Lưu trữ Blog

22 tháng 3, 2010

Các Trường Đại Học Danh Tiếng Nhất Thế Giới

HOCMOINGAY dẫn nguồn tin của http://niemtin.free.fr : Theo tạp chí giáo dục danh tiếng của Anh Times Higher Education (THE) và tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới đã công bố danh sách 100 trường đại học hàng đầu năm 2009.
So với năm 2008 thì bảng xếp hạng năm vừa qua đã có một số biến động nhỏ. Ngoài trường Đại học Havard, ngôi trường vẫn giữ vị trí quán quân, thì ngay trong top 5, vị trí các trường đã có sự hoán đổi cho nhau. Trường đại học Cambridge của Anh, năm 2008 giữ vị trí thứ 3, thì đến năm 2009 đã soán ngôi vị á quân của trường đại học Yale (Mỹ) và đẩy trường này về vị trí cũ của mình. Có những trường ở vị trí 6, 7 năm 2008 như trường Đại học UCL, trường Imperial, sau 1 năm đã được thăng hạng lên vị trí thứ 4, và thứ 5. Trong khi đó trường đại học lâu đời nhất nước Anh, Đại học Oxford lại bị rớt 1 bậc. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng vị trí xếp hạng cũng như một số thông tin về các trường này.Đại học Harvard, ngôi trường đúng đầu bảng
Đại học Harvard là một trường đại học tư thục tọa lạc ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ bao gồm 10 trường trực thuộc và là một thành viên của Ivy League (Nhóm các trường đại học hàng đầu ở Mỹ). Đây là trường đại học lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở châu Mỹ và là tập đoàn đầu tiên tại Bắc Mỹ. Harvard cũng là tổ chức có nguồn cung ứng tài chính lớn thứ hai ( sau Quỹ Bill & Melinda Gates ) với khoảng 28,8 tỉ USD vào năm 2008.


Harvard thường xuyên có mặt top đầu trong các bảng xếp hạng giáo dục đại học quốc tế. Đại học Harvard không chỉ là sự hãnh diện của sinh viên Mỹ mà còn là niềm mơ ước của tất cả các sinh viên trên thế giới. Những sinh viên đã được bước chân vào giảng đường đại học Harvard cũng đều là những thiên tài của thế giới.


Đã từng có đến 7 vị tổng thống Mỹ được đào tạo tại Harvard và đã có tới 40 giải Nobel. Nơi đây được đánh giá là cái nôi sản sinh ra các tỷ phú giàu bậc nhất thế giới. Vì vậy người Mỹ có một câu nói khá nổi tiếng là muốn cho con bạn trở thành một trong những người giàu nhất, hãy gửi chúng tới Harvard.


Đại học Cambridge vươn lên vị trí thứ 2
Sau 1 năm, ngôi trường đại học nổi tiếng của nước Anh này đã vươn lên được 1 bậc, từ vị trí thứ 3 lên vị trí á quân. Đây là viện đại học cổ xưa thứ hai tại các nước nói tiếng Anh, chỉ sau Đại học Oxford. Năm 1209, do xung đột giữa các sinh viên và dân thành thị, nhiều học giả của Đại học Oxford đã chạy đến thành phố Cambridge và lập nên Đại học Cambridge. Hệ thống đại học Cambridge có 31 trường cùng hàng nghìn chuyên ngành đào tạo khác nhau.


Trường Đại học Cambridge có truyền thống gần 1000 năm đào tạo những nhà lãnh đạo trên thế giới, những chuyên gia kinh doanh cũng như những nghệ sĩ. Mỗi năm, có hàng trăm tiến sĩ và thạc sĩ thành đạt từ nơi đây. Những buổi lễ trao bằng long trọng và xúc động được diễn ra định kỳ vào các tháng nhất định của mỗi quý và tuỳ vào thời gian lựa chọn của từng vị tiến sĩ. Họ là niềm tự hào và danh dự của người dân, nhưng họ cũng chính là những trí tuệ tuyệt vời mà nền giáo dục Cambridge đã khai sáng và nuôi dưỡng.


Đại học YALE giữ vị trí thứ 3
Đây chính là trường đại học đã để trường Cambridge soán ngôi và đành ngậm ngùi nắm giữ vị trí thứ 3 ( Năm 2008, trường đại học Yale xếp thứ 2 ).


Đây là một viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut, nước Mỹ được thành lập vào năm 1701 dưới tên Collegiate School. Yale là viện đại học lâu đời thứ ba của Mỹ và là một thành viên của Ivy League. Ngôi trường này cũng đã từng đào tạo nên 4 vị tổng thống Mỹ bao gồm Gerald Ford, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush. Tờ báo Boston Globe đã viết rằng "nếu như có một trường có thể tuyên bố rằng đã giáo dục cho các lãnh đạo cao nhất của đất nước trong ba thập kỉ, thì đó là Yale.


Yale cũng là trường đầu tiên ở Mỹ cấp bằng tiến sĩ vào năm 1861. Đại học Yale không chỉ nổi tiếng vì nhiều nhân tài, chất lượng giáo dục đỉnh cao, mà còn là một trong những trường đại học to nhất nhì Hoa Kỳ, với hệ thống thư viện khoảng 13 triệu cuốn sách ( hệ thống thư viện đứng thứ 2 của Mỹ ).


Viện Đại học Yale thu được vốn hỗ trợ hàng năm khoảng 17 tỉ Đôla, đứng thứ hai chỉ sau Harvard. Trường có 3300 giảng viên, 5300 sinh viên đại học và 6000 sinh viên viên sau đại học. Yale được Cục Thuế Hoa Kỳ đưa vào trong danh sách các tổ chức phi lợi nhuận. Yale và Harvard là hai đối thủ của nhau trong tất cả các lĩnh vực giáo dục đại học.


Đại học UCL ( University College London ) giữ vị trí thứ 4
Từ vị trí thứ 7 năm 2008, Đại học UCL của nước Anh đã vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng năm vừa qua.


Ngôi trường này được thành lập năm 1826, và là một trong những trường đại học có lịch sử lâu đời nhất ở Anh, chỉ sau trường Oxford và Cambridge. Hiện nay trường có khoảng 19.000 sinh viên, trong đó hơn 30% là sinh viên quốc tế đến từ gần 140 quốc gia trên thế giới.


Năm 2008, tổ chức Research Assessment Exercise (RAE) UCL đã xếp trường UCL là trường đại học có nhiều công trình nghiên cứu chất lượng tốt nhất ở London và xếp thứ 3 trong toàn vương quốc Anh. Tổ chức này khẳng định rằng trường UCL đã có những thành tựu nổi bật về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, y học cũng như các ngành nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Ngôi trường này luôn có nhiều nguyên tắc trong việc đảm bảo cho chất lượng xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu trong các ngành học kể trên. Đây cũng là trường đại học đầu tiên ở Anh chấp nhận sinh viên từ mọi tôn giáo, chủng tộc, tầng lớp xã hội và bình đẳng nam nữ.


Imperial College và Đại học Oxford đồng hạng ở vị trí thứ 5


Từ vị trí thứ 6 năm 2008, Imperial College đã lên hạng và nắm giữ vị trí thứ 5. Trường được thành lâp năm 1907 và là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu ở London. Nội dung đào tạo chính của trường là liên ngành nghiên cứu và cung cấp các cơ sở nghiên cứu. Các lĩnh vực đào tạo chủ yếu của trường là Khoa học kỹ thuật, Y học, và khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, Kinh doanh. Đây cũng là những khoa chủ chốt của Imperial College.


Mặc dù chỉ bị rớt 1 hạng từ vị trí thứ 4, xuống vị trí 5, đồng hạng với trường Imperial College, những đây cũng là điều đáng tiếc cho trường đại học nổi tiếng bậc nhất ở xứ sở sương mù. Đại học Oxford tọa lạc tại thành phố Oxford, Anh. Đây là trường đại học cổ nhất trong các nước nói tiếng Anh được thành lập vào thế kỉ 13. Đại học Oxford có 39 học viện (college), mỗi học viện có một cấu trúc và hoạt động riêng.


Việc dạy học của hệ đại học chủ yếu là học theo kiểu phụ đạo, trong đó mỗi giáo sư phụ trách từ 1 đến 4 học viên làm việc hàng tuần khoảng 1 giờ tùy thuộc vào ngành học mà nội dung buổi học là về một bài luận hoặc bài tập. Mỗi tuần sinh viên thường có khoảng 2 buổi học kiểu này, các giáo sư có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của môn học hoặc lĩnh vực chuyên môn, có thể đến từ các trường khác trong đại học Oxford. Ngoài ra, sinh viên còn học bổ sung bằng các buổi nghe giảng, lên lớp, hội thảo được tổ chức theo chuẩn của bộ môn.


Theo xếp hạng của The Times năm 2007, đây là viện đại học tốt nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.


Ngoài ra, đáng chú ý trong top các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2009, Nhật Bản là gương mặt đại diện sáng giá cho châu Á với 6 trường được lọt vào danh sách này.


Đó là các trường: Đại học Tokyo xếp thứ 22, Đại học Kyoto xếp thứ 25, Đại học Osaka sếp thứ 43, Học viện công nghệ Tokyo xếp thứ 55. Hai trường Đại học Nagoya và Tohoku lần lượt chiếm giữ vị trí áp chót là 93 và 97.


Một số trường đại học khác của châu Á cũng nằm trong bảng xếp hạng này là Đại học Hồng Kông xếp thứ 24, Đại học quốc gia Singapore xếp thứ 30, Đại học quốc gia Seoul xếp thứ 47

Dưới đây là danh sách 50 trường nổi tiếng nhất thế giới :
1. Đại học Harvard, Mỹ .
2. Đại học Cambridge, Anh .
3. Đại học YALE, Mỹ .
4. Đại học UCL ( University College London ), Anh .
5. Đại học IMPERIAL College London, Anh .
6. Đại học OXFORD, Anh .
7. Đại học Chicago, Mỹ .
8. Đại học PRINCETON, Mỹ .
9. Học viên công nghệ Massachusetts - Massachusetts Institute of Technology , Mỹ .
10. Học viện công nghệ California - California Institute of Technology , caltech , Mỹ .
11. Đại học COLUMBIA, Mỹ .
12. Đại học PENNSYLVANIA, Mỹ .
13. Đại học JOHNS HOPKINS, Mỹ
14. Đại học DUKE, Mỹ .
15. Đại học CORNELL, Mỹ .
16. Đại học STANFORD, Mỹ .
17. Đại học Quốc gia Australia - The Australian National University, ANU , Úc .
18. Đại học Mcgill, Canada .
19. Đại học MICHIGAN, Mỹ .
20. Viện kỹ thuật liên bang Thụy Sỹ ( ETH Zurich ), Thụy Sỹ
21. Đại học EDINBURGH, Anh .
22. Đại học TOKYO, Nhật Bản
23. Đại học LONDON ( King’s College London ), Anh .
24. Đại học HONG KONG, Hong Kong .
25. Đại học KYOTO, Nhật Bản .
26. Đại học MANCHESTER, Anh .
27. Đại học CARNEGIE MELLON, Mỹ .
28. Đại học Sư Phạm PARIS - École normale supérieure , Pháp .
29. Đại học TORONTO, Canada .30. Đại học Quốc gia Singapore - National University of Singapore, Singapore .
31. Đại học BROWN, Mỹ .
32. Đại học NORTHWESTERN, Mỹ .
33. Đại học California, Los Angeles, Mỹ .
34. Đại học BRISTOL, Anh .
35. Đại học Khoa học và Kỹ thuật HONG KONG, Hong Kong .
36. Trường Bách Khoa Paris - Ecole Polytechnique , Pháp .
37. Đại học MELBOURNE, Úc .
38. Đại học SYDNEY, Úc .
39. Đại học California, BERKELEY, Mỹ .
40. Đại học BRITISH COLUMBIA, Canada .
41. Đại học QUEENSLAND, Úc .
42. Trường Đại học Bách khoa Liên bang LAUSANNE, Thụy Sĩ .
43. Đại học OSAKA, Nhật Bản .
44. Đại học TRINITY, Dubline, Ai Nhĩ Lan .
45. Đại học MONASH, Úc .
46. Đại học Trung văn Hồng Kông, Hong Kong .
47. Đại học Quốc gia SEOUL, Hàn Quốc .
48. Đại học NEW SOUTH WALES, Úc .
49. Đại học TSINGHUA, Trung Quốc
50. Đại học AMSTERDAM, Hòa Lan .


10 trường nổi tiếng nhất ở Châu Á :
1. Đại học TOKYO, Nhật Bản .
2. Đại học Hồng Kông, Hồng Kông .
3. Đại học KYOTO, Nhật Bản .
4. Đại học quốc gia Singapore, Singapore .
5. Đại học khoa học và công nghệ Hồng Kông, Hồng Kông .
6. Đại học OSAKA, Nhật Bản .
7. Đại học Trung văn Hồng Kông, Hồng Kông .
8. Đại học quốc gia SEOUL, Hàn Quốc
9. Đại học TSINGHUA, Trung Quốc
10. Đại học PEKING,Trung Quốc .


(Times Higher Education - THE

10 tháng 3, 2010

Điểm tin chọn lọc đầu năm 2010

Việt Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21


HOCMOINGAY. Tác giả Nguyễn Trung vừa có bài viết  "Việt Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ 21 " đăng trên tạp chí Thời đại mới số 18 tháng 3 năm 2010.  "Kể từ khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, do đòi hỏi trong nước và bối cảnh quốc tế mới, chưa bao giờ mà độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và tương lai phát triển của đất nước phải đối phó với nhiều thử thách nguy hiểm và quyết liệt như hiện nay. Cụ thể là con đường phát triển của Việt Nam đang đặt ra nhiều đòi hỏi gắt gao, đồng thời cục diện quốc tế và khu vực đang đi vào một bước ngoặt đặt nước ta trước nhiều thách thức mới. Tất cả tạo nên sức ép căng thẳng bên ngoài và bên trong, đòi hỏi cả nước phải dấn lên đối mặt." Tài liệu nghiên cứu này là nghiêm túc công phu và có nhiều thông tin  (mời xem tiếp tại đây hoặc tại đây

Nguyên Ngọc: Nước mội, rừng xanh và sự sống


HOCMOINGAY. "Hóa ra có một “bí mật” to lớn: ngọn nguồn của nước mội tuyệt diệu tưới tắm cả vùng cát dằng dặc ven biển miền Trung chính là nơi đó, Tây Nguyên, rừng đại ngàn, rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Chính rừng Tây Nguyên, từ trên Trường Sơn rất xa xôi kia, đêm ngày, hàng triệu triệu năm nay, như một người mẹ vĩ đại, bao dung và tần tảo, hứng lấy tất cả các nguồn nước của đất trời, cất lấy, “để dành”, tằn tiện, tuyệt đối không phí mất một giọt nào, để từng ngày từng ngày chắt chiu mà bất tận cung cấp cho đứa con đồng bằng của mình, cho sự sống có thể sinh sôi, nảy nở, trường tồn trên dải đất cát trông chừng rất khắc nghiệt kia. Cho các vương quốc, các triều đại, các nhà nước, các chế độ ra đời, phát triển, nối tiếp. Và sống còn... Nước mội chính là những dòng nước nhỏ, liên tục, không bao giờ dứt, đi âm thầm và vô hình trong lòng đất, từ những đỉnh Trường Sơn xa xôi kia, đến tận những cồn cát tưởng chẳng thể có chút sự sống này. Vậy đó, Tây Nguyên, ý nghĩa của Tây Nguyên và rừng Tây Nguyên, dù chỉ mới là qua một khía cạnh rất nhỏ của nó, nước." Nguyên Ngọc,  Kinh tế Sài Gòn Online (xem tiếp)

Tây Nguyên cần 6 tỷ USD để phát triền

Theo BBC Tiếng Việt, các tỉnh Tây Nguyên cần 6 tỷ  USD để phát triển kinh tế xã hội ở khu vực.  Tây Nguyên hiện có dân số khoảng 6 triệu người, phần đông thuộc diện nghèo so với các nơi khác trong toàn quốc. Tuy nhiên gần đây, đầu tư trong nước và nước ngoài đã dần dần giúp thay đổi phần nào cuộc sống trong khu vực. Trữ lượng bauxite ở Tây Nguyên thuộc loại lớn trên thế giới, ước tính lên tới 8 tỷ tấn. Khai thác bauxite được cho là một trong các kế hoạch phát triển kinh tế lớn ở Tây Nguyên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định 167 ngày 1/11/2007,phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015. Theo đó, từ 2007-2015 riêng tại tỉnh Đăk Nông dự kiến hình thành đến bốn tổ hợp công nghiệp bauxite nhôm. Trong năm 2008 đã có hai dự án khai thác bauxite và sản xuất nhôm tổng công suất 1,2 triệu tấn/năm được phép triển khai tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ ( Đắk Nông). Tuy nhiên kế hoạch khai thác bauxite đang gặp nhiều chỉ trích vì quan ngại môi trường cũng như vì vị trí tối quan trọng của Tây Nguyên về an ninh-quốc phòng 


Thủ tướng phản hồi về các dự án trồng rừng






Theo BBC Vietnamese ngày 8 tháng 3 năm 2010, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên cho BBC hay ông đã nhận được "phản hồi miệng" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi gửi thư kiến nghị về các dự án giao đất cho nước ngoài trồng rừng. Hồi cuối tháng 01/2010, Trung tướng Nguyên và một vị lão thành cách mạng khác, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (cựu Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh), đã gửi thư lên ông Dũng và Bộ Chính trị về việc 10 tỉnh ký hợp đồng giao 300.000 ha đất đầu nguồn cho các công ty nước ngoài để thực hiện dự án trồng rừng. Ông Đồng Sĩ Nguyên nói ông đã nhận được phản hồi của Thủ tướng Dũng. "Ông Dũng đã trả lời miệng với tôi, rằng Chính phủ đã gửi đoàn đi kiểm tra và khi nào có kết quả sẽ nói sau." (xem tiếp)

Gót chân Asin của Trung Quốc


DAYVAHOC. Tuan Vietnam.net ngày 26 tháng 2 năm 2010 đăng bài "Gót chân Asin của Trung Quốc" của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy. Sau 30 năm tiến hành cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu rất to lớn không ai có thể phủ nhận nhưng cũng còn nhiều vấn đề, như:  Ăn vào tài nguyên của con cháu; Trả giá môi trường; Chênh lệch giàu nghèo thành thị nông thôn; Quan quyền tiền quyền; Tham nhũng hủ bại; Tâm lý chống đối; Sức ép quốc tế... Tác giả bài viết nhấn mạnh: "Biết nghiêm túc học tập những kinh nghiệm chưa thành công của người đi trước, chúng ta sẽ bớt phải trả giá (có khi là rất lớn và lâu dài.) Nhưng nếu không thấy hoặc cố tình không thấy "vết xe của người đi trước", thì cái giá phải trả không chỉ là của một số cá nhân mà sẽ là những người lao động chân chính, là đông đảo nhân dân, là cả dân tộc và những thế hệ tiếp theo". (xem tiếp)

An ninh lương thực và an ninh quốc gia


CAYLUONGTHUC. Khủng hoảng lương thực bùng nổ năm 2007 và đến đỉnh điểm đầu năm 2008 làm rung động thế giới, nhiều nhà nghiên cứu coi như tương đương với khủng hoảng tài chính...Trong cả năm 2008 cho tới nay, các nhà lãnh đạo quốc gia và tổ chức quốc tế nhắc đi nhắc lại tầm quan trọng của anh ninh lương thực và sự quan tâm đến nông nghiệp chưa đúng mức. Nông nghiệp là “giá đỡ” cho nền kinh tế quốc dân nhưng nông dân còn chịu nhiều thiệt thòi. Bài viết của giáo sư tiến sỹ Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động, nguyên Viện Trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (xem tiếp

Giá lúa nằm ngoài hạt gạo


CAYLUONGTHUC. Nguyễn Minh Nhị bài đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Mới vào vụ đông xuân, lúa hồi giữa tháng 2-2010 đang 5.200 đồng/kg, tuột nhanh xuống 4.200 - 4.000 đồng/kg chỉ sau vài tuần. Tốc độ tuột giá đã đi cùng với tốc độ thu hoạch! Trúng mùa rớt giá …  nông dân đau điếng! Lý do đơn giản là nền sản xuất nông nghiệp của ta chưa được tổ chức lại cho phù hợp với hoàn cảnh hội nhập. Giá thành lương thực, nông sản của ta còn cao là do đầu vào bị nhiều tầng nấc trung gian "kê" lên, cách tính lại không đủ nên có khi "lời giả lỗ thật". Còn đầu ra, do nông dân không giữ được sản phẩm lâu hơn, chất lượng tốt hơn để đợi khi có giá. Mặc dù nông dân cũng có khả năng biết thời điểm giá lên, biết cách giữ chất lượng tốt hơn, nhưng vì thiếu các dịch vụ sau thu hoạch, không kho trữ, không tiền trả nợ và không vốn cho vụ mới liền tay nên đành bán tại ruộng… (xem tiếp)

5 tháng 3, 2010

Ký ức vụn mà không vụn


HOCMOINGAY. Trần Đăng Khoa. Nhiều chuyện bọ Lập kể trong “Ký ức vụn” là chuyện thật. Những “nhân vật” cũng có thật. Có người là bạn bè thân quen một thuở của Lập. Có người nổi tiếng mà nói tên thì ai cũng biết. Có những người bình dị ta vẫn gặp hàng ngày. Rồi cả những vị khai quốc công thần. Tất cả đều bình đẳng dưới ngòi bút của Lập. Hóm hỉnh. Hài hước. Nhiều khi đọc không nhịn được cười. Nhưng đằng sau tiếng cười, ta có thể ứa nước mắt. Từ thằng bé sứt môi,  ông cụ Hoi, anh cu Hó, con bé ăn ruồi, đến Đại tướng  lừng danh Võ Nguyên Giáp. Tất cả đều rất đẹp. Đằng sau những tình tiết tưởng như thật thà, bâng quơ, là những thân phận, những kiếp người trong cõi đời dâu bể. Ký ức vụn là cuốn sách hay. Lại dễ đọc. Và đã đọc rồi thì rất khó quên.
 

KÝ ỨC VỤN MÀ KHÔNG VỤN

                                                                                    Trần Đăng Khoa


Nhà thơ Trần Đăng Khoa thủa bé


Nhà thơ Trần Đăng Khoa thuở bé


1- Nhà thơ ơi! Em là một sinh viên Trường Đại học Kinh tế, nhưng lại rất ham đọc sách văn chương từ nhỏ. Hè này, em muốn chọn một số sách để đọc. Nhưng giữa một rừng sách, biết chọn cuốn nào đây? Bạn em mách có cuốn “Ký ức vụn” của nhà văn Nguyễn Quang Lập đang rất “hot”. Nhà thơ có thể giới thiệu đôi lời về cuốn sách này được không? “Ký ức vụn” có đúng là một cuốn sách hay không?. Có nên chọn sách theo dư luận không?

LÊ THU HIỀN
Bimtocdethuong89@yahoo.com

Nguyễn Quang Lập là nhà văn nổi tiếng từ những năm Tám mươi của…thế kỷ trước với hàng loạt truyện ngắn và tiểu thuyết. Anh còn viết kịch và làm phim. Ở thể loại nào, anh cũng rất “đắt khách”. Phim “Đời cát” do anh viết kịch bản, Thanh Vân đạo diễn, từng đoạt giải cao trong Liên hoan phim quốc tế, đã đưa điện ảnh Việt Nam thoát khỏi vũng ao tù


“Ký ức vụn” là cuốn sách mới nhất của anh. Đấy là một tác phẩm hoàn toàn ngẫu hứng. Hình như trước đó, Nguyễn Quang Lập không định viết cuốn sách này. Ấy là tôi đoán thế thôi. Thoạt đầu, chắc chỉ là một trò chơi. Bọ Lập dựng một cái “quán ảo” mà người đời vẫn quen gọi là Blog để tán gẫu với bạn đọc. Anh không ngờ mọi người đến rất đông. Ngày nào “quán” cũng chật ních người tứ xứ. Họ mê chủ quán như điếu đổ. Mà mê là phải. Vì ông chủ rất vui tính, lại có tài kể chuyện. Mỗi ngày một chuyện, mà toàn những chuyện xảy ra từ cái thời tám hoánh. Đã thế, lại có vẻ như là rất vặt vãnh. Nhớ đâu kể đấy. Chính ông chủ cũng đã gọi chúng là những “ký ức vụn”. Đây không phải trò õng ẹo, giả vờ khiêm tốn mà khối anh kịch sĩ đã làm. Làm rất vụng, mà lại cứ tưởng người đời họ tin. Bọ Lập rất chân thành. Bọ nói thực đấy. Đúng là chuyện vụn thật. Nhưng mà lạ. Những sự việc vặt vãnh, những câu chuyện phất phơ chẳng đâu vào đâu, qua giọng kể của Lập lại hấp dẫn, ấn tượng. Có chuyện thành nỗi ám ảnh. Ký ức vụn mà không hề vụn. Những câu chuyện khơi khơi, tưởng như nói tào lao cho vui, mà thâm trầm, sâu sắc ra trò. Chuyện thế mà không phải thế. Đây là chỗ hơn người của bọ Lập. Bạn đọc tung hô rầm trời. Thế là thành một cuốn sách. Mà lại rất độc đáo. Vì nó chẳng giống bất kỳ một cuốn sách nào trước đó. Khi hình thành cuốn sách rồi, bọ Lập mới bắt đầu sắp xếp, bày biện, như thể ta trưng bày một mâm cỗ. Cuốn sách có mấy mảng chính: “Những người bạn khó quên”, “Vui buồn một thuở”, “Người từng gặp”, “Thương nhớ mười ba” và “Bạn văn”.

Những năm gần đây, trên thị trường sách đang dần hình thành một thể loại văn chương. Đó là văn chương Blog. Nếu xét trên bình diện này, “Ký ức vụn” là cuốn sách đặc sắc nhất. Vì văn Blog nên rất ngắn gọn. Có truyện dài nhất cũng chỉ vài ba trang. Ngắn có khi mấy trăm chữ. Vậy mà vẫn thành truyện. Có cái như một truyện ngắn. Dẫn dắt có duyên và kết thúc bất ngờ. Không lường trước được. Tài. Lập có khả năng điểm huyệt, nhất là khi viết về các bạn văn, bởi thế, anh chỉ phảy vài nét mà hiện được người, hiện được cảnh, với giọng văn rất riêng. Đọc nguyên bản trên Blog còn thú vị hơn nhiều, bởi cái khẩu khí đặc biệt của Lập. Những ngôn ngữ vỉa hè, bặm trợn, thậm chí rất tục mà đọc lại không thấy tục. Đây là biệt tài của Lập. Không phải ai cũng làm được và không dễ học được. Tốt nhất các em không nên bắt chước bọ Lập, khi mình chưa đủ vốn văn hóa và sự từng trải, bắt chước dùng của độc, chữ độc rất dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”.

Nhiều chuyện bọ Lập kể trong “Ký ức vun” là chuyện thật. Những “nhân vật” cũng có thật. Có người là bạn bè thân quen một thuở của Lập. Có người nổi tiếng mà nói tên thì ai cũng biết. Có những người bình dị ta vẫn gặp hàng ngày. Rồi cả những vị khai quốc công thần. Tất cả đều bình đẳng dưới ngòi bút của Lập. Hóm hỉnh. Hài hước. Nhiều khi đọc không nhịn được cười. Nhưng đằng sau tiếng cười, ta có thể ứa nước mắt. Từ thằng bé sứt môi,  ông cụ Hoi, anh cu Hó, con bé ăn ruồi, đến Đại tướng  lừng danh Võ Nguyên Giáp. Tất cả đều rất đẹp. Đằng sau những tình tiết tưởng như thật thà, bâng quơ, là những thân phận, những kiếp người trong cõi đời dâu bể.

Ký ức vụn là cuốn sách hay. Lại dễ đọc. Và đã đọc rồi thì rất khó quên.

( Nguồn: Văn học và Tuổi trẻ)
He he Trần Đăng Khoa khen bọ. Blog Quê choa

Người theo dõi