Lưu trữ Blog

30 tháng 12, 2007

TỪ XƯNG HÔ KHI BÁC ĐỐI THOẠI

Trịnh Mạnh

Xưng là từ chỉ về mình, hô là gọi người khác.

Trong tiếng Việt từ xưng đều có nguồn gốc là danh từ chỉ quan hệ gia đình, gia tộc như cụ, ông, bà, bác, cô, chú, anh, chị, em, cháu ...thêm vào đó có một số danh từ chỉ quan hệ xã hội như thầy, bạn, đồng chí, vị, ngài ...

TỰ XƯNG
Theo văn bản vào tháng 5-1950 trong bài nói chuyện tại hội nghị huấn luyện toàn quốc, ta thấy Bác tự xưng là bác với các cán bộ trẻ .Từ Bác tạo nên sự thân mật, gần gũi, rút ngắn khoảng cách giữa lãnh tụ và quần chúng.

Bác rất ít tự xưng là tôi hoặc ta . Trong trường hợp lễ nghi long trọng, với cương vị Chủ tịch Nước, Bác mới xưng tôi (Tôi nói, đồng bào nghe rõ không ?). Chỉ duy nhất một trường hợp Bác xưng ta trong bài điếu Hồ Tùng Mậu : Lòng ta rất đau xót, linh hồn chú biết chăng ? (Từ ta ở đây vẫn tạo được sự thân mật vì hoà người nói và người nghe làm một).


Bác là một lãnh tụ rất gần gũi với quần chúng và Bác sử dung tiếng Việt vô cùng trong sáng và nhuần nhi. Khi gọi người khác, tùy từng đối tượng giao tiếp, Bác dùng tiếng Việt rất thuần thục:

Bác dùng từ em để gọi các chiến sĩ quyết tử quân Thủ đô (thư ngày 27/1/1947): "Cám em ăn Tết thế nào ? Tôi và nhân viên chính phủ vì nhớ đến các em cho nên cũng không ai nỡ ăn Tết . Các em là đội cảm tử . Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh (Những lời kêu gọi-tập 1,trang 140)

Bác dùng từ đồng bào khi nói với toàn dân .

Bác dùng từ bà con để tỏ vẻ thân tình khi nói chuyệ n với một bộ phận nhân dân

Bác dùng từ đồng chí khi nói với đảng viên cán bộ .

Bác dùng từ ngài trong trường hợp ngoại giao với các nhân vật nước ngoài để tỏ vẻ kính trọng.

Bác dùng từ người (một từ mang sắc thái trung tính) khi nói chuyện với tù binh Pháp "Tôi rất lấy làm phiền lòng vì thấy các người đang ở trong tình trạng nạy Tôi coi các người như là bạn của tôi (Những lời kêu goi. Tập 1, trang 110).

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi