Chào ngày mới 27 tháng 6 Wikipedia Ngày này năm xưa. Ngày Độc lập tại Djibouti (1977); ngày Hỗn chủng tại Brasil; ngày Canada đa nguyên văn hóa. Năm 1869 – Nước Cộng hòa Ezo chính thức giải thể sau khi chiến bại trước quân đội của Thiên hoàng Nhật Bản. Năm 1908 – Bồi bếp và binh lính người Việt phục vụ cho quân Pháp đóng ở thành Hà Nội tiến hành vụ mưu sát và binh biến mang tên Hà Thành đầu độc. Năm 1959 – Thông qua bỏ phiếu, nhân dân Lãnh thổ Hawaii (hình hiệu kỳ) của Hoa Kỳ chấp nhận đạo luật gia nhập liên bang với tư cách tiểu bang. Năm 1981 – Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua quyết định chính thức phủ định Đại cách mạng văn hóa.
Ông Augustus Yeboah Agyemang - Giám đốc Nhà máy Tinh bột Sắn Ayensu Starch Company Limited ASCo - trực tiếp dẫn chúng tôi đi khảo sát tình hình chế biến sắn thủ công thành Gari, agbelima, kokonte, đồng thời tìm đất làm điểm trình diễn và lập trang trại sắn khoảng 1000 mẫu Anh (400 ha) giúp Công ty Tư vấn Quốc tế GMX Consulting lập kế hoạch gọi vốn. Đây là việc thực sự quan trọng nhằm góp phần giải tỏa trở ngại chính của nhà máy tinh bột sắn đã phải đóng cửa thời gian dài. Đó là Nhà máy sắn không có nguồn cung cấp sắn củ tươi ổn định với giá đảm bảo kinh doanh. Đây là tử huyệt căn bản của gót chân Asin mà chúng tôi đã đề cập trong bài Ghana thứ hai ngày 23 tháng 6
Một chuyên gia cao lớn da trắng, nói tiếng Anh lưu loát và rất tự tin được mời chung cùng với tôi đi với Giám đốc Nhà máy và Liên đại diện cho Công ty GMX Consulting thực hiện chuyến khảo sát thực địa này . Qua câu chuyện thì ông chuyên gia cao lớn da trắng hình như là người đại diện cho một công ty cơ giới toàn diện cây trồng cũng được mời tư vấn đầu tư cạnh tranh mà tôi không tiện hỏi rõ. Ngồi trên xe, ông hùng hồn trình bày với giám đốc Nhà máy ASCo về khả năng hùng mạnh của công ty ông đã thực hiện nhiều dự án đầu tư quy mô lớn với hàng ngàn hecta ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh trồng thu hoạch và chế biến sắn. Ông khoe là có nhiều khách hàng người Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Phi.
Ông Augustus Yeboah Agyemang giới thiệu tôi là Dr. Cassava của Việt Nam. Ông chuyên gia cao lớn da trắng quay sang hỏi tôi về trình độ cơ giới hóa cây sắn và khả năng xuất khẩu các nhà máy chế biến tinh bột sắn của Việt Nam. Ông cười lớn và hãnh diện về đẳng cấp cơ giới hóa của công ty ông. Tôi trả lời ngắn, cười ruồi thân thiện mà không tranh luận.
Sắn Ghana được tiêu thụ rộng rãi như thực phẩm hoặc trong các hình thức xử lý hoặc chưa qua chế biến và là một nguồn chính của carbohydrate trong chế độ ăn uống chiếm khoảng 19 phần trăm lượng năng lượng chế độ ăn uống trung bình 380 Kalo / ngày mỗi người (Dosoo và Amoa-Awua, 1992) và chưa thấy thông tin cập nhật về điều này trong những năm gần đây.
Trong tổng số 14,54 triệu tấn sắn củ tươi được sản xuất vào năm 2012 chúng tôi tạm ước lượng qua điều tra sẽ không thay đổi nhiều so với kết quả điều tra của Antwi năm 1994 đó là ước 30% được người trồng tiêu thụ tươi , khoảng 40% được bán trong và ngoài làng, 30% sắn được chế biến thành Gari, agbelima, kokonte
Quy trình công nghệ vẫn như cũ nhưng máy móc thiết bị thì có đổi mới hơn. Chúng tôi lưu lại một vài hình ảnh video về cách làm của nông dân Ghana tại đây.
Đất đai trồng sắn quanh nhà máy ASCo là đất cát xám ven biển có dinh dưỡng từ nghèo đến trung bình. Nơi vùng đất mới thành phần dinh dưỡng có cao hơn nhưng xa hơn, khó đi lại và dân cư thưa thớt hơn. Dân hầu như canh tác lạc hậu, rất ít đầu tư phân bón, quá quen thuộc trợ cấp, cứu trợ nhân đạo, cung cách quản lý nhà máy thuộc sở hữu nhà nước thụ động, lệ thuộc quản lý do nhiều thành phần cấp trên. Đi trên xe tôi suy ngẫm nhiều về hướng giúp bạn tháo gỡ để phát triển.
Gần tối chúng tôi về gặp một chủ khách hàng là Giám đốc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Cây trồng. Ông có diện tích đất sắn rộng lớn ở vùng Brong Ahafo, một trong những địa danh nỗi tiếng ở Ghana về rừng nguyên sinh, trang trại cacao, cọ dầu, chuối , sắn, hoa quả và cây nông nghiệp thương mại. Ông Giám đốc nửa nằm, nửa ngồi, đang xem bóng đá trong phòng làm việc. Ông hỏi tôi là sắn của ông trồng đạt 50 tấn trên diện rộng, liệu sắn Việt Nam có gì mới? Tôi vui vẻ trao đổi với ông về số liệu thống kê mới nhất so sánh sắn Việt Nam và sắn Ghana, các số liệu cá biệt của một ít diện tích sắn trình diễn, sự chuyển đổi năng suất sắn trên những vùng rộng lớn hơn 46.000 ha sắn Tây Ninh nay năng suất bình quân trên 30 tấn / ha đạt 400% so với mười năm trước được FAO ca ngợi. Kết quả bước đầu chuyển giao kỹ thuật cùng nông dân Ghana ngày hôm qua. Ông nhổm dậy lắng nghe sau đó yêu cầu tôi sắp xếp giúp ông một chuyến khảo sát. Tôi trả lời ông là hãy có văn bản chính thức với GMX Consulting.
Một ngày mới đầy ắp công việc. Xe về khách sạn vừa đúng 4g30 chiều.
Hoàng Kim
Xem tiếp
Đọc chuyện đêm khuya
Nghìn lẻ một đêm:
Đọc chuyện đêm khuya
Nghìn lẻ một đêm:
Mười hai ngày ở Ghana
Ghana thứ năm ngày 26 tháng 6
Ghana thứ Tư ngày 25 tháng 6
Ghana thứ ba ngày 24 tháng 6
Ghana thứ hai ngày 23 tháng 6
Ghana chủ nhật ngày 22 tháng 6
Ghana ngày đầu tiên 21 tháng 6
Việt Nam Châu Phi sắn lúa
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Ghana thứ năm ngày 26 tháng 6
Ghana thứ Tư ngày 25 tháng 6
Ghana thứ ba ngày 24 tháng 6
Ghana thứ hai ngày 23 tháng 6
Ghana chủ nhật ngày 22 tháng 6
Ghana ngày đầu tiên 21 tháng 6
Việt Nam Châu Phi sắn lúa
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương Nam, Chào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, Khát khao xanh, Dayvahoc, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sống, Thơ cho con
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét