Trang

11 tháng 5, 2009

Nửa đêm tỉnh thức đi cày đồng Văn



HOCMOINGAY. Tôi vùng dậy lúc nửa đêm Mother's Day để đọc lại bài Chi tiết nhỏ của Đinh Hà Triều và đọc kỹ lại hai bài: Đại tướng Võ Nguyên Giáp chân dung một huyền thoại (của Cù Huy Hà Vũ), Tướng Giáp (của Huy Đức) để đắm mình vào việc so sánh, đối chiếu các tư liệu. Một ít thông tin đã được chép lại tại DANHNHANVIET. Đúng rồi! Làm việc muốn đạt hiệu suất cao cần phải...in tất cả trong đầu và trở thành một phần trong con người (1). Sự chú tâm cao độ đến mức "lóe sáng"(2). Cẩn trọng, không xem thường việc nhỏ bởi lỗ thủng đắm thuyền, chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn (3). Đào Duy Từ chỉ xuất hiện trong chín năm đủ để lại một sự nghiệp (4). Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quang Khải là những kinh nghiệm quý và bài học lớn (5). Những chi tiết, tài liệu của các ông Trần Thái Bình (6), Bùi Diễm, Huy Đức, Cù Huy Hà Vũ ...luận về tướng Giáp thật hay! Nhưng riêng tôi thì sâu sắc hơn cả, giá trị hơn cả, hay hơn cả, đó là bài học thực tiễn và Tổng tập Võ Nguyên Giáp(7).

Thông tin tư liệu:

1)HUY ĐỨC. Một trong những học trò của Tướng Giáp, ông Bùi Diễm, một người đã từng là Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa năm 1965, nhớ lại: Khi tôi vào trường Thăng Long, nơi đây đã sôi sục ý chí chống Pháp và những cuộc tranh luận về tương lai cho xã hội Việt Nam. Ban giáo sư gồm những người như ông Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giam, Trần Văn tuyên… Nhưng trong tất cả những nhân vật đáng nhớ, đặc biệt có một người tôi khó quên: đó là ông Võ Nguyên Giáp, người dạy tôi về môn Sử. Dáng người nhỏ nhắn song nhìn vào ông thì thấy cả một bầu nhiệt huyết. Những gì về ông Giáp hồi ấy thật đặc biệt, vì vậy mà hơn nửa thế kỷ sau, tôi vẫn còn nhớ rõ rệt. Phần giảng dạy của ông về Nã Phá Luân (Napoléon) rất ly kỳ. Ông trình bày tường tận chiến thuật và chiến lược của Nã Phá Luân bằng cách tả rõ từng trận đánh nhỏ một. Hình như ông đã in tất cả trong đầu và Sử trở thành một phần trong con người ông. Ông như chìm đắm vào thế giới của mình và ông lôi kéo học trò vào thế giới đó. Trong giờ ông giảng, học sinh thường im lặng như tờ… (Bùi Diễm- Gọng Kìm Lịch Sử, Phạm Quang Khai, 2000,tr. 21,22,23).

2)CÙ HUY HÀ VŨ: Tuy vậy, trước khi đi đến quyết dịnh cuối cùng, Đại tướng bảo tôi bày lại tất cả những bức trước đó đã đựợc cất bớt theo phương pháp loại trừ dần. Võ Nguyên Giáp đứng đó, trước các bức họa như thể đứng trước sa bàn chiến dịch. Bấy nhiêu bức là bấy nhiêu giải pháp khác nhau. Đã quyết định rồi nhưng để chắc không sai lầm, ông lại xem lại tất cả. Đại tướng ơi! đến bây giờ tôi mới cảm nhận được thế nào là giây phút đi đến quyết định “kéo pháo ra” ở mặt trận Điện Biên. Quả là khối óc vĩ đại vì đã hoạt động liên tục không chỉ trước, trong mà cả sau khi đã quyết định. Như thể “trao giải”, ông bèn kí vào các bức họa. Nhanh như chớp, đầy đủ cả họ lẫn tên. Thảo nào nhà sử học Pháp Jules Roy đã dùng từ “lòe sáng”(fulgurante) để mô tả chữ kí của ông. Sau khi hoàn tất công việc của một vị “chủ khảo tình thế”, Võ Nguyên Giáp hỏi tôi: “Mình có khó tính lắm không?” “Thưa Đại tướng – tôi đáp – dễ dãi không làm nên nghiệp lớn!”.

3)ĐINH HÀ TRIỀU. Tôi không nhớ thật chính xác nhà văn nào đã nói câu “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chỉ biết người nói câu đó là một nhà văn lớn. Thật thế, những “tác phẩm đi cùng năm tháng” trong văn học Việt Nam thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 cũng có khá nhiều chi tiết nhỏ của các nhà văn lớn khiến những người dạy văn, học văn phải “đau đầu” hoặc vì lí do này khác đành “lướt qua”. Mà sự lướt qua ấy không ít thì nhiều ảnh hưởng xấu đến việc dạy – học. Người đọc văn, dạy văn học văn như vậy là đã xem nhẹ ý nghĩa cụ thể,tính hợp lí của các chi tiết, các tín hiệu nghệ thuật dẫn đến cách giảng bình lướt nhẹ trên văn bản! Xin nêu ra đây mấy trường hợp “hóc búa” của chi tiết.

“Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ”

Bài thơ “Tiếng hát con tàu”của nhà thơ Chế Lan Viên được chọn giảng trong chương trình văn học 12 khá dài (15 khổ thơ 4 câu ). Tài liệu chỉ đạo chuyên môn yêu cầu giảng kĩ 9 khổ đầu. Trên thực tế, hầu hết các bài giảng và đề kiểm tra, thi đều xoáy sâu vào năm khổ 5,6,7,8 và 9. Đây là đoạn thơ rất đặc sắc, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và năng lực khái quát suy tưởng trong từng hình ảnh thơ, rất tiêu biểu cho những điểm sáng trong phong cách thơ Chế Lan Viên. Trong đoạn, các hình ảnh thơ như bừng nở dựa trên sức liên tưởng tuyệt vời của tác giả. Riêng tôi, rất tâm đắc với câu thơ thứ hai trong khổ thứ 7: “Con nhớ em con, thằng em liên lạc/ Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ/ Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc/ Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư”

Bằng hồi ức và cảm xúc sâu sắc, nhà thơ đã dựng lên một cách sống động hình ảnh em bé liên lạc ở Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp. Nhà thơ ngợi ca tinh thần trách nhiệm, ngợi ca tinh thần khẩn trương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên, một nhiệm vụ đòi hỏi nghiêm ngặt sự nhanh chóng, kịp thời, an toàn, bí mật. Trong khổ, câu thơ hay nhất, giàu chất sống trực tiếp nhất là câu thơ thứ hai “Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ”.

Không có sự từng trải, khó cảm nhận thấm thía cái hay của câu thơ. Bởi vì, hành quân ở rừng núi thời chiến tranh nói chung phải rất khẩn trương và an toàn. Muốn vậy phải đi nhanh, phải đi từng người một không đựơc tụm năm tụm bảy; người cách người phải xa để tránh tổn thất lớn khi bị nổ mìn hoặc bị phục kích. Mặt khác, qua quãng rừng thưa hay trảng cỏ phải giãn đội hình ra thật thưa; phải vận động thật nhanh để tránh thế bất lợi. Vả lại, ở quãng rừng thưa người đi sau dễ dõi theo người đi trước, không sợ lạc. “Rừng thưa em băng” là vì thế. Nó nói lên tính chất khẩn trương của công tác giao liên, hô ứng chặt chẽ với câu thơ thứ ba “Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc” (câu thơ sử dụng hai vần lưng : Na – qua; khiến nhịp thơ ngắn lại diễn tả được bước chân thoăn thoắt như thoi của em bé). Còn vế “Rừng rậm em chờ” thể hiện sự chu đáo của em bé liên lạc vì giữa rừng rậm người đi sau rất dễ bị mất dấu người đi trước, rất dễ lạc. mà lạc giữa rừng rậm thì vô cùng bất lợi. Đủ thấy em bé ở đây thật dày dạn kinh nghiệm giao liên; chu đáo trách nhiệm biết bao nhiêu. Không trải thực tế không thể viết nổi câu thơ tưởng chừng đơn giản ấy... Những câu thơ bằng chi tiết thực và sự chiêm nghiệm như thế đã góp thêm kinh nghiệm sống cho người đọc.

“Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam

Khổ thơ thứ 6 trong bài “Sóng” của nhà thơ nữ Xuân Quỳnh: Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam/ Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương” bao gồm nhưng câu được kiến tạo theo quan hệ tăng tiến – nhượng bộ thể hiện “sự kiên định trên lập trường tình yêu và đề cao tuyệt đối lòng chung thuỷ” Nhiều tác giả các bài phân tích, bình giảng bài thơ đã phát hiện: Bình thường người ta nói ngược về phương Bắc, xuôi về phương Nam nhưng Xuân Quỳnh đã nói ngược lại. Xin được dẫn ra đây mấy ý kiến tiêu biểu:

- “Đối với nhà thơ nữ này, dù có xáo trộn một tí thì điều đó cũng chẳng có gì là quan trọng. Quan trọng nhất chỉ là “phương anh” dù ở đâu em cũng hướng về. Nếu nói đến sự quyết liệt của tình yêu Xuân Quỳnh thì khổ thơ này là dẫn chứng tiêu biểu nhất”.

- “Người ta thường nói xuôi về Nam, ngược về Bắc là bởi vì nói chung địa thế phương Bắc nước ta cao hơn miền Nam. Xuân Quỳnh là người miền Bắc, người yêu tác giả là người miền Nam, phải chăng vì thế mà xuôi ngược đã thay đổi phương vị”.

Từ cách lí giải khác nhau, cách hiểu ý nghĩa biểu hiện của khổ thơ cũng khác nhau. Người thì cho khổ thơ “chứa đựng thật nhiều thách thức – thách thức với hoàn cảnh và thách thức với cả tình anh nữa”. Người lại cho rằng “Không gian tình yêu có phương vị riêng của nó. Không phải Đông, Tây, Nam, Bắc mà là phương anh, phương em. Cái la bàn trái tim chỉ có một hướng ấy”. Ý kiến khác thì hiểu rằng: “Hai chữ xuôi ngược thấp thỏm một tai hoạ trước cuộc đời bất trắc”.

Theo chúng tôi, cách nói của nữ sĩ chỉ ngược với thói quen xác định phương hướng theo bản đồ địa lí. Vẫn có cách nhìn không thấy ngược. Thật vậy, tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968) là kết quả của những chuyến đi lặn lội và các vùng tuyến lửa Vĩnh Linh, Quảng Bình và đường 559". Sóng là bài thơ tình duy nhất trong tập thơ ấy, viết tại Diêm Điền (Thái Bình ) cuối năm 1967. Ai cũng biết, ở thời điểm này cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra quyết liệt. Miền Nam khẩn trương chuẩn bị tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân(1968. Tính đến lúc bây giờ, hàng chục vạn thanh niên miền Bắc “Xẻ dọc Trường Sơn” vào chiến trường Miền Nam. Miền Nam là tiến tuyến lớn, Miền Bắc, dù phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, là hậu phương lớn của Tổ quốc. Hậu phương chẳng phải là nơi dành cho đôi lứa hay sao! Vậy cách nói “Dẫu xuôi về phương Bắc” (dễ dàng, thuận lợi như xuôi dòng nước) là xuôi về hậu phương để gần nhau, có nhau hay dù phải ngược ra tiền tuyến (ngược về phương Nam) đầy thử thách khốc liệt thì em cũng không chùn bước, nản lòng.

Hiểu như thế, ta đã lồng ghép được bối cảnh ra đời của bài thơ để hiểu thơ; để thêm hiểu ý nghĩa điển hình của khát vọng thuỷ chung. Khát vọng ấy đâu chỉ riêng Xuân Quỳnh mà còn là của hết bao người yêu, người vợ trên miền Bắc hậu phương ngày đêm hướng về người yêu, người chồng đang chiến đấu trên tiền tuyến lớn Miền Nam. Do đó, “Sóng” đã nói hộ nỗi lòng bao thiếu nữ, phụ nữ tạo ra sức “đồng cảm mãnh liệt và quảng đại” như những áng văn chương giá trị xưa nay.

4)Đào Duy Từ (xem DANHNHANVIET chuyên mục Đào Duy Từ)

5)Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quang Khải (DANHNHANVIET, Wikipedia tiếng Việt, thành_viên: dayvahoc các chuyên mục đang thực hiện)

6)Trần Thái Bình 2007. Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ. Nhà Xuất Bản Văn Hóa Sài Gòn, 819 trang.

7) Tổng tập Võ Nguyên Giáp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét