Lưu trữ Blog

15 tháng 3, 2011

Động đất sóng thần ở Nhật Bản và sự kiện ngày 19/3



FOODCROPS. Trận động đất gần 9 độ richter ở Nhật Bản (11/3) là trận động đất rất mạnh.
Nó được so với sức nổ của 6,7 nghìn tỷ khối lượng chất nổ TNT và gấp 1000 sức hủy của tất cả vũ khí hạt nhân của thế giới (theo ViệtBáo), trận động đất khiến giảm 1,6 phần triệu giây thời gian một ngày do tốc độ xoay thay đổi (NASA).  Những đợt dịch chuyển địa chất khổng lồ xung quanh “vành đai lửa” Thái Bình Dương tương lai sẽ thế nào?!. Nhật Bản do đặc điểm địa lý nằm gần nhiều mãng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau của Thái Bình Dương, Á-Âu, Bắc Mỹ, Philippine nên luôn phải đối diện động đất và sóng thần.  Sự kiện “siêu mặt trăng” ngày 19/3,  với hiện tượng mặt trăng gần trái đất có liên quan đến hoạt động địa chấn. Thủy triều sẽ lên cao và hạ thấp hơn bình thường nhưng không đáng kể (John Vidale) ý kiến trái chiều với các nhà tôn giáo, tuy nhiên những dự đoán của họ vẫn khẳng định thiên nhiên đang thay đổi hàng ngày trên trái đất, và yếu tố thời tiết thiên nhiên cần chú ý dự phòng. Những công trình quan trọng, những lò nguyên tử, phải luôn được cân nhắc và đảm bảo.  Động đất nối tiếp động đất và sóng thần là sức mạnh thiên nhiên khó dự phòng nhưng hiểm họa từ những nhà máy thì có thể được dự phòng từ trước. Thông tin người Việt xem tại trang vysajp.org; có người an toàn, có người mất tích.

Sức mạnh tổng lực phát ra từ trận động đất mạnh gần 9 độ richter ở Nhật Bản ngày hôm qua (11/3) tương đương với sức nổ của 6,7 nghìn tỉ khối lượng chất nổ TNT và gấp khoảng 1.000 lần sức hủy diệt của tất cả vũ khí hạt nhân của thế giới cộng lại. Chỉ với những phép so sánh đơn giản như trên, người ta có thể thấy được sức mạnh kinh sợ của trận động đất vừa xảy ra ở Nhật Bản.

Và những cảnh tượng kinh hoàng để lại sau trận động đất kèm theo sóng thần mà chúng ta chứng kiến qua các phương tiện truyền thông đã nhắc nhở chúng ta về một thực tế rằng, những trận động đất xảy ra dưới biển có thể có sức mạnh hủy diệt đáng sợ hơn rất nhiều so với những trận động đất xảy ra trên mặt đất.
Giống như trận động đất mới đây ở New Zealand, hay như trận động đất mạnh 8,8 độ richter hồi năm ngoái ở Chile với hàng trăm người chết và trận sóng thần khiếp sợ năm 2004 với hơn 250.000 người thiệt mạng, thảm họa ngày hôm qua ở Nhật Bản là kết quả của những đợt dịch chuyển địa chất khổng lồ xung quanh “Vành đai Lửa” Thái Bình Dương.

“Vành đai Lửa” này là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000km. Nó gắn liền với một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và/ hoặc sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương.
Các trận động đất lớn xảy ra một cách ngẫu nhiên, khó dự đoán và dường như chẳng liên quan đến nhau. Và sự thật là khi các trận động đất xảy ra thì con người hoàn toàn chẳng thể làm gì để ngăn chặn được chúng. Sức mạnh của các trận động đất cũng kinh khủng và đáng sợ hơn bất kỳ thứ gì mà con người có thể khuất phục được. Vì thế, không phải là ngoa khi nói rằng động đất là một trong những hiện tượng tự nhiên nguy hiểm nhất đối với loài người.
Các trận động đất thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản vì đây là một trong những khu vực có hoạt động địa chấn tích cực nhất. 20% các trận động đất mạnh từ 6,0 độ richter trở lên xảy ra trên thế giới là ở Nhật Bản
Nhật Bản là nơi “gặp gỡ” của nhiều mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau như mảng Thái Bình Dương, Á-Âu, Bắc Mỹ, Philippine. Đây là lý do khiến vì sao lại có quá nhiều núi lửa và suối nước nóng ở trên khắp đất nước Nhật Bản. Và với việc nằm ngay trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương nên mỗi thế kỷ, Nhật Bản đều phải hứng chịu một vài trận động đất mạnh có sức tàn phá kinh hoàng.
Trong lịch sử của mình, đất nước mặt trời mọc đã phải trải qua khoảng 200 trận động đất kèm theo sóng thần diễn ra bên dưới hoặc ngay sát Biển Thái Bình Dương. Hồi tháng 10 năm 2004, một trận động đất mạnh 6,8 đã tấn công vào khu vực Niigata ở phía bắc Nhật Bản, giết chết 65 người và làm bị thương hơn 3.000 người. Trận động đất gây nhiều người chết nhất ở Nhật Bản xảy ra ở thành phố Kobe, năm 1995 với hơn 6.400 người thiệt mạng.
 Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia

Sự kiện “siêu mặt trăng” ngày 19/3
Mấy ngày gần đây, báo chí đầy ắp những thông tin về hiện tượng “siêu mặt trăng” – ngày mặt trăng gần trái đất nhất. Ngày đó rơi vào ngày 19/3 tới. Nhiều người cho rằng, đây sẽ là ngày tận thế của thế giới. Trong khi đó, một số tôn giáo lại khẳng định ngày thế giới diệt vong sẽ là vào 21/5 hoặc 21/10 tới.
Sự kiện “siêu mặt trăng” là cách gọi của giới chiêm tinh học để chỉ về hiện tượng khi mặt trăng tiếp cận gần trái đất nhất trong vòng 18 năm trở lại đây. Khi đó, mặt trăng sẽ cách trái đất 356.577km so với khoảng cách thông thường là 384.400 km. Mặt trăng ở thời điểm này sẽ tròn nhất, to nhất và sáng nhất. Một nhà chiêm tinh học nổi tiếng tin rằng sự kiện hiếm hoi này sẽ gây ra một loạt những thảm họa phá hủy hành tinh của chúng ta.
Theo ông Richard Nolle, nhà chiêm tinh học có tiếng quản lý trang web astropro.com, khi mặt trăng tiếp cận với trái đất ở khoảng cách gần nhất thì hỗn loạn sẽ đến. Đó là những trận bão tố, cuồng phong, động đất, núi lửa và nhiều thảm họa thiên thiên khác. Những thảm họa này sẽ tàn phá trái đất. (Tuy nhiên, cần phải nhớ chiêm tinh học không phải là một ngành khoa học được công nhận. Các nhà chiêm tinh học chỉ đưa ra những suy đoán dựa trên mối liên hệ giữa các sự kiện thiên văn học và các sự kiện huyền bí.)
Nhưng liệu chúng ta có thực sự cần phải bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với hiện tượng siêu mặt trăng?
Câu hỏi này không phải quá điên rồi. Trên thực tế, các nhà chiêm tinh học cũng đưa ra được một số dẫn chứng chứng tỏ những lần mặt trăng đến gần Trái đất nhất đều dẫn đến một số thảm họa thiên nhiên. Hiện tượng siêu mặt trăng đã từng xảy ra vào các năm 1955, 1974, 1992 và 2005. Trong năm 1974 đã xảy ra một trận siêu bão càn quét thành phố Darwin , Australia . Khủng khiếp hơn là trận động đất gây sóng thần cướp đi mạng sống của hàng trăm ngàn người tại Indonesia xảy ra 2 tuần trước thời điểm siêu mặt trăng vào tháng 1/2005. Và lần này, nhiều người tin rằng, trận động đất kèm theo sóng thần kinh hoàng xảy ra hôm 11/3 vừa rồi ở Nhật Bản chính là điềm báo hiện tượng siêu mặt trăng xuất hiện.
Mặc dù ông John Vidale, một nhà nghiên cứu địa chấn thuộc trường Đại học Washington ở Seattle và là giám đốc Mạng lưới Địa chấn Tây Bắc Thái Bình Dương, thừa nhận, hiện tượng siêu mặt trăng có liên quan đến các hoạt động địa chấn bởi khi xảy ra hiện tượng siêu mặt trăng, thủy triều sẽ lên cao và hạ thấp hơn bình thường. Tuy nhiên, theo ông Vidale, tác động đó chẳng đáng kể gì.

Ông Vidale khẳng định, khi hiện tượng siêu mặt trăng xảy ra, “bạn sẽ thấy các hoạt động của trái đất tăng lên chưa đầy 1% và tương tự, phản ứng trong các núi lửa cũng như vậy”.
Ông Vidale nhấn mạnh thêm: “Nói thẳng ra, bạn sẽ chẳng cảm thấy bất kỳ tác động hay ảnh hưởng gì từ sự kiện siêu mặt trăng. Có thể khẳng định nó chẳng có ảnh hưởng gì đến trái đất hoặc là ảnh hưởng đó quá nhỏ đến mức bạn không cảm thấy gì”.

Ngoài ông Vidale, còn có rất nhiều các nhà khoa học khác bác bỏ lập luận về ngày siêu mặt trăng sẽ là ngày tận thế của trái đất. Ông Pete Wheeler, một chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu sóng thiên văn quốc tế, cho rằng không có gì siêu bất thường xảy ra khi mặt trăng ở điểm gần trái đất nhất.

Nhà thiên văn học người Australia David Reneke cũng đồng ý với quan điểm của ông Pete Wheeler, nói rằng những nghi ngờ trên cuối cùng sẽ được chứng minh là vô lý.
Vậy ngày tận thế sẽ là ngày 21/5 hay 21/10?

Một nhóm tôn giáo không lo lắng về hiện tượng siêu mặt trăng vào ngày 19/3 sắp tới mà thay vào đó họ lại cho rằng, ngày tận thế của thế giới sẽ là vào một ngày muộn hơn. Theo một bản tin trên tờ Daily Mail o­nline, một nhóm từ Family Radio Worldwide dự đoán, một trận động đất kinh hoàng nhất sẽ diễn ra vào ngày 21/5. Đây sẽ là sự kiện báo hiệu sự chấm dứt của thế giới chúng ta và sự trở lại của Chúa Jesus Christ.

Nhóm trên tin rằng, trận động đất được dự đoán vào ngày 21/5 tới sẽ là một điềm báo trước cho ngày tận thế thực sự vào ngày 21/10 tới. Nhóm này tin tưởng vào tính chính xác của giả thuyết trên đến nỗi một nhóm người đang đi vòng quanh nước Mỹ trong cái gọi là “Dự án Caravan" để thông báo về ngày tận thế.

Kinh thánh nói gì?
Trong khi đó, Kinh thánh dự đoán một trận động đất lớn sẽ làm rung chuyển trái đất trong ngày tận thế. Theo Kinh thánh, trong ngày đó, mặt trời sẽ chuyển thành màu đen trong khi mặt trăng biến thành màu đỏ, các ngôi sao sẽ rơi xuống trái đất. Tất cả những ngọn núi và hòn đảo sẽ bị nhấc khỏi trái đất và hành tinh sẽ dần biến mất.
Hầu hết người theo Đạo Thiên Chúa giáo còn nhớ Kinh thánh cũng bác bỏ ngày tận thế là vào ngày 21/5 tới.
Dù ai tin thế nào và niềm tin của họ có liên quan đến dự đoán của các nhà khoa học hay là tôn giáo thì có một thực tế là thảm họa thiên nhiên đang xảy ra hàng ngày trên trái đất. Dự đoán những thảm họa này không phải lúc nào cũng có thể làm được. Vì thế, sự chuẩn bị là điều cần thiết để đảm bảo giữ an toàn tính mạng cho mọi người dù bất kỳ thảm họa nào xảy ra.
6 Lò Nguyên Tử Nhật Xì, 45,000 Dân Di Tản
SACRAMENTO/TOKYO (VB) -- Trận động đất 8.9 độ tại Nhật Bản đã làm ra trận sóng thần đánh tới bờ biển California hôm Thứ Sáu, gây một số thiệt hại và Thống Đốc Jerry Brown đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ngay trong ngày.

Bản văn tuyên bố tình trạng khẩn cấp áp dụng cho bốn quận Del Norte, Humboldt, San Mateo và Santa Cruz vì các điều kiện nguy hiểm cho an ninh cá nhân và tài sản vì sóng thần.

Không chỉ  tại California, cảnh sát trưởng Quận Curry, tiểu bang Oregon, cho biết có 3 đợt sóng lớn tràn vào bở, và 4 người bị quét ra biển ở Oregon nhưng may cứu được, trong đó 1 người phảỉ nhập viện vì chìm trong nước quá lạnh tới 10 phút đồng hồ.

Thê thảm là thành phố Crescent City ở cực Bắc California, vì cả hải cảng bị vùi dập và gần 40 ghe taù bị dập vỡ khi sóng tung các ghe tàu naỳ vào bờ.

Hãng tin Kyodo nói có ít nhất 116,000 người ở Tokyo không thể về nhà đêm Thứ Sáu vì giao thông trở ngại, với cả triệu nhà ở nhiều thành phố ven biển mất điện.
Thành phố đông bắc Nhật Bản Kesennuma, với dân số 74,000 người, bị hỏa hoạn lan rộng và 1/3 thành phố bị ngập nước, theo thông tấn Jiji.

Phi trường ở thành phố Sendai, nơi có 1 triệu cư dân, cũng bị hỏa hoạn.
Một đập nước ở tỉnh Fukushima đã bị vỡ, và nhiều ngôi nhà bị sóng cuốn trôi, trong khi hàng trăm xác bị dạt trở laị bờ vào sáng Thứ Bảy.

Một xưởng lọc dầu ở Iichihara gần Tokyo cũng bị cháy ngay sau trận động đất.
Một ủy ban an toàn nguyên tử Nhật Bản nói rằng mức độ phóng xạ cao tới 1,000 lần hơn mức bình thường ở một lò phản ứng nguyên tử, sau khi trận động đất là thiệt hại hệ thống làm nguội của xưởng nguyên tử này.
Lò phản ứng số 1  của xưởng điện nguyên tử Fukushima Số 1 đã dẫn tới lệnh di tản tất cả cư dân quanh vùng 3 kilômét, theo quyết định của ủy ban.
Tuy nhiên, Thủ Tướng Naoto Kan nói rằng tất cả cư dân sống trong bán kính 10 kilômét của lò nguyên tử này phải di tản. Ước tính có 45,000 cư dân phaỉ di tản.
Bản tin buổi sáng sớm Thứ Bảy cho biết Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 5 lò phản ứng nguyên tử ở 2 xưởng điện nguyên tử, sau khi 5 lò này mất khả năng làm nguội vì tác động của động đất.
Cùng báo động ở xưởng nguyên tử Fukushima là xưởng Daiichi.
Ngoại Trưởng Nhật Bản Hillary Clinton nói rằng quân đội Hoa Kỳ đã vận chuyển “nước làm nguội” (coolant) tới xưởng nguyên tử Fukushima và sẽ tiếp tục yểm trợ khi cần thiết.
Một tòa nhà ở xưởng nguyên tử Okinawa bị phựt chát ngay sau động đất, may mắn được dập tắt. Một lò khác nơi xưởng này bị rỉ nước.
Động đất tại Nhật khiến ngày ngắn hơn
Ngày trở nên ngắn hơn một chút do tác động của cơn địa chấn dữ dội tại Nhật Bản hôm qua.
Theo AP, Richard Gross, một nhà nghiên cứu của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tính toán rằng trận động đất hôm qua khiến tốc độ xoay của trái đất tăng thêm 1,6 phần triệu giây, nghĩa là thời gian của một ngày giảm 1,6 phần triệu giây.
Sau khi trận động đất 8,8 độ Richter xảy ra tại Chile vào ngày 27/2/2010, Gross cũng sử dụng một mô hình máy tính để tìm hiểu tác động của nó đối với tốc độ xoay của trái đất. Ông nhận thấy cơn địa chấn khiến trục trái đất dịch chuyển khoảng 8 cm khiến mỗi ngày mất 1,26 phần triệu giây.
Động đất lớn luôn làm dịch chuyển một lượng đá lớn và thay đổi sự phân bố vật chất trên hành tinh. Khi sự phân bố vật chất trên hành tinh thay đổi, tốc độ xoay của nó cũng thay đổi. Tốc độ xoay quyết định độ dài của ngày.
Các nhà khoa học sử dụng hình ảnh vận động viên trượt băng để minh họa. Khi vận động viên thu gọn tay vào sát cơ thể, anh ta sẽ xoay nhanh hơn. Đó là do hành động thu gọn tay làm thay đổi sự phân bố trọng lượng cơ thể và do đó cũng làm thay đổi tốc độ xoay của vận động viên.
Cơn địa chấn 9,1 độ Richter vào năm 2004 tạo nên sóng thần trên Ấn Độ Dương khiến mỗi ngày mất 6,8 phần triệu giây.
FOOD CROPS. HỌC MỖI NGÀY.

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi