Trang

30 tháng 12, 2007

BÁC DÙNG TỪ "TO" VÀ "LỚN"

Trịnh Mạnh

Trong bản di chúc, Bác Hồ viết: "Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ". Nếu ta đổi lại: "vinh dự to, đế quốc lớn" thì đọc câu văn sẽ thấy ngang, không trôi chảy. Tại sao vậy? vì trong ngôn ngữ Việt thì từ "to" thường để nói về những vật cụ thể nhưng từ "lớn" thường để chỉ những lĩnh vực trừu tượng.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: "Thế trong dù lớn hơn ngoài. Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi" là nó về thế lực của Hoạn Thư, một lĩnh vực trừu tượng. Hoặc như khi ta nói "một nhà văn lớn" "một nhà khoa học lớn" thì có ý nói về sự nghiệp, trình độ của họ chứ không phải nói về vóc dáng của họ.

Tuy vậy, cũng có khi từ "to lớn" đi liền nhau, như trong câu " Ăn gì to lớn, đẫy đà làm sao" (Truyện Kiều).Trường hợp này, người nói không có ý phân biệt cụ thể và trừu tượng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét