Trang

6 tháng 9, 2012

Đất nước Căm pu chia trong mắt ai


HOC MỖI NGÀY. Chào chú Hai! Tui bái phục chú về phóng sự ảnh và lời bình thật tinh tướng và rất nghề. Trò chuyện thoạt nhìn thì thoải mái, tưng tửng như không nhưng xem kỹ thì thấu suốt được cái hay, cái lạ của CAMBODIA, ĐẤT NƯỚC KỲ LẠ VÀ HUYỀN BÍ;
KỲ VĨ ĂNGKOR Tui đi Cam pu chia nhiều lần rồi nhưng vẫn canh cánh hai điều chưa hiểu, cần lội ngược dòng lịch sử để hỏi: Một là. Vì sao vua Gia Long trăng trối dặn lại vua Minh Mệnh: "phải đề phòng Tây Di, yêu nuôi Chân Lạp, vỗ về Vạn Tương. Giữ toàn vẹn giang sơn là việc hệ trọng nhất. Chớ nên gây hấn ngoài biên và cũng không cho ngoại biên lấy một tấc đất nào." Hai vua Nguyễn thế nước thịnh nhưng vẫn nêu việc đó? Hai là Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh bôn ba nhiều năm ở đất Tàu, đất Xiêm khi trào lưu cộng sản mạnh mẽ lại vẫn dứt khoát thành lập Đảng Lao động Việt Nam mà không chịu thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương. Cương lĩnh vắn tắt cũng chỉ nói đến Việt Nam mà không chịu trùm lên hai nước đàn em, cho dù đó là sự giành lại "Đông Dương thuộc Pháp"? Những suy nghĩ sâu xa nào về lịch sử văn hóa khiến Người cam chịu nhục với sự hiểu lầm của Stalin và Quốc tế Cộng sản chứ không chịu tranh đoạt Lào Miên, những nước anh em láng giềng. Đó có phải là do CAMBODIA, ĐẤT NƯỚC KỲ LẠ VÀ HUYỀN BÍ hay không?

Xin chú Hai cho tui chép bài viết này của chú Hai về chung trang HỌC MỖI NGÀY có các bài "Thăm vùng sắn trên đất nước Angkor" và "Thưởng thức Nụ cười của Angkor" cùng loạt bài Angkor của Họa sỹ Nhím. Tui chọn chép một ảnh dưới đây của chú mà thôi (ảnh trên là của tui) vì nhiều ảnh quá. Bạn đọc muốn xem trọn bộ thì mời bấm vào đường dẫn để đọc trực tiếp trên bài viết của Hai sắc hoa Tigon.



Xin bà con để ý bức phù điêu người đàn ông và người phụ nữ cụt đầu này. Nó tựa như chuyện Mỵ Châu cụt đầu ở đền An Dương Vương và nước giếng Loa Thành nơi Trọng Thủy tự tử. Nó cũng tựa như chuyện chàng dũng sỹ Otenlo và hoàng hậu xinh đẹp bị bóp cổ chết trong bi kịch cổ điển châu Âu mà tôi sẽ quay lại trò chuyện với bạn trong một dịp khác. Đó là bi kịch lịch sử khi sự hòa hiếu không thể vượt qua thù hận. Và một nền hòa bình bị bỏ lỡ trước khi Đông Dương thuộc Pháp.


Đọc thêm

Khám phá Angkor (Hoạ sĩ Nhím)

Trở về trang chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét