HỌC MỖI NGÀY. Một sinh viên gửi cho tôi bức thư "...Con cũng đã đọc bài viết về đất nước Nhật Bản của thầy, và con muốn gửi Bức thư cảm động của anh Hà Minh Thành đến thầy để thầy cùng đồng cảm trong những ngày mà cả thế giới đang hướng về Nhật Bản.".(diemngocmai140490@gmail.com). Tôi lặng đi khi đọc những lời trong cuộc của anh Thành; "Người chết nhiều quá, tụi tôi chỉ còn lấy dấu tay, chụp hình và trùm mền lại rồi giao người đem đi thiêu. Ngày đầu còn mặc niệm, có cảnh sát tăng phái còn khóc nhưng bây giờ thì không còn thời gian để mà mặc niệm và khóc nữa. Hôm qua còn không có chỗ để mà thiêu họ nữa đó anh. Khủng khiếp." và Nhật ký Tokio của Thái Viên Linh : "Đêm nay là những giờ phút tăm tối nhất ở các khu vực bị cô lập vì thiên tai. Nhiệt độ đêm qua tụt xuống mức đóng băng. Trời đổ tuyết buốt giá và nhiều trại tạm cư không có phương tiện sưởi ấm, thiếu hụt thực phẩm.". Bi tráng, đau thương, thảm họa dồn dập đến tột cùng! Nhưng, vượt lên lẽ sinh tử là những phẩm chất thật cao quý của Người Nhật mà anh Phạm Ngọc Hiệp đã bình luận. Xin chia sẽ lời yêu thương và sự đồng cảm thầm lặng.
Bức thư cảm động của anh Hà Minh Thành
Tác giả bức thư này là anh Hà Minh Thành có vợ là người Nhật Bản. Anh Thành đang tham gia công việc hỗ trợ an ninh ở tỉnh Fukushima, gửi thư đến tiến sỹ vật lý Nguyễn Đình Đăng đang làm việc ở Nhật Bản.
Xin chào anh Đăng
Xin được giới thiệu tôi tên là Hà Minh Thành. Qua anh Nguyễn Hữu Viện tôi mới được biết anh và trang tin của anh dù tôi làm việc cách chỗ của anh cũng không bao xa. Xin hân hạnh được làm quen với anh.
Hiện tại tôi đang được tăng phái công tác hỗ trợ cho cảnh sát tỉnh Fukushima, chỗ tui đang làm cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 khoảng 25 km. Gọi là lên đây hỗ trợ giữ an ninh chứ mấy ngày nay chỉ đi nhặt xác người không thôi. Dân địa phương họ tự động thành lập các đội tự quản, tương trợ lẫn nhau. Giả sử có ai muốn ăn cắp ăn trộm cũng khó. Vấn đề an ninh không lo lắm. Người chết nhiều quá, tụi tôi chỉ còn lấy dấu tay, chụp hình và trùm mền lại rồi giao người đem đi thiêu. Ngày đầu còn mặc niệm, có cảnh sát tăng phái còn khóc nhưng bây giờ thì không còn thời gian để mà mặc niệm và khóc nữa. Hôm qua còn không có chỗ để mà thiêu họ nữa đó anh. Khủng khiếp.
Ký giả của Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc Vương Hy Văn hôm qua theo tôi một ngày để lấy tin khi đi ngang qua một ngôi nhà bị sập mà tiền giấy có lẽ từ ngôi nhà đó trôi ướt nằm tứ tán cả bãi đất chắc cũng vài chục triệu yen nhưng mà chẳng ai thèm nhặt đã phải thốt lên: "50 năm nữa, kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng vĩnh viễn Trung Quốc không thể được gọi là cường quốc vì 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại. Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa làm người bằng họ."
Người Trung Quốc 50 năm nữa không bằng họ còn người Việt mình không biết bao nhiêu năm nữa mới có dân trí như vậy. Mấy ngày nay tôi chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về tình người trong hoạn nạn lắm nhưng có một chuyện khiến tôi cảm động nhất đã khiến một người lớn như tôi từng có bằng Tiến sĩ công học ở Đại học Đông Bắc (Tohoku Dai) cũng phải hổ thẹn về một bài học làm người.
Câu chuyện tối hôm kia tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh run lập cập tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: "Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn.
Tôi nghĩ bình thường tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng. Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ".
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổimới học lớp 3 đã có thể dạy một thằng có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Tôi nghĩ một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Lên đây rồi bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi đó là "Nhân sinh nhất mộng, bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị Phật". Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cám ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tối của nó một cách vô tư không so đo dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì không gia đình nữa. Những công án thiền của Bích Nham Lục, Vô môn quan hoàn toàn vô nghĩa so với hành động của một đứa bé 9 tuổi.
Xưa nay tôi không phục lắm người Nhật từ khi còn đi học, làm kỹ sư rồi làm cảnh sát thì phải luôn tiếp xúc với những người Nhật ở mặt trái của xã hội. Nhưng mà hành động của người dân Nhật trong vùng động đất bây giờ đã khiến tôi phục họ thật sự.
Tình hình quanh nhà máy điện hạt nhân vẫn còn an ninh, hiện tại tụi tôi đã được phát sẵn khẩu trang và đồng phục nylon. Ông Kan sáng nay họp báo dự tính đến tình huống xấu nhất là bỏ cả vùng miền Đông. Tôi không phải chuyên ngành về nguyên tử lực như anh nên không hiểu lắm về tác hại của phóng xạ. Nhưng tôi nghĩ cũng đang nguy hiểm. Tụi TEPCO vụ này chủ quan quá. Anh Đăng nếu được nên sắp xếp cho vợ con về VN trước thì tốt nhất. Tôi sợ tới lúc xấu nhất không còn vé máy bay. Tôi thì bà xã người Nhật, con gái cũng mới ra trường y tá và cũng đang hoạt động cứu trợ thiện nguyện ngay tại Fukushima này.
Tôi hỏi con gái tôi "Tình hình có vẻ nguy hiểm, con có muốn đi VN lánh nạn không". Nhỏ con gái của tôi trả lời "Đi đâu bây giờ, xung quanh con với cha người ta chết với bị thương hàng hàng lớp lớp. Không lẽ bỏ chạy. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó." Tôi gọi điện thoại về hỏi bà vợ tôi tính sao, có cần chạy qua quê chồng trú tạm lánh nạn một mình không thì bà xã tôi nói với tôi rằng người Nhật của họ thì 36 kế của Tôn Tử binh pháp họ chỉ dùng được tới cái kế 35. Cái chước cuối cùng "Tẩu vi thượng sách" không có chỗ dùng vì cái xứ đảo này không có chỗ nào để mà chạy nữa. Cùng lắm chịu chết thôi. Thôi thì tôi thân phận dính líu tới cái tổ quốc thứ hai này rồi. Vợ con gì cũng không chạy không lẽ một mình tôi bỏ nhiệm sở. Già rồi có hít chút phóng xạ vô nữa cũng chẳng sao cả. Mang cái ơn nghĩa với đất nước này cũng nhiều thôi thì bây giờ cùng đến lúc có cơ hội để trả ơn cho họ vậy.
Hy vọng không có gì xảy ra, khoảng 3 tuần nữa có thể trở về Saitama. Hy vọng được gặp anh Đăng nếu anh còn ở Nhật, anh em mình tâm sự nhiều hơn. Tôi năm nay 56 tuổi. Chắc cở tuổi của anh.
Chúc anh và gia quyến an toàn.
Hà Minh Thành
Thái Viên Linh đang ở Tokyo. Ông là kỹ sư IT của tập đoàn CISCO (Mỹ) và nhiều năm nay làm việc ở ở Tokyo. Trong những ngày qua, giữa những cơn trở mình của đất, ông đã dùng blog để chia sẻ cảm nhận của mình với bạn bè về những gì đang diễn ra.
>> Xem nhật kí ngày 11-3
>> Xem nhật kí ngày 12-3
>> Xem nhật kí ngày 13-3
>> Xem nhật kí ngày 15-3
>> Xem nhật kí ngày 16-3
Thứ Năm 17.3.2011
Tôi viết lại những cảm nhận của mình trong 24 giờ qua. Buổi sáng. Ly cà phê và tin tức đầu ngày. Một lò phản ứng nữa đã nổ. Bây giờ trong 6 lò phản ứng ở Fukushima thì 3 cái đã hư hại nặng, phơi trần các thanh nhiên liệu và rò rỉ phóng xạ.
Trên TV tôi nghe rất nhiều thông tin phức tạp trong khi quan sát các phóng viên tường thuật. Hình như lúc này họ tưởng họ là các nhà vật lý hạt nhân hay kỹ sư lò phản ứng. Họ trưng ra các biểu đồ, sơ đồ về cách hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.
Những thứ ấy trông cứ như một dự án thuyết trình khoa học của học sinh. Tôi hiểu khái quát về nguyên nhân nổ lò phản ứng nhưng không một ai cho biết thông tin nào rõ ràng về những hiểm nguy. Có lúc chúng tôi nghe rằng phóng xạ rò rỉ ở mức độ thấp và không đáng ngại. Sau đó chúng tôi lại thấy rất nhiều cảnh báo nghiêm trọng và được hướng dẫn cách đề phòng.
Đêm kia tỉnh Shizoka ở phía nam Tokyo, gần Phú Sĩ, động đất cấp 6. Đến gần trưa hôm qua lại có một trận nữa. Hai trận động đất trong vòng chưa đầy 12 giờ. Lần này ở tỉnh Chiba phía đông bắc Tokyo.
Tôi có cảm tưởng như Tokyo là một mục tiêu mà ai đó đang nhắm bắn và càng lúc càng bắn gần tâm điểm hơn. Nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng tôi đã quen với chuyện động đất khi cả tuần này luôn cảm nhận thế giới đang xê dịch dưới chân mình.
Lúc trưa tôi đi mua sắm vài thứ. Trở về tay không. Đường phố vắng vẻ và các cửa hàng lại trống trơ. Không ai biết khi nào lại có hàng hóa.
Buổi tối truyền hình phát đi thông điệp video của Nhật Hoàng. Lần đầu tiên trọng lịch sử, Nhật Hoàng gửi thông điệp video đến dân chúng. Ồ, tôi vừa được chứng kiến lịch sử!
Ông đọc một bài diễn văn hùng hồn bằng một giọng buồn khe khẽ, dịu dàng. Ông bộc lộ nỗi buồn chân thành và kêu gọi Nhật Bản đừng tuyệt vọng, giữ bình tĩnh, đoàn kết lại. Thông điệp này có mục đích an ủi khi tình hình đang tồi tệ thêm.
Đêm nay là những giờ phút tăm tối nhất ở các khu vực bị cô lập vì thiên tai. Nhiệt độ đêm qua tụt xuống mức đóng băng. Trời đổ tuyết buốt giá và nhiều trại tạm cư không có phương tiện sưởi ấm, thiếu hụt thực phẩm. Những chuyện bất tiện của tôi đâu có ý nghĩa gì!
Một ngày dài đã qua với liên tiếp nhiều biến cố. Ngay lúc tôi viết những dòng này, Tokyo tăm tối hơn bình thường. Không hề nghe thấy một tiếng xe cộ nào ngoài đường phố. Ngay lúc này không có dư chấn, không có động đất, không có tiếng nói nào vẳng lên từ hè phố. Sự tĩnh mịch ám ảnh.
Thái Viên Linh
>> Xem nhật kí ngày 11-3
>> Xem nhật kí ngày 12-3
>> Xem nhật kí ngày 13-3
>> Xem nhật kí ngày 15-3
>> Xem nhật kí ngày 16-3
Thứ Năm 17.3.2011
Tôi viết lại những cảm nhận của mình trong 24 giờ qua. Buổi sáng. Ly cà phê và tin tức đầu ngày. Một lò phản ứng nữa đã nổ. Bây giờ trong 6 lò phản ứng ở Fukushima thì 3 cái đã hư hại nặng, phơi trần các thanh nhiên liệu và rò rỉ phóng xạ.
Trên TV tôi nghe rất nhiều thông tin phức tạp trong khi quan sát các phóng viên tường thuật. Hình như lúc này họ tưởng họ là các nhà vật lý hạt nhân hay kỹ sư lò phản ứng. Họ trưng ra các biểu đồ, sơ đồ về cách hoạt động của nhà máy điện hạt nhân.
Những thứ ấy trông cứ như một dự án thuyết trình khoa học của học sinh. Tôi hiểu khái quát về nguyên nhân nổ lò phản ứng nhưng không một ai cho biết thông tin nào rõ ràng về những hiểm nguy. Có lúc chúng tôi nghe rằng phóng xạ rò rỉ ở mức độ thấp và không đáng ngại. Sau đó chúng tôi lại thấy rất nhiều cảnh báo nghiêm trọng và được hướng dẫn cách đề phòng.
Đêm kia tỉnh Shizoka ở phía nam Tokyo, gần Phú Sĩ, động đất cấp 6. Đến gần trưa hôm qua lại có một trận nữa. Hai trận động đất trong vòng chưa đầy 12 giờ. Lần này ở tỉnh Chiba phía đông bắc Tokyo.
Tôi có cảm tưởng như Tokyo là một mục tiêu mà ai đó đang nhắm bắn và càng lúc càng bắn gần tâm điểm hơn. Nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng tôi đã quen với chuyện động đất khi cả tuần này luôn cảm nhận thế giới đang xê dịch dưới chân mình.
Lúc trưa tôi đi mua sắm vài thứ. Trở về tay không. Đường phố vắng vẻ và các cửa hàng lại trống trơ. Không ai biết khi nào lại có hàng hóa.
Buổi tối truyền hình phát đi thông điệp video của Nhật Hoàng. Lần đầu tiên trọng lịch sử, Nhật Hoàng gửi thông điệp video đến dân chúng. Ồ, tôi vừa được chứng kiến lịch sử!
Ông đọc một bài diễn văn hùng hồn bằng một giọng buồn khe khẽ, dịu dàng. Ông bộc lộ nỗi buồn chân thành và kêu gọi Nhật Bản đừng tuyệt vọng, giữ bình tĩnh, đoàn kết lại. Thông điệp này có mục đích an ủi khi tình hình đang tồi tệ thêm.
Đêm nay là những giờ phút tăm tối nhất ở các khu vực bị cô lập vì thiên tai. Nhiệt độ đêm qua tụt xuống mức đóng băng. Trời đổ tuyết buốt giá và nhiều trại tạm cư không có phương tiện sưởi ấm, thiếu hụt thực phẩm. Những chuyện bất tiện của tôi đâu có ý nghĩa gì!
Một ngày dài đã qua với liên tiếp nhiều biến cố. Ngay lúc tôi viết những dòng này, Tokyo tăm tối hơn bình thường. Không hề nghe thấy một tiếng xe cộ nào ngoài đường phố. Ngay lúc này không có dư chấn, không có động đất, không có tiếng nói nào vẳng lên từ hè phố. Sự tĩnh mịch ám ảnh.
Thái Viên Linh
Người Nhật. |
Mấy ngày hôm nay cả thế giới đổ dồn ánh mắt về nước Nhật. Thảm họa quá kinh hoàng, thế giới bây giờ đã quen với những thảm họa đến từ thiên tai, chiến tranh, mới đây là New Zealand... nhưng thảm họa động đất và sóng thần vừa qua tại Nhật, vượt quá mức tưởng tượng và sức chịu đựng của con người, người ta tìm thấy 2.000 nười chết trôi dạt vào bờ biển, trong số nhiều ngàn người đã mất tích, những vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân, với nguy cơ ô nhiễm phóng xạ, núi lửa phun trào, và những cảnh báo sẽ có những đợt chấn động tiếp theo...
Nước Nhật đã bại trận trong thế chiến thứ hai, và người Nhật đã đi lên từ những đống đổ nát... Đối với người Nhật, thật sự tôi đã có những cảm phục xen lẫn những căm ghét. Sau thế chiến thứ hai, người Nhật lúc bấy giờ đã bắt đầu lại có lẽ bằng con số không, từ một quốc gia bại trận, tan nát, hứng chịu 2 quả bom nguyên tử, thế mà chỉ sau một phần tư thế kỷ, nước Nhật đã vươn lên hàng đầu thế giới về kinh tế.
Và không chỉ có kinh tế, nước Nhật có một nền văn hóa đáng kính phục, những gì tinh túy nhất đều ở nơi người Nhật, tinh thần Võ sĩ đạo, tính đoàn kết, tự trọng và tôn trọng người khác, Hoa đạo, Trà đạo, Vườn đá... đều bàng bạc tinh thần Thiền, họ có một nền văn học rực rỡ với thơ Haiku và nhà văn đoạt giải Nobel, cả về thể thao họ cũng thuộc tốp hàng đầu thế giới, nửa thế kỷ trước người Nhật ngả mũ trước bóng đá Việt Nam, ngày nay bóng đá của họ đã sánh vai cùng thế giới...
Tính tự trọng của người Nhật có lẽ là nhất, ngày xưa những Samurai sẵn sàng đổi mạng sống của họ lấy danh dự, ngày nay những Thủ tướng, Bộ trưởng của họ cúi đầu xin lỗi dân chúng và ra đi khỏi chức vụ chỉ vì những sai sót nhiều khi không phải là to lớn... Nhưng cái gì làm cho tôi trong sâu thẳm vẫn căm ghét người Nhật, đó chính là nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người dân Việt, mà một trong những nguyên nhân chính là của những lính Nhật xâm chiếm Việt Nam...
Những đoạn phim, những hình ảnh về thảm họa của nước Nhật chắc chắn đã khiến cả nhân loại bàng hoàng, người ta không thể tin vào mắt mình trước những gì đang xảy ra, ngày nay với những tiến bộ vượt bậc về thông tin, tích tắc mọi chuyện trên thế giới đều phơi bày trước mắt mọi người,
những lễ hội và những tai họa...
những lễ hội và những tai họa...
Blog Phạm Ngọc Hiệp
HỌC MỖI NGÀY, FOOD CROPS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét