HỌC MỖI NGÀY Tôi chép lại Thư cho con của Tôn Vận Tuyền là một trong những bài được đọc nhiều nhất trên trang DẠY VÀ HỌC. Lời cha mẹ căn dặn con cái thường sâu sắc, thân tình và giản
dị. Đó là những lời mà họ đã chiêm nghiệm các bài học thất bại và thành
công trao lại cho con. Tôn Vân Tuyền là nhà kinh tế chính trị danh
tiếng của Đài Loan. Ông có công lớn trong việc chuyển đổi nền kinh tế
chủ yếu nông nghiệp thành cường quốc xuất khẩu. Ông đã đúc kết chín lời
khuyên dạy con. Tôi may mắn được đọc thư này khi đến thăm blog của thầy
Nguyễn Lân Dũng, đúng lúc tôi đang nếm trãi cái rét cắt da khi cùng
chuyên gia và đồng nghiệp đi tìm chọn điểm tạo giống sắn lai ở vùng núi
cao phía Bắc và đang bùi ngùi Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bắc. Cám ơn thầy Lân
Dũng đã tạo duyên may cho em được tuyển chọn lưu trữ những lời sâu sắc
này. Em ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM bài này sau chuyến đi xa càng thấy thấm thía.
MỘT LÁ THƯ ĐÁNG ĐỌC
Nguyễn Lân Dũng
Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 - 15/2 /2006), một nhà kinh
tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn
Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công
nghệ Harbin (Harbin Institute of Technology). Từ năm 1937 đến 1940 ông
làm việc tại Hội đồng tài nguyên quốc gia (National Resources
Commission). Ông được gửi đi tu nghiệp tại Tennessee Valley Authority
(Hoa Kỳ) từ năm 1943 đến 1945. Ông làm Bộ trưởng gần 20 năm ở các Bộ
Giao thông vận tải, Truyền thông và Kinh tế . Ông là Bộ trưởng Bộ Kinh
tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ tướng Đài Loan (Premier
of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ông có công xây dựng
Mười dự án siêu cấu trúc, trong đó có sân bay quốc tế Chiang Kai-shek
International, Nhà máy Điện hạt nhân số 1, đường cao tốc Quốc gia Tôn
Dật Tiên (Sun Yat-sen National Expressway) Viện nghiên cứu Công nghiệp
Quốc gia (Industrial Technology Research Institute) và Công viên Công
nghệ khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science-based Industrial Park)... Nhờ
những biến đổi có tính cách mạng này mà từ những năm 60 của thế kỷ
trước, Đài Loan đã trở thành nơi xuất khẩu mạnh mẽ các loại hàng dệt
may, giầy dép, đồ nhựa, nông sản phẩm, công nghệ hóa dầu, thiết bị cơ
khí và đặc biệt là các linh kiện điện tử. Ông được coi là một trong
những người tạo ra sự bứt phá về Công nghệ và Kinh tế ở Đài Loan .
Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quý do xuất huyết não và sau khi
phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 do bị biến chứng,
ông đã qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi . Ngoài các trước tác về
Kinh tế, Chính trị, tôi quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con
của ông. Một bức thư giản dị nhưng thật chân tình và sâu sắc. Tôi xin
phép được giới thiệu lại cùng các bạn bức thư này:
KIẾP SAU (NẾU CÓ) DÙ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG,
CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU
".... Tôn Vận Tuyền đã để lại những lời căn dặn như sau:
Các con thân mến,
Viết những điều căn dặn này, cha dựa trên ba nguyên tắc như sau :
1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có
những việc cần, nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.
2. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!
3. Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm
xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha
ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên
con đường trưởng thành của các con.
Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :
1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời
giờ. Trong cuộc đời nầy, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với con
cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con,
ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng
một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ
có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.
2.Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà
nhất thiết phải sở hữu ,bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý nầy,
thì sau nầy trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi
trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất
trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập.
3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây
hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu
ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm thì ta được tận hưởng
cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng
mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.
4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chẳng qua
là một cảm xúc nhất thời, cảm giác nầy tuyệt đối sẽ theo thời gian,
hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nều người yêu bất diệt rời bỏ con
rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để
tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi.
Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi luy
vì thất tình.
5. Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng
có học hành nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có
nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do
việc học hành, giáo dục là vũ khi trong tay của mình. Ta có thể lập nên
sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt.
Nên nhớ kỷ điều nầy !
6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng cha trong nửa quãng đời
còn lại của cha sau nầy. Ngược lại, cha cũng không thể bao bọc nữa quãng
đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng
là lúc cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau nầy các con có đi xe Bus
công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vây cá hay ăn mi gói, đều là
trách nhiệm của các con.
7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt
người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải
đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối
xử TỐT với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghiã là nguời
ta sẽ đối xử lại mình như thế , nếu không hiểu rõ được điều nầy, sẽ tự
chuốc lấy buồn phiền cho mình.
8.Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số,
nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh: muốn phát đạt, phải
siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian nầy không có cái gì là
miễn phí cả.
Tôi
và Jinny sáng ngày 2 tháng 7 làm việc với các ông Andy Jones và Richard Laryea cùng
với những người điều hành chủ chốt của Guiness Ghana. 14g30 chiều, tôi ra sân bay về nước. Jinny sẽ về Anh Quốc sáng hôm sau.
Buổi làm việc
được kết nối với nhiều người tại những nơi khác nhau trên thế giới của
Guiness Ghana Brewer. Trước đó anh Quân đã xem và đồng ý bài báo cáo
Sắn ở Ghana: bảo tồn và phát triển (Cassava in Ghana: save and Grow) sẽ tương tự như nội dung tôi đã trao đổi với ngài E.K.Smith, cố
vấn cao cấp của Bộ trưởng Bộ thương mại và Công nghiệp Ghana. Anh
Quân chỉ lưu ý tôi chuẩn bị thêm các ý kiến chi tiết đề xuất những
việc cần làm - đặc biệt là về mặt nông học - cho Guiness Ghana để phát triển sắn thích hợp
và bền vững ở Ghana.
Tôi chuẩn bị thêm ba tài liệu Canh tác sắn, Chế biến sắn và thông tin Thư mục sắn Ghana để giúp thêm cho các bạn phương pháp tiếp cận hệ thống. Tôi có so sánh những kỹ thuật canh tác sắn
canh tác hiện đại và yếu tố thích hợp bền vững "theo cách của Việt
Nam". Bạn chăm chú theo dõi, hỏi nhiều điều thú vị và kết luận thỏa
đáng. Anh Quân (ở Anh) đã kết nối trực tiếp, theo dõi chặt chẽ và đóng
góp nhiều ý kiến xác đáng cho cuộc họp. Jinly trao đổi thật thông minh
nhiều vấn đề.
Buổi
làm việc rất thành công. Ra sân bay trở về Việt Nam, tôi hài lòng vì có thêm một ngày làm việc hiệu quả và thành công.
Jinny và NaNa tiễn tôi ra sân bay. Tôi chợt bùi ngùi nhớ đến bao nhiêu khuôn mặt thân thương của những trẻ thơ và những người nông dân nghèo, tốt bụng mà tôi đã gặp. Họ đã thắp lên trong tôi ngọn lửa của sự dấn thân mới.
Kính chào đất nước Ghana. Hôm nay là ngày thống nhất Việt Nam.
Chào ngày mới 1 tháng 7 Ngày này trong lịch sử thế giới có ba sự kiện nổi bật: Ngày Độc lập tại Burundi và Rwanda (1962). Năm 1979 – Sony phát hành máy nghe nhạc cầm tay Walkman, cho phép chọn nhạc để nghe trên đường. Sự kiện này đã thổi bùng luồng gió mới cảm hứng trong thế giới âm nhạc. Năm 1997Hồng Kông một phần lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc đã hòa nhập vào đại lục, kết thúc 150 năm thống trị của Anh tại lãnh thổ này. Điều này gợi cho Việt Nam ý thức về cuộc chiến pháp lý kiên trì trãi hàng trăm năm để thu hồi những phần đất nước thiêng liêng ở Hoàng Sa, Trường Sa thuộc đất nước Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ.
Hôm nay là ngày nghỉ ở Ghana. Tôi quên béng việc hỏi NaNa và Jinny hôm nay là ngày gì. Jinny nói với tôi: "thầy cứ nghỉ thoải mái, buổi trưa em và NaNa sẽ đón thầy sang ăn cơm Việt Nam ở nhà cô Thanh".
Fiesta Royal là một trong những khách sạn đẹp nhất ở thủ đô Accra, Ghana. Tôi thoải mái đi tắm và tận hưởng niềm vui của một nghỉ đầu tiên ở nước bạn. Hôm trước thứ bảy chủ nhật tôi vẫn làm việc cật lực dù không ra đồng hoặc đến văn phòng vì khối lượng công việc ngập đầu. Sáng nay mới có thời gian nghỉ ngơi.
Phòng ở của tôi ở lầu ba, đẹp, hướng nhìn thẳng ra bể tắm. Tôi thích nhất là internet tốt, không gian thật tỉnh lặng và cây đèn bàn ánh sáng thật hoàn hảo. Mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi đều đắm mình đọc và suy ngẫm một đoạn ngắn lời vàng trong Con đường hoàn hảo (The Perfect Way) của Osho
Ghanacó một hệ thốngsônglớnvới một loạt cácnhánh sông. Hình trên là bức tranh toàn cảnhvà cảnh đẹp tuyệt vời của thắng cảnh hồVoltatronglưu vực sôngVoltavà Đôngkhu vựccủa Ghana.HồVoltacódiện tích bề mặtnhân tạolớn nhất thế giới.HồVoltachảy vàoVịnh Guineatrên Đại Tây Dương. SôngVoltacó banhánh-chính Volta Đen, Volta Trắng và Volta Đỏ. Tôi chỉ mới được ngắm sông Vonta lúc hoàng hôn trên đường về của khảo sát sắn và vẫn ước dịp đi tắm ở hồ Vonta huyền thoại này
Sáng nay, tôi thức dậy sớm để kịp hoàn thiện báo cáo Sắn ở Ghana bảo tồn và phát triển (Cassava in Ghana: save and grow). Tôi xem lại power point, bổ sung và hiệu đính rõ các nguồn trích dẫn, sắp xếp dàn bài phát biểu và trình chiếu ở các thời lượng 5, 10, 15 phút , dự kiến các câu hỏi và nội dung cần trao đổi.
Cassava in Ghana: save and grow
9 giờ NaNa và Jinny đón tôi đến làm việc với Bộ Thương Mại và Công nghiệp, ngài E.K. Smith cùng với hai trợ lý của ông. Ông trao đổi kỹ và sâu. Báo cáo được quan tâm đặc biệt và ông ngỏ ý muốn tiếp cận và có bản sao về các thông tin chi tiết vừa trình bày. Tôi trao đổi với Jinny và anh Quân (ở Anh) để tăng cường mối quan hệ hợp tác.
Buổi chiều chúng tôi đến làm việc với các Tổ chức Quốc tế về tài chính, tư vấn, nghiên cứu sản xuất kinh doanh và phát triển ngành hàng sắn ổn định bền vững tại châu Phi và Ghana. Tôi có thêm những người bạn mới của Ghana và nhiều nước.
Xa Tổ Quốc, làm việc hướng thiện và nhân đạo, tôi càng xúc động bởi lời ca Chúng ta là cả thế giớiWe are the worldbài ca sống mãi với thời gian của thiên tài ca nhạc Michael Jackson. "Khi
bạn cảm thấy lạc lõng và suy sụp. Không một chút hy vọng hay ước
mơ. Nhưng nếu bạn tin tưởng, Chúng ta sẽ không bao giờ gục ngã. Nào,
nào, nào, hãy nhận ra rằng. Sự thay đổi chắc chắn sẽ đến . Khi chúng ta
sát cánh bên nhau." "Chúng ta là cả thế giới. Chúng ta là lớp trẻ. Chúng ta là những người làm ngày mai tươi sáng hơn". Một ngày mới đi qua với nhiều hiệu quả và niềm vui.
Chào ngày mới 29 tháng 6 Ngày này năm xưa. Hôm nay là ngày Độc lập tại Seychelles, đất nước có tên gọi tiếng Việt Cộng hòa Xây-sen là một quốc đảo với 155 hòn đảo lớn nhỏ cách 1.500 km về hướng đông của đại lục Châu Phi. Đảo quốc này giành độc lập năm 1976 và là thành viên Khối Liên hiệp Anh. So với Ghana Cộng hòa Ghana là một thuộc địa của Liên Hiệp Anh với tên gọi Bờ Biển Vàng (Gold Coast). Ngày 6 tháng 3 năm 1957, Ghana trở thành thuộc địa đầu tiên ở vùng Châu Phi hạ Sahara giành được độc lập.
Ghana Bờ Biển Vàng (Gold Coast) Ghanalàmột trong những nướcđẹptrênlục địa châu Phi. Tên gọi trước khi độc lập là Bờ Biển Vàng (Gold Coast). Ghana là hiện
thân của một nền văn hóa phong phú, con người thân thiện và môi trường
hòa bình. Đứng trước biển, khát khao xanh, biển gọi.
Ghana tên chính thức là Cộng hòa Ghana (Republic of Ghana) là một quốc gia tại Tây Phi. Ghana có biên giới với Côte d'Ivoire về phía tây, Burkina Faso về phía bắc, Togo về phía đông, còn về phía nam là Vịnh Guinea. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Ghana là Accra. Diện tích 238.540 km². Ngày thành lập 6 tháng 3 năm 1957, Ghana là thuộc địa của Liên Hiệp Anh với tên gọi Bờ Biển Vàng (Gold Coast) trở thành thuộc địa đầu tiên ở vùng Châu Phi hạ Sahara
giành được độc lập. Dân số khoảng 24,0 triệu người. ngôn ngữ chính
tiếng Anh. Tôn giáo chính thiên chúa giáo. Khí hậu ấm áp tương tự Việt
Nam. Văn hóa đa dạng. Kinh tế của Ghana chủ yếu vẫn dựa vào nông
nghiệp, chiếm tới 37,3% GDP và cung cấp việc làm cho 56% số người lao
động,phần lớn trong số đó là những người sản xuất nhỏ. Tỉ
trọng công nghiệp của Ghana vào năm 2007 chiếm 7,9% GDP. Ghana được biết
đến là một trong những
nước sản xuất vàng nhiều nhất thế giới. Những mặt hàng xuất khẩu khác
như cacao, gỗ, điện, kim cương, bauxite,và mangan là những nguồn thu
ngoại tệ chính của Ghana. Những nhân vật người Ghana được nhiều người
biết: cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, thẩm phán Tòa án hình sự quốc tế Akua Kuenyehia và cựu tổng thống Jerry Rawlings, đang là chủ tịch của Cộng đồng kinh tế Tây Phi, cưu tổng thống John Atta Mills, tổng thống đương nhiệm John Dramani Mahama. Bóng đá Ghana là đội bóng châu Phi góp mặt tại vòng tứ kết World Cup.
Lạ lùng thay sự trớ trêu của lịch sử trong ngày 6 tháng 3, ngày bắt đầu Kinh trập tại Trung Quốc, Nhật Bản Việt Nam, ngày mà năm 1869 – Nhà hóa học Dmitri Mendeleev trình bày Bảng tuần hoàn đầu tiên trước Hội Hóa học Nga, cũng là ngày mà năm 1946 – Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết Hiệp định sơ bộ, công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong Liên hiệp Pháp. Ngày 6 tháng 3 năm 1957, Ghana thuộc địa Anh chính thức giành được độc lập. Trong khi Việt Nam ngày ấy trước đó, có một nền hòa bình đã bị bỏ lỡ, với một cuộc kháng chiến "chín năm làm một Điện Biên / Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng".
Sắn ở Ghana: bảo tồn và phát triển Tôi dành suốt ngày chủ nhật để viết Cassava in Ghana: save and grow. Đây là bài viết tâm đắc của tôi. Trong giấc mơ khuya, tôi thấy thầy Norman Borlaug ngồi ở chiếc ghế nhỏ trong phòng tôi với quyến sách "Đây là CIMMYT". Thầy thoáng cười và chúc mừng tôi đã chọn Ghana để đến nghiên cứu phát triển sắn.