Trong quá trình phát triển, việc vay mượn rồi Việt hoá tiếng nước ngoài là điều tất yếu, nước nào cũng vậy.
Có những chữ dùng lâu ngày và ổn định như ô-tô, mít tinh... Có những chữ mới "nhập", ta thấy dịch không thuận bằng cứ phiên âm, như container: thùng chứa lớn là công-ten-nơ (đã phiên âm) chứ không để nguyên chữ container như báo Pháp luật 21/7/2004, trang 5, có câu:“Gỡ vướng cho xe container vào Đà Lạt”; như citerne: bể nước là xi-téc (phiên âm từ chữ Pháp "citerne" có hai âm rõ rệt, nếu phiên âm từ chữ Anh "cistern" thì phải là si-stơn) và viết là xi-téc chứ không phải là xtec; seringue: bơm tiêm là xơ-ranh chứ không phải là xơ-lanh (vô nghĩa) hay xilanh (nghĩa khác) (Tiền Phong, ngày 05/8/2004, trang 12; Anh ninh thủ đô, ngày 06/8/2005, trang 9); như type (kiểu), mẫu là típ hay týp chứ không phải là tuýp (nghĩa khác) (Gia đình và Xã hội, ngày 03/8/2004, trang 6).
Những chữ nước ngoài nếu phiên âm làm dễ hiểu hơn thì ta nên phiên âm và viết đủ âm, đúng âm đã phiên chứ không viết nguyên chữ nước ngoài.
Những chữ nếu có thể dịch ra được thì nên dịch chứ không nên dùng nguyên chữ nước ngoài hoặc phiên âm. Ví dụ như Festival ta dịch là Liên hoan. Không nên dùng chữ nước ngoài như đã dùng Festival Huế. Liên hoan Huế có kém gì Festival Huế?
Rồi chữ Gallery ta thấy nhan nhản trên một số phố lớn Hà Nội. Tại sao không gọi là Phòng triển lãm, Phòng trưng bày và thêm những chữ cho thích hợp như Tranh, Tượng, Cảnh... mà cứ phải là Gallery? Hay gọi là Gallery mới trí thức? Rồi thì Siêu thị Metro ở đường Nam Thăng Long (tôi đã nghe có người đọc là "Mê-chô"). Cái tên Metro nghĩa là gì? Tàu điện ngầm chạy dưới đất hay tàu điện chạy trên không nối các phố nội thành với ngoại ô. Siêu thị đặt tên Metro nhằm ý nghĩa gì?
Lại nữa, một số chữ riêng cho ngành nghệ thuật biểu diễn. Tại sao cứ viết người hâm mộ là fan, tiền thù lao là cat-xê (cachet), chạy suất biểu diễn là chạy sô (show)? Rồi chơi đẹp là Fair play, cổ vũ cuồng nhiệt, quá khích là hu-li-gân (hooligan)?
Nên nhớ rằng, xem báo không phải ai cũng hiểu được tiếng nước ngoài ấy, mà đã không hiểu được thì bài báo kém hiệu quả. Còn người hiểu được thì chắc sẽ chê cười người viết còn sính ngoại, coi rẻ tiếng nước nhà. Trường hợp cần vay mượn – mà vay mượn là tất yếu – thì là vay mượn có nguyên tắc làm phong phú thêm tiếng ta mà vẫn giữ vững bản sắc dân tộc của nó.
Theo Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7/2005, trang 48.
(Nguồn: http://ngonngu.net/index.php?p=274 chưa rõ tác giả)
Lưu trữ Blog
29 tháng 12, 2007
Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Cách viết tên riêng Việt Nam
1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ:
- Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo.
- Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai.
- Tố Hữu, Thép Mới.
- Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn.
* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
Ví dụ:
- Ông Gióng, Bà Trưng.
- Đồ Chiểu, Đề Thám.
2. Tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ:
- Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ.
- Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Sa Pa, Mù Cang Chải, Pác Bó.
* Chú ý: Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lí.
Ví dụ:
- Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc.
- Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây.
- Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thuỷ, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu.
3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ:
Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.
4. Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
Ví dụ:
- Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi.
- Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng.
- Y-rơ-pao, Chư-pa.
5. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.
Ví dụ:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I;
- Trường Tiểu học Kim Đồng;
- Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I.
6. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.
Ví dụ:
- (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu;
- (bác) Nồi Đồng, (cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu;
- (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng.
II. Cách viết tên riêng nước ngoài
1. Tên người, tên địa lí:
1.1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
Ví dụ:
- Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành.
- Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên.
1.2. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
Ví dụ:
- Phơ-ri-đơ-rích ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin.
- Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri.
2. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài
2.1. Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể Việt Nam.
Ví dụ:
- Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp.
- Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh.
2.2. Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tuỳ từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên dạng không viết tắt
Ví dụ:
WB (Ngân hàng Thế giới), hoặc WB (World Bank).
Tham khảo:
Về bản dự thảo Quy định cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong các văn bản quản lí nhà nước
I. Cách viết tên riêng Việt Nam
1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ:
- Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo.
- Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai.
- Tố Hữu, Thép Mới.
- Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn.
* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
Ví dụ:
- Ông Gióng, Bà Trưng.
- Đồ Chiểu, Đề Thám.
2. Tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ:
- Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ.
- Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Sa Pa, Mù Cang Chải, Pác Bó.
* Chú ý: Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lí.
Ví dụ:
- Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc.
- Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây.
- Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thuỷ, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu.
3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.
Ví dụ:
Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.
4. Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
Ví dụ:
- Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi.
- Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng.
- Y-rơ-pao, Chư-pa.
5. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.
Ví dụ:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I;
- Trường Tiểu học Kim Đồng;
- Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I.
6. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.
Ví dụ:
- (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu;
- (bác) Nồi Đồng, (cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu;
- (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng.
II. Cách viết tên riêng nước ngoài
1. Tên người, tên địa lí:
1.1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
Ví dụ:
- Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành.
- Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên.
1.2. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
Ví dụ:
- Phơ-ri-đơ-rích ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin.
- Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri.
2. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài
2.1. Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể Việt Nam.
Ví dụ:
- Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp.
- Viện Khoa học Giáo dục Bắc Kinh.
2.2. Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tuỳ từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên dạng không viết tắt
Ví dụ:
WB (Ngân hàng Thế giới), hoặc WB (World Bank).
Tham khảo:
Về bản dự thảo Quy định cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong các văn bản quản lí nhà nước
Về bản dự thảo Quy định cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong các văn bản quản lí nhà nước
Nguyễn Văn Khang
Sáng ngày 18 tháng 5 năm 2006, tại trụ sở Viện Ngôn ngữ học 36 Hàng Chuối - Hà Nội, Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - PGS.TS Trần Đức Cường - đã chủ trì buổi họp báo giới thiệu bản Dự thảo Quy định cách viết cách đọc tên riêng nước ngoài trong các văn bản quản lí Nhà nước và việc công bố Dự thảo này trên báo chí để tranh thủ ý kiến góp ý. Tới dự có đại diện của Bộ Văn hoá và Thông tin, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, các báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong, Người đại biểu nhân dân,... Để giúp cho mọi người có thể tham gia góp ý kiến cho bản Dự thảo, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống xin giới thiệu bài viết của GS.TS Nguyễn Văn Khang về nội dung có liên quan đến bản Dự thảo này.
I. Vấn đề đặt ra
Như đã biết, vấn đề cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong tiếng Việt cho đến nay còn chưa thống nhất. Hiện chưa có một văn bản quy định mang tính pháp lí về mặt Nhà nước cho chính tả tiếng Việt nói chung và tên riêng nước ngoài nói riêng. Vì thế, cũng là điều dễ hiểu khi mỗi ấn phẩm tiếng Việt phải tự chọn cho mình cách xử lí và dẫn đến sự không thống nhất về cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài giữa các ấn phẩm cũng như trong một ấn phẩm.
Gọi là chọn vì thực tế từ trước đến nay cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong tiếng Việt xuất hiện ở mấy kiểu dưới đây:
1. Phiên: Phiên được thực hiện trên cơ sở cách đọc cách viết của nguyên ngữ. Hiện tại có hai cách phiên, đó là "phiên âm" và "phiên chuyển".
Nói một cách đơn giản, "phiên âm" là phỏng theo cách đọc (âm đọc) của nguyên ngữ, còn "phiên chuyển" là phỏng theo âm đọc kết hợp với mặt chữ (cách gọi quen thuộc là "kết hợp giữa phiên âm và chuyển tự"). Ví dụ: thành phố California, nếu phiên âm phải là Ke-li-pho-ni-ơ, còn nếu theo cách phiên chuyển thì là Ca-li-pho/phoóc-ni-a. Cả hai kiểu phiên trên được thể hiện như sau:
- Viết rời, gồm: (1) Viết rời có dấu chữ , dấu thanh và có gạch nối. Ví dụ: Niu-oóc, Ken-nơ-đi, Bu-sơ, Vác-sa-va, A-rập/ Ả-rập; (2) Viết rời có dấu chữ , dấu thanh và không có gạch nối. Ví dụ: Niu Oóc, Ken Nơ Đi, Ả Rập.
- Viết liền, gồm: (1) Viết liền có dấu chữ, dấu thanh. Ví dụ: Arập, Clintơn, Vácsava; (2) Viết liền không có dấu thanh. Ví dụ: Arâp, Niuooc.
2. Viết theo nguyên dạng: Giữ nguyên cách viết của nguyên ngữ, gồm:
- Viết nguyên dạng cho các tên riêng Âu Mĩ. Ví dụ: Bush, New York, Italy.
- Viết nguyên dạng phiên âm La-tinh của tiếng Hán cho các tên riêng Trung Quốc. Ví dụ: Li Tie, Hao Haidong.
3. Dịch ra tiếng Việt: Các tên riêng nước ngoài được dịch nghĩa sang tiếng Việt. Trường hợp này không nhiều nhưng không phải là không có. Thường đó là một số địa danh được dịch nghĩa sang tiếng Việt. Ví dụ: Mũi Hảo Vọng < The Cape of Good Hope, Biển Đen [Hắc hải <黑海] <Чёрное море, Biển Đỏ [Hồng Hải < 红海] < Red river, Thái Bình Dương < 太平洋
4. Sử dụng Hán Việt: Các tên riêng được viết và đọc theo Hán Việt, bao gồm:
- Các tên riêng của Trung Quốc. Ví dụ: Bắc Kinh < 北京, Quảng Đông < 广东, Chu Ân Lai 周恩来.
- Các tên riêng Âu Mĩ (không phải của Trung Quốc). Ví dụ: Thổ Nhĩ Kỳ < 土耳其 < Turkey, Luân Đôn < 伦敦< London, Ba Lan < 波兰 < Poland, Nhật Bản < 日本 < Japan; Triều Tiên < 朝鲜 < Korea, Kim Nhật Thành < 金日成 < Kim II Sung. Đây là cách xử lí dựa vào cách xử lí của tiếng Hán. Sở dĩ nói "dựa vào" là vì, bên cạnh việc chuyển bằng âm Hán Việt, trong một số trường hợp tiếng Việt còn có cách sử dụng đơn tiết hoá như Tiệp, Anh, Bồ,... mà tiếng Hán không sử dụng như vậy.
5. Chuyển tự: Trường hợp này áp dụng cho tiếng Nga. Đó là cách chuyển con chữ theo kiểu tương ứng 1:1. Ví dụ: Lomonosov < ломоносов.
II. Cơ sở lựa chọn
1. Nhận xét đánh giá
Theo cách nhìn "trong mỗi cái được luôn có một cái mất" thì có thể thấy, mỗi cách xử lí trên đều có những ưu điểm (cái được) nhưng theo đó đồng thời là những bất cập (cái mất). Chẳng hạn:
Đối với cách phiên có ưu điểm chung là người Việt ở trình độ phổ thông có thể đọc được, viết lại được, nhớ được và nhiều khi có thể sử dụng linh hoạt theo hướng đơn tiết hoá (ví dụ: Hiện đang học ở Mát). Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là chọn cách đọc nào để phiên và phiên như thế nào cho thống nhất (như phiên theo "nguyên ngữ" nào?). Ví dụ: Einstein Albbert sẽ phiên là Ai-en-stai-nơ An-bet (theo tiếng Đức) hay là Anh-xtanh An-be (theo tiếng Pháp)?; Phiên theo cách đọc nào (tiếng Anh Anh, tiếng Anh Mỹ hay tiếng Anh Ca-na-đa,...)? Đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự không thống nhất, tạo ra nhiều biến thể của cùng một tên riêng. Về mặt ngôn ngữ học, có một khó khăn đặt ra trong cách phiên là việc tách âm tiết. Chẳng hạn, trường hợp Philippines có thể có hai cách "tách" âm tiết tạo ra hai cách đọc khác nhau: Phi-li-pin < Phi/li/ppines và Phi-líp-pin
Đi vào từng kiểu nhỏ trong cách phiên lại có thể thấy, mỗi một cách phiên có những sự "được-mất" khác nhau. Chẳng hạn:
- Phiên âm thì gần với cách đọc nguyên ngữ của tên riêng, còn phiên chuyển (kết hợp giữa phiên âm với chuyển tự) thì lại sử dụng được lợi thế về mặt văn tự của người Việt nhưng lại "xa" với cách đọc theo nguyên ngữ.
- Phiên theo cách viết có dấu chữ và có gạch nối tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tạo thành chính thể tên riêng, giúp cho người ở bậc phổ thông có thể đọc được và viết được, thậm chí nhớ được. Song, đối với hình thức của cả văn bản thì không phù hợp cho lắm và cũng không kinh tế, tiết kiệm cho ấn phẩm (vì có gạch nối).
- Phiên theo cách viết có dấu chữ và không có có gạch nối thì ngoài ưu điểm như trên còn có ưu điểm nữa là phù hợp về hình thức văn bản tiếng Việt, kinh tế cho ấn phẩm (vì không có gạch nối), nhưng lại khó khăn trong nhận diện "tính hoàn chỉnh" của một tên riêng. (Ví dụ: Ken nơ đi ra khỏi phòng làm việc).
- Phiên theo cách viết liền có ưu điểm về nhận diện tên riêng, kinh tế cho ấn phẩm, nhưng ở một số trường hợp sẽ gặp khó khăn trong việc nhận diện âm tiết khi đọc. (Ví dụ: Campuchia: Cam/pu/chia, Cam/pu/chi/a; Giamahiria: Gia/ma/hi/ri/a, Giam/a/hi/ri/a, Gia/ma/hi/ria,…). Phiên theo cách viết liền không dấu sẽ còn có thể gặp phải một số trường hợp khó đọc hoặc có thể đọc theo nhiều cách khác nhau.
Đối với cách sử dụng nguyên ngữ thì ưu điểm lớn nhất của cách này là đảm bảo được "tính trung thực" của tên riêng và tiện lợi cho người xử lí thông tin (nhất là đối với báo chí hiện nay cần phải xử lí nhanh thông tin để đưa tin). Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất gặp phải là, đối với người ở trình độ phổ thông không thể "tự đọc" lên được và nếu có viết lại thì chỉ còn cách là "vẽ lại chữ". Ngay cả những người gọi là "có trình độ" đi chăng nữa thì biết được ngoại ngữ này chắc gì đã biết ngoại ngữ kia, thậm chí ngay cả tên riêng của ngôn ngữ mà mình biết chưa chắc đã đọc lên được, viết lại được. Đấy là chưa kể đến việc phải làm rõ khái niệm nguyên ngữ là như thế nào.
2. Thái độ ngôn ngữ đối với các cách xử lí trên
2.1. Điều tra thái độ ngôn ngữ của người sử dụng đối với các cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài hiện đang xuất hiện trong tiếng Việt nhằm chỉ ra ở một chừng mực nhất định, tính khuynh hướng của việc "chấp nhận" một cách viết, cách đọc nào trong số các cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài hiện nay. Sở dĩ chỉ dừng lại ở "chừng mực nhất định" và "tính khuynh hướng của việc chấp nhận" là vì, như trên đã nêu, thái độ ngôn ngữ của người sử dụng là một nội dung rộng lớn, liên quan đến hàng loạt các nhân tố mà do nhiều lí do, trong điều tra của chúng tôi chưa thể bao quát hết được. Đối tượng điều tra của chúng tôi tập trung chủ yếu vào những người đang tham gia công tác quản lí hành chính như một số cán bộ ở cấp phường, quận thuộc TP. Hà Nội; một số cán bộ từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh của tỉnh Thái Bình; một số cán bộ ở các địa phương đang học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Để tiện cho việc so sánh, đối chiếu, chúng tôi cũng tiến hành điều tra một số cộng tác viên khác như giáo viên, học sinh, v.v... Cách điều tra là trực tiếp bằng phiếu trong đó nội dung điều tra được thiết kế bằng những câu hỏi.
2.2. Dưới đây là tổng hợp kết quả điều tra đã qua xử lí:
Nội dung 1: Ý kiến chung về cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài xuất hiện trong tiếng Việt: a) Viết bằng tiếng nước ngoài; b) Viết bằng tiếng Việt; c) Viết bằng tiếng Việt và có chú thích bằng tiếng nước ngoài; d) Viết bằng tiếng nước ngoài và có chú thích bằng tiếng Việt. Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp a (những người có trình độ đại học và trên đại học, sinh viên chuyên ngữ); Xu hướng nghiêng về giải pháp b và c (những người có trình độ phổ thông).
Nội dung 2: Nếu viết tên riêng bằng tiếng Việt thì cho biết ý kiến về các dạng viết dưới đây: a)Viết có gạch nối và có dấu; b) Viết liền có dấu; c) Viết liền không dấu. Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp a.
Nội dung 3: Ý kiến về cách viết thống nhất tên riêng nước ngoài trên sách báo: a) Chỉ nên có một kiểu viết; b) Nhất loạt viết tên riêng bằng tiếng Việt; c) Nhất loạt viết tên riêng bằng tiếng nước ngoài; d) Tuỳ mỗi loại sách báo mà chọn các dạng viết cho phù hợp. Kết quả điều tra: 1/ Xu hướng nghiêng về hai giải pháp tương đương nhau là d (sinh viên chuyên ngữ, cán bộ xã, quận) và a (sinh viên không phải chuyên ngữ, cán bộ hưu trí, cán bộ phường);2/ Xu hướng nghiêng về giải pháp c (so với b).
Nội dung 4: Ý kiến về việc chọn cách viết trong cùng một cuốn sách/tờ báo: a) Thống nhất một cách viết; b) Tuỳ từng mục. Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp a.
Nội dung 5: Ý kiến về cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài bằng tiếng Việt: a) Viết và đọc dựa vào âm; b) Viết và đọc dựa vào mặt chữ.Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp b.
Nội dung 6: Ý kiến về cách viết, cách đọc các tên riêng tiếng Hán: a) Bằng âm Hán Việt; b) Bằng cách phiên từ âm La-tinh. Kết quả điều tra: Xu hướng hầu hết đồng ý với giải pháp a.
Nội dung 7: Nếu viết và đọc tên riêng tiếng Hán bằng phiên âm La-tinh thì xin cho biết ý kiến về cách viết, cách đọc sau: a) Viết và đọc bằng cách phỏng âm; b) Viết nguyên theo phiên âm tiếng Hán và đọc theo cách đánh vần của tiếng Việt. Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp b.
Nội dung 8: Ý kiến về cách viết, cách đọc tên các tổ chức nước ngoài: a) Dịch ra tiếng Việt; b) Viết theo nguyên dạng; c) Dịch ra tiếng Việt và để nguyên dạng trong ngoặc đơn; d) Để nguyên dạng và phần dịch ra tiếng Việt đưa vào trong ngoặc đơn. Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp c.
Nội dung 9: Ý kiến về cách đọc khi tên riêng nước ngoài được viết theo nguyên dạng: a) Đọc phỏng theo âm; b) Đọc theo cách đánh vần của tiếng Việt. Kết quả: Xu hướng nghiêng hẳn về giải pháp b.
III. Giải pháp lựa chọn trong bản Dự thảo Quy định
1. Từ phân tích trên cho thấy, việc lựa chọn một giải pháp mang tính tối ưu đối với cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài hiện nay để có thể vừa thoả mãn được yêu cầu về học thuật vừa thoả mãn được nhu cầu về thực tế sử dụng (cho mọi tầng lớp trong xã hội và các loại văn bản khác nhau) là hết sức khó khăn. Vì thế, trước mắt, Quy định này giới hạn sử dụng trong các văn bản quản lí nhà nước nhằm tạo ra sự thống nhất trong cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài.
2. Với đối tượng, phạm vi như vậy, Dự thảo Quy định gồm 07 điều với các nội dung cơ bản mang tính giải pháp như sau:
a. Tên riêng nước ngoài xuất hiện trong các văn bản quản lí nhà nước được viết và đọc theo cách viết cách đọc của chữ quốc ngữ-phiên chuyển ra tiếng Việt: Viết rời từng âm tiết, có dấu chữ, dấu thanh, có gạch nối giữa các âm tiết, tận dụng khả năng ghi âm của chữ quốc ngữ.
Giải thích bổ sung:
- Chỉ dùng các con chữ ghi ở âm cuối là -p, -t, -c, -ch, -m, -n, -ng, -nh (mà không sử dụng các con chữ khác như -v, -r, -l,...). Ví dụ: Hum-bôn < Humboldt.
- Có sử dụng thêm các con chữ kép như pl, xt, cr,.... Ví dụ: Cô-xta Ri-ca < Costa Rica.
- Đối với tên riêng của các ngôn ngữ có chữ viết không thuộc hệ chữ La-tinh (A-rập, Nhật, Triều Tiên,...) hoặc được tiếp nhận qua ngôn ngữ trung gian thì dựa vào dạng La-tinh hoá chính thức của ngôn ngữ đó để xử lí. Ví dụ: Y-a-xơ A-ra-phát < Yasser Arafat; Kim Tê Chung < Kim Dae Jung.
- Đối với tên riêng nước ngoài mới xuất hiện hoặc có cách viết, cách đọc xa với nguyên dạng thì chú thêm dạng La-tinh hoá và để trong ngoặc đơn. Ví dụ: Áp-đu-ra-man Oa-hít (Abdurraman Wahid).
- Đối với tên riêng tiếng Nga và các ngôn ngữ có chữ viết thuộc hệ Xla-vơ thì căn cứ vào dạng viết để xử lí. Ví dụ: Pu-tin < ПУТин, Vôn-ga < волга.
- Giữ nguyên một số tên riêng quen dùng. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Anh-xtanh (không sửa là Mô-scơ-va, Ai-en-stai-nơ).
b. Đối với tên riêng tiếng Hán thì sử dụng cách đọc Hán Việt và viết theo chính tả tiếng Việt.
Giải thích bổ sung: Trường hợp chưa xác định được cách đọc Hán Việt thì xử lí theo a.
c. Đối với tên riêng ở dạng tắt thì viết như nguyên ngữ, đọc theo tên gọi chữ cái quốc ngữ.
Giải thích bổ sung:
- Trường hợp không thuộc hệ chữ La-tinh thì căn cứ vào dạng viết để xử lí như ở a; trong trường hợp cần thiết thì dịch ra tiếng Việt. Ví dụ: BBC đọc là "bê bê xê"; КГБ chuyển thành KGB (Uỷ ban An ninh Quốc gia).
- Sử dụng thêm các con chữ w, f, j, z. Ví dụ: G.W. Bu-sơ, WTO.
- Thống nhất một số cách đọc: w "vê kép"; o, e "o/ô, e/ê" (tuỳ từng trường hợp cụ thể cũng như theo thói quen người Việt). Trong một số trường hợp có thể đọc liền (âm tiết), ví dụ: FAO đọc là "phao".
d. Đối với tên tổ chức nước ngoài ở dạng đầy đủ, phải dịch ra tiếng Việt. Ví dụ: Asia-Pacific Economic Cooperation > Hợp tác kinh tế châu Á.
e. Đối với tên sản phẩm hàng hoá nước ngoài, tên hãng, công ti nước ngoài, các biểu tượng thương mại,... thuộc quyền sở hữu công nghiệp đã được pháp luật bảo hộ thì giữ nguyên như đã đăng kí; có thể ghi thêm cách đọc và để trong ngoặc đơn.
IV. Trao đổi
1. Dự thảo Quy định này giới hạn: Phạm vi sử dụng trong văn bản quản lí nhà nước (VBQLNN). Mục tiêu là tạo sự thống nhất cách viết cách đọc tên riêng nước ngoài trong VBQLNN, tạo sự thuận lợi cho đông đảo mọi người trong việc tiếp nhận VBQLNN và góp phần giữ gìn sự trong sáng và chuẩn hoá tiếng Việt. Phương châm là đảm bảo phù hợp với các quy tắc, thói quen đọc, viết tiếng Việt, phù hợp với thực tế sử dụng tên riêng tiếng nước ngoài ở Việt Nam; Bảo đảm có tính ổn định và kế thừa, không gây xáo trộn một cách không cần thiết; Qua thực tế sử dụng sẽ từng bước lựa chọn được cách viết, cách đọc tốt nhất; Bảo đảm có tính khả thi cao, thuận lợi cho việc soạn thảo và tiếp nhận các VBQLNN hiện nay.
2. Dự thảo Quy định này đã được gửi tới các bộ, ngành để lấy ý kiến góp ý. Cho đến nay, Dự thảo đã nhận được nhiều ý kiến "phản hồi". Có thể tóm tắt một số nội dung chủ yếu như sau:
2.1. Cần làm rõ: Dự thảo này giới hạn trong phạm vi "văn bản quản lí nhà nước" hay "văn bản của các cơ quan nhà nước", hay "văn bản chính thức của các cơ quan nhà nước". Một số ý kiến cho rằng, sao lại chỉ giới hạn phạm vi như vậy mà không "mở rộng phạm vi sử dụng". Một số ý kiến đề nghị không dùng "Quy định" mà nên dùng "Nghị định của Chính phủ", "Quy chế về..." dưới dạng quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2.2. Hầu hết các ý kiến đồng tình với giải pháp của Dự thảo và cho rằng, giải pháp này phù hợp với tình hình hiện tại và đề nghị sớm ban hành. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị sử dụng giải pháp khác: "nên viết liền các âm tiết, có dấu thanh, không có dấu gạch nối giữa các âm tiết, tách rời họ-tên-tên đệm".
2.3. Một số ý kiến đề nghị, cần có những quy định cụ thể hơn. Ví dụ: Cần có phân biệt tr và t-r (khi cùng viết là tr); cần quy định rõ khi nào thì đọc liền, khi nào thì không; không cần dấu thanh vì nếu có dấu thì chủ yếu là dấu sắc; Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên;...
2.4. Cần bổ sung thêm trong Quy định: Nghiên cứu thêm về quy định cách viết tên tiếng Việt trên các văn bản, ấn phẩm tiếng nước ngoài do Việt Nam thực hiện (ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam); Trong các văn bản đối ngoại thì viết theo nguyên dạng (ý kiến của UBNN Thành phố Hà Nội); Cần phân nhóm, chẳng hạn, đối với nhóm văn bản quản lí hành chính và tài liệu nghiên cứu khoa học thì cần chú trọng mở ngoặc dạng nguyên ngữ, còn nhóm văn bằng, chứng chỉ,... thì giữ nguyên cách viết ở dạng gốc hoặc dạng La-tinh hoá để tránh nhầm lẫn (ý kiến của Bộ Tư pháp); Về lâu dài nên chuyển dần tên Trung Quốc theo cách đọc Hán Việt sang phương án dựa vào La-tinh (ý kiến của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội); Các danh từ cá biệt, biệt lệ cần có bảng danh mục riêng;...
3. Có thể nhận thấy, việc Chính phủ đề nghị đăng báo Dự thảo Quy định nhằm tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi là một dịp tốt để những người quan tâm vừa có thể hiện ý kiến của mình đồng thời vừa biết được thái độ ngôn ngữ của xã hội. Chúng tôi cho rằng, nội dung của bản Dự thảo Quy định này là một trong các vấn đề của chuẩn hoá tiếng Việt, vì thế, cần đặt nó trong cái "khung chung" của chuẩn hoá để xem xét như tính tự giác, tính tương đối, tính uyển chuyển, tính giai đoạn cùng thói quen xã hội,... và có thể coi đây là kết quả của sự lựa chọn mang "tính trội" trong các lựa chọn.
Theo Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 6 (128)/2006, trang 1–6.
Tham khảo:
Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa
Thảo luận trên Diễn đàn
Sáng ngày 18 tháng 5 năm 2006, tại trụ sở Viện Ngôn ngữ học 36 Hàng Chuối - Hà Nội, Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - PGS.TS Trần Đức Cường - đã chủ trì buổi họp báo giới thiệu bản Dự thảo Quy định cách viết cách đọc tên riêng nước ngoài trong các văn bản quản lí Nhà nước và việc công bố Dự thảo này trên báo chí để tranh thủ ý kiến góp ý. Tới dự có đại diện của Bộ Văn hoá và Thông tin, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, các báo Nhân Dân, Lao Động, Tiền Phong, Người đại biểu nhân dân,... Để giúp cho mọi người có thể tham gia góp ý kiến cho bản Dự thảo, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống xin giới thiệu bài viết của GS.TS Nguyễn Văn Khang về nội dung có liên quan đến bản Dự thảo này.
I. Vấn đề đặt ra
Như đã biết, vấn đề cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong tiếng Việt cho đến nay còn chưa thống nhất. Hiện chưa có một văn bản quy định mang tính pháp lí về mặt Nhà nước cho chính tả tiếng Việt nói chung và tên riêng nước ngoài nói riêng. Vì thế, cũng là điều dễ hiểu khi mỗi ấn phẩm tiếng Việt phải tự chọn cho mình cách xử lí và dẫn đến sự không thống nhất về cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài giữa các ấn phẩm cũng như trong một ấn phẩm.
Gọi là chọn vì thực tế từ trước đến nay cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài trong tiếng Việt xuất hiện ở mấy kiểu dưới đây:
1. Phiên: Phiên được thực hiện trên cơ sở cách đọc cách viết của nguyên ngữ. Hiện tại có hai cách phiên, đó là "phiên âm" và "phiên chuyển".
Nói một cách đơn giản, "phiên âm" là phỏng theo cách đọc (âm đọc) của nguyên ngữ, còn "phiên chuyển" là phỏng theo âm đọc kết hợp với mặt chữ (cách gọi quen thuộc là "kết hợp giữa phiên âm và chuyển tự"). Ví dụ: thành phố California, nếu phiên âm phải là Ke-li-pho-ni-ơ, còn nếu theo cách phiên chuyển thì là Ca-li-pho/phoóc-ni-a. Cả hai kiểu phiên trên được thể hiện như sau:
- Viết rời, gồm: (1) Viết rời có dấu chữ , dấu thanh và có gạch nối. Ví dụ: Niu-oóc, Ken-nơ-đi, Bu-sơ, Vác-sa-va, A-rập/ Ả-rập; (2) Viết rời có dấu chữ , dấu thanh và không có gạch nối. Ví dụ: Niu Oóc, Ken Nơ Đi, Ả Rập.
- Viết liền, gồm: (1) Viết liền có dấu chữ, dấu thanh. Ví dụ: Arập, Clintơn, Vácsava; (2) Viết liền không có dấu thanh. Ví dụ: Arâp, Niuooc.
2. Viết theo nguyên dạng: Giữ nguyên cách viết của nguyên ngữ, gồm:
- Viết nguyên dạng cho các tên riêng Âu Mĩ. Ví dụ: Bush, New York, Italy.
- Viết nguyên dạng phiên âm La-tinh của tiếng Hán cho các tên riêng Trung Quốc. Ví dụ: Li Tie, Hao Haidong.
3. Dịch ra tiếng Việt: Các tên riêng nước ngoài được dịch nghĩa sang tiếng Việt. Trường hợp này không nhiều nhưng không phải là không có. Thường đó là một số địa danh được dịch nghĩa sang tiếng Việt. Ví dụ: Mũi Hảo Vọng < The Cape of Good Hope, Biển Đen [Hắc hải <黑海] <Чёрное море, Biển Đỏ [Hồng Hải < 红海] < Red river, Thái Bình Dương < 太平洋
4. Sử dụng Hán Việt: Các tên riêng được viết và đọc theo Hán Việt, bao gồm:
- Các tên riêng của Trung Quốc. Ví dụ: Bắc Kinh < 北京, Quảng Đông < 广东, Chu Ân Lai 周恩来.
- Các tên riêng Âu Mĩ (không phải của Trung Quốc). Ví dụ: Thổ Nhĩ Kỳ < 土耳其 < Turkey, Luân Đôn < 伦敦< London, Ba Lan < 波兰 < Poland, Nhật Bản < 日本 < Japan; Triều Tiên < 朝鲜 < Korea, Kim Nhật Thành < 金日成 < Kim II Sung. Đây là cách xử lí dựa vào cách xử lí của tiếng Hán. Sở dĩ nói "dựa vào" là vì, bên cạnh việc chuyển bằng âm Hán Việt, trong một số trường hợp tiếng Việt còn có cách sử dụng đơn tiết hoá như Tiệp, Anh, Bồ,... mà tiếng Hán không sử dụng như vậy.
5. Chuyển tự: Trường hợp này áp dụng cho tiếng Nga. Đó là cách chuyển con chữ theo kiểu tương ứng 1:1. Ví dụ: Lomonosov < ломоносов.
II. Cơ sở lựa chọn
1. Nhận xét đánh giá
Theo cách nhìn "trong mỗi cái được luôn có một cái mất" thì có thể thấy, mỗi cách xử lí trên đều có những ưu điểm (cái được) nhưng theo đó đồng thời là những bất cập (cái mất). Chẳng hạn:
Đối với cách phiên có ưu điểm chung là người Việt ở trình độ phổ thông có thể đọc được, viết lại được, nhớ được và nhiều khi có thể sử dụng linh hoạt theo hướng đơn tiết hoá (ví dụ: Hiện đang học ở Mát). Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là chọn cách đọc nào để phiên và phiên như thế nào cho thống nhất (như phiên theo "nguyên ngữ" nào?). Ví dụ: Einstein Albbert sẽ phiên là Ai-en-stai-nơ An-bet (theo tiếng Đức) hay là Anh-xtanh An-be (theo tiếng Pháp)?; Phiên theo cách đọc nào (tiếng Anh Anh, tiếng Anh Mỹ hay tiếng Anh Ca-na-đa,...)? Đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự không thống nhất, tạo ra nhiều biến thể của cùng một tên riêng. Về mặt ngôn ngữ học, có một khó khăn đặt ra trong cách phiên là việc tách âm tiết. Chẳng hạn, trường hợp Philippines có thể có hai cách "tách" âm tiết tạo ra hai cách đọc khác nhau: Phi-li-pin < Phi/li/ppines và Phi-líp-pin
Đi vào từng kiểu nhỏ trong cách phiên lại có thể thấy, mỗi một cách phiên có những sự "được-mất" khác nhau. Chẳng hạn:
- Phiên âm thì gần với cách đọc nguyên ngữ của tên riêng, còn phiên chuyển (kết hợp giữa phiên âm với chuyển tự) thì lại sử dụng được lợi thế về mặt văn tự của người Việt nhưng lại "xa" với cách đọc theo nguyên ngữ.
- Phiên theo cách viết có dấu chữ và có gạch nối tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tạo thành chính thể tên riêng, giúp cho người ở bậc phổ thông có thể đọc được và viết được, thậm chí nhớ được. Song, đối với hình thức của cả văn bản thì không phù hợp cho lắm và cũng không kinh tế, tiết kiệm cho ấn phẩm (vì có gạch nối).
- Phiên theo cách viết có dấu chữ và không có có gạch nối thì ngoài ưu điểm như trên còn có ưu điểm nữa là phù hợp về hình thức văn bản tiếng Việt, kinh tế cho ấn phẩm (vì không có gạch nối), nhưng lại khó khăn trong nhận diện "tính hoàn chỉnh" của một tên riêng. (Ví dụ: Ken nơ đi ra khỏi phòng làm việc).
- Phiên theo cách viết liền có ưu điểm về nhận diện tên riêng, kinh tế cho ấn phẩm, nhưng ở một số trường hợp sẽ gặp khó khăn trong việc nhận diện âm tiết khi đọc. (Ví dụ: Campuchia: Cam/pu/chia, Cam/pu/chi/a; Giamahiria: Gia/ma/hi/ri/a, Giam/a/hi/ri/a, Gia/ma/hi/ria,…). Phiên theo cách viết liền không dấu sẽ còn có thể gặp phải một số trường hợp khó đọc hoặc có thể đọc theo nhiều cách khác nhau.
Đối với cách sử dụng nguyên ngữ thì ưu điểm lớn nhất của cách này là đảm bảo được "tính trung thực" của tên riêng và tiện lợi cho người xử lí thông tin (nhất là đối với báo chí hiện nay cần phải xử lí nhanh thông tin để đưa tin). Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất gặp phải là, đối với người ở trình độ phổ thông không thể "tự đọc" lên được và nếu có viết lại thì chỉ còn cách là "vẽ lại chữ". Ngay cả những người gọi là "có trình độ" đi chăng nữa thì biết được ngoại ngữ này chắc gì đã biết ngoại ngữ kia, thậm chí ngay cả tên riêng của ngôn ngữ mà mình biết chưa chắc đã đọc lên được, viết lại được. Đấy là chưa kể đến việc phải làm rõ khái niệm nguyên ngữ là như thế nào.
2. Thái độ ngôn ngữ đối với các cách xử lí trên
2.1. Điều tra thái độ ngôn ngữ của người sử dụng đối với các cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài hiện đang xuất hiện trong tiếng Việt nhằm chỉ ra ở một chừng mực nhất định, tính khuynh hướng của việc "chấp nhận" một cách viết, cách đọc nào trong số các cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài hiện nay. Sở dĩ chỉ dừng lại ở "chừng mực nhất định" và "tính khuynh hướng của việc chấp nhận" là vì, như trên đã nêu, thái độ ngôn ngữ của người sử dụng là một nội dung rộng lớn, liên quan đến hàng loạt các nhân tố mà do nhiều lí do, trong điều tra của chúng tôi chưa thể bao quát hết được. Đối tượng điều tra của chúng tôi tập trung chủ yếu vào những người đang tham gia công tác quản lí hành chính như một số cán bộ ở cấp phường, quận thuộc TP. Hà Nội; một số cán bộ từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh của tỉnh Thái Bình; một số cán bộ ở các địa phương đang học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Để tiện cho việc so sánh, đối chiếu, chúng tôi cũng tiến hành điều tra một số cộng tác viên khác như giáo viên, học sinh, v.v... Cách điều tra là trực tiếp bằng phiếu trong đó nội dung điều tra được thiết kế bằng những câu hỏi.
2.2. Dưới đây là tổng hợp kết quả điều tra đã qua xử lí:
Nội dung 1: Ý kiến chung về cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài xuất hiện trong tiếng Việt: a) Viết bằng tiếng nước ngoài; b) Viết bằng tiếng Việt; c) Viết bằng tiếng Việt và có chú thích bằng tiếng nước ngoài; d) Viết bằng tiếng nước ngoài và có chú thích bằng tiếng Việt. Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp a (những người có trình độ đại học và trên đại học, sinh viên chuyên ngữ); Xu hướng nghiêng về giải pháp b và c (những người có trình độ phổ thông).
Nội dung 2: Nếu viết tên riêng bằng tiếng Việt thì cho biết ý kiến về các dạng viết dưới đây: a)Viết có gạch nối và có dấu; b) Viết liền có dấu; c) Viết liền không dấu. Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp a.
Nội dung 3: Ý kiến về cách viết thống nhất tên riêng nước ngoài trên sách báo: a) Chỉ nên có một kiểu viết; b) Nhất loạt viết tên riêng bằng tiếng Việt; c) Nhất loạt viết tên riêng bằng tiếng nước ngoài; d) Tuỳ mỗi loại sách báo mà chọn các dạng viết cho phù hợp. Kết quả điều tra: 1/ Xu hướng nghiêng về hai giải pháp tương đương nhau là d (sinh viên chuyên ngữ, cán bộ xã, quận) và a (sinh viên không phải chuyên ngữ, cán bộ hưu trí, cán bộ phường);2/ Xu hướng nghiêng về giải pháp c (so với b).
Nội dung 4: Ý kiến về việc chọn cách viết trong cùng một cuốn sách/tờ báo: a) Thống nhất một cách viết; b) Tuỳ từng mục. Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp a.
Nội dung 5: Ý kiến về cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài bằng tiếng Việt: a) Viết và đọc dựa vào âm; b) Viết và đọc dựa vào mặt chữ.Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp b.
Nội dung 6: Ý kiến về cách viết, cách đọc các tên riêng tiếng Hán: a) Bằng âm Hán Việt; b) Bằng cách phiên từ âm La-tinh. Kết quả điều tra: Xu hướng hầu hết đồng ý với giải pháp a.
Nội dung 7: Nếu viết và đọc tên riêng tiếng Hán bằng phiên âm La-tinh thì xin cho biết ý kiến về cách viết, cách đọc sau: a) Viết và đọc bằng cách phỏng âm; b) Viết nguyên theo phiên âm tiếng Hán và đọc theo cách đánh vần của tiếng Việt. Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp b.
Nội dung 8: Ý kiến về cách viết, cách đọc tên các tổ chức nước ngoài: a) Dịch ra tiếng Việt; b) Viết theo nguyên dạng; c) Dịch ra tiếng Việt và để nguyên dạng trong ngoặc đơn; d) Để nguyên dạng và phần dịch ra tiếng Việt đưa vào trong ngoặc đơn. Kết quả điều tra: Xu hướng nghiêng về giải pháp c.
Nội dung 9: Ý kiến về cách đọc khi tên riêng nước ngoài được viết theo nguyên dạng: a) Đọc phỏng theo âm; b) Đọc theo cách đánh vần của tiếng Việt. Kết quả: Xu hướng nghiêng hẳn về giải pháp b.
III. Giải pháp lựa chọn trong bản Dự thảo Quy định
1. Từ phân tích trên cho thấy, việc lựa chọn một giải pháp mang tính tối ưu đối với cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài hiện nay để có thể vừa thoả mãn được yêu cầu về học thuật vừa thoả mãn được nhu cầu về thực tế sử dụng (cho mọi tầng lớp trong xã hội và các loại văn bản khác nhau) là hết sức khó khăn. Vì thế, trước mắt, Quy định này giới hạn sử dụng trong các văn bản quản lí nhà nước nhằm tạo ra sự thống nhất trong cách viết, cách đọc tên riêng nước ngoài.
2. Với đối tượng, phạm vi như vậy, Dự thảo Quy định gồm 07 điều với các nội dung cơ bản mang tính giải pháp như sau:
a. Tên riêng nước ngoài xuất hiện trong các văn bản quản lí nhà nước được viết và đọc theo cách viết cách đọc của chữ quốc ngữ-phiên chuyển ra tiếng Việt: Viết rời từng âm tiết, có dấu chữ, dấu thanh, có gạch nối giữa các âm tiết, tận dụng khả năng ghi âm của chữ quốc ngữ.
Giải thích bổ sung:
- Chỉ dùng các con chữ ghi ở âm cuối là -p, -t, -c, -ch, -m, -n, -ng, -nh (mà không sử dụng các con chữ khác như -v, -r, -l,...). Ví dụ: Hum-bôn < Humboldt.
- Có sử dụng thêm các con chữ kép như pl, xt, cr,.... Ví dụ: Cô-xta Ri-ca < Costa Rica.
- Đối với tên riêng của các ngôn ngữ có chữ viết không thuộc hệ chữ La-tinh (A-rập, Nhật, Triều Tiên,...) hoặc được tiếp nhận qua ngôn ngữ trung gian thì dựa vào dạng La-tinh hoá chính thức của ngôn ngữ đó để xử lí. Ví dụ: Y-a-xơ A-ra-phát < Yasser Arafat; Kim Tê Chung < Kim Dae Jung.
- Đối với tên riêng nước ngoài mới xuất hiện hoặc có cách viết, cách đọc xa với nguyên dạng thì chú thêm dạng La-tinh hoá và để trong ngoặc đơn. Ví dụ: Áp-đu-ra-man Oa-hít (Abdurraman Wahid).
- Đối với tên riêng tiếng Nga và các ngôn ngữ có chữ viết thuộc hệ Xla-vơ thì căn cứ vào dạng viết để xử lí. Ví dụ: Pu-tin < ПУТин, Vôn-ga < волга.
- Giữ nguyên một số tên riêng quen dùng. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Anh-xtanh (không sửa là Mô-scơ-va, Ai-en-stai-nơ).
b. Đối với tên riêng tiếng Hán thì sử dụng cách đọc Hán Việt và viết theo chính tả tiếng Việt.
Giải thích bổ sung: Trường hợp chưa xác định được cách đọc Hán Việt thì xử lí theo a.
c. Đối với tên riêng ở dạng tắt thì viết như nguyên ngữ, đọc theo tên gọi chữ cái quốc ngữ.
Giải thích bổ sung:
- Trường hợp không thuộc hệ chữ La-tinh thì căn cứ vào dạng viết để xử lí như ở a; trong trường hợp cần thiết thì dịch ra tiếng Việt. Ví dụ: BBC đọc là "bê bê xê"; КГБ chuyển thành KGB (Uỷ ban An ninh Quốc gia).
- Sử dụng thêm các con chữ w, f, j, z. Ví dụ: G.W. Bu-sơ, WTO.
- Thống nhất một số cách đọc: w "vê kép"; o, e "o/ô, e/ê" (tuỳ từng trường hợp cụ thể cũng như theo thói quen người Việt). Trong một số trường hợp có thể đọc liền (âm tiết), ví dụ: FAO đọc là "phao".
d. Đối với tên tổ chức nước ngoài ở dạng đầy đủ, phải dịch ra tiếng Việt. Ví dụ: Asia-Pacific Economic Cooperation > Hợp tác kinh tế châu Á.
e. Đối với tên sản phẩm hàng hoá nước ngoài, tên hãng, công ti nước ngoài, các biểu tượng thương mại,... thuộc quyền sở hữu công nghiệp đã được pháp luật bảo hộ thì giữ nguyên như đã đăng kí; có thể ghi thêm cách đọc và để trong ngoặc đơn.
IV. Trao đổi
1. Dự thảo Quy định này giới hạn: Phạm vi sử dụng trong văn bản quản lí nhà nước (VBQLNN). Mục tiêu là tạo sự thống nhất cách viết cách đọc tên riêng nước ngoài trong VBQLNN, tạo sự thuận lợi cho đông đảo mọi người trong việc tiếp nhận VBQLNN và góp phần giữ gìn sự trong sáng và chuẩn hoá tiếng Việt. Phương châm là đảm bảo phù hợp với các quy tắc, thói quen đọc, viết tiếng Việt, phù hợp với thực tế sử dụng tên riêng tiếng nước ngoài ở Việt Nam; Bảo đảm có tính ổn định và kế thừa, không gây xáo trộn một cách không cần thiết; Qua thực tế sử dụng sẽ từng bước lựa chọn được cách viết, cách đọc tốt nhất; Bảo đảm có tính khả thi cao, thuận lợi cho việc soạn thảo và tiếp nhận các VBQLNN hiện nay.
2. Dự thảo Quy định này đã được gửi tới các bộ, ngành để lấy ý kiến góp ý. Cho đến nay, Dự thảo đã nhận được nhiều ý kiến "phản hồi". Có thể tóm tắt một số nội dung chủ yếu như sau:
2.1. Cần làm rõ: Dự thảo này giới hạn trong phạm vi "văn bản quản lí nhà nước" hay "văn bản của các cơ quan nhà nước", hay "văn bản chính thức của các cơ quan nhà nước". Một số ý kiến cho rằng, sao lại chỉ giới hạn phạm vi như vậy mà không "mở rộng phạm vi sử dụng". Một số ý kiến đề nghị không dùng "Quy định" mà nên dùng "Nghị định của Chính phủ", "Quy chế về..." dưới dạng quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2.2. Hầu hết các ý kiến đồng tình với giải pháp của Dự thảo và cho rằng, giải pháp này phù hợp với tình hình hiện tại và đề nghị sớm ban hành. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị sử dụng giải pháp khác: "nên viết liền các âm tiết, có dấu thanh, không có dấu gạch nối giữa các âm tiết, tách rời họ-tên-tên đệm".
2.3. Một số ý kiến đề nghị, cần có những quy định cụ thể hơn. Ví dụ: Cần có phân biệt tr và t-r (khi cùng viết là tr); cần quy định rõ khi nào thì đọc liền, khi nào thì không; không cần dấu thanh vì nếu có dấu thì chủ yếu là dấu sắc; Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên;...
2.4. Cần bổ sung thêm trong Quy định: Nghiên cứu thêm về quy định cách viết tên tiếng Việt trên các văn bản, ấn phẩm tiếng nước ngoài do Việt Nam thực hiện (ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam); Trong các văn bản đối ngoại thì viết theo nguyên dạng (ý kiến của UBNN Thành phố Hà Nội); Cần phân nhóm, chẳng hạn, đối với nhóm văn bản quản lí hành chính và tài liệu nghiên cứu khoa học thì cần chú trọng mở ngoặc dạng nguyên ngữ, còn nhóm văn bằng, chứng chỉ,... thì giữ nguyên cách viết ở dạng gốc hoặc dạng La-tinh hoá để tránh nhầm lẫn (ý kiến của Bộ Tư pháp); Về lâu dài nên chuyển dần tên Trung Quốc theo cách đọc Hán Việt sang phương án dựa vào La-tinh (ý kiến của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội); Các danh từ cá biệt, biệt lệ cần có bảng danh mục riêng;...
3. Có thể nhận thấy, việc Chính phủ đề nghị đăng báo Dự thảo Quy định nhằm tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi là một dịp tốt để những người quan tâm vừa có thể hiện ý kiến của mình đồng thời vừa biết được thái độ ngôn ngữ của xã hội. Chúng tôi cho rằng, nội dung của bản Dự thảo Quy định này là một trong các vấn đề của chuẩn hoá tiếng Việt, vì thế, cần đặt nó trong cái "khung chung" của chuẩn hoá để xem xét như tính tự giác, tính tương đối, tính uyển chuyển, tính giai đoạn cùng thói quen xã hội,... và có thể coi đây là kết quả của sự lựa chọn mang "tính trội" trong các lựa chọn.
Theo Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 6 (128)/2006, trang 1–6.
Tham khảo:
Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa
Thảo luận trên Diễn đàn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)