Trang

17 tháng 6, 2019

Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc


vienluadbscl



VIỆN LÚA RẠNG DANH TỒ QUỐC
Hữu Đức, Ngọc Thắng


(DẠY VÀ HỌC) Báo Nông nghiệp Việt Nam có chùm bài viết Viện Lúa rạng danh Tổ Quốc của các tác giả Hữu Đức Ngọc Thắng ghi theo lời trao đổi của giáo sư Bùi Chí Bửu và tiến sĩ
Trần Ngọc Thạch . Bài 1: Sứ mệnh lịch sử tìm giống lúa mới; Bài 2: Bước tiến diệu kỳ; Bài 3: Thành quả và con đường phía trước. ( Viện Lúa xâ dựng và phát triển , Ảnh HK)
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ TÌM GIỐNG LÚA MỚI

Danh tiếng các giống lúa OM đã vượt xa phạm vi địa lý vựa lúa ĐBSCL, được nông dân miền Nam, Tây Nguyên và cả nước lựa chọn gieo trồng. Vượt ngàn vạn dặm theo chân các chuyên gia trồng lúa sang Lào, Campuchia, Brunei đến các nước châu Phi, Mỹ Latinh…, lúa OM minh chứng khả năng thích nghi, sức sống mãnh liệt, góp phần làm rạng danh Việt Nam, quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Từ chiếc nôi nghiên cứu chọn tạo bộ giống lúa kỳ diệu này - hơn 40 năm qua các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL đã biết cách chọn ra con đường ngắn nhất, thời gian ngắn nhất để đạt thành tựu hôm nay.

1. 1 Cột mốc vàng

Vào những ngày tháng 5 lịch sử, các nhà khoa học của Viện Lúa ĐBSCL thường có những cuộc gặp gỡ, họp mặt “ôn cố tri tân” những kỷ niệm một thời không thể nào quên. TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nhận định: Những công lao, thành quả từ những công trình nghiên cứu khoa học của Viện đóng góp vào thành tựu chung với hàng triệu nông dân cả nước phát triển ngành hàng lúa gạo đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận đánh giá rất cao.

14-56-04_nghien_cuu_li_to_giong_lu_om_cu_vien_lu_dbscl_-_nh_nvt

Nghiên cứu lai tạo giống lúa OM của Viện lúa ĐBSCL. Ảnh: NVT.

“Một thế hệ vàng” các nhà khoa học được khơi nguồn từ những cán bộ nông nghiệp thời kỳ đầu từ miền Bắc chi viện cùng các nhà khoa học trẻ phía Nam lần lượt tiếp bước, với ngọn lửa nhiệt thành say mê nghiên cứu cây lúa. Lớp cán bộ kỳ cựu buổi đầu của Viện hồi tưởng: Sau năm 1975 đất nước hòa bình thống nhất. Nhưng hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề, nông thôn nghèo nàn, lạc hậu và hầu như phải xây dựng lại từ đầu. Một đất nước độc lập, tự chủ nhưng câu hỏi lớn nhất vào lúc đó là làm thế nào tự túc lương thực để đủ lúa gạo cho người dân?

Đi tìm về miền đất mới vùng đồng bằng tươi trẻ, miền Tây Nam bộ đất đai màu mỡ, ruộng lúa phì nhiêu với gần 2 triệu ha đất trồng lúa.Tuy nhiên trong thời chiến tranh ruộng vườn còn bỏ hoang rất nhiều, phần lớn diện tích đất lúa canh tác một vụ chủ yếu với các giống lúa mùa địa phương cho năng suất rất thấp. Một số giống lúa mới ngắn ngày du nhập về từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI trước năm 1975, nông dân trong vùng quen gọi là lúa Thần Nông… chưa trồng được bao nhiêu. Trong hoàn cảnh đó, với tầm nhìn xa xuất phát từ sáng kiến của Viện sỹ Lương Định Của, nhà nông học nổi tiếng của nước ta: Vùng ĐBSCL nên có một Viện nghiên cứu lúa gạo xứng tầm với vị trí của Việt Nam trên thế giới.

GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, nhớ lại: Những năm đầu tiên vô cùng gian khó, có thể nói rằng bắt đầu từ con số 0. Sau ngày lịch sử 30/4/1975, Viện sỹ Lương Định Của đã lặn lội đến Nông trường Cờ Đỏ để tìm hiểu nơi sẽ xây dựng Viện. Sau khi ông mất vào tháng 12/1975, các học trò của ông đã tiếp tục công việc này.

Trên ruộng đất mới phù sa bồi đắp, có điều kiện tự nhiên tiếp giáp sông, rạch thông thương, sau này hình thành mạng lưới thủy lợi kênh mương ngang dọc, tưới tiêu cho hệ thống ruộng lúa thực nghiệm giống lúa mới cho cả vùng. Như vậy ngay từ buổi đầu cho thấy, mục tiêu thành lập của Viện Lúa ĐBSCL là xây dựng một cơ sở nghiên cứu lúa gạo xứng tầm với vị trí của Việt Nam trên thế giới để khai thác lợi thế của ĐBSCL là vựa lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước và tham gia xuất khẩu.
Những người tiên phong thời ấy chân trần lội ruộng, khảo sát tại Thơm Rơm (Thốt Nốt), Nông trường Quyết Thắng (hiện nay là nông trường Sông Hậu và Cờ Đỏ) và Trại giống của tỉnh Hậu Giang (nay thuộc TP Cần Thơ). Sau cùng, vị trí Viện Lúa định vị tại ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Ô Môn (cũ), nay là xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, để khởi công xây dựng.

1.2 Định hình bước đi 

Viện Lúa ĐBSCL là tên gọi chính thức từ năm 1985, được thành lập ngày 8/1/1977 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ngô Thúc Đồng, với tên gọi là Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL (1977 - 1985). Từ năm 2010 đến nay Viện Lúa ĐBSCL là thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Cách TP Cần Thơ hơn 20km, con đường rẽ từ quốc lộ 91 vào Viện yên bình, cây xanh nối dài bóng mát. Trên diện tích phần đất được giao 360ha là cánh đồng ruộng vùng trũng sâu, sình lầy, còn cơ sở vật chất - kỹ thuật trong những ngày đầu hầu như chưa có gì. Đến năm 1984 trụ sở trung tâm cơ quan nghiên cứu của Viện là tòa nhà được thiết kế hình chữ U hai tầng (một trệt một lầu) được xây dựng hoàn thành, bao gồm các gian phòng phân khu chức năng hành chính và cấu trúc chính của hai dãy nhà song lập dành cho các phòng nghiên cứu, thí nghiệm chọn tạo giống.

Song, tiềm lực lớn lao của Viện xây dựng và định hình bền vững đến ngày nay chính là hình thành một khuôn viên rộng với 5.000m2 nhà lưới và hơn 40ha ruộng thực nghiệm được thiết kế đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật cho việc chọn tạo giống lúa. Hàng năm, từ Viện chọn ra 20 - 30 dòng lúa triển vọng, đủ năng lực chọn tạo giống lúa mới theo yêu cầu cho cả vùng ĐBSCL.

14-56-04_nong_dn_thm_qun_giong_lu_moi_om_ti_ruong_thuc_nghiem_vl_dbscl_-_nh_hd
Nông dân tham quan giống lúa mới OM tại ruộng thực nghiệm VL ĐBSCL. Ảnh: Hưng Phú.

Theo TS Trần Ngọc Thạch, trong giai đoạn đầu (1977 - 1982) nhiệm vụ trọng tâm là tập trung công tác xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ, nhưng đồng thời cũng tiến hành công tác nghiên cứu khoa học dưới sự trợ giúp của các chuyên gia Ấn Độ. Giai đoạn này du nhập giống từ IRRI (chương trình INGER và IRTP) và Ấn Độ, Thái Lan để khảo nghiệm trên diện rộng; giống 724 (Trần Như Nguyện) được khu vực hóa. Giai đoạn này giống IR36 và TN73-2 là giống chủ lực của ĐBSCL, cùng với khoảng 600 giống lúa mùa địa phương đang canh tác trên vùng lúa nước sâu, lúa nổi.

Tập đoàn giống lúa trong Ngân hàng Gen được kế thừa từ Trung tâm Long Định và công tác thu thập thời ấy được 2.000 mẫu giống. Rất tiếc, Viện không có phương tiện kho lạnh và năm 1978, trận lũ lịch sử đã làm thất thoát hơn 50% mẫu giống này. Điều may mắn là Viện đã kịp thời hợp tác với Gene Bank của IRRI, gửi sang 1.600 mẫu giống lưu trữ tại đây. Đặc biệt giống lúa Dé An Cựu (hoặc Lúa Dé), giống lúa thơm quí hiếm, dùng để tiến Vua ngày xưa, vẫn còn được bảo quản, với mã số đăng ký của Ngân hàng Gen là IRIS 70-35611 (Lúa Dé), nguồn thu thập tại tỉnh Quảng Trị. Kết quả kiểm tra năm 2015, các mẫu giống lúa nổi ở ĐBSCL có khả năng vươn lóng 10 - 15 cm/ngày vẫn còn được bảo quản tốt.

Nguồn vật liệu lúa địa phương được đánh giá kiểu hình, được tư liệu hóa với 2.200 mẫu giống cùng với hàng trăm mẫu giống lúa hoang. Đây là cơ sở phục vụ lai tạo giống sau này.

Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL (1977 - 1985) là tiền thân Viện Lúa ĐBSCL ngày nay. Thời kỳ mới thành lập, Trung tâm trực thuộc Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (CLT và CTP) do ông Hồ Đắc Song, Viện trưởng Viện CLT và CTP, kiêm Giám đốc Trung tâm. Thời gian không lâu sau đó, ông Trần Như Nguyện được chính thức bổ nhiệm làm Giám đốc. Đến tháng 6/1977, 5 cán bộ khoa học trẻ vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 4 là Bùi Bá Bổng, Bùi Chí Bửu, Dương Văn Chín, Lương Minh Châu và Trần Văn Thạnh, được tuyển thẳng vào Trung tâm, cùng với Phạm Sỹ Tân từ Viện CLT và CTP chuyển vào; dưới sự giúp đỡ về kỹ thuật của ông Nguyễn Thanh Trung, họ đã thực sự là trụ cột của những năm đầu tiên trong lịch sử phát triển của Viện.

II BƯỚC TIẾN DIỆU KỲ

Những cán bộ thời kỳ đầu góp mặt xây dựng, định hình một viện nghiên cứu khoa học về cây lúa tầm cỡ của vùng, bộc bạch rằng nhiệt huyết, ý chí cách mạng hợp cùng sức trẻ say mê khoa học đã giúp họ đồng tâm hợp lực vượt qua khó khăn.

2.1 Khởi đầu

Dẫu biết “vạn sự khởi đầu nan” nhưng thực tiễn còn gian nan hơn gấp trăm lần. Theo ký ức của GS Bùi Chí Bửu: “Năm 1979 là thời điểm bắt đầu xây dựng chính thức. Những khó khăn trong cơ chế thời bao cấp, làm cho tiến độ xây dựng rất chậm chạp.

Thời kỳ này, tính xung kích của đoàn viên thành niên mang đến hiệu quả rất quan trọng trong vận chuyển xi măng, sắt thép, đá cát để có lán trại điều hành đầu tiên vào năm 1980. Không ai đếm được có bao nhiêu ngày công lao động, kéo thuyền bằng tay, cả ban đêm lẫn ban ngày, vì sợ mưa làm ướt xi măng”.

Nhưng rồi khó khăn mấy cũng vượt qua nhờ sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Hậu Giang cũ (nay là TP Cần Thơ). Đến năm 1984, tòa nhà chính của Viện Lúa ĐBSCL xây dựng hoàn thành, khang trang. Các bộ môn và phòng chức năng chuyển về làm việc.

15-37-42_nghien_cuu_giong_lu_trong_phong_thi_nghiem_vl_dbscl_-_nh_nvt
Nghiên cứu giống lúa trong phòng thí nghiệm VL ĐBSCL. Ảnh: NVT.

GS Bửu kể: “Công trình xây dựng cơ bản có những đột phá mới kể từ khi Bộ trưởng Lê Huy Ngọ chủ trương xây dựng các đơn vị khoa học có chiều sâu. Công trình 9km đê bao với đường bê tông khép kín, khu nhà nghiên cứu thí nghiệm đã được xây dựng hoàn chỉnh; trên 5.000 m2 nhà lưới đạt tiêu chuẩn phục vụ cho công tác nghiên cứu thực nghiệm; 40ha ruộng thí nghiệm cho lúa và rau màu với hệ thống đường bê tông rất tốt cho từng lô thửa ruộng với hệ thống tưới tiêu chủ động; khu ruộng nhân giống 227ha cũng được san ủi, phân lô hoàn chỉnh với hệ thống tưới tiêu chủ động là cơ sở rất tốt để nhân giống siêu nguyên chủng (SNC), nguyên chủng (NC) và một phần giống xác nhận (XN) cung ứng cho các trung tâm giống các tỉnh và nông dân. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: sân phơi, hệ thống nhà máy sấy, phục vụ sản xuất và chế biến giống lúa đồng bộ, đảm bảo cho công tác nhân giống đạt chất lượng cao”.

Viện lúa có 7 phòng thí nghiệm chuyên ngành đều được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng được hầu hết các yêu cầu nghiên cứu khoa học hiện nay bao gồm: Phòng phân tích đất và cây trồng, Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, Phòng thí nghiệm bệnh cây, Phòng thí nghiệm côn trùng, Phòng thí nghiệm di truyền và chọn tạo giống, Phòng thí nghiệm vi sinh vật và Phòng phân tích phẩm chất lúa gạo.

Bên cạnh đó, nhờ chính sách tăng cường cơ sở vật chất khoa học của Bộ NN-PTNT, dự án công nghệ hạt giống; Rockefeller Foundation, chương trình ITEC (Ấn Độ), chương trình CLUES do IRRI và ACIAR (Úc) tài trợ…Viện đã có những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nghiên cứu như hôm nay về công nghệ sinh học, khoa học đất, bệnh cây, côn trùng, trạm khí tượng, công nghệ hạt giống.

2.2 Tạo nguồn

Trong chặng đường lịch sử phát triển của Viện, nội dung đào tạo con người là ấn tượng nổi bật. Trong suốt những năm đầu, Viện vừa xây dựng, vừa đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học. Ban Lãnh đạo Viện lúc bấy giờ xác định công tác đào tạo là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Từ năm 1982, GS Nguyễn Văn Luật từ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) về làm Giám đốc trung tâm và sau này là Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL giai đoạn 1985-1999. GS Luật hồi tưởng: "Thời tôi làm Viện trưởng, có những năm Viện đưa đi rất nhiều cán bộ trẻ đi nghiên cứu sinh, tu nghiệp theo các lĩnh vực chuyên ngành ở các nước có nền tảng nghiên cứu nông nghiệp tiên tiến".

Dấu ấn ngoại giao trong những năm đầu hòa bình mở ra nhiều cơ hội thuận lợi lớn, tạo tiền đề để Viện Lúa ĐBSCL phát triển sau này. Cột mốc ban đầu là sau chuyến thăm Ấn Độ của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào đầu năm 1976. Ấn Độ đồng ý hợp tác khoa học hai công trình trọng điểm trong nông nghiệp: Viện Lúa ĐBSCL đặt tại Ô Môn, Hậu Giang (tỉnh cũ) và Trung tâm trâu sữa Murah, đặt tại Bến Cát, Sông Bé (tỉnh cũ).

Cuối 1976, ông Swamminathan thừa ủy quyền của bà Indira Ghandi (cố Thủ tướng Ấn Độ) đến Việt Nam cùng với Thứ trưởng Ngoại giao Lê Duy Trinh, đặt nền móng cho cam kết của lãnh đạo hai nước. Năm 1981, ông E.A. Siddiq, tiến sĩ chuyên ngành di truyền giống, thay mặt ICAR (Hội đồng tư vấn khoa học nông nghiệp Ấn Độ) đến Viện Lúa ĐBSCL soạn thảo chi tiết kế hoạch đào tạo và trang thiết bị viện trợ (với sự tư vấn của nhiều nhà khoa học ở phía Nam thời ấy: Thầy Nguyễn Đăng Long, Lưu Trọng Hiếu, Tô Phúc Tường, Phạm Văn Kim, Nguyễn Văn Huỳnh…).

Viện đã tranh thủ đội ngũ chuyên gia Ấn Độ để đào tạo cán bộ khoa học tại chỗ, đồng thời xây dựng kế hoạch để đưa cán bộ trẻ sang Ấn Độ đào tạo. Viện Lúa Quốc tế (IRRI) kết hợp với UPLB (University of Philippines, Los Banos) là địa chỉ đào tạo rất hiệu quả cho nhiều cán bộ khoa học của Viện cho đến bây giờ.

Sau đó, Viện đã khai thác rất có hiệu quả nguồn học bổng từ các nước Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Italy, Hoa Kỳ, mở ra nhiều hướng hợp tác mới giúp tăng cường tiềm năng nguồn nhân lực khoa học của Viện. Nhiều cán bộ khoa học của Viện đã tốt nghiệp tiến sĩ ở Ấn Độ đã thực sự trưởng thành và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học và quản lý nhà nước thuộc Bộ NN-PTNT.

2.3 Nảy mầm

Từ những năm 1982-1990, Viện bắt đầu lai tạo lúa với định hướng: “Lúa cao sản ngắn ngày, trồng trước và sau lũ”, giải quyết trước mắt mục tiêu an ninh lương thực của cả nước. Trước 1989, nước ta phải nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn lương thực mỗi năm. Ở ĐBSCL có 1,7-2,0 triệu ha canh tác lúa, chủ yếu là lúa mùa một vụ. Lúa cao sản lúc đó chiếm khoảng 30-40%.

15-37-42_ruong_lu_thuc_nghiem_hon_40_h_o_vl_dbscl_-_nh_nvt
Ruộng lúa thực nghiệm hơn 40 ha ở VL ĐBSCL. Ảnh: NVT.

Diện tích lúa hai vụ tăng dần với tốc độ nhanh nhờ sử dụng nhóm giống có thời gian sinh trưởng 110-120 ngày rồi 105-110 ngày và gần đây là 90-100 ngày. Giống OM80 được lai tạo và chọn lọc (của Nguyễn Văn Loãn và các cộng sự) là giống đại trà đầu tiên rất thành công. Thời bấy giờ, giống đại trà du nhập từ IRRI là IR19660 rất thịnh hành sau thời kỳ hoàng kim của IR36.

Theo GS Bùi Chí Bửu, trong giai đoạn này là thời kỳ lai tạo với tốc độ 150-200 cặp lai mỗi năm, là tiền đề để nhiều giống lúa cao sản được phát triển sau đó. Sổ lai được ghi chép liên tục hàng năm, và được quản lý tốt theo hướng dẫn của GS Chandra Mohan, và qui trình của IRRI. Giống OM576 cũng được ra đời trong thời kỳ này, sinh trưởng 120-125 ngày, chịu khô hạn và mặn khá, trở thành giống chủ lực của bán đảo Cà Mau và Đông Nam Bộ trong nhiều năm và hiện nay vẫn còn tồn tại trong sản xuất với nhiều tên như OM576, Hầm Trâu, Siêu Hầm Trâu…

Kết quả sau gần 12 năm (từ khi thành lập 1977), giống lúa OM 80 (nguồn gốc IR36/IR5853-229) mang tên OM do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo được công nhận chính thức vào năm 1988. Giống lúa mới trong thời gian rất ngắn, đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất ở ĐBSCL lúc bấy giờ.

Thành quả đào tạo cán bộ khoa học của Viện có nhiều đóng góp vào thành tựu chung cho nền nông nghiệp nước nhà. Một số cán bộ khoa học sau này lãnh đạo nhiều đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, như: Thứ trưởng Bùi Bá Bổng, Nguyễn Thơ (Tổng GĐ Công ty Bông VN), Nguyễn Minh Châu (Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam - SOFRI), Bùi Chí Bửu (Phó GĐ Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện trưởng Viện KHKTNN Miền Nam); Đặng Kim Sơn (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và PTNT); Nguyễn Xuân Lai (Viện trưởng Viện Nông hóa Thổ nhưỡng); Nguyễn Trí Hoàn (Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm). Viện lúa ĐBSCL chọn tạo được trên 180 giống lúa và phát triển trên 180 giống lúa các loại. Trong đó có 82 giống được công nhận giống quốc gia. Hiện nay trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện Lúa đóng góp 5 giống.III. THÀNH QUẢ VÀ CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC

Từ giữa thập niên 1980 sản xuất lúa gạo ở nước ta đạt bước tiến thần kỳ. Vượt qua giai đoạn thiếu hụt lương thực, ĐBSCL là vựa lúa của cả nước vừa đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời sản lượng lúa hàng hóa không ngừng tăng lên. Việt Nam trở lại thị trường xuất khẩu gạo sánh cùng các quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Đó là thời đoạn bộ giống lúa OM cao sản ngắn ngày của Viện Lúa ĐBSCL phát huy vai trò chủ lực trong sản xuất được chuyển giao rộng khắp cho nông dân.

3.1 Bộ giống chủ lực quốc gia

Chỉ trong 9 năm (2007-2015), Viện Lúa ĐBSCL có đến 26 giống lúa OM được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức là bộ giống quốc gia. Một kỳ công đáng ghi nhận về các công trình nghiên cứu của những cá nhân, tập thể các nhà khoa học và cán bộ của Viện suốt năm tháng miệt mài lai tạo.


Nông dân tham quan giống lúa mới OM tại ruộng thực nghiệm Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: Hưng Phú.
Đặc biệt tại ĐBSCL, trong 12 giống được trồng phổ biến nhất từ năm 2000 đến nay có 10 giống do Viện chọn tạo (OM1490, OM4498, OMCS2000, OM2517, OM4088, OM3536, OM4218, OM4900, OM6162 và OM6976).

Theo kết quả điều tra của Cục Trồng trọt năm 2015, các giống lúa do Viện Lúa chọn tạo được trồng phổ biến ở các vùng Duyên hải miền Trung và Tây nguyên chiếm 37,68%, ở vùng Đông Nam Bộ chiếm 45,38% và đặc biệt ở ĐBSCL chiếm trên 80% diện tích gieo trồng.

GS Bùi Chí Bửu cho rằng: Đây là thời kỳ chuyển hướng cải tiến chất lượng gạo phục vụ xuất khẩu. Viện Lúa đã mất ít nhất 5 năm để cải tiến hạt gạo dài 7 mm và mất ít nhất 10 năm để cải tiến hàm lượng amylose trung bình. Những nghiên cứu cơ bản về di truyền tính trạng chất lượng gạo là đề tài của nhiều luận án tiến sĩ đã được thực hiện tại đây.

Điển hình giống OM3536, gạo ngon, thơm nhẹ, được xem là nguồn gạo trộn với các giống đặc sản cho đến ngày nay. Trong khi giống nếp OM85 vẫn còn là giống nếp chủ lực phục vụ xuất khẩu của Long An, Tiền Giang.

Việc khai thác đột biến phóng xạ được tiến hành với kết quả phát triển thành công giống Tài Nguyên đột biến TN128 và Tép Hành đột biến (của nhà chọn giống TS Phạm Văn Ro và cộng sự). Giống TN128 trở thành giống chủ lực tại Vĩnh Long trong thời gian rất dài.

Cũng từ thập niên 1990, Viện Lúa bắt đầu tiến hành khai thác lúa ưu thế lai với hai giống được công nhận khu vực hóa UTL1 và UTL2. Du nhập gen mục tiêu từ lúa hoang sang lúa trồng được khai thác thành công, tạo ra dòng lúa chống chịu rầy nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá và chịu phèn.

Tuy nhiên cũng cần nói thêm trong thập niên 1990 (1990-2000), vùng ĐBSCL được Chính phủ quan tâm đầu tư thủy lợi rất mạnh mẽ. Nhờ đó giống lúa cao sản cực ngắn ngày của Viện lúa đã thực sự được phát huy. Nhiều giống được phát triển thành công, trong đó giống có diện tích trồng đại trà lớn và duy trì khá lâu là OM1490.

Còn giống OM269 khá thành công ở vùng duyên hải Nam Trung bộ. Riêng OM1490 theo chân các chuyên gia Việt Nam trong các chương trình hợp tác giúp đỡ kỹ thuật trồng lúa ở các nước như Cuba, Iraq, một số nước Châu Phi, Bangladesh… đã phát huy hiệu quả.

3.2 Cho cây lúa mãi xanh tươi

Cuộc “cách mạnh xanh” cho cây lúa ở ĐBSCL thành công không chỉ có giống lúa tốt. Ngay từ những ngày đầu thành lập Viện, những thí nghiệm phân bón cho lúa đã được thực hiện có hệ thống với sự hợp tác của chuyên gia IRRI, Ấn Độ và Nhật Bản. Sau đó, có một vài chương trình hợp tác thông qua dự án CARD hoặc ACIAR của Úc.

Trong 25 năm với nhiều công trình nghiên cứu thí nghiệm phân bón cho lúa, cân đối NPK; gần 20 năm thí nghiệm ảnh hưởng chôn vùi rơm rạ và nhất là với biến đổi khí hậu đặt ra cho canh tác lúa phải quản lý carbon trong đất… đã đóng góp quan trọng cho quá trình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật canh tác. Đó là kết quả 16 công trình khoa học của Viện Lúa được công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp quốc gia.

Vào thời kỳ chuyển từ lúa mùa một vụ sang trồng lúa cao sản ngắn ngày nông dân ĐBSCL từng mất ăn mất ngủ vì sâu bệnh hoành hành. Vì lẽ đó theo GS Bửu, hoạt động BVTV gắn liền với lịch sử phát triển của sâu bệnh hại tại ĐBSCL, từ khi chuyển đổi cơ cấu lúa mùa một vụ, sang cơ cấu 2 vụ lúa đến 3 vụ lúa/năm, đặc biệt diễn biến rầy nâu và bệnh đạo ôn vô cùng phức tạp. Tác động tích cực của đa dạng sinh học luôn được đặt ở vị trí trọng yếu, trong chiến lược bảo vệ cây trồng, khi hệ thống canh tác truyền thống bị phá vỡ.

Cuộc “cách mạnh xanh” cho cây lúa ở ĐBSCL thành công không chỉ có giống lúa tốt.

Từ đó nhóm các nhà khoa học chuyên ngành BVTV đầu tiên của Viện đã đóng góp nhiều công sức nghiên cứu bệnh cây, côn trùng, tuyến trùng. Viện đã công bố rất sớm vai trò của thiên địch bao gồm con ăn mồi và con ký sinh, khi quản lý rầy nâu ở vào giai đoạn cực trọng của ĐBSCL (trong những năm 1978, 1980, 1986, 1996, 2002, 2007, và 2011).

Viện khởi động sử dụng chế phẩm nấm trắng, nấm xanh: ký sinh rầy nâu, được chính thức trở thành qui trình áp dụng vào năm 2002. Đồng thời Viện là thành viên tích cực trong sáng kiến 3 giảm - 3 tăng hay trước đó, là phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM của FAO) với chiến dịch 30 ngày đầu không phun thuốc trên ruộng lúa.

Đáng kể, GS Bửu nhận định: Chiến lược đa dạng cây trồng phải dựa trên cơ sở di truyền đa dạng. Ý tưởng quản lý ba cấp độ giống lúa là đóng góp của GS Nguyễn Văn Luật,v ới một bộ giống lúa chủ lực gồm 5-6 giống, trồng tập trung, chiếm khoảng 60% diện tích gieo trồng, bên cạnh là bộ giống bổ sung 8-10 giống có qui mô gieo trồng 1-2%, cộng với nhiều giống triển vọng cho khảo nghiệm trên ruộng nông dân; để có một nền tảng di truyền trên đồng ruộng đa dạng, vừa phục vụ cho sản xuất hàng hóa, vừa giảm thiểu sự tấn công và biến chủng của dịch hại.

3.3 Mô hình quản trị đúng hướng

Suốt chặng đường hơn 40 năm, Viện Lúa ĐBSCL được Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để từng bước trở thành một Trung tâm khoa học nông nghiệp của vùng ĐBSCL và của cả nước.

Nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống lúa của Viện lúa là thành tựu rõ nét, có tác động hiệu quả đến việc tăng trưởng sản lượng lúa ở ĐBSCL khoảng 5-6 triệu tấn /năm (1977) cho đến nay đạt hơn 25 triệu tấn năm, tăng gấp 4 lần trong vòng 40 năm là một dấu ấn lịch sử.
Mô hình quản trị của Viện chứng minh tổ chức khoa học đáp ứng yêu cầu của một cơ quan nghiên cứu khoa học trong từng giai đoạn. Ngày nay Viện Lúa đang trong giai đoạn cải tiến, tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, không chồng chéo chức năng và nhiệm vụ để năng cao hiệu quả hoạt động và phù hợp với tinh thần chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng tự chủ.

Viện có 14 đơn vị trực thuộc, bao gồm: Khối quản lý 3 đơn vị (Phòng Hành chính Tổ chức, Phòng Kế toán - Tài vụ, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế); Khối nghiên cứu 8 đơn vị (Bộ môn BVTV, Bộ môn Công nghệ sinh học, Bộ môn Cơ cấu cây trồng, Bộ môn Cơ điện nông nghiệp, Bộ môn Di truyền Chọn giống, Bộ môn Kỹ thuật canh tác, Bộ môn Khoa học đất và Vi sinh vật, Phòng Thí nghiệm trung tâm) và Khối dịch vụ và sản xuất 3 đơn vị (Phòng khảo nghiệm, kiểm nghiệm và kiểm định giống cây trồng; Phòng sản xuất và dịch vụ giống; Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp).

Trong bối cảnh mới của sự phát triển thị trường lúa giống có nhiều thành phần kinh tế DN và HTX, Tổ hợp tác sản xuất tham gia. Tiếp tục tiến bước trên con đường phía trước, trong bối cảnh thị trường lúa gạo đang có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ từ “lượng” sang “chất”.

TS Trần Ngọc Thạch nhận định: “Nếu muốn hướng đến nâng cao giá trị hạt gạo chúng ta phải tham gia vào phân khúc thị trường gạo ngon cao cấp và chấp nhận cạnh tranh với một vài nước đang giữ thế độc quyền. Phân khúc thị trường loại gạo này tuy không lớn, số lượng bán ít nhưng giá trị hạt gạo nâng cao”.

Viện Lúa hoàn toàn làm chủ được phương pháp chọn tạo truyền thống, lai giống và chọn lọc giống. 

Từ những thành tựu đạt được và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, tiềm năng về nhân lực, Viện Lúa hoàn toàn làm chủ được phương pháp chọn tạo truyền thống, lai giống và chọn lọc giống.

“Trong 10 năm tới Viện tập trung nghiên cứu giống lúa gắn với thị trường, nâng cao chất lượng gạo phù hợp với thị trường tiêu thụ, đồng thời chọn tạo bộ giống thích ứng trong điều kiện BĐKH; tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Bên cạnh việc cải tiến, nâng cấp những giống lúa cũ phổ biến, khả năng thích nghi rộng, Viện sẽ chọn tạo giống mới có sự phối hợp với Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng.

“Tương lai không xa sẽ cho ra đời bộ giống lúa mới đáp ứng theo từng phân khúc gạo trên thị trường; đồng thời phục tráng lại một số giống lúa đặc sản địa phương đáp ứng theo yêu cầu xây dựng vùng lúa chuyên canh; đồng thời tổ chức đánh giá lại nguồn tài nguyên bản địa của một số giống lúa địa phương, tìm nguồn gen tốt để khai thác trong chương trình lai tạo..”, TS Thạch nhấn mạnh.

“Lịch sử đang đặt ra cho Viện lúa ĐBSCL những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, biến đổi khí hậu cực đoan, và qui mô sản xuất nhỏ. Viện rất mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ, thế hệ những nhà khoa học đang kế tiếp truyền thống vẻ vang của một đơn vị “Anh hùng lao động” trong thời kỳ đổi mới”.

Giáo sư Bùi Chí Bửu

xem thêm

Viện Lúa xây dựng và phát triển





VIỆN LÚA XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Hoàng Kim


Chúc mừng Viện Lúa xây dựng và phát triển 42 năm qua (1977-2019) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, hệ thống canh tác cây trồng, vật nuôi lấy lúa làm nền, góp phần đưa năng suất lúa từ 2 – 3 tấn/ha/vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL hơn gấp 6 lần từ khoảng 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm 2019





vienlua2017
VIỆN LÚA BÀI HỌC THÁNG NĂM

Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long địa chỉ Xanh Việt Nam rạng danh cho Tổ Quốc địa chỉ tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ Điện thoại: 0710 3861954; Fax: 0710 3861457; Website: http://www.clrri.org thành viên Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long có tiền thân là Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL thành lập ngày 31/1/1977. Trong gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Viện Lúa đã bảo tồn hơn 3.000 mẫu giống lúa được đánh giá và tư liệu hóa, đã chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất 166 giống lúa, phần lớn là giống lúa OM thời gian sinh trưởng ngắn 90 – 100 ngày; các giống lúa OMCS cực sớm.

Viện Lúa đạt thành tựu to lớn như hôm nay là do tập hợp và phát huy được năng lực của một đội ngũ chuyên gia tuyệt vời đầy tài năng và một đội ngũ các lãnh đạo qua các thời kỳ thật tâm huyết. Thầy Trần Như Nguyện, nguyên Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL, Giáo sư Tiến sĩ  Nguyễn Văn Luật, Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Giáo sư Nguyễn Thơ,  Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, nguyên Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện KHKTNN Miền Nam, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL; Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và PTNT, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa; Phó Giáo sư Tiến sĩ  Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, Tiến sĩ  Nguyễn Xuân Lai, Viện trưởng Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Dư, nguyên Cục phó Cục Trồng trọt, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, nguyên Viện trưởng Viện Lúa, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang  nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam đạt Giải thưởng Khoa học quốc gia 2016 L’Oreál – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học, cùng với một đội ngũ đông đảo những chuyên gia giỏi, những trí thức nông nghiệp tài năng tận tụy dấn thân vì đại nghĩa, sống thanh đạm, giản dị, say mê  với sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học tạo giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để mang lại đời sống tốt hơn cho người dân .





vienluathambacgiap
Chúc mừng con đường lúa gạo Việt Nam. Chúc mừng các gương thầy bạn thân thiết, Chúc mừng Viện Lúa với lớp trẻ đang tiếp bước thầm lặng vươn tới tầm cao mới khoa học nông nghiệp, tận tâm cống hiến cho quê hương. Thành tựu 40 năm qua của Viện Lúa là bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước.





buibabongciat45
Thành quả đào tạo cán bộ khoa học của Viện có nhiều đóng góp vào thành tựu chung cho nền nông nghiệp nước nhà. Một số cán bộ khoa học sau này lãnh đạo nhiều đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, như: Thứ trưởng Bùi Bá Bổng (người bên phải hình với Tổng Giám đốc CIAT), và nhiều người xuất sắc như đã nêu trên. Viện lúa ĐBSCL đến năm 2019 đã chọn tạo được trên 180 giống lúa và phát triển trên 180 giống lúa các loại. Trong đó có 82 giống được công nhận giống quốc gia. Hiện nay trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện Lúa đóng góp 5 giống.





giaobancaylua
VỀ MIỀN TÂY, CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM , … mãi mãi là suối nguồn tươi trẻ.



oitiengvietnhubunvanhulua
VỀ MIỀN TÂY
Hoàng Kim

Sao anh chưa về miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ, Sóc Trăng, sông Tiền, Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.

Anh hãy về Bảy Núi, Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?.

*

Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.

Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.



omluagiongcongoc
OM Lúa Giống nẩy mầm xanh, Viện Lúa xây dựng và phát triển, các gương mặt thầy bạn thân thiết, ‘lúa mới vòng tròn nhân quả: hoa lúa – hột lúa bùn ngấu – cây lúa – hạt gạo’, bài học thầm lặng nổ lực vươn tới dâng hiến ngọc cho đời.†††††††††††††††††† Viện Lúa: Huân chương độc lập Hạng I năm 2014, Hạng II năm 2007, Hạng III năm 2002; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000; Giải thưởng phụ nữ Việt Nam 2013 cho tập thể nữ Huân chương lao động Hạng I năm 1996, Hạng II năm 1990, Hạng III năm 1986; Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000, Giải thưởng  Kovalepskaia.

Học để làm theo Viện Lúa ĐBSCL (Learning by Doing) là tâm nguyện và bài học lớn: Chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu Việt Nam (siêu xanh, năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, chịu mặn hạn, ít sâu bệnh, vật liệu khởi đầu); kết nối lúa siêu xanh Việt với CAAS IRRI với Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên; gắn bó với thầy bạn quý, đồng hành trên con đường lúa gạo Việt Nam.

http://quochoitv.vn/hoat-donglanh-dao-dang-nha-nuoc/2016/6/vien-lua-dbscl-can-tao-ra-cac-giong-lua-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau/127934
††


saothannong

SAO THẦN NÔNG LÚA GẠO VIỆT NAM

Lúa gạo Việt Nam khi dạy và học, chúng ta liên tưởng tới sao Thần Nông trên bầu trời. Thần thoại phương Đông đưa sao Thần Nông vào Thanh Long là một sinh vật đầy sức mạnh nhưng nhân từ, sứ giả báo trước của mùa xuân. Sao Thần Nông là chòm sao Thiên Yết (Scorpius) một trong những chòm sao sáng rõ nhất của 12 chòm sao hoàng đạo, nằm gần chòm sao Thiên Xứng (Libra) trên ‘đường đi của thần mặt trời’. Chòm sao Thần Nông có một ngôi sao cấp I, năm ngôi sao cấp II và mười ngôi sao cấp III. Những ngôi sao sáng này xếp thành hình chữ S (Thiên Yết, Bọ Cạp, Hổ Cáp).
Viện Lúa ĐBSCL là chòm sao Thần Nông trong dãi Ngân Hà lồng lộng vô số sao sáng trời Nam. Suy tư về Gạo Việt “ấp ủ” giấc mơ thương hiệu, tôi tâm đắc nhiều về bài học ‘Dưới đáy đại dương là ngọc’ và thường nghĩ về những người huyền thoại lúa Nam Bộ, trong đó có nhiều người thuộc Viện Lúa ĐBSCL.



Giáo sư bác sĩ Nông học Lương Định Của, anh hùng lao động, giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật, cuộc đời và sự nghiệp còn mãi với thời gian, với con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước, kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975- 2019) có tốc độ tăng năng suất vượt trên 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới. Đại Ngãi Trường Khánh Long Phú Sóc Trăng Nam Bộ Việt Nam là quê hương của bác học Lương Định Của. Đó cũng chính là nơi khởi phát và tỏa rộng con đường lúa gạo Việt Nam, thành tựu và bài học lớn. ” Nhất ông Của, nhì chuyên gia, thứ ba chỉ đạo”. Tức là cán bộ thuộc các đoàn chỉ đạo của bộ là nhàn nhất ( lúc đó còn HTX mà, xã viên còn nhàn nữa là.) Đoàn chuyên gia TQ thì vất vả hơn vì các chuyên gia đa phần là nông dân, giỏi thực hành nên cán bộ Việt Nam cũng phải thực hành theo. Còn Viên ông Của thì vất vả nhất, làm theo định mức, nếu việc không có định mức thì phải làm đủ 8 h, theo kẻng.



Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng và Nguyễn Văn Luật lúa OM và OMCS Con đường lúa gạo Việt Nam từ Sóc Trăng kết nối Hậu Giang, Cần Thơ, Viện Lúa và tỏa rộng nhiều vùng đất nước thấp thoáng chân dung năm anh hùng lao động nghề lúa: Giáo sư Nguyễn Văn Luật tác giả chính của cụm công trình lúa OM và OMCS giải thưởng Hồ Chí Minh và chủ biên sách lúa Việt Nam thế kỷ 20 ba tập 1500 trang; kỹ sư Hồ Quang Cua nghiên cứu chọn tạo và phổ biến ứng dụng rộng rãi hàng chục vạn hecta gạo thơm Sóc Trăng trong sản xuất; Giáo sư Võ Tòng Xuân là Thầy Xuân lúa và hệ canh tác, bác Trần Ngọc Hoằng và kỹ sư Trần Ngọc Sương với câu chuyện ‘Dưới đáy đại dương là ngọc‘.



Giáo sư Võ Tòng Xuân, là chuyên gia lúa và hệ canh tác, anh hùng lao động, người con của quê hương Nam Bộ.  Bài học thực tiễn từ người Thầy, lúa sắn Việt Nam tới châu Phi, Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Namthông tin của GMX Consulting về Thầy đã cho thấy một phần những việc mới nhất của thầy lúa độ tuổi trên 80 vẫn tiếp tục đi tới trên con đường giáo dục nông nghiệp.




Hai cha con đều là anh hùng Trần Ngọc Hoàng Trần Thị Sương Dưới đáy đại dương là ngọc‘: “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời … Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình, …” . Sự kiện ngày 15 tháng 8 năm 2009 đến nay trong lòng dân đâu đã quên và chuyện đâu đã khép lại. Hôm bác Năm Hoằng mất, chúng tôi gần như đi suốt đêm từ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Đồng Nai) về Nông trường sông Hậu (Hậu Giang) để kịp viếng bác. Tôi biết ơn bác Năm đã năm lần lội ruộng thăm đồng Trung tâm Hưng Lộc và đã gợi ý cho tôi nhiều điều. Trong đó có một lần bác tặng cho tôi chiếc máy điện thoại di động “Cháu giữ mà dùng, bác mua lại cái khác”, “Thông tin là cần thiết, đừng tiết kiệm quá con ạ !” “Chưa kỹ đâu con đừng vội làm sư” “Bác có chút kinh nghiệm thau chua, rửa phèn, lấn biến” “Hiểu cây và đất thì mới làm ra được giống mới con ạ !” “Phải sản xuất kinh doanh khép kín mới khá được” “Dưới đáy đại dương là ngọc !”. Những bài học của bác Năm và chị Ba đã giúp chúng tôi rất nhiều. Tôi mắc nợ câu chuyện này đã nhiều năm. Tôi chỉ neo được một cái tựa đề  và ít tên người để thỉnh thoảng nhớ lại. Kể về họ là sự chiêm nghiệm một đời. Chúng ta chắc vẫn còn nhớ câu chuyện “Hai cha con đều là anh hùng” và Trở lại nụ cười Ba Sương Lâu nay chúng ta đã xúc động nhiều với cuộc đời bất hạnh của chị Ba Sương nhưng hình như việc “tích tụ ruộng đất” “lập quỹ trái phép”, và “xây dựng nông trại điển hình” của Nông trường sông Hậu thời bác Năm Hoằng và chị Ba Sương cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo để rút ra những bài học sâu sắc về tầm nhìn, quan điểm, cách đầu tư khép kín trong nông nghiệp. Bác Năm đã yên nghĩ, chị ba Sương kêu án tù 8 năm và được thả. Người đương thời chưa thể mổ xẻ và phân tích đúng sai về cách “lập quỷ trái phép” và “tích tụ ruộng đất” nhưng nếu khép lại điều này thì không thể nói rõ nhiều việc và cũng không đúng tâm nguyện của những bậc anh hùng trượng nghĩa Nam Bộ đã quyết liệt dấn thân trọn đời cho sự nghiệp và niềm tin ấy.
†††††††††††††††
Mỗi người chúng ta chỉ nhỏ nhoi thôi trong sự trường tồn và đi tới mãi của dân tộc. Nhưng tôi nhớ và tôi tin câu nói của Nguyễn Khải: “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại“.“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.




ThayQuyennghenongcuachungtoi

Giáo sư Mai Văn Quyền, Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi, là chuyên gia thâm canh lúa và nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Thầy trên 80 xuân mà vẫn phong độ, vui vẻ lội đồng và họp bạn nhà nông. Ảnh thầy Quyền cùng với thứ trưởng Lê Quốc Doanh ở Cần Thơ.†



Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phó Giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng và vợ là Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Hòa đều là chuyên gia chọn giống và công nghệ sinh học cây lúa. Ảnh Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT (thứ hai từ bên phải) và anh hùng lao động Hồ Quang Cua (thứ nhất bên trái) trong hội thảo đầu bờ trên cánh đồng mẫu lớn.


Ảnh Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Hòa Viện Lúa ĐBSCL tiếp thầy trò lúa Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh



GS.TS. Nguyễn Thị Lang (người ở giữa thứ hai phải qua) là một trong những nhà khoa học nữ tiêu biểu của Việt Nam, trưởng phòng công nghệ sinh học, Trường đại học An Giang và Trường đại học Cửu Long, giáo sư bộ môn di truyền và chọn giống cây trồng, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.



nguyenthilang-omluagiongcongoc
Giáo sư Lang trong hơn 25 năm qua (1990-2016) đã chọn tạo và đưa vào sản xuất  thành công được 31 giống lúa tốt và 16 quy trình kỹ thuật canh tác đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Nam, chủ yếu và vùng Đồng Đằng Sông Cửu Long. Chị cũng đã công bố trong nước và quốc tế trên 110 bài báo khoa học, xuất bản nhiều sách chuyên khảo và sách phổ thông nghề lúa, hướng dẫn nhiều thạc sĩ, tiến sĩ , thực hiện nghiên cứu giảng day và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp trong các chuyên ngành nông học, công nghệ sinh học, di truyền và chọn giống cây trồng. †††††††††††


GS.TS Nguyễn Thị Lang sinh năm 1957 tại Bến Tre, nguyên là sinh viên Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh niên khóa 1974-1979. Sau đó, từ cuối năm 1979 đến đầu năm 2006,  chị lần lượt làm cán bộ,  phó trưởng phòng kế hoạch khoa học Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre, tiếp đấy làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Khoa học Việt Nam năm 1990-1994, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1994, làm thực tập sinh sau tiến sĩ về di truyền phân tử tại Viện Lúa Quốc tế (IRRI) tại Philippine từ năm 1996-1998, tham gia nghiên cứu bản đồ gen QTL giống lúa chống chịu mặn tại Trung tâm Khoa học Nông nghiệp Quốc tế (JIRRCAS). Từ đầu năm 2006 đến nay, chị làm Trưởng bộ môn Di truyền và Chọn giống Viện Lúa ĐBSCL. GS.TS Nguyễn Thị Lang ngoài sự đam mê và thành công trong nghiên cứu giảng dạy khoa học cây lúa, cũng có nhiều thành công trong nghiên cứu genome cây đậu tương, đậu xanh, cây ăn trái, cây thuốc nam, ngô, lạc, hoa… nghiên cứu phát hiện các gen ứng cử viên cho mục tiêu chống chịu khô hạn, phèn, mặn, ngập úng và gen kháng sâu bệnh hại, góp phần nâng cao phẩm chất nông sản và phục vụ cho phát triển an toàn lương thực. Chị cũng dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy tại các trường đại học An Giang, Cần Thơ, Mekong, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tham gia nhiều hội nghị hội thảo đầu bờ với nông dân với bước chân trải nghiệm rộng khắp nhiều vùng đất nước .††††††††††



Giáo sư Bùi Chí Bửu và vợ là giáo sư Nguyễn Thị Lang đều là chuyên gia di truyền và chọn giống lúa. “Lang Bửu lúa” đều chung niềm đam mê cây lúa và đều đạt những thành tựu khoa học thật đáng ngưỡng mộ. Viện Lúa ĐBSCL còn nhiều câu chuyện dâng hiến lặng lẽ và nhiều bài học thành công khác nhưng chỉ với năm diện mạo tiêu biểu “Thầy Luật lúa”, ‘Bổng Hòa lúa’, “Lang Bửu lúa” chúng ta đã có năm câu chuyện đời thường huyền thoại lúa dầy dặn của những gương sáng nghị lực tâm huyết mẫu mực giữa đời thường.


Bốn mươi năm Viện Lúa chặng đường phát triển hạt ngọc Việt đã trãi qua biết bao vinh quang nhưng cũng biết mấy nhọc nhằn. Viện Lúa nằm ở giữa tâm điểm của những  của những kết nối hợp tác mà cho đến nay chúng ta vẫn thiếu những bài viết kể lại những câu chuyện và đánh giá về những thầy bạn thân thiết đã làm nên những điều kỳ vĩ ấy.

Ông Nguyễn Minh Nhị là cựu Chủ tịch tỉnh An Giang là lá cờ đầu của sản lượng năng suất và diện tích lúa cao nhất Việt Nam. Ông Bảy Nhị là người đặc biệt tâm huyết với cây lúa nơi An Giang là tỉnh dẫn đầu xuất khẩu gạo Việt Nam. Cuộc đời của những ngôi sao Thần Nông đất Việt gắn bó trọn đời với cây lúa và hạt gạo Việt thật tuyệt vời. ††
Dưới đáy đại dương là Ngọc.



kdm105km981
BẢY NHỊ KÊNH ÔNG KIỆT VÀ TÔI

Tôi ngắm các bức ảnh Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi , đọc lại trang văn cũ của chính mình mà xúc động ứa nước mắt nghĩ về một thời và một lớp người. Tôi nhờ ơn tri ngộ ‘cầu hiền’ của ông Bảy và sự dẫn dắt trước đó của giáo sư Mai Văn Quyền, giáo sư Nguyễn Văn Luật, giáo sư Võ Tòng Xuân, giáo sư Đào Thế Tuấn trong Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam với lối Học để Làm (Learning by Doing) rất thiết thực và bài học hợp tác thân thiện giữa Viện Lúa ĐBSCL với Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Nông trường Sông Hậu, Trung tâm Giống Cây trồng Sóc Trăng, Trung tâm Giống và Kỹ thuật Cây trồng Phú Yên, …mà chúng tôi đã vượt lên chính mình, đạt được những thành tựu và cống hiến tốt hơn cho sản xuất.


Tôi đã có giới thiệu vắn tắt về ông Bảy Nhị tại câu chuyện “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi“, :Ông Bảy Nhị tên thật là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang. Ông vừa có bài viết “Gửi anh Nguyễn Bá Thanh: Phút 89…” đăng trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật, đang làm dư luận sững sờ vì hay và thật. Trước đó, ông Bảy cũng có bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo” mà tôi đã chọn đưa vào bài giảng cây lúa. Suy tư về thương hiệu gạo Việt không thể không nhắc tới ông Bảy.

Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lặn lội lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi là giám đốc Trung tâm để hỏi cách đưa cây gì vào khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất hoang hóa Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.†


tritonangiang

SUY TƯ VỀ THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT
Đầu xuân Đinh Dậu 2017, ông Bảy Nhị đã viết thư cho tôi : “Hoàng Kim thân mến. Sang năm mới, nhìn lại năm cũ, thấy giống khoai mì của Hoàng Kim củ to và nhiều quá chừng. Phải hồi anh Bảy có Nhà máy tinh bột Lương An Trà thì mê hết hồn với giống nầy rồi. Chúc mừng Hoàng Kim nhé! Nhân đây anh trích gởi đoạn nhật ký mới nhất ghi lại sự kiên anh đến xã Vĩnh Phước huyện Tri Tôn trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Nơi này, Ngô Vi Nghĩa và anh em Nông trường Khoai mì Afiex đã cực khổ khai hoang làm rõ phèn, chuyển đổi vùng đất hoang hóa, phèn nặng, thành nơi canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) luân canh với giống khoai mì ngắn ngày né lũ KM98-1. Cho đến nay, sau 20 năm vùng này đã  thành cánh đồng trù phú. Anh hay quay về kỷ niệm cũ, những nơi ngày xưa cực khổ để tìm lại dấu tích cái đẹp của hồn người! Thân thiết, Bảy Nhị

Ông Bảy Nhị trích Nhật ký đầu xuân 2017, đã viết:  “Ngày 30-12-2016 dự “ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi lần 3” với bà con xã Vĩnh Phước (Tri Tôn) trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Đồng ruộng kiến thiết khá hiện đại, đi lại bằng xe máy không bị cách trở, đất, nước không còn màu phèn, lúa Thần nông xanh tươi ước chừng năng suất trên 6 tấn/ha. Đất nầy trước chưa từng được canh tác vì là cái “rún phèn”. Nay sản xuất lúa Thần nông trên vùng đất khai hoang trồng khoai mì, đất được rõ phèn, ngọt hóa sau khi Nông trường của Nhà máy tinh bột Công ty AFIEX đã giải thể năm 2004. Khi lúa gạo thừa, lúa bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, người dân theo gợi ý của thị trường chuyển qua sản xuất lúa mùa nổi từ năm 2014. Nhưng không dễ! Năm trước nước nhỏ, chuột phá đến gần như mất giống, năm nay lại bị bịnh đạo ôn cổ bông, cháy lá, bạc bông, lem lép hạt … như lúa Thần nông, nhưng không dám xài thuốc, vì như vậy thì không ai mua. Hiện còn duy trì sản xuất 30 ha trong vùng theo mô hình một vụ lúa mùa, một vụ màu trên nền rạ. Đứng trên ruộng lúa mùa nổi đang vào thu hoạch, bồi hồi nhớ lại cũng trên cánh đồng nầy, 56 năm về trước (12-1960), tôi một mình suy nghĩ một mình đi”, đi qua cánh đồng lúa mùa cũng đang vào mùa gặt thế nầy đến ngọn núi trước mặt  –  Núi Dài Vạn Liên – Bây giờ, ngọn núi sau lưng tôi trong tấm hình nầy. Trong ảnh, tôi đang hỏi người gặt thì được biết công cắt 140 kg lúa/ha, và đám lúa nầy năng suất chừng 1,4 tấn/ha. Hỏi giá bán chưa ai biết. Nhưng báo An Giang (02-01-17) đăng bài về sự kiện nầy nói giá 14.000đ/kg do Tổ chức phi lợi nhuận Đức mua (giá lúa IR 50404 giá 4.500đ/kg). Một bài toán chuyển dịch cơ cấu sản xuất không dễ! Tôi buồn vì mình không còn có điều kiện cùng bà con tháo gở khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất mà tôi tin rằng nếu làm thì tôi sẽ làm được như những năm Đổi mới 1988 –  2004 tôi đã cùng làm với bà con nông dân trên cương vị Giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó Chủ tịch phụ trách Nông nghiệp rồi Chủ tịch – Vực dậy nông nghiệp An Giang 2002 – 2004 rồi mới về hưu, kết thúc phút 89’ – Một chặng đường!” “Con đường qua, lúc ban đầu do ta định hướng và bước đi thế nào đó mà kết quả thu được và hệ quả phải nhận là rất bất cập! Ta thi đua làm cho ra năng suất, sản lượng cao nhất mà không quan tâm môi trường thiên nhiên trong lành bị nhiễm hóa chất nông dược, thiên địch không còn, cá tôm, chim thú bị tận diệt, bây giờ quay lại sản xuất hữu cơ trong điều kiện cân bằng tự nhiên không còn không khác nào đi tìm “hành tinh mới”! Khó hơn là trong lòng người đã mất chữ TIN thì làm sao trị căn bịnh “dối trá” đang thành” đại dịch”? Hơn 20 năm xuất khẩu gạo mà gạo không có tên thương hiệu, thì tái cơ cấu cái gì đây cho có chữ TÍN?


HoangKim35

Vietnamese food paradise
KimYouTube

Trở về trang chính

Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam 

Trở về đầu trang
Gạo Việt chất lượng và thương hiệu
  Con đường lúa gạo Việt Nam.

15 tháng 6, 2019

Lúa Việt Nam những bài học mới




LÚA VIỆT NAM NHỮNG BÀI HỌC MỚI
Hoàng Kim


Giáo sư William Dar, người Philippines, cựu Tổng Giám đốc ICRISAT (Địa chỉ xanh Ấn Độ) hiện nay là Đại diện quốc gia, Tổng Công ty Hạt giống Prasad Philippines (https://www.facebook.com/william.dar.52) đã chia sẻ thông tin : Thị trấn Pangasinan sử dụng cơ giới hóa mùa này, bài của Hilda Austria ngày 7 tháng 6 năm 2019 tại Thông tấn xã Philippines (PNA) là cơ quan thông tấn chính thức của chính phủ Philippines: Khoảng 300 ha đất canh ở Bayambang, Pangasinan đã được trồng bằng phương pháp canh tác cơ giới trong vụ mùa này, Văn phòng Nông nghiệp Thành phố của thị trấn này tiết lộ. Máy cấy lúa có thể cấy được một ha trong vòng một giờ, nhiên liệu của máy được nông dân gánh vác, mặc dù nó sẽ chỉ tốn hai lít mỗi ha; mỗi ngày máy có thể cấy 8-10 ha. (xem hình ảnh của PNA  và xem tiếp tại ... https://www.pna.gov.ph/articles/1071772…)

Bản sao thông tin:


BAYAMBANG, Pangasinan -- Some 300 hectares of farmlands here have been planted using mechanized farming this cropping season, the Municipal Agriculture Office (MAO) of this town revealed. Municipal Agriculturist Artemio Buezon, in an interview Friday, said they target to plant using planter machines on 500 hectares of land here.

Buezon said the town has three planters; one from the Department of Agriculture given to a seed grower association in the town while the other two are bought by Mayor Cezar Quiambao.
“We have scheduled the farmers per barangay in order to accommodate all of them, but only those whose farmlands have water irrigation were allowed to use the planter,” he said.

Buezon disclosed that with a planter machine, a one hectare of land can be planted within an hour whereas with the traditional planting, a hectare will take a day to finish.

“In one day, it can finish planting in ten hectares of land, especially if the farmlands are within nearby proximity. It also saves manpower, as it only needs at least one person who will operate the machine, whereas a traditional planting would require 15-20 persons to plant in a hectare of land,” he explained.

The expenses for the fuel of the machine are shouldered by the farmers, although it will only cost two liters per hectare, Buezon added.

“We are encouraging farmers to use mechanized farming as it is more economical and efficient,” he said. (PNA)

Hoàng Kim Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới
Video nhạc tuyển

Du lịch Nha Trang
Chuyện cổ Andersen
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube
Trở về trang chínhHoàng KimNgọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

14 tháng 6, 2019

ĐBSCL, 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, 44 NĂM CHUYỂN ĐỔI
KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
Nguyễn Ngọc Trân [1]       

Tóm tắt.
Sau năm 1975 đồng bằng sông Cửu Long cùng cả nước bắt tay ngay vào công cuộc tái thiết đất nước, lúc đó đang bị bao vây cấm vận, hòa bình vẫn chưa được trọn vẹn ở hai đầu biên giới phía Bắc và Tây Nam. Đồng bằng còn phải đối diện với biến đổi khí hậu và hệ quả của việc sử dụng nguồn nước trên thượng nguồn.

Chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh kế dẫn đến những chuyển đổi về môi trường. Sự phát triển của ĐBSCL trong 44 năm qua ra sao và làm gì để có được sự tăng trưởng kinh tế ổn định, môi trường được bảo vệ, và cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện về vật chất và về tinh thần, đặc biệt sau khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ, là nội dung của bài viết.

Một vùng đất trẻ đang bị uy hiếp nghiêm trọng
Châu thổ sông Mekong là vùng đất nằm ở tận cùng của lưu vực sông Mekong, giáp với Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần của châu thổ trên lãnh thổ Việt Nam. Châu thổ được hình thành vào khoảng 6000 năm trước hiện tại (BP) từ quá trình biển lùi và từ trầm tích thượng nguồn theo sông Mekong đổ ra biển, dưới tác động tổng hợp của sông, sóng và triều. Chương trình khoa học nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long đã phân ĐBSCL thành 5 đơn vị môi trường vật lý [2], Hình 1. Sự giao thoa giữa sông và triều hình thành nên tại ĐBSCL ba tiểu vùng: (I) sông chi phối, (II) tranh chấp sông – biển, và (III) biển chi phối. Ranh giữa ba tiểu vùng không cố định. Hình 2.



Hình 1.  Năm đơn vị môi trường vật lý của ĐBSCL   Hình 2. Ba tiểu vùng từ giao thoa sông-biển

ĐBSCL bằng phẳng, thấp trũng, cao trình mặt đất so với mực nước biển phổ biến từ 0,5 đến 1,5 mét. Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đánh giá ĐBSCL là một trong ba châu thổ lớn trên thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi sự nóng lên của khí hậu toàn cầu.

Mặt khác đồng bằng đứng trước nguy cơ bị xâm thực từ biển và bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng do đói trầm tích bị các đập thủy điện trên dòng chính ở thượng nguồn giữ lại và do khai thác sỏi, cuội, cát của các quốc gia trong lưu vực, kể cả Việt Nam.

Thành tựu ấn tượng về kinh tế, thay đổi sâu sắc về môi trường

Sau năm 1975, Việt Nam bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước. Sản xuất lương thực là một nhiệm vụ kinh tế xã hội bức bách hàng đầu đặc biệt của ĐBSCL vốn được xem là vựa lúa của cả nước.

Ba vấn đề cần giải quyết là phèn, chuamặn để khai thác ba tiểu vùng đất rộng người thưa lúc bấy giờ là Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long XuyênBán đảo Cà Mau.

Khó khăn khi đó đối với đồng bằng, đặc biệt trong hai đồng lũ Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, là vào mùa mưa thì thừa nước, đồng ruộng bị ngập trắng, nhưng vào mùa khô thì lại thiếu nước trầm trọng, đất nứt nẻ, phèn xì lên từ những lớp đất phèn bên dưới bị oxy hóa. Vào mùa khô nước mặn theo triều xâm nhập sâu vào đồng bằng. Đầu mùa mưa, phèn được rửa, chảy vào kênh rạch kéo độ pH xuống thấp. Phải chờ cho bớt phèn mới bắt đầu canh tác được.

Việt Nam đã vượt qua khá thành công các thách thức này bằng sự thay đổi khá sâu sắc môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái.



Hình 3a,b

Một nỗ lực phi thường: hàng chục ngàn kilomet kênh các cấp đã được đào để tiếp ngọt, ém phèn, thao chua, rửa mặn. Nhiều trạm bơm để tiếp ngọt, tiêu úng, nhiều cống ngăn mặn, giữ ngọt và “ngọt hóa” những vùng bị nhiểm mặn đã được xây [3]. Kênh “Trung ương” Hồng Ngự - Long An đã mang nước ngọt từ sông Tiền sang đến tận sông Vàm Cở Tây, làm nhòa ranh giới lưu vực sông Mekong trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long. Để mở rộng diện tích canh tác lúa, rừng tràm trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, ở rừng U Minh bị thu hẹp dần (Hình 3a,b), các vùng trũng được “chắt cạn” nước. Nhiều vùng trũng đã phơi đáy trong đợt hạn năm 2016.

Ban đầu các bờ bao, các cống dọc theo sông kênh tại An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An được đắp tạm để ngăn lũ cho đến khi thu hoạch xong vụ lúa Hè Thu. Từ hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [4] và các tỉnh tìm cách làm thêm vụ lúa Thu Đông, nâng lên làm ba vụ một năm, bằng cách nâng cao các bờ bao làm chậm lũ thành đê bao ngăn lũ triệt để. Hình 4.



Hình 4

Tổng sản lượng lúa của đồng bằng năm 1976 khoảng 4,5 triệu tấn, năm 1986 khoảng 7 triệu tấn. Hiện nay, xấp xỉ 25 triệu tấn. Xuất khẩu gạo từ ĐBSCL chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này.

Cái giá phải trả về môi trường là tài nguyên đất bị khai thác kiệt quệ, đồng ruộng không được hứng phù sa và làm vệ sinh hàng năm vào mùa lũ như trước đây. Sâu bệnh ngày càng nhiều. Phân bón hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng liên tục, suốt năm. Tài nguyên nước bị lãng phí vì một lượng nước vào mùa mưa trước đây tràn đồng thì nay bị dồn vào trong lòng dẫn các sông kênh, chảy siết để thoát lũ, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng tăng về số lượng và về mức độ nghiêm trọng. Đa dạng sinh học, đặc biệt các loài cá đen, rùa, rắn, các loài chim, trong các hệ sinh thái ngập nước trong Đồng Tháp mười, Tứ giác Long Xuyên, Rừng tràm U Minh biến mất dần. 

Thủy sản là một thế mạnh khác, sau lúa gạo, của ĐBSCL. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, kể cả thủy sản biển hãy còn khiêm tốn trong thập niên 1980. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ĐBSCL chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước mặt hàng này.

Diện tích nuôi tôm lớn lên nhanh chóng. Trong tiểu vùng (III) quy hoạch diện tích nuôi tôm cho 5 năm đã được các tỉnh ven biển từ Bến Tre qua Cà Mau đến Kiên Giang hoàn thành trong 2 đến 3 năm, thậm chí có nơi còn nhanh hơn. Một động lực của chuyển đổi là cánh kéo giữa giá lúa và giá tôm (lúc đó giá 1 ký tôm bằng 12 ký lúa).

Có cả những cống ngăn mặn giữ ngọt trước đây được xây để canh tác lúa, (như ở Đầm Dơi, Gành Hào, tỉnh Cà Mau) bị đập phá bởi chính những người dân đã xây nên để lấy nước mặn vào nuôi tôm. Có nhiều cống ngăn mặn trong vùng ngọt hóa ở Bán đảo Cà Mau được mở thường xuyên để cho nước mặn vào các vuông tôm trong vùng. Cái giá phải trả là mất rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn ở bán đảo Cà Mau, đã không bị chất độc màu da cam hũy diệt trong chiến tranh, lại mất đi nhanh chóng nhường chỗ cho các vuông nuôi tôm. Hình 5.


Hình 5. Ảnh vệ tinh rừng ngập mặn ở Mũi Cà Mau vào các năm 1973, 1983 và 2010

Thiếu nước ngọt, để giữ cho độ mặn trong ao phù hợp cho nuôi tôm, nước ngầm đã được bơm bổ sung. Ở một số nơi trong vùng đã ngọt hóa, người dân lại khai thác nước ngầm mặn khi cần để đảm bảo độ mặn trong vuông cho tôm phát triển. Việc khai thác quá mức và khó quản lý nước ngầm dẫn đến mực nước ngầm tụt giảm nhanh và mặt đất bị sụt lún ở nhiều nơi.


Sản xuất tăng nhanh, liên tục, nhưng đồng bằng đang tụt hậu so với cả nước
Mặc dù sản xuất và đóng góp của ĐBSCL vào nền kinh tế chung cả nước liên tục tăng, từ năm 2000 thu nhập bình quân đầu người ở ĐBSCL liên tục giảm và thấp hơn bình quân chung cả nước [5]. Hình 6,7.



Sự tụt hậu của ĐBSCL so với cả nước còn được xác nhận qua số liệu một số biến đổi xã hội được trích ra từ Báo cáo quốc gia15 năm thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của Việt NamHình 8.
Nguyên nhân của tình trạng này cần được phân tích một cách khách quan và khoa học, cân nhắc đầy đủ các khía cạnh. Bài viết này chỉ đề cập đến ba vấn đề: mô hình tăng trưởng kinh tế, đầu tư trở lại cho đồng bằngmặt bằng văn hóa, giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long.

Có thể nói mô hình tăng trưởng kinh tế ở đồng bằng là một điển hình của cuộc chạy đua tốc độ không ngưng nghỉ suốt 44 năm theo số lượng, chủ yếu bằng khai thác tài nguyên, hiệu quả chưa phải là ưu tiên hàng đầu. Chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra có nhiều đứt khoản thì các mặt hàng nông sản không thể có giá trị cao được. Sản phẩm xuất khẩu thì nhiều nhưng bao nhiêu có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý?


Mặt bằng văn hóa, giáo dục là bệ phóng cho phát triển của bất kỳ một quốc gia, của một vùng lãnh thổ nào. Trong 44 năm qua, hầu như tất cả các cuộc họp về đồng bằng đều đánh giá đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trũng về giáo dục. Bảng đánh giá việc thực hiện MDG trên đây là một xác nhận. Cấp bách phải thoát ra vùng trũng bởi lẽ nếu không hành động quyết liệt, nó sẽ càng trũng hơn nữa ở thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Lũy kết ODA và FDI tại ĐBSCL trong 22 năm (1993-2014) thuộc loại thấp nhất trong các vùng trong cả nước. Cụ thể, về ODA ĐBSCL đã nhận được 5,7 tỷ USD bằng 8,2% tổng ODA mà Việt Nam nhận được. Cũng trong khoảng thời gian này, ĐBSCL nhận được 4,9% tổng FDI mà Việt Nam đã nhận được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ngoài mặt bằng dân trí và lao động đã qua đào tạo, cả hai đều là điểm yếu của đồng bằng, thì hạ tầng cơ sở giao thông là một nguyên nhân quan trọng của sự tụt hậu của đồng bằng.

Hạ tầng cơ sở về giao thông bất cập, một điểm nghẽn chính cho phát triển 
Những công trình quan trọng về hạ tầng cơ sở giao thông được xây dựng từ năm 1975 ở đồng bằng gồm có 4 cây cầu bắt qua sông Tiền (Mỹ Thuận 2000, Cao Lãnh 2018), và sông Hậu (Cần Thơ 2010, Vàm Cống 2019), đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Luong (40 km, 2010). Đường N2 kết nối Tp Hồ Chí Minh với Cà Mau với hai cầu Cao Lãnh và Vàm Cống vừa hoàn thành giai đoạn 1.

Tuy vậy Hình 9 cho thấy tình trạng nghèo nàn, bất cập về hạ tầng có sở giao thông ở ĐBSCL so với cả nước.

Năm 2009, mật độ đường bộ tất cả các loại là 1343 mét/km2; 3132 mét/1000 dân. Riêng cho Quốc lộ và đường cao tốc các mật độ là 44 mét/km2 và 103 mét/1000 dân. Cho tới nay, vẫn chưa có một luồng cho tàu biển trọng tải 20000 tấn vào tới Cần Thơ.

Tình trạng này khiến cho giá cả vật tư đầu vào thì cao, giá bán sản phẩm lại thấp, rất bất lợi cho người sản xuất. Thu nhập của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều.

Đường sá đi lại khó khăn nhất là vào mùa ngập nước cũng đã ảnh hưởng đến việc học hành của các cháu, đến phát triển giáo dục, nâng cao dân trí nói chung và về lâu dài đến sự phát triển của ĐBSCL. Điều này đã được đề cập trên đây.

Vốn đã ít, đầu tư càng phải có hiệu quả. Dự án Luồng vào sông Hậu cho tàu biển có trọng tải lớn qua kênh Quan Chánh Bố và Kênh Tắt (đào mới) cần sớm có giải pháp và rút kinh nghiệm. Trong hơn mười năm qua đã chi cho Dự án gần mười ngàn tỷ đồng mà mục tiêu đề ra còn rất xa vời, thậm chí tính khả thi và bền vững vẫn còn là dấu hỏi [7].

Định hình lại mô hình phát triển. Nghị quyết 120/NQ-CP
Giai đoạn tăng trưởng thiên về số lượngphát triển theo chiều rộng đã hoàn thành nhiệm vụ của nó. Sự chuyển đổi của ĐBSCL trong 44 năm qua mặt khác cho thấy đầu tư nói chung, đầu tư về hạ tầng cơ sở giao thông ở ĐBSCL còn nhiều bất cập. Định hình lại sự phát triển của ĐBSCL là cần thiết.

Cần thiết và còn là tất yếu vì ĐBSCL đang đối diện hai thách thức nghiêm trọng ảnh hưởng đến bản thân sự tồn tại của nó. Một, toàn cầu, là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và một, khu vực, là việc sử dụng nguồn nước sông Mekong trên thượng nguồn, mà trước tiên là xây dựng các nhà máy thủy điện trên dòng chính sông Mekong [8]. Hai thách thức này đang đặt ĐBSCL trước nguy cơ bị xâm thực và bị lún chìm. Phải chăng ĐBSCL đang bước vào chặng đường đầu của một quá trình ngược lại với quá trình đã sinh ra nó?  

Những ai chia sẻ ý kiến về sự cần thiết này đều trông đợi ở Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, được tổ chức ngày 26 – 27/09/2017 tại Cần Thơ, do Thủ tướng Chính phủ trực tiêp chủ trì.

Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ mang tên của Hội nghị đã được ban hành ngày 17/11/2017 với bốn quan điểm chỉ đạo rõ ràng:

(a) Kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, (…); chú trọng bảo vệ đất, nước và con người.

(b) Thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; (…)  phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch gắn với chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu;

(c) Tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên; chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn; (…) Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

(d) Phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long vì lợi ích chung của đất nước, Tiểu vùng sông Mê Công và quốc tế và là sự nghiệp của toàn dân, khuyến khích, huy động tất cả các tầng lớp, thành phần xã hội, các đối tác quốc tế và doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển.

Làm gì để ĐBSCL phát triển bền vững từ thực tế đã trải nghiệm?

(1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột

Để sự phát triển được bền vững, phải tác động một cách hài hòa lên ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường. thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Trải nghiệm này là một khẳng định một kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 [9].
Hài hòa có nghĩa là mọi tác động (bằng quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư, công trình, hay bằng cơ chế chính sách) đều phải có tác động tích cực cho cả ba cột trụ, hay nói cách khác, phải dẫn đến phần giao chung giữa ba vòng. Hình 10.
Sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân” cũng phải áp dụng cho ĐBSCL.

(2) Vai trò của Nhà nước là quyết định

Có vai trò quyết định bởi lẽ Nhà nước kiến tạo mô hình tăng trưởng của đất nước, của các vùng kinh tế-sinh thái trong đó có ĐBSCL, trong hoạch định các quy hoạch phát triển với tầm nhìn trung và dài hạn, các kế hoạch 5 năm, trong quyết định những dự án đầu tư công và cả với tổng mức đầu tư cao, tác động quan trọng đến môi trường và số cư dân phải di dời, tái định cư.
Hệ thống hành chính của Việt Nam hiện nay có 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã. Các quy hoạch, kế hoạch, dưới cấp quốc gia, vì những lý do hiễn nhiên, phải kết nối nhiều tỉnh. Việc xây dựng và triển khai các quy hoạch ở cấp này cần được Nhà nước quy định trong những thể chế và cơ chế phù hợp.

Việc xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch cần đến sự phối hợp liên ngành thực chất và hữu hiệu trong Chính phủ. Cần phải vượt qua tình trạng chia cắt giữa các ngành, khép kín trong ngành để khách quan phân tích đánh giá Được/Mất của từng phương án trước khi quyết định, trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, có tính đến những thay đổi sâu sắc, nhanh chóng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trách nhiệm của Nhà nước là đầu tư trở lại cho đồng bằng sông Cửu Long, như là một vùng kinh tế - sinh thái, đúng với môi trường, sinh thái, có hiệu quảtương xứng với những gì đã khai thác các dịch vụ hệ sinh thái từ ĐBSCL.

Vai trò của Nhà nước còn là xây dựng các chính sách nhằm huy động, phát huy các nguồn lực của xã hội trong việc triển khai, và cập nhật mô hình tăng trưởng theo các thành tựu khoa học và công nghệ trên thế giới. Các chính sách còn phản ánh chiến lược về nhân tài và tài năng mà Nhà nước cần sớm xây dựng, sao cho cán cân giữa “ra đi” và “trở về” hay “đến Việt Nam” trước mắt, trong trung và dài hạn có lợi nhất cho đất nước.

Theo dõi, tổng kết, rút kinh nghiệm
các công tác trên đây, đặc biệt các chương trình, dự án đầu tư tác động mạnh đến môi trường đồng bằng là không thể thiếu.
Cuối cùng, Nhà nước, đặc biệt Quốc hội, cần giám sát việc triển khai các công việc nêu lên trên đây và thông qua giám sát để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước.

(3) Vai trò của cộng đồng xã hội là không thể thiếu

Vai trò của cộng đồng xã hội là không thể thiếu vì con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của mọi chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường. Có phát triển bền vững một quốc gia, một vùng lãnh thổ được hay không, vai trò của cộng đồng xã hội, từ nhận thức đến hành động, có ý nghĩa quyết định. Những tác động của Nhà nước và của cộng đồng xã hội phải đi cùng hướng thì mới dẫn đến phần giao chung của ba trụ cột. Muốn vậy, trước khi ra những quyết định quan trọng Nhà nước cần thông báo và lắng nghe ý kiến của cộng đồng xã hội. Ngược lại cộng đồng xã hội cần xem việc đi tìm sự hài hòa của ba trụ cột là lợi ích của chính mình. Thông báo cho nhau, trao đổi với nhau, đi đến tích hợp những ý kiến đúng vào quy hoạch, kế hoạch tổng thể và ngành vì sự phát triển bền vững là cần thiết. Hình 11.



Hình 10. Ba trụ cột và phần giao PTBV    Hình 11. Vai trò của quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng xã hội phải đi cùng hướng

Trong cộng đồng xã hội, ở ĐBSCL, đóng góp của các nhà khoa học, các viện trường, ngoài nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, là nâng cao năng suất và hiệu quả của các khâu trong chuỗi các mặt hàng nông thủy sản bằng những tiến bộ khoa học công nghệ, và được hưởng thành quả lao động của mình; các doanh nghiệpdoanh nhân gắn kết các khâu của chuỗi sản phầm từ đầu vảo đến đầu ra và bằng cách này nâng cao giá trị và thương hiệu các mặt hàng nông thủy sản. Nhà nông, mỗi nông hộ, từ chỗ nhạy bén học, bắt chước nhau sản xuất, phải trở thành những doanh nghiệp “siêu vi mô” liên kết với nhau để cùng nhau đi xa và đi vững chắc trong thời buổi các nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh khốc liệt.

(4) Triển khai nghiêm túc NQ 120/NQ-CP

NQ 120 đã đúc kết ý kiến của các Bộ ngành, của các chuyên gia trong và ngoài nước tại một hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì cách đây 18 tháng. Triển khai nghiêm túc nghị quyết sẽ hướng chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường ở ĐBSCL theo hướng phát triển bền vững.

Từ những gì đã trình bày trong (1)(2)(3) trên đây, và từ tìm hiểu, trong chừng mực có thể, việc triển khai Nghị quyết của các Bộ ngành trong 18 tháng qua, tác giả có mấy nhận xét và kiến nghị với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ dưới đây.

(1) Cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo của NQ. “Nói theo NQ 120” mà làm vẫn như cũ là trường hợp loại trừ để triển khai thành công Nghị quyết.

(2) Triển khai NQ 120, Chính phủ cần có lộ trình để giải quyết nạn thừa chồng chéo và thiếu phối hợp kinh niên. Đề nghị chọn lĩnh vực thí điểmtài nguyên nướcthủy lợi rất thiết thân với ĐBSCL.

(3) Sớm ban hành “Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” (do Bộ NNvPTNT phụ trách) và “Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu” (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phụ trách).
Làm rõ tác động của hai thách thức (biến đổi khí hậu nước biển dâng và nguồn nước từ thượng nguồn) đối với đồng bằng lên sản xuất, sinh kế, và khả năng thích ứng của cộng đồng trong các tiểu vùng (I), (II) và (III) trên nền môi trường vật lý (Hình 1,2) là một căn cứ cần thiết cho hai tài liệu.
Kiên quyết không để các dự án theo tư duy củ đặt Chương trình tổng thể và Quy hoạch tổng thể vào thế bị động, trước “sự việc đã rồi”.

(4) Mọi nhiệm vụ mang tính tổng hợp phải làm rõ phương pháp luận tổng hợp. Yêu cầu này là cần thiết để có thể áp dụng các thành tựu của cuộc “cách mạng số” vào công tác tổng hợp.

(5) Triển khai liên kết các tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Duyên hải phía Đông, và Bán đảo Cà mau có cơ sở khoa học, cùng một phương pháp luận. Thiết chế và cơ chế cần cho liên kết, phối hợp cần được ban hành.

(6) Bộ Khoa học và Công nghệ và Chương trình Tây Nam Bộ, các Chương trình KC và KX có những nhiệm vụ liên quan đến ĐBSCL triển khai theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết. Không thể tách biệt hai mảng khoa học công nghệ và khoa học xã hội và nhân văn.

(7) Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương ở ĐBSCL có kế hoạch giải quyết cho bằng được tình trạng mãn tính “đồng bằng là vùng trũng về GD ĐT”, và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ở đây.

 (8) Bộ Giao thông vận tải giải quyết tình trạng hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng hải hết sức bất cập kinh niên ở đồng bằng, Giao thông vận tải phải thực sự là một điểm đột phá cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.

(9) Không chỉ đánh giá tác động môi trường của các dự án triển khai trên địa bàn ĐBSCL mà còn cả các dự án ngoài đồng bằng nhưng khai thác tài nguyên của đồng bằng. Cụ thể Dự án khu (đô thị) du lịch biển Cần Giờ có kế hoạch khai thác gần 90 trệu m3 cát ở đồng bằng để san lấp cho dự án. Quyết định phê duyệt ĐTM của dự án này có nên xét đến hay không với trách nhiệm quản lý ngành của Bộ TNvMT trên phạm vi cả nước?

(10) Các Bộ ngành sẽ báo cáo các nhiệm vụ trong chương trình hành động của mình. Đó là những nhiệm vụ chuyên ngành. Còn có những nhiệm vụ cần giải quyết để đạt các mục tiêu đa ngành hay liên ngành thì ai đề xuất, ai thực hiện?

(11) Để huy động sự đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, và các chuyên gia quốc tế trong việc triển khai NQ 120, nên giới thiệu các quy hoạch, kế hoạch, dự án, công trình có tác động quan trọng đến môi trường, ngay từ giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và khả thi trên cổng thông tin điện tử của các Bộ chủ quản đầu tư.
Tác giả tin rằng với nhận thức đúng, cách tiếp cận đúng, những chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường tại đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới sẽ thúc đẩy đồng bằng phát triển bền vững./.

Chú thích:

[1] Giáo sư Tiến sĩ khoa học, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, Chủ nhiệm Chương trình khoa học nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long (1983-1990), Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI  (1992-2007), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (1997-2007)
[2] , Báo cáo tổng hợp của Chương trình khoa học nhà nước “Điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long”, Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước, Hà Nội, tháng 3.1991.
[3] Theo một báo cáo của Tổng Cục Thủy lợi, tháng 5.2019, các dự án Ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang), Thủy lợi Bắc Bến Tre, Nam Măng Thít, Tiếp Nhật – Long Mỹ (Sóc Trăng). Hệ thống Tầm Phương (tỉnh Trà Vinh), Quản Lộ-Phụng Hiệp, Ô Môn  - Xà No, “Đề án điều khiển lũ Bắc Vàm Nao”, …  đã được triển khai tại ĐBSCL.
[4] Quyết định số 101/QĐ-BNN-TT của Bộ NNvPTNT ngày 15.01.2015.
[5] Tính toán của TS.Hồ Long Phi từ số liệu của NGTK trung ương và của các tỉnh ĐBSCL. Thông báo tại cuộc họp của Mekong Delta Plan Focus Group, Tp Hồ Chí Minh, 14.01.2015.
[6] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kết quả 15 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam, Báo cáo quốc gia, tháng 9 năm 2015 (Bản tiếng Anh).
[7] Nguyễn Ngọc Trân, Luồng kênh Quan Chánh Bố, Bài học và kiến nghị, http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/luong-kenh-quan-chanh-bo-bai-hoc-va-kien-nghi-3378412/
[8] Nguyễn Ngọc Trân, Định hình phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, tham luận gửi Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ, ngày 26 - 27 tháng 9 năm 2017. Xem nội dung tại http://baodatviet.vn/dien-dan-tri-thuc/dinh-hinh-phat-trien-ben-vung-dbscl-3343352/
[9] Global Summit on Sustainable Development (WSSD), Report N0263694, Johannesburg 2002.

Ngày 09 tháng 06 năm 2019
Nguyễn Ngọc Trân



Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cp nht mi ngày

Video yêu thích

KimYouTube