Lưu trữ Blog

29 tháng 3, 2014

Chuyện Đinh Thị Phương của Tithiya


HỌC MỖI NGÀY. Dinh Phuong’s Story của Tithiya Sharma là câu chuyện về Đinh Thị Phương 27 tuổi ở Tổ chức Viện Tài nguyên ven biển châu Á tại Việt Nam. Phương đã xuống làng quê hướng dẫn nông hộ trồng nấm rơm, một giải pháp nâng cao thu nhập và sinh kế cho người dân mà không chọn việc nhẹ nhàng sau khi du học về từ Đại học New South Wales ở Úc. Cô ở một căn phòng nhỏ tại trụ sở Vườn quốc gia Xuân Thủy cách Hà Nội khoảng 150 km. Cô đi xe đạp và cặm cụi ba năm cùng nông dân làm việc ở đó. "Tăng cường năng lực cho dân nghèo là một quá trình chậm và tẻ nhạt. Bạn phải giúp họ kỹ thuật mới và hỗ trợ họ làm chủ nó. Nhưng quan trọng hơn hết, bạn cần giúp họ vươn lên tự chủ và có lợi nhuận cao hơn trong sản xuất kinh doanh". Phương đã tâm sự như vậy với Tithiya Sharma .  Nay cô lại đang dấn thân tìm tòi những giải pháp kết hợp vấn đề năng lượng và an ninh lương thực ở mức nông hộ với sự trợ giúp của FAO nhằm mang lại sinh kế và nguồn thu tốt hơn cho người nông dân trồng lúa, sắn. Tithiya Sharma tác giả của bài viết này là một cô gái Ấn Độ trên hai mươi tuổi. Cô là con của một người lính và nhân viên xã hội. Cô đến tám trường trong 12 năm, qua bảy tiểu bang Ấn Độ, sống vất vưởng như một con chó,  từng là nhà báo nhưng nay là chủ thương hiệu mới du lịch toàn cầu  100 heroes project danh tiếng. Tithiya Sharma có lối viết văn Anh giản dị, trong sáng. Và cao quý hơn hết, cô đã truyền cảm hứng sử dụng " Truyền thông xã hội cho xã hội tốt" (Using ‘Social Media for Social Good‘) để chúng ta kết nối học hỏi, dấn thân cho sự nghiệp hướng thiện và một cuộc sống mới nhân bản hơn.  Tôi may mắn tiếp cận được thông tin này, nhận thấy được ý nghĩa sâu sắc và  năng lực tiềm tàng của lớp trẻ tâm huyết trong một thế giới mới nên vui mừng chia sẻ trang tin cùng bạn đọc. Đó cũng là một hình thức trau dồi và học tiếng Anh.  (Hoàng Kim)

Mời đọc tiếp:

Dinh Phuong’s Story  100 Heroes Project
Chào ngày mới 29 tháng 3

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con
  

 

27 tháng 3, 2014

Người thầy không nên là... chân lý

HỌC MỖI NGÀY. http://vietnamnet.vn có bài viết của Phong Trần "Người thầy không nên là... chân lý". Cách lý giải liên quan đến sự kế thừa và phát triển. Cách học hay nhất là tự biết chắt lọc tinh hoa của những người đi trước để làm hành trang cho chính mình. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc (HK).

Những cố gắng trói buộc tư duy của người học trò bằng thang đo trí tuệ của người thầy không chỉ làm cho giáo dục ngày một cổ hủ hơn mà còn làm cho đất nước, xã hội bị chững lại.

Đổi mới giáo dục ở một quốc gia vốn có truyền thống lâu đời quả không phải là điều dễ.  Với những cách triển khai ào ạt và chỉ chú trọng vào thay đổi phương pháp thì thất bại thường gặp phải là do rào cản của lịch sử. Trong khi đó, việc đổi mới những thứ được xem là trừu tượng nhưng có ý nghĩa tiên quyết dường như lại là cứu cánh tốt nhất cho tiến trình này. Một trong những thứ ấy là tư duy.

Cải biến tư duy người dạy và người học trước khi áp dụng các phương pháp hiện đại là một logic đúng.
người thầy, chân lý, phong trần
Ảnh: Văn Chung

Xin được mở đầu câu chuyện bằng một cuộc biểu quyết của nhóm sinh viên ĐH năm thứ 02. Nhóm 03 người đã thắng nhóm 02 người bằng cách biểu quyết để cho rằng Huế là một trong 05 thành phố trực thuộc trung ương. Bỏ qua cái cách làm lạ lùng để chứng minh cho một chân lý trên kia, thì quả thật khó để giải thích được rằng, những sinh viên khối C lại sai lầm về một kiến thức địa lý sơ đẳng như vậy.

Câu trả lời nằm ở chỗ: 03 sinh viên thắng cuộc đã từng chung một trường hồi phổ thông và ở đó, họ được dạy rằng: Huế là thành phố trực thuộc trung ương và họ tin ấy là chân lý. Kỳ thực, một con người được tự do về tư duy sẽ luôn có một cách riêng nào đó để nghi ngờ chân lý. Nhưng với cách dạy của người thầy đã làm cho họ tin rằng: Thầy là chân lý và chân lý thì khỏi phải chứng minh.


Quả thật, dường như chúng ta đã lạc quá lâu trong cái cách tư duy người thầy luôn đúng. Việt Nam ta có truyền thống “tôn sư, trọng đạo” lâu đời. Từ thế hệ này qua thế hệ khác luôn khắc ghi “một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy”. Vì thế trong tâm lý người học trò Việt, thầy là người đặc biệt, người biết mọi thứ và luôn đúng. Điều này xét ở khía cạnh khoa học dường như không được thỏa đáng. Bởi vô tình thước đo của tri thức lại bị giới hạn bởi chính cách nghĩ về một chân lý.

Một người bạn Na Uy đang theo học về “Việt Nam học” đã từng nói với tôi rằng: “Tôi thấy lạ vì ở nước tôi, thầy phỏng vấn để biết học trò mình biết được những gì và họ chỉ dừng lại khi nghe được những thứ mà học trò của họ biết rõ nhất, nhiều nhất. Còn ở nước anh, họ (giảng viên) lại phỏng vấn để biết học trò của mình không biết những gì và chỉ dừng lại khi tìm ra được chỗ mà học trò của họ không biết. Quả thật điều này không giải quyết được gì về mặt tri thức".

Bởi người ta sẽ không tự đi tìm những gì người ta không biết sau mỗi kì thi. Đổi lại, họ lại hứng khởi với những thứ mình am hiểu khi nhận được sự ủng hộ và định hướng từ phía người thầy. Như vậy, rõ ràng có sự khác nhau rõ rệt giữa hai cách học và thi. Tâm lý sợ trò giỏi hơn thầy như một thứ thâm căn, cố đế trong biết bao thế hệ nhà giáo Việt. Bởi vậy người ta thường bắt học sinh tin rằng thầy không sai.


Nên tự hào hơn là xấu hổ

Tôi còn nhớ một câu nói rất nổi tiếng của Aristotle: “Đối với ta, Platon thật đáng quý nhưng chân lý còn đáng quý hơn!”. Platon là một nhà triết học đại tài của Hy Lạp cổ đại. Ông là người khởi nguồn cho thuyết Duy tâm và danh từ Academy. Platon là thầy của Aristotle. Trong hàng trăm người học trò của Platon, chỉ có Aristotle là một mực nhắm mắt không nghe thầy.

Ông ta hoài nghi những lời thầy nói và luôn tìm mọi cách để chứng minh điều ngược lại là đúng và không vì điều này mà Platon cảm thấy khó chịu. Đổi lại, ông gọi Aritoce là “Nous of Academy”. Tiếng Hy Lạp “Nous” có nghĩa là “linh hồn” với ý nghĩa Aritoce là “linh hồn của viện hàn lâm”.

Không những thế, ông còn cho khắc lên phòng của Aristotle dòng chữ: “Phòng của người thiên kinh vạn quyển”. Để đền đáp những tâm huyết mà thầy dành cho mình. Aristotle đã trở thành một nhà triết học lừng danh nhất thời kì cổ đại với những di sản kiến thức đồ sộ còn tồn tại cho đến ngày này.
Điều có lẽ sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực nếu Aristotle phải học với một người thầy hẹp hòi. Lịch sử dân tộc cũng từng chứng minh những trường hợp như thế. Như câu chuyện của Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là học trò của Bảng nhãn nhà Lê Lương Đắc Bằng. Thời còn đi học, Trạng Trình được thầy truyền thụ mọi lễ giáo, trí tuệ với một phương châm “làm cho trò giỏi hơn mình mới là người thầy giỏi”.

Khi về am Bạch Vân dạy học, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng lấy phương châm ấy mà truyền thụ văn, nghĩa, đào tạo được nên những con người kiệt xuất như: Phùng Khắc Khoan (Trạng Bùng), Nguyễn Dữ, Lương Hữu Khánh. Trong khi đó Trạng Trình trở thành người thầy vĩ đại nhất nhà Mạc. Từ câu chuyện này có thể thấy rằng, danh tiếng của người thầy được đề cao từ những người học trò xuất chúng hơn mình. Bởi thế, người thầy nên tự hào hơn là xấu hổ vì điều đó.

Trong phật giáo, khi bàn về quan hệ giữa người thầy và trò có câu: “Con giỏi hơn cha mẹ là nhà có phúc, trò giỏi hơn thầy là trường có phúc, đệ tử giỏi hơn thầy là Chùa có phúc”.

Người trao truyền không đơn giản thực hiện việc di sản đơn thuần những gì mình có, mà cần biết cách định hướng và mở ra một con đường mới dựa vào những phát hiện về trí tuệ của người tiếp nối. Bởi cả hai đều có được những “khả năng học đạo”, do đó cần làm cho người tiếp nối biết nghi ngờ, nghi ngờ cả những gì được di sản. Còn người trao truyền phải nên chỉ xem mình là người đi trước, biết trước, không phải là người biết hết và càng không phải là chân lý.

Trong thời đại ngày nay, khi mà thông tin đang ngày càng được rộng rãi hơn và miễn phí. Quyền và khả năng tiếp cận những giá trị tri thức của nhân loại được chia đều cho mọi người. Người thầy và xã hội nên định hình lại vai trò của mình là “người lái đò” thay vì “người chống đò” như trước. Những cố gắng trói buộc tư duy của người học trò bằng thang đo trí tuệ của người thầy không chỉ làm cho giáo dục ngày một cổ hủ hơn mà còn làm cho đất nước, xã hội bị chững lại hoặc phát triển một cách chậm chạp.

Bởi xét đến cùng, chỉ khi người thầy sản sinh ra được những con người tốt hơn, giỏi hơn mới mong có được sự tiến bộ cho xã hội. Như vậy, có thể hiểu rằng, vị thế của người thầy trong tâm thức dân tộc vẫn luôn thể hiện đúng với những giá trị truyền thống từng có. Nhưng đã đến lúc chúng ta cần có một tư duy khác về vai trò của người thầy. Đó không phải là một tư duy đánh đổi các ý thức tôn trọng vốn có của dân tộc.

Muốn làm được điều này, trước hết, người thầy phải luôn tự xem mình không phải là chân lý.

Phong Trần
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con

22 tháng 3, 2014

Tìm hiểu bí ẩn 12 cung Hoàng Đạo

Cung hoàng đạo là gì ? Chiêm tinh học giải đoán thế nào về mẫu hình của người chồng/ vợ lý tưởng ở 12 cung hoàng đạo?  Theo bạn 12 cung hoàng đạo có quan hệ thế nào đến tính cách, số phận của con người? Mời đọc và suy ngẫm.

Cung Hoàng Đạo là gì?

Cung Hoàng Đạo tại mục từ Hoàng Đạo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



Trái Đất trong quỹ đạo quanh mặt trời và vị trí những chòm sao cung hoàng đạo

12 biểu tượng cung Hoàng Đạo trên tranh khắc gỗ thế kỷ 16
Trong chiêm tinh họcthiên văn học thời cổ, các cung Hoàng Đạo là một vòng tròn 360o và được phân chia làm 12 nhánh, mỗi nhánh tương ứng với một cung, góc 30o. Cung Hoàng Đạo tạo ra bởi các nhà chiêm tinh học Babylon cổ đại từ những năm 1645 trước Công nguyên. Vòng tròn 12 cung Hoàng Đạo hoàn hảo với 12 cung tương xứng với bốn mùa và 12 tháng. Các cung được phân chia làm bốn nhóm yếu tố (Lửa, Nước, Khí, Đất), mỗi nhóm yếu tố gồm 3 cung đại diện cho các cung có tính cách tương đồng với nhau.
Theo các nhà thiên văn học thời cổ đại, trong khoảng thời gian chừng 30 – 31 ngày, Mặt Trời sẽ đi qua một trong mười hai chòm sao đặc biệt. Ai sinh ra trong thời gian Mặt Trời đi qua chòm sao nào thì họ sẽ được chòm sao đó chiếu mệnh và tính cách của họ cũng bị chòm sao ảnh hưởng nhiều. 12 chòm sao tạo thành 12 cung trong vòng tròn Hoàng đạo, có nghĩa “Đường đi của mặt trời”. Theo phương Tây, vòng tròn này tên là Horoscope. Tiếng Hy LạpZodiakus Kyklos (ζωδιακός κύκλος) – “Vòng tròn của các linh vật.” [1]
Nhiều nhà khoa học hiện đại xem chiêm tinh học là trò mê tín dị đoan.[2] Tuy nhiên, chiêm tinh học vẫn giữ vị trí trọng yếu trong nghiên cứu về “số phận đời người” của phương Tây, vẫn tồn tại ở ngay cả những nước mà tại đó chiêm tinh học bị cấm.[3]

Lịch sử

Thời kỳ đầu

Sự phân chia vòng tròn hoàng đạo ra làm 12 cánh, mỗi cánh một kí tự được hình thành bởi các nhà thiên văn Babylon cổ đại vào thiên niên kỷ 1 TCN. Mỗi cánh có độ quay 30o tương ứng với một tháng trong lịch Babylon cổ. Các nhà thiên văn Babylon cũng đặt cho mỗi cung hoàng đạo một ký tự. Trong đó, cánh đầu tiên có tên là Bạch Dương (Aries), ký tự là một con cừu núi.[4] Dần dần sau này, Hoàng Đạo đã có ảnh hưởng lớn hơn vào thời Hy LạpLa Mã cổ đại. Việc sử dụng Hoàng Đạo để tiên đoán về tính cách, sự nghiệp,… vào thời kì này trở nên khá phổ biến. Nó có ảnh hưởng tới tận vào thời Trung Cổ sau này.

Thời Hy Lạp cổ đại

Cách phân chia của Babylon du nhập vào chiêm tinh học Hy Lạp vào thế kỷ 4 TCN.[5][6] Chiếm tinh số mệnh xuất hiện lần đầu tại Ai Cập thuộc Hy Lạp. Cung Hoàng Đạo Dendera (khoảng năm 50 TCN) là mô tả sớm nhất về 12 cung Hoàng Đạo.
Đóng vai trò quan trọng trong chiêm tinh học số mệnh của phương Tây là nhà thiên văn học kiêm chiêm tinh học Claudius Ptolemaeus với tác phẩm Tetrabiblos được xem là nền tảng của chiêm tinh học phương Tây.[7]

Mười hai cung Hoàng Đạo

Điểm khởi đầu theo lý thuyết của cung Bạch Dương là xuân phân. Các cung khác cứ thế nối tiếp. Ngày giờ chính xác theo lịch Gregory thường khác biệt chút ít từ năm này sang năm khác, bởi lẽ lịch Gregory thay đổi tương ứng với năm chí tuyến,[Ghi chú 1] trong khi độ dài năm chí tuyến có bản chất thay đổi đều đều. Trong quá khứ gần đây và tương lai không xa thì các sai khác này chỉ vào khoảng dưới hai ngày. Từ năm 1797 đến năm 2043, ngày xuân phân (theo giờ UT – Universal Time) luôn rơi vào ngày 20 hoặc 21 tháng 3. Ngày xuân phân từng rơi vào ngày 19 tháng 3, gần đây nhất vào năm 1796 và lần tới là năm 2044.[Ghi chú 2]
12 cung hoàng đạo
 
STT Tên Latinh Tên
thường
gọi
Tên
chòm sao tương ứng
Nghĩa/
biểu tượng
Hoàng đạo dương lịch (năm 2011)
1 Aries Bạch Dương
Tên khác: Dương Cưu
Bạch Dương Aries.svg Con cừu có bộ lông vàng 21/3 – 20/4
2 Taurus Kim Ngưu Kim Ngưu Taurus.svg Con trắng (do thần Zeus biến thành) 21/4 – 21/5
3 Gemini Song Tử
Tên khác: Song Nam, Song Sinh
Song Tử Gemini.svg Hai cậu bé song sinh (đôi lúc là hai cô bé) 22/5 – 21/6
4 Cancer Cự Giải
Tên khác: Bắc Giải
Cự Giải Cancer.svg Con cua 22/6 – 22/7
5 Leo Sư Tử Sư Tử Leo.svg Con sư tử 23/7 – 22/8
6 Virgo Xử Nữ
Tên khác: Thất Nữ, Trinh Nữ
Thất Nữ Virgo.svg Trinh nữ 23/8 – 23/9
7 Libra Thiên Bình
Tên khác: Thiên Xứng
Thiên Xứng Libra.svg Cái cân 24/9 – 23/10
8 Scorpio Hổ Cáp
Tên khác:Thiên Hạt, Thần Nông, Bọ Cạp
Thiên Hạt Scorpio.svg Con bọ cạp 24/10 – 22/11
9 Sagittarius Nhân Mã
Tên khác: Xạ Thủ, Cung Thủ
Nhân Mã Sagittarius.svg Nửa trên là người, nửa dưới là ngựa, cầm cung 23/11 – 21/12
10 Capricornus Ma Kết
Tên khác: Nam Dương
Ma Kết Capricorn.svg Con biển 22/12 – 20/1
11 Aquarius Bảo Bình
Tên khác: Thủy Bình
Bảo Bình Aquarius.svg Người mang nước 21/1 – 19/2
12 Pisces Song Ngư Song Ngư Pisces.svg Hai con cá bơi ngược chiều 20/2 – 20/3

Bốn nhóm Hoàng Đạo và ngôi sao chiếu mệnh của từng cung


Vòng tròn Hoàng đạo chia thành 12 cung, phân ra bốn nguyên tố đã tạo ra của thế giới theo quan niệm cổ phương Tây: đất, lửa, nước, khí. Cứ ba cung là được xếp vào một nhóm nguyên tố, những cung cùng chung nhóm luôn tương hợp nhau nhất. Tuy nhiên, không phải hai cung khác nhóm lúc nào cũng kị nhau. Điển hình là nhóm Đất có thể kết hợp hài hòa cùng nhóm Nước và nhóm Lửa tương đối thích hợp với nhóm Khí.

Đầu mùa Giữa mùa Cuối mùa Đặc điểm
Nguyên tố Lửa Bạch Dương Sư Tử Nhân Mã Tính cách người nhóm lửa đặc biệt nồng cháy, đam mê, nông nổi nhưng gan dạ.
Nguyên tố Đất Ma Kết Kim Ngưu Xử Nữ Những người nhóm đất rất chung thủy, cần cù, ôn hòa và khoan thai.
Nguyên tố Khí Thiên Bình Bảo Bình Song Tử Nhóm này yêu tự do, thông minh, tính tình phóng khoáng, tư tưởng cấp tiến.
Nguyên tố Nước Cự Giải Hổ Cáp Song Ngư Người nhóm nước thường nhạy cảm, dễ bị tổn thương, có thiên hướng nghệ thuật.

Sao chiếu mệnh các cung

12 cung tương ứng với 12 ngôi saohành tinh, bao gồm cả Diêm Vương Tinh đã bị loại khỏi danh sách các hành tinh của hệ Mặt Trời:
  1. Cung Bạch Dương được Hỏa Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần chiến tranh Mars trong thần thoại La Mã (Ares của thần thoại Hi Lạp).
  2. Cung Kim Ngưu được Kim Tinh bảo hộ, tượng trưng cho nữ thần Venus (Aphrodite của thần thoại Hi Lạp.)
  3. Cung Song Tử được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần đưa tin Mercury (Hermes).
  4. Cung Cự Giải được Mặt Trăng bảo hộ, tượng trưng cho nữ thần hôn nhân gia đình Junon (Hera trong thần thoại Hi Lạp)
  5. Cung Sư Tử được Mặt Trời bảo hộ, tượng trưng cho thần mặt trời Helios, sự trung trực, uy quyền và sức mạnh.
  6. Cung Xử Nữ được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho trí tuệ, lòng chung thủy nhưng quá cầu toàn nguyên tắc.
  7. Cung Thiên Bình được Kim Tinh bảo hộ, cung này biểu tượng cho sắc đẹp, sự quyến rũ, công bằng. Tượng trưng cho nữ thần Venus.
  8. Cung Hổ Cáp Diêm Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho Pluto (Hades), thần cai quan âm phủ.
  9. Cung Nhân Mã được Mộc Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần sấm sét Jupiter (Zeus).
  10. Cung Ma Kết được Thổ Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần thời gian Saturn (Cronos).
  11. Cung Bảo Bình được Thiên Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần bầu trời Uranus.
  12. Cung Song Ngư được Hải Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần biển Neptune (Poseidon).
Mẫu hình người chồng lý tưởng cho người nữ ở 12  cung Hoàng Đạo


Mẫu hình người chồng lý tưởng mà người nữ thích chọn làm chồng ở 12 cung Hoàng Đạo ?
Bạch Dương
Bạch Dương có cá tính vô tư và trẻ con nên nàng sẽ dễ bị thu hút bởi mẫu đàn ông cứng rắn, chủ động và nổi bật. Ấy thế nhưng khi chọn đức lang quân tương lai, Bạch Dương lại thiên về những người trưởng thành, có chủ kiến và thông minh. Nàng Bạch Dương trẻ thơ sẽ muốn dành trọn đời bên người có thể chăm sóc và quan tâm nàng. Những chàng trai nổi bật hay ham chơi có thể thu hút nàng khi còn trẻ nhưng người nàng chọn làm chồng sẽ là người tinh tế, có sự lãng mạn và mạnh mẽ trong tính cách.
Kim Ngưu
Kim Ngưu thường phải lòng các chàng trai lớn tuổi hơn mình rất nhiều. Khi yêu, Kim Ngưu hướng đến mẫu đàn ông lãng mạn và mơ mộng. Ấy thế nhưng đức lang quân mà nàng kiếm tìm lại là người thật chắc chắn, vững chãi và có thể làm chỗ dựa cho nàng. Đó sẽ là người có phong thái, cổ điển, truyền thống và có địa vị trong xã hội. Người chồng tương lai của Kim Ngưu là người có thể dang rộng vòng tay bảo vệ che chở nàng và gia đình nàng.
Song Tử
Song Tử quảng giao và quen biết nhiều có thể có nhiều mối quan hệ lãng mạn khi còn trẻ. Ấy thế nhưng nói về đức lang quân của nàng đó phải là một người thông minh, dí dỏm, thú vị và đặc biệt. Đó là người có vốn kiến thức sâu rộng và có thể chia sẻ với nàng mọi điều trong cuộc sống. Đó phải là người có thể tùy cơ ứng biến, linh hoạt, sắc bén và có khả năng đối đáp với nàng và cuộc hội thoại của nàng.
Cự Giải
Cự Giải dễ phải lòng các chàng trai nhạy cảm, trầm tính và ngọt ngào. Thế nhưng tiêu chuẩn để người đàn ông ấy trở thành chồng của nàng và chia sẻ cuộc đời với nàng thì lại hoàn toàn khác. Đó phải là một người đàn ông mạnh mẽ, nồng nhiệt, có khả năng bảo vệ bản thân và gia đình. Chàng có thể trông trầm tính nhưng trái tim của chàng phải luôn nóng ấm, và bên trong chàng phải thật mạnh mẽ để có thể làm chủ gia đình và bảo đảm hạnh phúc cho nàng Cự Giải nhỏ bé.
Sư Tử
Ban đầu khi yêu, Sư Tử sẽ dễ bị hút bởi một quý ông lịch lãm, bảnh bao và tự tin. Chàng trai có thể làm trái tim Sư Tử rung rinh hẳn sẽ là một người đàn ông danh giá, kiêu hãnh và vô cùng thu hút. Ấy thế nhưng để nàng Sư Tử lựa chọn là người bạn đời thì chàng trai lại phải có sự thông minh và ngọt ngào nhất định trong tính cách. Sư Tử chọn chồng qua hành động chứ chẳng phải qua vẻ ngoài ban đầu mà anh ấy thể hiện. Chồng tương lai của Sư Tử sẽ là người biết tôn trọng người khác, biết nói lời ngọt ngào với nàng và không tiếc lời ca ngợi nàng mỗi ngày.
Xử Nữ:
Điều cô gái Xử Nữ quan tâm là bản chất thật của một chàng trai. Nếu ban đầu bạn xuất hiện gọn gàng, lịch sự và giản dị thì bạn sẽ dễ dàng ghi điểm trong mắt Xử Nữ. Thế nhưng tiêu chuẩn chọn chồng của Xử Nữ thì cao hơn thế nhiều. Đó phải là một chàng trai nhiệt tình, tinh tế, khoan dung, rộng lượng, tỉ mỉ và cẩn thận trong mọi việc. Xử Nữ thực tế kiếm tìm những chàng trai có năng lực, tử tế và có thể chăm sóc nàng cũng như đem lại cho nàng một cuộc sống hoàn hảo.

Ghi chú

  1. ^ Lịch Gregory được xây dựng để làm thỏa mãn các giám mục trong Công đồng Nicaea I. Ngày xuân phân được định là ngày 21 tháng 3, tuy nhiên không thể giữ xuân phân cố định vào một ngày trong điều kiện có sự tồn tại của ngày 29 tháng 2.
  2. ^ Xem Jean Meeus, Astronomical Tables of the Sun, Moon, and Planets, 1983, xuất bản bởi Willmann-Bell, Inc., Richmond, Virginia. Ngày có thể sẽ khác đi nếu xét ở các múi giờ khác.
  3. Để thực hiện Âm Dương đối lịch cần nắm vững tiết khí Đông chí

    Đông chí

    xem Đông Chí Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
    Hai mươi tư tiết khí
    Kinh độ Tiết khí Dương lịch
    Xuân
    315° Lập xuân 45/2
    330° Vũ thủy 1819/2
    345° Kinh trập 56/3
    Xuân phân 2021/3
    15° Thanh minh 45/4
    30° Cốc vũ 2021/4
    Hạ
    45° Lập hạ 56/5
    60° Tiểu mãn 2122/5
    75° Mang chủng 56/6
    90° Hạ chí 2122/6
    105° Tiểu thử 78/7
    120° Đại thử 2223/7
    Thu
    135° Lập thu 78/8
    150° Xử thử 2324/8
    165° Bạch lộ 78/9
    180° Thu phân 2324/9
    195° Hàn lộ 89/10
    210° Sương giáng 2324/10
    Đông
    225° Lập đông 78/11
    240° Tiểu tuyết 2223/11
    255° Đại tuyết 78/12
    270° Đông chí 2122/12
    285° Tiểu hàn 56/1
    300° Đại hàn 2021/1
    Tiết Đông chí, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, điểm bắt đầu của nó trùng với điểm đông chí (tiếng Anh: Winter solstice) tại Bắc bán cầu theo quan điểm của khoa học phương Tây. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì nó là điểm bắt đầu của mùa đông tại Bắc bán cầu và tương ứng là bắt đầu mùa hèNam bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuống tới điểm thấp nhất về phía nam trên bầu trời để sau đó bắt đầu quay trở lại phía bắc.
    Theo quy ước, tiết đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 1 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu hàn bắt đầu.
    Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc bán cầu.

    Trên Trái Đất

    Định nghĩa một: Tại Bắc bán cầu, ngày đông chí là ngày mà khoảng thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất. Thời gian này thông thường rơi vào ngày 21 tháng 12 hoặc 22 tháng 12. Khi đó tại Nam bán cầu thì khoảng thời gian ban ngày lại là dài nhất. Tuy nhiên cách định nghĩa này có phần không rõ ràng do độ nghiêng lớn nhất của trục quay Trái Đất là xấp xỉ 23,45° nên đối với những người quan sát ở các vĩ độ cao hơn 66,55° vĩ bắc sẽ thấy thời gian ban đêm trong những ngày cận kề trước và sau ngày đông chí ở nửa bán cầu này có thể kéo dài đến 24 h (Xem thêm ban đêm vùng cực để biết thêm chi tiết). Ngược lại, ở Nam bán cầu, đối với những người quan sát ở các vĩ độ cao hơn 66,55° vĩ nam sẽ thấy thời gian ban ngày trong những ngày cận kề với ngày đông chí ở Bắc bán cầu có thể kéo dài đến 24 h (Xem thêm ban ngày vùng cực để biết thêm chi tiết). Do vậy không thể biết chính xác ngày nào là ngày hạ chí theo kiểu định nghĩa này.

    Sự chiếu sáng của Mặt Trời cho Trái Đất vào ngày Đông chí ở Bắc bán cầu
    Định nghĩa hai: Ngày đông chí là ngày chứa điểm đông chí tính theo múi giờ địa phương. Theo quan điểm của người Trung Hoa và các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại thì ngày Đông chí là phù hợp với các tính toán của thiên văn học đối với Bắc bán cầu. Xem thêm tiết khí. Ngày Đông chí là một yếu tố quan trọng để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận trong âm lịch Trung Quốc v.v.
    Quy tắc đó là: Ngày Đông chí của bất kỳ năm âm lịch nào cũng phải rơi vào tháng 11 (là tháng một hay tháng Tý) của âm lịch.
    Giữa mùa đông là khoảng thời gian quanh ngày Đông chí đối với nhiều nước, tuy có ngoại lệ như Mỹ thì Đông chí lại là ngày bắt đầu mùa đông. Có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày Đông chí như Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan) này. Rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaalễ hội HumanLight.

    Xem thêm

    Ghi chú

Tham khảo

  1. ^ Mayo (1979), tr. 35. (cần dẫn nguồn đầy đủ)
  2. ^ Baird, Penny; Baird, Penelope (2007). Hidden Zodiac: The Perfect Design for Gods and Heroes – A Study of the Formula of Astrology’s Twelve Houses and Great Narratives in European Civilisation. Janus Publishing Company. tr. 2. ISBN 9781857566918.
  3. ^ Nam Việt; Khánh Linh (2009). 12 cung hoàng đạo – Một cách nhìn về đời người. Hà Nội: Nhà xuất bản Thời đại. tr. 32.
  4. ^ Hugh Thurston, Early Astronomy, (New York: Springer-Verlag, 1994), tr. 135–137.
  5. ^ Rogers, John H. “Origins of the ancient constellations: I. The Mesopotamian traditions.” Journal of the British Astronomical Assoc. 108.1 (1998): 9–28. Astronomical Data Service.
  6. ^ Rogers, John H. “Origins of the ancient constellations: II. The Mesopotamian traditions.” Journal of the British Astronomical Assoc. 108.2 (1998): 79–89. Astronomical Data Service.
  7. ^ Saliba, George, 1994. A History of Arabic Astronomy: Planetary Theories During the Golden Age of Islam. New York: New York University Press. ISBN 978-0-8147-8023-7. tr. 67.

Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về Hoàng Đạo
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Các cung chiêm tinh học phương Tây
Hoàng Đạo
Chiêm tinh học | Cung Hoàng Đạo
Bạch Dương Kim Ngưu Song Tử Cự Giải Sư Tử Xử Nữ Thiên Bình Hổ Cáp Nhân Mã Ma Kết Bảo Bình Song Ngư
Aries.svg Taurus.svg Gemini.svg Cancer.svg Leo.svg Virgo.svg Libra.svg Scorpio.svg Sagittarius.svg Capricorn.svg Aquarius.svg Pisces.svg
Thiên văn học | Các chòm sao của đường Hoàng Đạo
Bạch Dương Kim Ngưu Song Tử Cự Giải Sư Tử Thất Nữ Thiên Xứng Thiên Hạt Xà Phu Nhân Mã Ma Kết Bảo Bình Song Ngư

19 tháng 3, 2014

Dưới chân Thầy: trang văn ám ảnh


ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM.  Cô Trần Thị Lệ ở Trường Đại học Nông Lâm Huế chuyển cho tôi email của anh Võ Tá Hân bài viết "Dưới chân Thầy" gửi đến: bio-vn@yahoogroups.com. Bức thư đã được đăng trên http://beta.vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/duoi-chan-thay-2964122.html . Bài viết rất hay và có ý nghĩa. Tôi chép về để đọc lại và suy ngẫm. Anh binh nguyen<binh_nguyen98@yahoo.com viết:
Trong bài này tôi nhận thấy anh Hân có một nhận xét nổi bật về cách tìm người hợp tác của Cụ Kwek : "Cụ Kwek chỉ quan tâm đến những người làm được việc và có đáng tin cậy hay không, chứ tuyệt nhiên không hề chú trọng đến bằng cấp. Dưới trướng của cụ không hề thấy bóng một vị tiến sĩ nào cả vì cụ cho rằng phần đông họ là những lý thuyết gia ". (Điều này) gần giống với nhận xét của một đồng nghiệp nước ngoài (đã nhận xét rằng): cộng đồng người Việt tuy có nhiều Tiến sĩ nhưng tỷ lệ người thành công (làm chủ) trong công nghiệp không cao; thiếu tinh thần mạo hiểm,  hầu hết là làm công ăn lương phải dựa vào một tổ chức có sẵn như nghiên cứu / dạy học trong Ðại học hoặc Kỹ nghệ, nhưng  tính tự ái ("narcissistic personality" - nhân cách ái kỹ -) thì rất cao ...... Mới nghe tôi cũng tự ái (dân tộc) lắm! nhưng nhờ cố gắng tập thói quen lắng nghe nên giữ được sự im lặng để lắng nghe. Theo tôi, nếu suy đi nghĩ lại cho cùng, người Việt Nam chúng ta thiếu một cái gì đó nên bằng hình thức này hay hình thức khác chưa đủ khả năng làm chủ một tổ chức có quy mô lớn mà vẫn phải đi làm thuê ! Có người bạn đã có nhận xét rằng văn hóa và con người Việt Nam chúng ta là nền văn hóa "dây leo"; nếu bám được vào một cái khung nào đó thì khung cao bao nhiêu, ta cũng có thể leo cao bấy nhiêu nhưng (chữ nhưng tai hại) khi không có cái khung nào thì chúng ta chỉ bò lan trên mặt đất chồng chất, đè lên nhau mà không tự đứng cao lên được ! ". Đúng là phải dẹp bỏ tính tự ái, thực sự gắn lý thuyết với thực tiễn mới thành công lớn được.

Dưới chân Thầy

Năm 1994, ông Kwek Hong Png, người sáng lập tập đoàn Hong Leong ở Singapore tạ thế. Ông là một nhân vật xuất chúng và những công trình của Hong Leong đã đóng góp rất nhiều cho sự phồn thịnh của Singapore nhưng ngày nay dường như rất ít người, ngay cả ở Singapore còn biết đến tên ông.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Phúc Kiến, Trung Quốc, ông bỏ xứ sang Singapore năm 1928 khi mới 17 tuổi với 8 đô trong túi và một chiếc chiếu trên vai. Thế nhưng vào những năm cuối đời thì ông Kwek Hong Png đã được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu nhất Singapore và cũng là một trong những người giàu nhất thế giới.

Khi mới đến Singapore, ông giúp việc trong một cửa hàng bán vật liệu xây dựng với số lương tháng là 5 đô. Mười ba năm sau, dành dụm được chút vốn, ông mở một công ty riêng và mời 3 người em trai từ Phúc Kiến sang Singapore để hợp tác. Từ buôn bán sắt thép xi măng, ông bước sang lĩnh vực sản xuất, bất động sản, tài chính và khách sạn… Người em trai của ông là Kwek Hong Lye được giao trách nhiệm phát triển “mô hình Hong Leong” ở Malaysia để rồi sau này nhánh Hong Leong Malaysia lại trở thành một tập đoàn có tầm cỡ ngang ngửa với Hong Leong Singapore.

Cuối thập niên 1980, ông Kwek bắt đầu nhường dần việc điều hành tập đoàn cho hai người con trai là Kwek Leng Beng và Kwek Leng Joo, và cả hai đã tiếp tục đưa Hong Leong lên một quỹ đạo cao hơn, đặc biệt là việc phát triển mạnh nhánh khách sạn và bành trướng hoạt động ra thị trường quốc tế. Đến tháng 2/2014 tổng tài sản của tập đoàn Hong Leong Singapore đã vượt quá 30 tỷ đô Sing, với hơn 40 nghìn nhân viên hoạt động tại 19 quốc gia trên thế giới.

Là một ngân hàng gia quốc tế, tôi được Bank of Montreal chuyển đi làm việc tại nhiều nơi trước khi đến Singapore năm 1981. Sau khi rời ngân hàng năm 1986, tôi được mời làm Tổng giám đốc của Công ty bất động sản City Developments Limited (CDL), con chim đầu đàn của Hong Leong. Hai năm sau thì tôi được chuyển sang giữ chức vụ Tổng giám đốc Singapore Finance thuộc cánh tài chính của tập đoàn và đồng thời trở thành một thành viên HĐQT của CDL, bắt đầu một chuỗi những chức vụ khác trong các lãnh vực kỹ nghệ, thương mại, đầu tư, khách sạn của Hong Leong suốt 25 năm.

Làm việc với cụ Kwek trong 8 năm trước khi người cha đẻ của Hong Leong qua đời, tôi luôn muốn biết xem làm sao mà một người không hề được đào tạo từ một trường lớp kinh doanh nào và cũng chưa xong trung học, lại có thể xây dựng được một sự nghiệp khổng lồ như thế? Ngày rời đại học với hai mảnh bằng về quản lý, có lẽ cũng như bao nhiêu bạn trẻ ngày nay, tôi đã có cái ảo tưởng là với khả năng “chẻ sợi tóc ra làm tám”, tất cả mọi bài toán kinh doanh cũng như bao chuyện khác đều có thể phân tích và giải quyết được.

Dưới chân Thầy, tôi mới thấy rằng, quản lý không phải chỉ là một khoa học và còn là một nghệ thuật. Cách quản lý của cụ Kwek, hay nói chung là của phương Đông, đôi lúc thấy thật đơn giản chứ không phức tạp như phương Tây, nhưng đã mang lại những kết quả to lớn không ngờ. Những cách quản lý ấy có còn áp dụng được trong thời buổi này hay không, tôi mong sẽ có dịp mang ra bàn bạc trong những bài viết sắp tới. Tuy nhiên, có một điều nổi bật nhất là cách dùng người. Cụ Kwek chỉ quan tâm đến những người làm được việc và có đáng tin cậy hay không, chứ tuyệt nhiên không hề chú trọng đến bằng cấp. Dưới trướng của cụ không hề thấy bóng một vị tiến sĩ nào cả vì cụ cho rằng phần đông họ là những lý thuyết gia.

Giữa thập niên 1980, khi Singapore đang trải qua một cơn bão kinh tế khốc liệt thì thị trường tràn ngập các bất động sản được tung ra bán để trả nợ ngân hàng. Trong số những dự án mà tôi đã duyệt qua thì có khách sạn Orchard với 350 phòng, tọa lạc tại một vị trí rất tốt ở trung tâm thành phố. Mặc dầu giá chào bán rất rẻ nhưng trước viễn cảnh kinh tế u tối thì tôi đề nghị không nên đầu tư. Thế nhưng mặc những lời can ngăn từ mọi phía, cụ Kwek Hong Png quyết định đổ tiền ra mua lại khách sạn này và không những thế lại chi thêm 12 triệu đô để mua 3 biệt thự ở bên cạnh. Mọi cơn bão rồi cũng đi qua, khi tình hình kinh tế đã ổn định vài năm sau đó thì cụ bèn cho phá ba ngôi biệt thự cũ ấy để xây thêm 350 phòng, biến Orchard Hotel thành một khách sạn 700 phòng. Ngày nay khách sạn này là ngôi sao sáng chói nhất trong toàn bộ 110 khách sạn thuộc nhánh Millenium & Copthorne Hotels của CDL.

Một kỷ niệm nữa với cụ Kwek là lúc CDL xây tòa nhà Republic Plaza. Tôi còn nhớ ngày bước vào văn phòng cụ Kwek, cầm trên tay bản phân tích dự án xây dựng tòa nhà 64 tầng cao nhất Singapore này, tôi cất lời: “Thưa cụ, tôi đã phân tích kỹ phương cách tài trợ và bây giờ chỉ còn khoảng… 20 câu hỏi muốn xin ý kiến cụ để triển khai dự án này”. Cụ Kwek liếc mắt nhìn bảng in điện toán dầy đặc các con số rồi lẳng lặng đưa ba ngón tay ra trước mặt tôi và chậm rãi nói - bằng một giọng tiếng Anh đặc sệt Phúc Kiến: “Mr. Hân à! Tôi muốn anh nhớ cho tôi 3 điều: Thứ nhất là phải giữ giá xây dựng không được quá xxx đô mỗi thước vuông. Thứ hai là anh không trả quá 20 triệu đô để nới rộng mảnh đất ra con đường bên cạnh, và thứ ba…”.

Thế rồi ông xua tay ra hiệu cuộc họp đã chấm dứt!

Chỉ trừ khi có người phụ tá bên cạnh để thông dịch, các cuộc họp với cụ thường không kéo dài vì tôi không nói được tiếng Hoa còn cụ thì nói tiếng Anh không sõi lắm. Bước ra khỏi phòng họp, tôi cảm thấy bực mình. Nhớ lại ngày còn là chuyên viên cao cấp phân tích những dự án tài chính quốc tế khổng lồ của Bank of Montreal ở Toronto như xây đường ống dẫn dầu xuyên Canada, khoan mỏ dầu khí dưới vùng biển Kavalas, xây nhà máy hạt nhân, mua nhà máy lọc dầu… tôi phải viết những bài phân tích dầy cộm, bàn bạc kỹ lưỡng và tranh cãi dai dẳng, thế nhưng bây giờ với dự án mấy trăm triệu đô này mà tất cả chỉ cần… 3 ngón tay thôi sao?

Mãi sau này khi đã “dầy dặn chiến trường” ở châu Á hơn thì tôi mới thấu hiểu được cách suy nghĩ của cụ. Được đào tạo từ những trường lớp quản lý kinh doanh và làm việc ở phương Tây, tôi chỉ biết nhìn các vấn đề một cách rất máy móc. Các chương trình điện toán siêu nhanh ngày nay lại rất dễ khiến con người cảm thấy “tự tin” hơn để đi đến… những quyết định nông cạn! Chỉ là một người chưa học xong trung học nhưng mấy chục năm “xông pha thương trường” dày dặn kinh nghiệm đã giúp cụ Kwek có một cái nhìn sâu rộng và một trực giác kinh doanh vô cùng bén nhạy.

Cụ không hề bận tâm đến những điểm không quan trọng mà nhìn thấy cái “lý” của sự việc, không khác gì một cao thủ võ lâm biết nhắm vào các yếu huyệt của đối phương để tấn công. Không những chỉ cần chú tâm đến ba “yếu huyệt” của một dự án, cụ Kwek còn nhìn rất xa và biết lúc nào cần “ra tay” như trong dự án khách sạn Orchard.

Cửa sổ cơ hội thường chỉ hé mở trong một khoảnh khắc rất ngắn mà nếu không biết nắm bắt thì cơ hội sẽ vụt bay không bao giờ trở lại! Thế nào cũng sẽ có lắm người phê bình rằng hai điều trên đây thì chẳng có gì mới lạ, vì vấn đề muôn thuở vẫn là tiền lấy từ đâu để đầu tư? Thôi thì chúng ta sẽ bàn đến chuyện này trong một dịp khác vậy.

Ngày cụ mất, báo chí Singapore tràn ngập các mẫu cáo phó. Đám tang cụ Kwek lớn như một quốc táng nhưng nơi an nghỉ cuối cùng của cụ chỉ là một nghĩa trang rất khiêm nhường. Ngôi mộ không lăng tẩm cầu kỳ mà chỉ bình thường như mộ của mọi người dân Sing khác.

Đúng hai mươi năm đã trôi qua, hôm nay tôi xin thắp một nén hương để tưởng nhớ đến một Người Thầy.


Võ Tá Hân

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính

Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống Thơ cho con

Người theo dõi