Lưu trữ Blog

30 tháng 10, 2009

Đôi lời về văn hóa sống với du sinh Việt Nam ở Mỹ



HOCMOINGAY. BS. Hồ Hải. Nhân câu chuyện du học sinh Hồ Quang Phương bị cảnh sát Mỹ đánh đập dã man và sự việc lên án của báo chí Việt Nam. Cũng như cháu Hồ Quang Phương nhờ luật sư để kiện ra ra tòa 4 cảnh sát Mỹ tham gia vào cuộc đánh. Với vốn hiểu biết nhỏ nhoi của mình tôi xin gửi đến các du sinh, đặc biệt, các du sinh Việt sang Mỹ ở tuổi trưởng thành một số hiểu biết của mình về văn hóa đối xử với cảnh sát Mỹ. Ngõ hầu sự việc đáng tiếc này không còn xảy ra nữa.

Văn hóa Mỹ là văn hóa du mục, duy lý. Khác với văn hóa Việt là văn hóa nông nghiệp, duy tình. Cách sống, quan hệ xã hội và pháp luật ở Mỹ không như ở Việt Nam. Nước Mỹ là nước tự do và dân chủ ai cũng rõ. Họ tự do vì họ là những con người ra đi từ những vùng miền chịu sự đàn áp của lề thói cũ, tụ hội về Mỹ để làm một xã hội mới theo tư tưởng phóng khoáng như tuyên ngôn độc lập mà họ ra viết năm 1776. Một tuyên ngôn độc lập mà có thể xem là hoàn hảo nhất nhân loại, đến nỗi cụ Hồ cũng phải vay mượn nó để viết bài tuyên ngôn độc lập cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Họ tự do vì ở đó giống như con người và mãnh đất miền Nam Việt Nam mà tôi đã viết trong bài 300 năm xây và 30 năm phá. Thậm chí, họ còn có luật dùng súng. Chính vì thế, cảnh sát Mỹ phải chịu nhiều áp lực của những băng cướp có súng lớn, súng nhỏ, thậm chí cả bom. Và luật pháp Mỹ cũng cho cảnh sát có rất nhiều quyền. Họ cũng rất mạnh tay với tội phạm và ai bị tình nghi là tội phạm khi cần thiết. Cho nên bạn cần phải tôn trọng cảnh sát, không nên chống cự và cãi lại họ. Nếu muốn gì bạn có thể chờ khi ra tòa, còn chống và cãi lại họ, nguy hiểm sẽ đến với bạn là chuyện đương nhiên. Một câu nói mà nếu ai đã từng xem phim hình sự Mỹ thường thấy dịch ra: "Bạn có quyền giữ yên lặng. Mọi lời nói của bạn đều là bằng chứng trước tòa án". Chỉ lời nói thôi, không cần hành động sai đều là bằng chứng chống lại bạn trước tòa. Câu nói này thể hiện tất cả những gì tôi đã nói ở trên và sau đây.

Khi bạn đi xe phạm luật bạn nên vui vẻ nhận giấy phạt, không được đôi co hay chống đối. Và lúc nào trên khuôn mặt bạn cũng phải tươi cười với những câu nói: "Yes, Sir" hoặc "No, Sir". Nếu bạn thấy không công bằng thì hãy đợi đến ngày ra tòa. Nếu bạn đi xe bị chặn lại vào ban đêm. Bạn phải giảm tốc độ, bật đèn khẩn cấp. Bật sáng hết toàn bộ đèn trong xe. Báo cho cảnh sát biết là bạn đang chọn chỗ đậu có đèn sáng, hạ cửa kiếng xuống, nhưng không được ra khỏi xe và 2 tay phải để trên tay lái, chờ cảnh sát đến. Không nên rời tay khỏi tay lái trước khi cảnh sát yêu cầu bạn làm bất cứ chuyện gì. Vì ngược lại như thế bạn sẽ bị cảnh sát nghi ngờ rút súng bắn cảnh sát. Bạn nên hỏi cảnh sát trước là họ yêu cầu gì? bằng lái xe, thẻ bảo hiểm xe ... Chỉ được bước ra khỏi xe khi họ yêu cầu. Và phải làm tất cả những gì họ yêu cầu như: đưa 2 tay ra sau gáy, dạng chân thậm chí đưa tay vào còng mà không được phản kháng. Nếu không có vấn đề gì bạn sẽ được thả ra sau đó. Nhưng nếu bạn làm sai những gì tôi đã nói ở trên thì bạn có thể mất mạng. Dĩ nhiên, nếu cảnh sát bắn bạn vô lý, họ sẽ ở tù. Nhưng chờ họ ở tù thì bạn đã mất mạng vì không hiểu luật và văn hóa sống của Mỹ.

Không được uống chất có cồn khi lái xe. Nếu bạn bị tội này thì nếu bạn đã có thẻ xanh chờ vào quốc tịch thì bạn cũng bị trục xuất về Việt Nam. Tội này gọi là tội DWI (Driving while intoxicaed). Không nên cho ai đi nhờ. Dù bạn thấy một người đang hư xe dọc đường họ đón lại. Bạn chỉ có thể giúp họ kêu xe cứu hộ, chứ không nên cho đi hộ, ngoại trừ người quen biết. Nếu không bạn có thể bị cướp. Nếu bạn thấy một cô gái xinh đẹp đi trên đường dưới trời mưa hoặc nắng chang chang, bạn cũng không nên cho cô ta đi nhờ. Vì cô ta có thể sẽ tố cáo bạn là quấy rối tình dục.

Không nên quan hệ tình dục với bạn gái dưới 18 tuổi. Ngoại trừ bản thân bạn dưới 18 tuổi thì không sao. Nhưng, nếu bạn lớn hơn 18 tuổi mà quan hệ trẻ gái dưới 18 tuổi, dù bạn gái đó yêu cầu thì bạn cũng có thể mang tội hãm hiếp trẻ vị thành niên. Tội này thì xem như bạn vứt cuộc đời bạn xuống bùn khi bạn còn sống trên đất Mỹ. Dù bạn có quan hệ với bạn gái 18 tuổi, nhưng khi bạn gái đó nói "No" sau khi đã lột quần áo, thì bạn cũng phải ngưng ngay. Nếu không bạn sẽ bị tội "date rape". Tội date rape cũng nặng không thua gì bất kỳ tội hãm hiếp nào. Đừng bao giờ có suy nghĩ như ở Việt Nam là cô ta giả bộ, cứ tiến tới sẽ thành công. Nguy hiểm đấy.

Không nên thấy trẻ con Mỹ dễ thương (trẻ con Mỹ thì hầu hết đẹp như thiên thần) mà cho kẹo, bánh khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ nó. Dù là con cháu của bạn. Không nên nựng trẻ con kiểu như ở Việt Nam là sờ ti bé. Làm như thế bạn sẽ bị kiện là xâm phạm tình dục trẻ em (child molesting) ở tù rất nặng.

Bạn không được hăm dọa bất kỳ ai bằng lời nói hay hành động, nhất là đối với dân bản xứ. Nói dông dài để rồi cuối cùng quay về vấn đề cháu Hồ Quang Phương. Sở dĩ cháu Phương bị gọi 119 là vì cháu đã dọa giết sinh viên Mỹ bản xứ bằng lời: "Nếu mà còn ở quê nhà tao thì tao đã giết mày rồi." Khi cảnh sát đến, Phương không tuân theo yêu cầu cảnh sát mà cứ đi theo cảnh sát. Nên cảnh sát nghi ngờ Phương sẽ tấn công cảnh sát. Nên cảnh sát phải tự vệ vì điều đó. Chưa hết cảnh sát còn nói là Phương đã chống cự lại cảnh sát.

Câu chuyện không biết ai đúng, ai sai? Còn phải chờ điều tra rõ ràng. Nhưng trước đó, Phương cũng đã bị ăn đòn nhừ tử vì thiếu hiểu biết. Vấn đề còn lại là làm sao để Phương thắng kiện? Một người quen của tôi, sống ở Mỹ trên 30 năm, chưa thấy một luật sư người Việt Nam nào ở Mỹ thắng kiện trong loại vụ việc như thế này. Còn cho rằng muốn tương đương chứ chưa nói đến thắng kiện thì ít nhất Phương phải có 3 điều kiện tối thiểu sau:

1. Bằng chứng video tape đã có.
2. Cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ phải hết lòng ủng hộ từ xã hội đến các trường.
3. Phải thuê 1 luật sư giỏi người Mỹ. Còn luật sư người Việt dù có giỏi chưa chắc thành công. Ngay cả thuê những luật sư giỏi của Việt Nam ở Mỹ cũng chưa chắc thắng.

Cuối cùng cũng cầu mong cho cháu Phương được kiện, Nếu không được thắng theo kiểu buộc tội về mặt pháp lý đối với 4 cảnh sát (Criminal case), thì ít ra cũng được bồi thường tiền y tế (Civil case) là tốt lắm. Vì nó là con số có mơ thì cả một đời người cũng khó có thể làm ra. Nó lên đến cả triệu đô la Mỹ kim. Chính vì thế mà ở Mỹ rất dễ bị kiện tụng ra tòa. Đặc biệt, làm nghề y như tớ mà bị kiện, nếu không mua bảo hiểm thì chỉ có nước đi ăn cám. Cỡ như bác sĩ Tỵ giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định thì tù mọt gông và bị tước bằng từ lâu chứ không có chuyện lùm xùm và bảo kê của một ai đó để tồn tại đến ngày hôm nay.
.
Mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho các cháu du học sinh Việt Nam trên đất Mỹ.
Chúc hạnh phúc.


BS. Hồ Hải
Nguồn:http://www.facebook.com/home.php#/note.php?note_id=163872273682&ref=mf

Bài liên quan:

> Khi người Việt bị cảnh sát Mỹ đánh

http://hieuminh.wordpress.com/2009/10/28/3768/

10 tháng 10, 2009

Chép lại những lời khuyên bổ ích



Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

(Trích thư chủ tịch Hồ Chí Minh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên khi nước ta độc lập)



Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của nhà nước trong việc thiết lập một chuẩn cao trong giáo dục, hỗ trợ giáo viên và các vị hiệu trưởng ở những trường còn đang đi sau – nơi mà các em chưa có được cơ hội mà đáng lẽ các em phải có. Nhưng nói gì thì nói, cho dù chúng ta có những giáo viên tâm huyết nhất, những bậc phụ huynh có trách nhiệm nhất và những ngôi trường tốt nhất trên thế giới, tất cả sẽ chẳng có nghĩa gì trừ khi tất cả các em hoàn thành trách nhiệm của mình: đến lớp hàng ngày, chú ý đến các bài giảng của thầy cô giáo, lắng nghe lời cha mẹ và người lớn, cũng như nỗ lực hết sức trong việc học.[...] Một số các em có thể không có cha mẹ để làm nơi nương tựa. Có thể một ai đó trong gia đình các em vừa mất việc và không có đủ tiền để xoay xở. Các em có thể sống trong một môi trường không được tốt, hay bị bạn bè ép buộc làm những việc mà bản thân biết là không đúng. Nhưng cho dù hoàn cảnh của các em là như thế nào – các em giống ai, các em có bao nhiêu tiền, các em phải làm gì ở nhà – đó không phải là lý do để biện hộ cho việc không làm bài tập về nhà hay có một thái độ xấu. Đó không phải là lý do để giải thích cho việc cãi lại lời thầy cô, cắt tiết hay bỏ học. Đó không phải là lý do để không cố gắng. Việc các em đang ở đâu không xác định các em sẽ đi đến đâu. Không ai viết sẵn định mệnh của các em. Đây là nước Mỹ, và các em tự viết lấy tương lai của mình.[...]

Đó là câu chuyện của những học sinh từng ngồi đây cách đây 250 năm và tiếp tục phát động cuộc cách mạng xây dựng nên đất nước này. Đó là những học sinh từng ngồi đây 75 năm trước và vượt qua cuộc khủng hoảng lớn để rồi dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới, đấu tranh cho quyền bình đẳng và đưa con người lên mặt trăng. Đó là những học sinh từng ngồi đây cách đây 20 năm và sau này sáng lập ra Google, Twitter, Facebook và thay đổi cách chúng ta liên lạc với mọi người.

Hôm nay tôi muốn hỏi các em, các em sẽ có thể đóng góp điều gì? Các em sẽ phát minh ra những gì? Một vị tổng thống trong 20 hoặc 50 năm nữa khi quay lại đây sẽ nói như thế nào về những đóng góp của các em cho đất nước này? [...] Tôi hi vọng các em sẽ nỗ lực hết sức trong tất cả những gì mình làm. Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng trong mỗi cá nhân các em. Đừng để tôi thất vọng. Đừng để cha mẹ, đất nước hay bản thân các em thất vọng. Hãy làm chúng tôi tự hào về các em. Tôi biết các em có thể làm được điều đó.


Phát biểu đầu năm học mới của tổng thống Obama - Tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ, người vừa nhận giải Nobel hòa bình năm 2009


Text of President Obama's School Speech
Obama Will Deliver Televised Address on First Day of School
Soure: ABC News Sep. 7, 2009


I've talked a lot about your government's responsibility for setting high standards, supporting teachers and principals, and turning around schools that aren't working where students aren't getting the opportunities they deserve. But at the end of the day, we can have the most dedicated teachers, the most supportive parents, and the best schools in the world – and none of it will matter unless all of you fulfill your responsibilities. Unless you show up to those schools; pay attention to those teachers; listen to your parents, grandparents and other adults; and put in the hard work it takes to succeed. [...] Some of you might not have those advantages. Maybe you don't have adults in your life who give you the support that you need. Maybe someone in your family has lost their job, and there's not enough money to go around. Maybe you live in a neighborhood where you don't feel safe, or have friends who are pressuring you to do things you know aren't right. But at the end of the day, the circumstances of your life – what you look like, where you come from, how much money you have, what you've got going on at home – that's no excuse for neglecting your homework or having a bad attitude. That's no excuse for talking back to your teacher, or cutting class, or dropping out of school. That's no excuse for not trying. Where you are right now doesn't have to determine where you'll end up. No one's written your destiny for you. Here in America, you write your own destiny. You make your own future.

It's the story of students who sat where you sit 250 years ago, and went on to wage a revolution and found this nation. Students who sat where you sit 75 years ago who overcame a Depression and won a world war; who fought for civil rights and put a man on the moon. Students who sat where you sit 20 years ago who founded Google, Twitter and Facebook and changed the way we communicate with each other.

So today, I want to ask you, what's your contribution going to be? What problems are you going to solve? What discoveries will you make? What will a president who comes here in twenty or fifty or one hundred years say about what all of you did for this country? [...] I expect you to put your best effort into everything you do. I expect great things from each of you. So don't let us down – don't let your family or your country or yourself down. Make us all proud. I know you can do it.

Người theo dõi