Lưu trữ Blog

3 tháng 9, 2014

Những lời dặn không bao giờ cũ

HỌC MỖI NGÀY.  Học Bác nên nói ít làm nhiều, thấm nhuần gương xử thế của Hồ Chí Minh "Suy nghĩ trước khi nói. Cương quyết khi thi hành. Bình tĩnh sáng suốt khi nguy nan. Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận. Cẩn thận khi cầm bút. Thẳng thắn quá hay mất lòng. Nguyên tắc quá không thành công. Giải quyết linh động tùy từng việc" "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" ""Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". “Có dân mới có Đảng mà Đảng sinh ra là để lo cho dân”. Chào ngày mới 2 tháng 9 là ngày Quốc khánh Việt Nam (1945) và cũng là ngày mất của chủ tịch Hồ Chí Minh (1969). Tôi đọc lại và suy ngẫm thông tin tổng hợp về Việt Nam - Hồ Chí Minh trên Wikipedia Tiếng Việt, lướt qua các trang tin mới nhất, càng thấm thía Những lời dặn không bao giờ cũ.Trong nhiều chính khách Việt Nam gần đây, cụ Phạm Thế Duyệt là người được nhiều người kính trọng. Cụ nói ít mà chắc chắn, ít sơ hở. Điều cụ trao đổi học Bác nên nói ít làm nhiều thật đáng suy ngẫm. (Hoàng Kim).

Học Bác, nên nói ít làm nhiều!

(VietQ.vn) Chúng ta nên nói ít thôi và làm nhiều lên”, nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt trò chuyện với PV nhân kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tin tức liên quan:
Thưa ông, năm nay chúng ta kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc Bác Hồ. Có rất nhiều bài học mà chúng ta phải học tập Bác. Riêng đối với ông, là một Đảng viên lão thành, ông thấm thía nhất những bài học nào?
 
Di chúc của Bác thể hiện một tư tưởng lớn mà Bác muốn căn dặn lại cho toàn Đảng, toàn dân, cho các thế hệ mai sau để thực hiện tốt việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mình. Các bài học của Bác thể hiện rất gần gũi. Trong cuộc đời tôi, những điều Bác dạy tôi luôn ghi trong quyển nhật ký của mình suốt cuộc đời.
 

Không bao giờ có điều gì khuất tất, không bao giờ mơ ước những điều gì không đáng có, không bao giờ nghĩ đến chuyện quyền chức. Đảng giao việc gì, Nhà nước giao việc gì, nhân dân giao việc gì, phân công tín nhiệm thì tôi làm việc ấy. Từ những năm 1952, tôi đã thấm nhuần Gương xử thế của Hồ Chủ tịch:
 
Suy nghĩ trước khi nói
Cương quyết khi thi hành
Bình tĩnh sáng suốt khi nguy nan
Nhẫn nại ôn hòa khi tức giận
Cẩn thận khi cầm bút
Thẳng thắn quá hay mất lòng
Nguyên tắc quá không thành công
Giải quyết linh động tùy từng việc
.....

Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam.     
 
Mỗi khi cầm bút ký viết cái gì hay nói một điều gì, tôi lại thầm nhủ: “Nói một cách vô trách nhiệm, nói một cách như người ngoài cuộc, nói thiếu xây dựng thì nói thế nào được” hay “Nói đề cao, kiêu căng ngạo mạn sao được”. Tất cả những cái đó đã thấm vào trong tư duy tôi. Đọc bản Sửa đổi lề lối làm việc của Bác, nghĩ đến những lời Bác dạy, càng nghe càng thấm thía lắm!
 
Ông nghĩ thế nào về câu Bác Hồ đã viết trong Di chúc: "Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình"?
 
Đoàn kết trong Đảng mới có đoàn kết toàn dân, tính chiến đấu trong Đảng phải cao, phê bình và tự phê bình một cách nghiêm túc từ chi bộ đến Trung ương, đó còn là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Mỗi một Đảng viên phải ý thức được mình vừa là lãnh đạo vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân. Đối chiếu lại, xem liệu rằng đã đoàn kết chưa? Trên đoàn kết, dưới đoàn kết và đoàn kết có thực sự không? Trong Đảng từ chi bộ cho đến Trung ương đã thẳng thắn với nhau chưa?
 
Cán bộ Đảng viên phải luôn rèn đạo đức cách mạng, sống phải gương mẫu trong gia đình, với vợ con, với anh em, với đồng chí đồng nghiệp, với quê hương đất nước, tổ chức trong Đảng, trong nhân dân... “Có dân mới có Đảng mà Đảng sinh ra là để lo cho dân”. Phải tạo uy tín đối với nhân dân, đoàn kết mới tạo ra sức mạnh được.
 
Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thời gian qua đã thu được kết quả bước đầu. Ông có đề xuất gì vào việc tiếp tục thực hiện để góp phần đẩy lùi những suy thoái, tiêu cực trong một số cán bộ, đảng viên và để họ thực sự là đầy tớ của dân như lời Bác dạy?
 
Tôi nghĩ việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và Di chúc của Bác đã thể rất cô đọng những tư tưởng lớn của Người về vấn đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo đời sống của dân. Bác đã đúc kết cả cuộc đời sự nghiệp cách mạng của mình bằng những văn bản, từ ngữ rất giản dị đơn giản nhưng vẫn thể hiện một tư tưởng to lớn.
 
Mỗi cán bộ Đảng viên luôn phải nghĩ mình đã làm được gì và dân có suy nghĩ như thế nào về Đảng? Nghĩ gì về đạo đức, lý tưởng của thế hệ cha ông đi trước? Đảng phải vì dân, không thể đứng trên lợi ích cá nhân, vì hơn 90 triệu dân chứ không vì 3 đến 4 triệu đảng viên. Trước tiên phải làm tốt việc xây dựng Đảng thì mới có thể lãnh đạo được nhân dân, bởi “đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, cho nên luôn phải lấy dân làm gốc.
 
“Trồng cây thì mười năm, trồng người thì trăm năm”, định hướng cho thế hệ sau là điều rất quan trọng từ việc học hành, từ việc giáo dục đạo đức tư tưởng. Thế hệ đi trước phải gương mẫu để cho các lớp sau noi theo “Nhân dân nhìn Đảng với tấm gương sáng nên gì cũng thành công”.
 
Ông có cho rằng, học Bác đã khó, làm theo Bác càng khó hơn trong thời buổi hiện nay?
 
Theo tôi, chúng ta nên nói ít hơn và làm nhiều lên.
 
Trong các nghị quyết chúng ta vẫn thường nói một số không nhỏ cán bộ suy thoái, không nhỏ có nghĩa là không ít, tức là có nghĩa là lớn. Mà đã lớn mà lại rơi vào những người có chức có quyền. Đảng gần 4 triệu người nhưng thực tế ra cũng chỉ có mấy chục vạn là cán bộ thôi, chứ còn toàn là Đảng viên là công dân hay đã về hưu..., người ta cũng không có gì đó để cho dân phải suy nghĩ. Bởi vậy mà các Đảng viên là cán bộ từ xã, huyện, tỉnh đến Trung ương, từ các bộ, các ngành đều là Đảng viên cả thì cái số không ít mà lại rơi vào số đó thì rất nguy hiểm. 
 
Phải xử lý những sai phạm đến nơi đến chốn, không bỏ lửng, có như thế dân mới tin, đúng sai phải rõ ràng.
 
Trưởng thành chính là do quần chúng giáo dục, chứ không phải tự nhiên hình thành được một con người có được ưu điểm này, ưu điểm kia. Công lao đấy là công lao của Đảng, công lao của Đoàn Thanh niên, công lao của nhân dân. Tôi cho rằng, học tập và làm theo Bác đúng là khó nhưng không phải là không làm được.
 
Xin trân trọng cảm ơn ông!
 

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi