

Khi được hỏi, các bậc cha mẹ nêu ra hàng loạt tình huống đánh con: con mê xem tivi không chịu ngủ, chơi trong lúc ăn, không dọn dẹp đồ chơi... Không chỉ đánh, họ còn mắng con. Anh Thiên (nhà ở Q.5, TP.HCM) kể có lần giảng bài khản cả giọng nhưng con trai không hiểu nên anh quát: “Mày ngu quá, mai mốt chắc chẳng làm nên tích sự gì!” khiến thằng bé khóc nức nở...

Chê hành động xấu, không chê con

Nhiều cha mẹ thú nhận từng ít nhiều đánh mắng con cái bởi họ muốn dạy con nên người, hoặc bất lực trong dạy con, giận cá chém thớt, không kiểm soát được cảm xúc... Và hậu quả không chỉ là sự đau đớn thể xác. Như lời tâm sự của một bà mẹ: “Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in những lần bị ba mẹ đánh đòn”.

Theo Th.S Trần Thị Ái Liên, trẻ bị đánh mắng có xu hướng đối phó với cha mẹ nhưng lại thiếu ý chí vươn lên sống tốt. Hơn thế, trẻ thấy hiệu quả tức thì của hành vi bạo lực nên dễ hành xử bạo lực với người khác, đặc biệt là với con cái sau này, cái vòng luẩn quẩn của bạo lực đó lặp lại. Thật vậy, một số ông bố bà mẹ chia sẻ họ “tự nhiên” đánh mắng con khi con ương bướng giống y như cách cha mẹ đánh đòn họ thuở ấu thơ.

Biết vậy, nhưng làm cách nào? Các ông bố bà mẹ nêu ra nhiều giải pháp: cho trẻ cơ hội giãi bày, thưởng/phạt hợp lý... Th.S Ái Liên lưu ý các bậc cha mẹ chỉ nên thưởng/phạt trẻ nhắm vào “cái muốn” (khiến trẻ thích thú) chứ không nhắm vào “cái cần” (những thứ thuộc về quyền của trẻ: ăn no, mặc ấm, được lắng nghe, vui chơi...). Bà Liên đưa ra ví dụ về chuyện ăn mặc: “Cái cần là mặc đủ và ấm, còn cái muốn là mặc đẹp, thời trang, theo nhóm bạn”.

Một cách khác vẫn thường được cha mẹ thực hiện đó là khen/chê. Cùng hành vi đánh em, nếu cha mẹ nói “Con hư quá!” khiến trẻ nghĩ mình “hư” nên hư luôn, còn nếu nói “Em lại bị đánh nữa rồi!” thì trẻ thấy trách nhiệm của mình. Cho nên, theo bà Liên, cha mẹ chỉ nên chê “hành động” và không nên chê “con người”. Bà Liên cho biết khi hành xử như thế thì cha mẹ cùng “phe” với con để chống lại hành vi xấu, từ đó mở ra cách đối xử “chúng ta sẽ không để chị bị đánh nữa nhé!”.

“Cần có luật chơi trong gia đình”, bà Liên cho biết. “Luật chơi” trước hết là thời gian biểu, trẻ cứ thế mà làm, không có gì bàn cãi. Chẳng hạn, mỗi ngày trẻ được chơi game 30 phút thì trẻ không có “quyền” ngồi lì trước màn hình vi tính mà quên hết các việc khác. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia “soạn thảo luật”, từ đó tự giác thực hiện. Nhưng để “luật” thật sự “đi vào cuộc sống” trong gia đình, chính cha mẹ phải tuân thủ. “Trẻ làm theo những gì cha mẹ làm chứ không phải lời cha mẹ nói” - Th.S Liên nói.

Thái Bình

Những lợi ích bạn sẽ nhận được khi tham gia khóa học :

. Quy tắc sinh hoạt, ứng xử, thưởng, phạt không đòn roi
. Tạo được niềm tin để làm bạn cùng con, chia sẽ, đồng hành, cùng quyết định
. Cách đặt câu hỏi giúp con phát triển tư duy, cá tính, thói quen tốt
. Điều nên nghĩ, nói, và làm để kiến tạo cho con thiên đường tuổi thơ mầu nhiệm
. Tốn ít thời gian và không cần kiên nhẫn nhiều nhưng con vẫn nghe lời
. Biết cách hướng dẫn con sử dụng internet và game online hiệu quả
. Biết cách chơi đùa cùng con, giúp con thích học hỏi và hợp tác
. Con quý vị sẽ phát triển nhanh hơn về tư duy, thể chất lẫn tinh thần
. Có thời gian nghĩ ngơi nhiều hơn, và gia đình quý vị sẽ đầy tiếng cười

Tôi xin BẢO ĐẢM bằng danh dự cá nhân rằng:

* Quý vị sẽ cảm thấy hài lòng sau khi tham gia khóa học
* Đây là một quyết định đầu tư rất sáng suốt trong cuộc đời của quý vị

BCB là tổ chức hàng đầu về nghiên cứu, huấn luyện và hỗ trợ về giáo dục và phát triển trẻ em, cũng như rèn luyện thanh thiếu niên ở Việt Nam.

Chúng tôi hoạt động với sứ mệnh:

Góp phần xây dựng thế hệ tương lai Việt Nam bằng cách hỗ trợ cha mẹ nuôi dạy trẻ với thông tin khoa học, tạo môi trường cho trẻ em học hỏi qua chơi đùa và cơ hội cho sinh viên phát triển kỹ năng và kinh nghiệm làm việc từ công tác cộng đồng.

ĐỪNG CHẦN CHỪ, đăng ký ngay vì CON QUÝ VỊ ĐANG LỚN LÊN TỪNG NGÀY

dk8 Chuyên Đề: KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT
Chương trình diễn ra vào lúc : 18h-21h
Lịch Đào Tạo (bấm vào đây)
Địa điểm học tập: Tòa Nhà CBAM
12 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM
(đối diện Đài Truyền Hình TP.HCM, góc Đinh Tiên Hoàng)

Email: lienhoa@hocmienphi.vn
Web: www.hocmienphi.vn

www.hocmienphi.vn mang đến cho Bạn cơ hội giao lưu & học hỏi HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ với cách thức Đăng Ký dễ dàng nếu Bạn là 1 trong 35 người đăng ký tham dự sớm nhất Hotline : 0902 355 918 – 0902 927 918 Bạn vui lòng nhấn vào đây để nhận được thông báo xác nhận của BTC)

HỌC MỖI NGÀY hoan nghênh bài học quý về giáo dục trẻ trên đây và xin chuyển tiếp quảng bá thông tin này đến đông đảo bạn đọc.

Trở về trang chính
Hoàng Kim
Thung dung
Dạy và học
Cây Lương thực
Học mỗi ngày
Danh nhân Việt

3 tháng 4, 2013

Chuyện làng



Dong Ngan

Có một lần ngồi trò chuyện lan man về văn hóa làng, tôi được một cụ trong thôn kể cho câu chuyện Bắc Ninh tứ vật (xem địa danh Bắc Ninh, ảnh minh họa), tóm tắt lại đó là: ”Vật giao Phù Lưu hữu/ Vật thú Đình Bảng thê/ Vật ẩm Đồng Kị thủy/ Vật thực Cẩm Giang kê”, có nghĩa là: Không kết bạn với người Phù Lưu/ không lấy vợ người Đình Bảng/ Không uống nước làng Đồng Kị/ Không ăn thịt gà của người Cẩm Giang. Bốn nơi này là bốn làng cổ của đất Kinh Bắc.

Câu chuyện bốn không này đề cập những địa danh cụ thể, và nói đến mặt khuất của cuộc sống chưa thấy đề cập ở sách báo nào. Có lẽ người ta e ngại nếu thành văn tự sẽ gây nhiều phiền toái cãi vã mất lòng, mà chỉ có lưu truyền trong dân gian. Câu chuyện trên là thế này:

Câu thứ nhất, Vật giao Phù Lưu hữu ( không kết bạn với người Phù Lưu) vì người Phù Lưu bị cho rằng có cách sống đãi bôi. Khách đến chơi không được mời vào nhà, chủ nhà cứ đứng chắn trước cửa hết chuyện nọ chuyên kia như rất thân tình nhưng không mời vào nhà, khi khách quay lưng ra về thì lại chèo kéo rất thân thiết: hôm nào bác lại chơi ạ. Hoặc khách đến nhà quá trưa đói meo nhưng mặc kệ. Đến khi khách nhổm đít đứng dậy thì lại đãi bôi: hay là để em nấu cơm bác ăn.

Câu thứ hai : Vật thú Đình Bảng thê (không lấy vợ người Đình Bảng) vì hai lẽ: con gái Đình Bảng tháo vát, có nghề đi chợ buôn chuyến rất giỏi, nên thường làm chủ về kinh tế, có vị thế ở trong nhà, không dễ gì để cho ông chồng lên mặt, điều đó rất kị với thói gia trưởng của dân Kinh Bắc. Còn điều thứ hai mới quan trọng: đi buôn chuyến thì phải ăn đường nằm chợ dễ chung chạ với giai. Nên tốt nhất là tránh xa gái Đình Bảng.

Câu thứ ba : Vật ẩm Đồng Kỵ thủy ( không uống nước Đồng Kỵ) vì người Đồng Kỵ xưa có nghề đi nhặt phân tươi, gọi là Kẻ cời (cời, tiếng cổ có nghĩa là cái gắp, cái kẹp thường làm bằng tre). Họ đem về trữ làm phân bón, nên môi trường bị ô nhiễm dễ làm bẩn nước ăn (là người thiên hạ nghĩ thế), nên cứ nói để cảnh báo cho mọi người cùng biết mà tránh.

Câu thú tư : Vật thực Cẩm Giang kê ( không ăn thịt gà ở Cẩm Giang), theo giải thích thì người Cẩm Giang hay đãi khách bằng gà ăn trộm của hàng xóm, nên có khi vừa ăn lại phải vừa nghe chửi mất gà, vậy tránh đi là hơn.

Đó là những câu chuyện xưa nảo nào ai mà biết, chỉ để lại trong tục ngôn như thế. Bây giờ về bốn nơi kia chẳng thấy có dấu vết gì như câu nói dân gian. Cuộc sống đã thay đổi tất cả, mọi nếp sống văn hóa rất thân thiện, chẳng thấy dấu vết nào như trong tục ngôn để lại.

Một bạn ở Sài Gòn nghe chuyện nói với tôi :”Người trong miền Nam chỉ biết Bắc Ninh là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, là quê hương của câu ca Quan Họ. Không ngờ trong văn hóa ứng xử, người Bắc Ninh cũng chi li xét nét đến vậy à? Những thói xấu đãi bôi, lờn mặt chồng, ăn uống mất vệ sinh, hay ăn cắp vặt...thì vùng nào cũng có người vầy người khác; nhưng nâng lên ngang tầm "văn hóa địa phương" gắn liền với 1 địa danh cụ thể, thì đây là trường hợp đặc sắc Nhờ bác mà tôi mở thêm tầm mắt...” Tôi bảo với anh :”Bắc Ninh quả là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, như nhà văn Kim Lân, người Kinh Bắc, sinh thời từng nói chuyện, ông bảo “đất có lề, quê có thói, đâu cũng có cái tốt, đâu cũng có cái xấu, chỉ có điều người Bắc Ninh dám nói ra còn nơi khác thì không, đó là nét văn hóa đặc biệt Kinh Bắc, sòng phẳng và lành mạnh, chẳng giấu cái xấu cái dở của đất mình, biết sai thì sửa được, cho nên bây giờ còn có chuyện đó đâu. Đừng như con mèo giấu cứt. Có thể tự hào người kinh bắc không phải là giống mèo.

Có lẽ vì thế mà văn hóa Kinh Bắc không mai một, văn hóa vùng Kinh Bắc vẫn rạng rỡ tới ngày nay có lẽ ở tính trung thực trong cuộc sống cũng là vẻ đẹp đặc sắc của văn hóa vùng đất này.

23/1/2010

DN

Trở về trang chính

NGỌC PHƯƠNG NAM
THUNG DUNG
DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC