Lưu trữ Blog

18 tháng 12, 2011

Cuộc sống và Cà phê

HỌC MỖI NGÀY. Câu chuyện đời thường giữa những sinh viên đã tốt nghiệp và thầy giáo cũ nhẹ nhàng và sâu sắc, gợi mở cho chúng ta nhiều điều...


Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có những công việc tốt và thăng tiến trong sự nghiệp. Một hôm, họ cùng hẹn nhau quay lại thăm thầy giáo ở trương Đại học cũ.

Cuộc nói chuyện với thầy giáo cũ chẳng bao lâu đã chuyển thành những lời than phiền về stress trong công việc và trong cuộc sống. Để ngắt mạch than phiền của nhóm sinh viên cũ, vị giáo sư đi vào bếp một lúc rồi quay trở ra với một bình cà phê lớn. Trên khay cà phê là rất nhiều cốc đủ loại khác nhau: cốc sứ, cốc nhựa, cốc thuỷ tinh, cốc pha lê...

Một số trông đơn giản, một số đắt tiền, một số thì trông rất tinh tế và đặc sắc. Vị giáo sư bảo các sinh viên hãy tự rót cà phê cho mình.

Khi mỗi người đã có 1 cốc cà phê trong tay, vị giáo sư mới nói:

- Nếu để ý, các em sẽ thấy tất cả những chiếc cốc trông có vẻ đắt tiền đều đã được lấy hết. Nhưng chiếc cốc các em để lại chính là những chiếc cốc giản dị, trông thô sơ hoặc khá rẻ tiền. Việc mỗi người chỉ muốn những điều tốt nhất cho mình là chuyện bình thường, nhưng thực ra, đó chính là nguồn gốc những vấn đề stress của các em.

Bởi vì những gì các em thật sự cần là cà phê chứ ko phải cái cốc. Nhưng em nào cũng vội vàng chọn ngay chiếc cốc đắt tiền, rồi lại ngó sang cả cốc người khác.

Bây giờ các em thử nghĩ thế này: Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc, địa vị xã hội là những chiếc cốc. Chúng chỉ là công cụ để giữ và chứa đựng cuộc sống. Chúng ko thể làm thay đổi chất lượng thực sự của cuộc sống. Đôi khi, vì quá tập trung vào cái cốc mà chúng ta ko thể thưởng thước được vị cà phê mà cuộc sống dành cho chúng ta.

Vì vậy, đừng để những chiếc cốc ảnh hưởng quá nhiều đến tâm thức của các em. Hãy tập trung tận hưởng món cà phê trong đó.

Bài sưu tầm trên Blog MÙA THU VÀNG
(Tiến sĩ Divya Singhal viết - Thục Hân dịch)

14 tháng 12, 2011

Bàn luận thật giả với Trần Đăng Khoa



DẠY VÀ HỌC. Trần Đăng Khoa quý mến! Mình chưa bình luận mà chỉ xin bạn chép lại bài này về các trang Dạy và học, Học mỗi ngày, Ngọc phương Nam. Mình ủng hộ điều bạn viết: Phải làm sao để những lời nói phải, những bài viết hay được nhiều người dân biết. “Biết … để ủng hộ. Nếu không có sự ủng hộ của dân, của toàn xã hội, thì ngay cả một việc nhỏ cũng khó thành công được, chứ đừng nói những việc phức tạp, những việc tồn đọng đã thành nỗi nhức nhối của toàn xã hội, như tai nạn giao thông và nạn tắc đường”. Xưa kia, “Thư can vua đừng đuổi khách” của Lý Tư không tài nào lọt được tới tai của bậc Quân Vương nhưng bằng kế sách của Úy Liêu, việc khó khăn ấy đã làm được. Lý Tư trước đó định bán nhà bỏ Tần để đi nơi khác khi lời khuyên can của ông chẳng thể đến tai Vua. Sau này ông đã nghe lời Úy Liêu mời dân Xóm Lá đồng lòng học thuộc bài “Thư can vua đừng đuổi khách”. Kết cục dù Thủy Hoàng Đế vứt bỏ tấu trình, bắt kẻ sỹ ngậm miệng thì nhất loạt những lời nói phải vẫn đến được tai Người. Và điều sẽ đến phải đến. Cám ơn Trần Đăng Khoa. Theo mình THẬT VÀ GIẢ là một bài viết rất hay về văn hóa và giáo dục.

THẬT VÀ GIẢ

Trần Đăng Khoa

Ngày xưa, để xây dựng bộ máy nhà nước Phong kiến, các bậc Vua chúa thường tuyển chọn người tài bằng các cuộc thi. Đề thi do Vua ra. Bài làm của các thí sinh đều luận bàn những vấn đề lớn, ở tầm Quốc gia. Rồi căn cứ kết quả của cuộc thi mà chọn ra những Ông Trạng, Ông Nghè, rồi tùy theo tài năng của từng người mà bổ nhiệm các chức sắc.

Bây giờ, giá như chúng ta cũng tuyển chọn những người tài để bổ nhiệm chức vụ cán bộ bằng các cuộc thi như thế. Đề thi cũng là những vấn đề vĩ mô ở tầm Quốc gia. Ví như làm thế nào để chống được tham những. Giải pháp xóa ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông. Những kế sách chấn hưng đất nước. Bảo vệ trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Giải quyết những vấn đề phức tạp ở Biển Đông. Rồi đối nội, đối ngoại…Bằng cách làm cổ xưa như trái đất ấy, biết đâu, chúng ta sẽ tìm được rất nhiều người tài vẫn còn lẩn khuất ở trong dân.

Đọc đến đây, chắc bạn sẽ mỉm cười. Cái lão này dở hơi thật! Thời công nghệ hiện đại, sao lại còn lọ mọ như thế. Ngày xưa thi rồi mới cử. Bây giờ, ta cứ cử rồi mới thi. Cứ đảm trách công việc đã. Rồi phổ cập Đại học sau. Rồi còn phổ cập Thạc sĩ, Tiến sĩ. Có người, một năm, vừa làm, vừa tung tẩy đi mấy nước, đi nước ngoài như đi chợ mà vẫn “phổ cập” được đến mấy cấp. Không biết học lúc nào. Tài thật. Có lẽ học dọc đường chăng? Cụ V.I. Lênin bảo: “Học! Học nữa! Học mãi!”. Một nhà thông thái xưa cũng khuyên: Cứ trong ba người đi đường, thế nào cũng có một người là thày ta!

Thế thì ở đâu mà chẳng học được. Nhìn đâu cũng thấy trường. Học được là tốt. Nhưng cũng có người đâu có cần học. Thay cho học thật, học lại dùng những tấm bằng giả.

Những năm gần đây, việc mua bán bằng giả đã trở thành một việc nổi cộm nhức nhối, dẫn đến sự lộn xộn, mất lòng tin vì thật giả lẫn lộn, chẳng còn biết đâu mà lần. Và rồi gần đây toé loe ra, qua các phương tiện truyền thông, người ta không thể ngờ được rằng, một trong những điểm “sản xuất” bằng giả lại là một quán trọ sinh viên. Chủ nhân của những tấm bằng giả đó lại là mấy anh chàng học trò tỉnh lẻ. Đủ các loại bằng được “sản xuất” thủ công. Vậy mà rất tinh vi và kỹ xảo. Giá cũng đâu có đắt, để ai cũng có thể mua được. Không biết bao nhiêu những tấm bằng ma với giá bình dân như thế đã tung ra ngoài đời sống xã hội. Người thật, bằng giả. Rồi lại còn cái nạn người giả mà bằng thật. Con số này cũng không phải ít.

Tất nhiên, cái nạn “bằng thật người giả” này, nếu chỉ là các “ông cử”, “bà cử”, các “chuyên gia” của các chuyên ngành ở trong khối cơ quan nhà nước, các công ty, xí nghiệp thì sự tác hại còn âm ỷ kéo dài, không dễ mà thấy ngay được. Nhưng những người giả có bằng thật lại điều khiển xe cộ trong ngành vận chuyển giao thông thì ta có thể thấy ngay và phải trả giá nhỡn tiền. Mà giá đắt. Vì đó là những mạng người vô tội. Trong số những người chết oan ấy, có bao nhiêu tinh hoa của dân tộc và cả nhân loại, như nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhà toán học, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, nhà khoa học nổi tiếng thế giới Seymour Papert, người tình nguyện sang giúp ta giải bài toán Giao thông, nhưng bài toán còn chưa kịp giải, ông đã bị tai nạn ngay khi đang đi bộ qua đường.

Ngày nào cũng có hàng trăm vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Nhiều chiếc xe đã trở thành hung thần vì cán chết đến cả chục người một lúc. Có người dừng xe đứng chờ đèn đỏ, có người ngồi chơi trên vỉa hè, có người không tham gia giao thông, đang nằm nghỉ trong chính căn nhà riêng ấm áp của mình, mà rồi cũng bị chết vì tai nạn giao thông. Có xe tải bỗng chốc hóa hung thần đường phố, lao lên cả vỉa hè, nghiến nát nhiều xe máy, xe con, húc đổ luôn cả bức tường của một căn nhà bên đường, rồi mới chịu dừng lại vì bị kẹt trong cả một đống đổ nát. Thật khó có thể hình dung nổi những cảnh tượng đau thương như thế. Trông hiện trường chẳng khác gì khu phố vừa qua trận bom B52. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những cuộc tai nạn thảm khốc, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản vẫn là do người điều khiển phương tiện không có đủ khả năng tối thiểu. Việc cấp bằng, bán bằng cho những người như thế có thể xem như một tội ác. Chừng nào còn tệ nạn mua bằng, bán bằng hoặc vô trách nhiệm trong việc cấp bằng thì đừng bao giờ hy vọng chúng ta có thể tránh được những tai nạn thảm khốc. Và những tai nạn ấy không phải chỉ diễn ra trong lĩnh vực giao thông.

Được biết là hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải triển khai quyết liệt nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này. Trước đó, tại buổi thảo luận về báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ, đại biểu Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, hiện nay tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông quá nghiêm trọng và tương đương với tiêu chí cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Cũng theo nhà báo Tiến Dũng, dù thừa nhận trên 80% tai nạn là do lỗi của người điều khiển phương tiện, phổ biến là tình trạng phóng nhanh vượt ẩu nhưng bà Nga cho hay, còn có thêm một nguyên nhân cơ bản và quyết định nhất chính là sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giao thông. Bằng chứng là trong 3 khóa Quốc hội gần đây có trên 150.000 người chết vì tai nạn giao thông, nhưng hầu như chưa có lãnh đạo nào bị kỷ luật vì để xảy ra tai nạn và chưa miễn nhiệm một bộ trưởng nào vì lý do này. Vì thế, chúng ta càng thấy quý Đinh La Thăng khi ông kiên quyết xử lý những vấn đề tồn đọng và đặt cược số phận mình vào công cuộc cải cách. Nếu không chuyển biến được tình hình, ông sẵn sàng mời Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm ông. Việc làm của Đinh la Thăng, có thể mở ra một mỹ tục mới. Đó là sự minh bạch và công khai hóa. Sẽ đẹp biết bao nhiêu, nếu Bộ trưởng nào khi nhận nhiệm vụ cũng thông báo cho dân biết, khóa trước, người tiền nhiệm làm được những gì. Và mình sẽ làm những gì. Người dân cũng cần phải biết, biết không phải để kiểm tra mà là để ủng hộ. Nếu không có sự ủng hộ của dân, của toàn xã hội, thì ngay cả một việc nhỏ cũng khó thành công được, chứ đừng nói những việc phức tạp, những việc tồn đọng đã thành nỗi nhức nhối của toàn xã hội, như tai nạn giao thông và nạn tắc đường….

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

3 tháng 12, 2011

Tô Hoàng bình thơ Phạm Tiến Duật

HỌC MỖI NGÀY. Mồng 4 tháng 12 là kỹ niệm ngày mất của anh Phạm Tiến Duật. Thấm thoắt mới đó mà đã bốn năm rồi ! (4/12/2007-4/12/2011). Tôi đăng bài của anh Tô Hoàng như là một nén hương tưởng nhớ anh Phạm Tiến Duật. Xin trích một tứ thơ của anh qua lời bình của anh Tô Hoàng: "Mai ngày giã bạn ta về/ Nghe tiếng kẹt cửa, nhớ tre rừng Lào. Bạn trẻ đọc lướt qua, thấy vần điệu vui vui, thuận chiều thế thôi. Nhưng suy ngẫm một tý, chắc bạn sẽ hỏi: Là sao?. Sao đây, tan cuộc chia tay nhau, lại nhớ đến tre của nước Lào? Sự thể là như sau, trên những cung đường Trường Sơn, phía Bắc tỉnh Atôpư, đang đeo nặng, leo dốc cao bằng thang tre, thang giây, có khi đi từ sớm tửng đến tẩn sập chiều chưa qua hết vài đường bình độ, lính ta bỗng gặp giữa rừng một đoạn đường bằng, cát mịn mát dưới chân, và hai bên đường là những bụi lồ ô, bụi bương, giữa trưa gió hây hẩy thổi, khiến thân bương, thân lồ ô cọ vào nhau phát ra những âm thanh quen thuộc của quê hương buổi nào. Lòng lính lâng lâng, bồi hồi khi nhẩm tính mình đã đi xa làng xóm, xa người yêu từng ấy ngày, từng ấy tháng. Liệu rồi, trong đời mình còn được nghe lại tiếng cót két, cọt kẹt của bụi tre làng nữa hay không đây?Hiểu và nắm bắt được buồn vui ấy của lính, nhà thơ gắng diễn tả qua vần điệu. Và cái lãng mạn, chất thơ của Duật là ở chỗ, ném mọi cảm xúc ấy về phía tương lai, về ngày chiến thắng, khi đã về tới trước cổng hoặc trong mảnh sân nhà, run run đưa tay đẩy cánh cửa liếp, cánh cổng tre, anh lính nghe tiếng cánh cổng, cánh cửa kêu, chợt nhớ tới đoạn đường bằng phẳng, có bóng tre phủ mát rượi trên đoạn đường Trường Sơn qua đất Lào thuở nào.

LIỆU CẦN GHI CHÚ VỚI NHIỀU CÂU THƠ CỦA PHẠM TIẾN DUẬT ?

Tô Hoàng

Đặt bút định viết những dòng dưới đây, tôi có đầy đủ ý thức rằng, thật may mắn, cho đến thập kỷ này, vẫn còn sống cả triệu những chiến sỹ đã từng trực tiếp phục vụ trên tuyến đường Trường Sơn, hoặc có dịp qua lại con đường máu lửa này trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Tôi đinh ninh tin rằng những đồng chí, đồng đội, đồng trang lứa của tôi sẽ là những ai thẩm thấu và rung cảm đầy đủ, sâu sắc nhất với từng câu thơ của thi sỹ Trường Sơn này.

Nhưng còn những thế hệ 7X,8X, 9X, khi tiếp xúc với thơ của Phạm Tiến Duật, liệu các em, các cháu có khám phá ra hết, có hiểu đến tận cùng nhiều câu thơ của anh không , khi các em, các cháu hoàn toàn xa lạ với nhiều thực tế chiến tranh, chiến trường.

Đây, tạm dẫn ra vài ví dụ:
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Sao ở rừng già, muỗi bay tay áo lại dài ra? Sự thật đơn giản như thế này: trong rừng, bộ đội, thanh niên xung phong thường vén tay áo sơ mi quân phục lên cao cho tiện công việc. Nhưng vào ngày mưa, hoặc khi tới những khu rừng già, muỗi rất nhiều, tự nhiên chiến sỹ gái, trai buộc phải thả tay áo xuống cho muỗi đỡ đốt. Cái tài tình của Phạm Tiến Duật là nhìn ra trong nét sinh hoạt bình thường đó một điều gì rất thơ, rất đẹp, lại như giàu tính thẩm mỹ.

Đây nữa:
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Ừ thì dưới khe không còn nước bướm bay ra chứ sao? Bạn trẻ có thể bình thản tiếp nhận câu thơ này. Nhưng cánh lính già chúng tôi thì hiểu khác hơn. Vào những ngày mưa rừng tầm tã, suối khe ào ạt nước chẩy thì trong rừng không hề có bướm. Và chỉ khi suối khe cạn nước-tức mùa khô đã tới, những đàn bướm rừng từ đâu mới túa về. Và những cánh bướm nhiều sắc màu và mùa khô -với Trường Sơn, với các mảnh đất chiến trường khác -là thời điểm náo nức, chộn rộn-tức “ thời điểm làm ăn “ trong một năm trận mạc lại bắt đầu.

Hoặc đây nữa:
Mai ngày giã bạn ta về,
Nghe tiếng kẹt cửa, nhớ tre rừng Lào

Bạn trẻ đọc lướt qua, thấy vần điệu vui vui, thuận chiều thế thôi. Nhưng suy ngẫm một tý, chắc bạn sẽ hỏi: Là sao?. Sao đây, tan cuộc chia tay nhau, lại nhớ đến tre của nước Lào? Sự thể là như sau, trên những cung đường Trường Sơn, phía Bắc tỉnh Atôpư, đang đeo nặng, leo dốc cao bằng thang tre, thang giây, có khi đi từ sớm tửng đến tẩn sập chiều chưa qua hết vài đường bình độ, lính ta bỗng gặp giữa rừng một đoạn đường bằng, cát mịn mát dưới chân, và hai bên đường là những bụi lồ ô, bụi bương, giữa trưa gió hây hẩy thổi, khiến thân bương, thân lồ ô cọ vào nhau phát ra những âm thanh quen thuộc của quê hương buổi nào. Lòng lính lâng lâng, bồi hồi khi nhẩm tính mình đã đi xa làng xóm, xa người yêu từng ấy ngày, từng ấy tháng. Liệu rồi, trong đời mình còn được nghe lại tiếng cót két, cọt kẹt của bụi tre làng nữa hay không đây?Hiểu và nắm bắt được buồn vui ấy của lính, nhà thơ gắng diễn tả qua vần điệu. Và cái lãng mạn, chất thơ của Duật là ở chỗ, ném mọi cảm xúc ấy về phía tương lai, về ngày chiến thắng, khi đã về tới trước cổng hoặc trong mảnh sân nhà, run run đưa tay đẩy cánh cửa liếp, cánh cổng tre, anh lính nghe tiếng cánh cổng, cánh cửa kêu, chợt nhớ tới đoạn đường bằng phẳng, có bóng tre phủ mát rượi trên đoạn đường Trường Sơn qua đất Lào thuở nào.

Liệu tôi có nôm na, mách qué nhũng câu thơ, những bài thơ của Duật không đây? Tùy bạn sành thơ phán xét.

Vẫn xin nêu thêm một ví dụ khác:
Anh lên xe trời đổ cơn mưa,
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ..

Ừ thì trời mưa, nước mưa hắt ào ạt lên tấm kính trước buồng lái, buồng lái sẽ tối lại, nỗi buồn sẽ tràn vào. Và cái gạt nước quạt qua quạt lại, làm giảm bớt bụi nước đi cho buồng lái sáng ra, lòng lính vui lên. Có gì khó hiểu đâu? Ấy thế nhưng ai đã theo các đoàn xe vận tải quân sự vượt qua những tuyến đường khu IV cũ, hoặc đường Trường Sơn đều hiểu rằng, để tránh sự dòm ngó của máy bay trinh sát Mỹ, xe mới, xe cũ chỉ được phép khởi hành vào lúc trời đã sập tối hẳn. Và tuyệt đối không được bật đèn pha, chỉ được bật đèn gầm mà đi trong đêm thôi. Đương nhiên, vào thời khắc ấy, cả trong buồng lái, cả phong cảnh rừng núi hai bên đường chìm ngập trong bóng tối, còn nhìn thấy gì đâu khiến anh lái xe bùi ngùi thương nhớ nữa? Ấy thế, nhưng phá quy định chung, vào những hôm trời đổ mưa lớn, rừng bỗng mau tối, khí núi dâng lên mờ mịt, máy bay địch thưa vắng hẳn, lính ta tranh thủ mới ba, bốn giờ chiều đã cho các “ chú tuấn mã “ phóng ra đường. Trong thời khắc, trong điều kiện thời tiết cụ thể ấy tậm trạng buồn nhớ mới nẩy sinh và cái gạt nước mới sắm vai trò của nó.

Này đây:
Cái nhành cây gạt mối riêng tư

Này đây:
Lộp độp cơn mưa bi sắt đuối tầm

Này đây:
Cũng vương tóc rối chân gà
Cũng tiếng chó sủa chiều tà sau cây
Cũng quần áo ướt phơi dây
Cũng gầu múc nước ô hay cùng làng

……
Bạn hãy đọc lại thơ Trường Sơn của Phạm Tiến Duật đi..Còn rất nhiều những câu, những chữ, những hình tượng không chỉ chứng tỏ tấm lòng và tình yêu của nhà thơ với người lính và chiến công của Trường Sơn; mà còn là sự am tường, hiểu biết rất cụ thể, rất chi tiết, rất chính xác những gì nhà thơ đã quan sát, đã trải nghiệm trong những năm tháng anh sống trên cung đường nhiều cam go, thử thách này. Hỏi chuyện cặn kẽ, ghi chép tỷ mỉ vốn đã là tác phong của nhà thơ. Điều còn quan trọng hơn nhiều còn là ở chỗ, giữa nơi sự sống và cái chết cách nhau trong gang tấc Phạm Tiến Duật đã không mảy may so đo, tính toán; đã đủ sự can trường, dũng cảm để sống thực sự như một người lính Trường Sơn.

Liệu có cần đến những hoa thị ( * ) ghi chú thêm trong những trường hợp như vậy không?

Kỷ niệm năm thứ 4 ngày Duật vĩnh biệt mọi người (4.12.2007 & 4.12.2011)

Cám ơn anh Lê Thiếu Nhơn về việc tôi đã chép lại bài này của anh Tô Hoàng trên trang của anh www.lethieunhon.com

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

1 tháng 12, 2011

Viễn cảnh đồng Euro sụp đổ ?

HỌC MỖI NGÀY. Theo Tuổi Trẻ 1.12.2011, các chuyên gia tài chính phương Tây cảnh báo viễn cảnh khu vực đồng euro sụp đổ sẽ là “mẹ của mọi thảm họa tài chính” và dẫn tới những hậu quả khủng khiếp. Tất nhiên, sẽ không chỉ có châu Âu rơi vào khủng hoảng. Mỹ và châu Á cũng sẽ lao đao như các phân tích trước đây. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế cảnh báo khối đồng euro tan vỡ sẽ dẫn tới một cuộc suy thoái toàn cầu nghiêm trọng, tương tự như đại suy thoái thập niên 1930.

>> Strauss-Kahn bị gài bẫy?
>> Hãng hàng không American Airlines nộp đơn xin phá sản

Những ngày qua, không ít chuyên gia kinh tế ở Đức hay Hi Lạp cho rằng rút khỏi khối đồng euro là phương thức gây đau đớn, nhưng cần thiết, để thoát khỏi khủng hoảng nợ. Nhưng các nghiên cứu lại đưa ra câu trả lời ngược lại. Theo báo cáo “Sự tan vỡ của đồng euro - các hậu quả” của Ngân hàng Thụy Sĩ UBS, nguy cơ khối đồng euro sụp đổ sẽ dẫn tới các hậu quả kinh tế, chính trị và xã hội “mang tính thảm họa” đối với châu Âu và kinh tế toàn cầu.

Theo UBS, đối với các nền kinh tế yếu trong khối đồng euro như Hi Lạp hay Bồ Đào Nha, hậu quả tài chính sẽ cực lớn. Ví dụ, Hi Lạp quyết định quay trở lại với đồng drachma, nhưng giá đồng tiền này sẽ sụt giảm thảm hại. Trong khi đó Athens vẫn phải trả nợ tính bằng đồng euro. Việc đồng drachma sụt giá sẽ khiến khối nợ của Hi Lạp càng phình to hơn, hậu quả là vỡ nợ. Các ngân hàng Pháp và Đức sẽ khủng hoảng và có nguy cơ sụp đổ do ôm quá nhiều nợ Hi Lạp.

Chuyên gia Karsten Junius của Ngân hàng DekaBank dự báo hàng triệu người dân Hi Lạp sẽ ồ ạt rút tiền gửi euro khỏi các ngân hàng trong nước và đem gửi ở các ngân hàng nước ngoài. Hệ thống ngân hàng sẽ sụp đổ. Các doanh nghiệp cũng sẽ vỡ nợ. UBS ước tính tổn thất của một nền kinh tế yếu khi rời khỏi khối đồng euro khoảng 9.500 - 11.500 euro (12.600 - 15.300 USD)/người trong năm đầu tiên và tăng thêm 3.000 - 4.000 euro (4.000 - 5.300 USD)/người trong mỗi năm tiếp theo. Tổng thiệt hại của năm đầu tiên tương đương 40-50% GDP.

Châu Âu trông chờ vào IMF

Theo Reuters, ngày 30-11, bộ trưởng tài chính các nước khối đồng euro đã đạt thỏa thuận cho Hi Lạp vay thêm 8 tỉ euro (10,7 tỉ USD). Các quan chức cũng công bố kế hoạch bảo hiểm 20-30% trái phiếu mới của các nước đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, các nước sẽ không thể tăng nguồn vốn của Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) lên 1.000 tỉ euro (1.300 tỉ USD) như dự tính trước đó. Châu Âu kỳ vọng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ hỗ trợ EFSF.

Theo báo Le Monde, hãng xếp hạng tín dụng Standard Poor’s đã hạ định mức tín nhiệm của 37 ngân hàng lớn thế giới, trong đó có những ngân hàng lớn nhất của Mỹ như BOA, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley, Citigroup và Wells Fargo...

Một nền kinh tế mạnh như Đức khi rời khối đồng euro sẽ lâm vào khủng hoảng. UBS dự báo giá đồng mark Đức sẽ tăng vọt khoảng 40%, hậu quả là giá hàng xuất khẩu Đức tăng theo. Theo tạp chí Der Spiegel, năm 2011 xuất khẩu Đức lần đầu tiên sẽ đạt ngưỡng 1.000 tỉ euro (1.330 tỉ USD). Nhưng một khi quay lại với đồng mark Đức, “toàn bộ ngành xuất khẩu của Đức sẽ bị xóa sổ” như nhận định của nhà kinh tế UBS Stephane Deo. Các công ty Đức cũng sẽ phá sản, hệ thống ngân hàng trong nước lao đao, dòng thương mại quốc tế sụp đổ.

UBS ước tính nếu Đức rời khối đồng euro, tổn thất sẽ vào khoảng 6.000 - 8.000 euro (8.000 - 10.600 USD)/người trong năm đầu tiên và tăng thêm 3.500 - 4.500 euro (4.600 - 6.000 USD)/người. Tổn thất này tương đương 20-25% GDP trong năm đầu tiên. Trong khi đó, chi phí cứu trợ Hi Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha chỉ tương đương 1.000 euro (1.300 USD) một lần đối với mỗi người Đức.

Hậu quả chính trị sẽ cực kỳ sâu rộng. Khi khối đồng euro sụp đổ cũng có nghĩa là Liên minh châu Âu (EU) tan vỡ. Chuyên gia UBS Deo nhận định một EU rạn nứt sẽ lập tức đánh mất ảnh hưởng chính trị - kinh tế - xã hội toàn cầu. Những nỗ lực xây dựng các chính sách ngoại giao, an ninh khu vực trở thành vô nghĩa.

Không có đồng euro, tiếng nói của các nước châu Âu, thậm chí là các nước lớn như Đức, sẽ trở nên vô cùng nhỏ bé trên trường quốc tế. Sự rạn nứt sẽ càng gia tăng khi các nước trong khu vực dựng lên các hàng rào thuế quan, bảo hộ... để chống lại các nước rời bỏ khỏi khối đồng euro.

Nếu khối đồng euro tan vỡ, lập tức bạo động sẽ bùng nổ và lan rộng khắp châu lục. UBS cảnh báo khi một đồng tiền chết yểu, hàng triệu người sẽ bất ngờ thấy rằng tài khoản của mình trở nên vô giá trị. Tình trạng thất nghiệp sẽ dẫn tới sự bất mãn và căng thẳng xã hội. Các cuộc biểu tình, bạo động sẽ nổ ra như những gì đã xảy ra ở Hi Lạp. Lịch sử cho thấy sự sụp đổ của các liên hiệp tiền tệ chung luôn dẫn tới bạo động, thậm chí nội chiến.

Theo báo Telegraph, chính quyền Anh đã lên kế hoạch sơ tán người dân đang sống và làm việc tại các quốc gia châu Âu trong trường hợp khối đồng euro tan vỡ.

Hãng nghiên cứu kinh tế Stratfor còn dự báo sự sụp đổ của khối đồng euro sẽ đẩy chính quyền một số quốc gia thành viên trở thành thể chế độc tài. Ví dụ, Hi Lạp sẽ phải sử dụng lại đồng drachma nhưng không một người dân nào muốn đổi đồng euro lấy đồng tiền vô giá trị này. Chính phủ sẽ phải dùng các biện pháp cưỡng ép, thậm chí dùng vũ lực. Chính quyền cũng sẽ phải viện đến vũ lực để trấn áp các cuộc biểu tình.

Tất nhiên, sẽ không chỉ có châu Âu rơi vào khủng hoảng. Mỹ và châu Á cũng sẽ lao đao như các phân tích trước đây. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế cảnh báo khối đồng euro tan vỡ sẽ dẫn tới một cuộc suy thoái toàn cầu nghiêm trọng, tương tự như đại suy thoái thập niên 1930.

HIẾU TRUNG

6 tháng 11, 2011

Thư của một học sinh gửi mẹ



HỌC MỖI NGÀY. Bài văn dưới đây là của em Nguyễn Trung Hiếu học sinh trường Amstecdam, Hà Nội.Bài do anh Nguyễn Hải Bằng cung cấp ; Ảnh: Thắp đèn lên đi em. HK

Thư gửi mẹ.

Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ

Nguyễn Trung Hiếu

27 tháng 10, 2011

Cà phê… mưa, một tản văn hay


HỌC MỖI NGÀY. Cà phê ... Mưa. một tản văn hay! Ta nghe nhịp thời gian chậm rãi như giọt cà phê sánh lại, lớn dần lên trong cảm xúc. Trong nhịp sống hiện đại cần lắm những phút thư giản để đối diện với lòng mình và lắng nghe cuộc sống, "biết đừng nghĩ suy quá vội, đừng sống quá vội, vẫn còn đó những ước mơ đẹp đẽ khác để ta theo đuổi", biết thưởng thức những giá trị nhân văn đích thực trong đời thường. Sống với một tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm ! (Thưởng thức Paul Mauriat – Love is blue và Đặng Thế Phong, Giọt mưa Thu, đàn bầu Phạm Đức Thành)


CÀ PHÊ ... MƯA !

Tản văn của Cà phê và Sách

Viết nhân đọc tập tản văn “Cà phê ... mưa” của Nhạc sĩ Dương Thụ

Cà phê - Mưa - Dương Thụ, với tôi, nếu cộng gộp lại sẽ tạo thành một lời mời gọi vô cùng tự nhiên và quyến rũ. Vì thế, tôi hoàn toàn "fall in love" tập tản văn này ngay khi gặp trong nhà sách. Và, như bao lần “ôm” được cuốn sách đúng gu, tôi say sưa nhấm nháp từng trang, từng trang suốt đêm qua.

Trời ơi, không thể nào diễn tả được đâu. Cảm giác cuộn mình trong chăn đọc “Cà phê … mưa” vào một đêm mưa giữa mùa mưa Sài Gòn sao mà giống hệt cảm giác được ngồi thưởng thức một tách cà phê nâu đậm - sóng sánh - nồng nàn bên người đàn ông mình yêu thương và tin cậy trong đêm Giáng Sinh ở Đà Lạt. Sự ngây ngất ấy chiếm lĩnh mình một cách dịu dàng và xao xuyến lạ, từ từ, từng chút một, làm mình khép mắt lại và thả lỏng bản thân, rồi êm đềm trôi vào cơn mơ nào đó trong tiếng mưa tí tách, rì rào. Và ... lại thấy tâm hồn mình bỗng như một mảnh đất khô cằn cựa mình hồi sinh sau cơn mưa. Và ... những nỗi nhớ nhung biến thành hạt mầm đồng loạt đâm chồi nảy lộc trên mảnh đất hồi sinh ấy.

Nhưng, “Cà phê … mưa” cũng như mọi cốc cà phê khác trên đời này, đều để lại vị đắng thật lâu khiến tôi phải nghĩ ngợi, và day dứt.

Tôi nghĩ ngợi, vì liệu tôi có thực sự đang sống và được sống một cách đúng nghĩa trong cái thời đại mà theo cách nói của Dương Thụ là “tất thảy mọi người như đang tham gia vào một cuộc đua 100m đến cái đích THÀNH ĐẠT”?

Tôi day dứt, vì hình như không chỉ Dương Thụ biết đừng nghĩ suy quá vội, đừng sống quá vội, vẫn còn đó những ước mơ đẹp đẽ khác để ta theo đuổi chứ không chỉ có “cuộc đua 100 mét” kia. Tôi cũng biết điều đó. Và nhiều người khác cũng biết điều đó. Vậy tại sao tất cả những xói mòn về niềm tin, những mất mát về tình yêu, những giá trị về đạo đức cứ “chết dần khi còn đang sống” vẫn đang ngày ngày diễn ra trong sự thở than, nuối tiếc nhưng thờ ơ và bất lực?


VIẾT TRONG MƯA
(Trích "Cà phê ... mưa" - Dương Thụ)

Tôi không có áo mưa, nên trốn mưa trong một quán nhỏ.

Cà phê mưa, chỉ có mình tôi cùng dãy bàn im lặng, và có lẽ cả hàng triệu giọt mưa nữa, ngoài kia. Chúng đang rơi để tạo nên tiếng đàn mưa, trên mái phố nghèo.

Cô bán quán ngán ngẩm vì trời mưa, nên tắt nhạc. Thế là thoát nạn. Bây giờ chỉ còn thứ âm nhạc thật sự, thứ âm nhạc tinh khiết của trời đất: nhạc mưa.

Nhạc mưa có nhiều bè. Tiếng mưa gần xối bên hiên quán dào dạt, tiếng mưa xa ầm ào mơ hồ, và tiếng mưa rỏ giọt xen vào đếm nhịp trong chiếc xô nhôm cô chủ quán vừa đem ra hứng nước...

Cả ngày bị cầm tù trong nhạc máy (thứ nhạc được chế tạo từ các phòng thu tối tân ở Hoa Kỳ mang nhãn hiệu hải ngoại, uốn éo, rên rỉ, giả vờ yêu, giả vờ đau khổ). Thoát ra khỏi nó không phải là chuyện dễ. Hàng xóm, hễ cứ mở mắt là mở nhạc, nghe. Nhào ra ngoài đường đâu cũng có nhạc, nghe. Chui vào quán để làm việc, nghe. Đến nhà bạn, chị vợ tức tốc bật nhạc để khoe dàn máy xịn, phải nghe! Ôi... cho nên tôi phải thầm cảm ơn mưa. Cái im lặng tuyệt đỉnh do âm thanh dữ dội của mưa rơi mang lại đã trả cho tôi phút được trở về mình, được đọng lại cái nội-tâm-người hiếm hoi, vâng, thật hiếm hoi trong thời buổi khuấy động của âm thanh mưu sinh thường nhật.

Tôi sống một mình và hay nhớ những cái vớ vẩn trong những lúc mưa như thế này. Nỗi nhớ ấy có tên là Mưa, nó như một bài hát không lời. Làm sao chuyển dịch được những hạt mưa bé tí vào cái không cùng của tâm tưởng. Làm sao...?

Có lẽ Chopin đã làm được khi ông viết Prélude No.1.

Có lẽ Paul Mauriat đã làm được khi ông soạn cho dàn nhạc bản Transparent.

Và “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi...” của Đặng Thế Phong, có lẽ...

Ta nghe trong những nhạc phẩm ấy nỗi u hoài xa rộng của kiếp người mang tên Mưa và cái cảm hoài về một thời người tủi nhục mang tên Mưa...

Vẫn mưa.

Cơn mưa kéo dài làm lạnh cả buổi chiều, khiến tôi phải thu mình lại trong chiếc áo gió sờn cũ

Mùa thu đến rồi chăng? Kỷ niệm...

Thuở ấy, bạn bè dăm ba người cùng lứa tụ tập trong quán nước đầu phố. Miếng ni lông che quán không đủ cho cả lũ nên mưa thấm ướt vai áo, bắn vào mặt mát lạnh, tỉnh người. Chén chè nóng bốc khỏi ủ trong lòng bàn tay. Khói thuốc lá Tam Đảo bay vào trong mưa, thơm mùi năm tháng cũ. Đãi đằng nhau một chén nước năm xu, một bài hát ru mới làm, vài câu thơ nhặt nhạnh được đâu đó. Chia nhau từng mẩu thuốc đen và cả khát vọng dâng hiến cho nghệ thuật.

Kỷ niệm ...

Mưa thì bao giờ cũng thế, không có tuổi, không diện mạo, không lời lẽ. Còn chúng ta, có được những cái để mà nhớ nhung, để mà nhìn ngắm, để mà nói, chúng ta già đi mỗi ngày, có khi già đi chỉ sau một cơn mưa như thế này.

Cô chủ quán lặng lẽ thay chiếc xô đầy nước bằng một chiếc chậu thật lớn.

Nhưng cơn mưa đã tạnh.

Vậy mà nhạc mưa vẫn còn đó trong tiếng nước mái hiên rỏ giọt tí tách ...

Mưa đi rồi.

Đi xa rồi.

Mưa để tiếng lại ...


Nguồn: CÀ PHÊ VÀ SÁCH


Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

22 tháng 10, 2011

Cụ Phán Men Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố


HỌC MỖI NGÀY. Blog Cao Thâm và Bee.net.vn có hai bài viết hay về cụ Phán Men Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Trưởng Thường trực Quốc hội, nhân sĩ yêu nước tâm huyết và có uy tín trong hệ thống Quốc hội, Mặt trận, Chính phủ Kháng chiến đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cụ đã hi sinh khi rơi vào tay giặc lúc quân đội Pháp bất ngờ nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn ngáy 7 10.1947 nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.. Phán Men là cụ phán đi men tường. Bác Hồ đã nhắc lời Khổng Tử "Người quân tử men tường mà đi" để nói về cụ Phán làm tôi sửng sờ dụi mắt đọc lại. Cụ Nguyễn Văn Tố ngoài cùng bên trái, ảnh Bee.net

CỤ PHÁN MEN

Cao Thâm

Cách đây tròn 64 năm (ngày 7/10/1947), quân đội Pháp nhảy dù xuống TX. Bắc Cạn, hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.

Thời tham gia viết sử cho Bưu điện Bắc Cạn, tôi đã được nhiều nhân chứng lịch sử như cụ Nông Văn Quang, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy BC; cụ Doanh Hằng, nguyên Chủ tịch UBHC Kháng chiến tỉnh; cụ Trương Văn Kiên, nguyên CB Bưu điện BC v.v.kể cho nghe sự kiện này rất chi tiết. Theo các nhân chứng, sau ngày Toàn quốc Kháng chiến (19/12/1946), Trung ương Đảng, Chính phủ chuyển lên Việt Bắc. Khi đó, TX. Bắc Cạn có hàng vạn người. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 7/10, máy bay giặc Pháp bất ngờ nhảy dù xuống TX Bắc Cạn. Chúng đã bắn giết nhiều cán bộ và đồng ta. Đồng chí Trường Chinh, khi đó là Tổng Bí thư, được 2 mẹ con người Bắc Cạn kéo xuống hầm nên thoát nạn. Cụ Nguyễn Văn Tố, khi đó là Bộ trưởng Bộ Tế bần (có tài liệu nói là Bộ trưởng Cứu tế Xã Hội – tiền thân của Bộ Lao động TB- XH ngày nay) bị rơi vào tay giặc.

Trong hồi ký "Chiến đấu trong vòng vây", Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kể: “...Thấy cụ Tố là người chững chạc, nói tiếng Pháp yêu cầu chấm dứt chiến tranh xâm lược. Lúc biết đó không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng đã bắn chết khi ông già tìm cách chạy thoát. Đó là cụ Trưởng thường trực Quốc hội (vị trí này nay là Chủ tịch Quốc hội), nhân sĩ yêu nước tâm huyết và có uy tín. Cụ Tố hy sinh là một tổn thất lớn cho ta".

Qua năm 1948, Nhà n¬ước đã tổ chức lễ truy điệu cụ Tố. Trong bài điếu văn, Hồ Chủ tịch đã dành những lời trân trọng, thống thiết, sâu sắc để t¬ưởng nhớ cụ:
“…Nhớ cụ xưa
Văn chương thuần túy, học vấn cao sâu
Thái độ hiền từ, tính tình thanh khiết
Mở mang văn hóa, cụ dốc một lòng
Phú quý công danh, cụ nào có thiết
Cụ dù hy sinh, tinh thần cụ ngàn thu sẽ vẻ vang bất diệt
Chính phủ khôn xiế́t buồn rầu, đồng bào khôn xiết nỗi lòng thương tiếc..."


Cụ Nguyễn Văn Tố (1889-1947), bút hiệu Ứng Hoè, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1889, quê ở Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Thuở nhỏ, cụ học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành chung (trung học). Về nước, cụ làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Cụ từng làm Hội trưởng hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ trước năm 1945. Sinh thời, cụ sống rất mực thước, quanh năm trong chiếc áo dài đen dân tộc, quần chúc bâu, đội khăn xếp ngay ngắn, đi giầy Gia Định. Cụ không bao giờ mặc âu phục mặc dù cụ làm việc cho một cơ quan nghiên cứu của người Pháp. Cụ cũng không bao giờ đi xe đạp hay xe kéo mà đi bộ từ nhà đến cơ quan men theo mái hiên các nhà dãy phố. Bởi vậy, cụ còn có cái tên “cụ Phán Men”.

Có một câu chuyện kể về “Cụ Phán Men”, tôi đã đọc ở đâu đó. Chuyện rằng: “Cuối năm 1945, cả nước gấp rút chuẩn bị cho Tổng tuyển cử. Những ngày đó, cụ Hồ thường cho một thư ký riêng của mình xuống liên lạc với cụ Nguyễn Văn Tố để trao đổi công việc. Nhà riêng cụ Tố ở phố Hàng Bạc. Cụ vốn đỗ cử nhân Hán học lúc mới ngoài 20 tuổi, qua Paris học tiếp 4 năm rồi về nước làm việc trong Viện Viễn Đông Bác Cổ. Là một trí thức yêu nước, cụ đã từng đứng ra tổ chức phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ được cả nước hưởng ứng mạnh mẽ. Nhiều năm cụ đi đi về về trên những con đường quanh co của khu phố cổ, bất kể mưa hay nắng bước ra khỏi nhà là cụ mang ô. Bóng một người đàn ông thấp nhỏ áo the khăn đóng đi men dưới mái hiên những ngôi nhà già nua đã thành một ấn tượng khó phai mờ trong đầu người dân Hà Nội, họ yêu quý gọi cụ là cụ Phán men.

Mỗi lần tới nhà cụ bàn việc khi đứng dậy để ra về bao giờ người thư ký cũng không quên rút từ trong cặp ra một chai rượu ngon và nói, thưa cụ, Bác cho tôi mang chai rượu xuống biếu cụ. Cụ Tố nhận rượu và cảm ơn.

Đến lần tặng rượu thứ ba, vừa đưa tay ra nhận rượu, cụ Tố vừa nhỏ nhẹ nói, nhờ anh về thưa lại là cụ hiểu lầm tôi rồi đấy. Người thư ký vội về thưa lại, Bác ngồi yên lặng hút thuốc. Rồi Bác quay ra hỏi ông cụ trách như vậy ý chú thì sao? Người thư ký nói: thưa Bác hình như cụ Tố không uống rượu. Bác Hồ bật cười, phải, chúng ta đã nhầm. Phán men không phải là Phán rượu, đây là người men tường mà đi. Quân tử nép tường mà đi, chú có biết ai đã nói thế không, là Khổng Tử nói đấy".

Cao Thâm

Nguồn: Blog Cao Thâm

"ÔNG PHÁN MEN" THÀNH CHỦ TỊCH QUỐC HỘI ĐẦU TIÊN

Nguyễn Thìn Xuân

"Ông phán men"

Cụ Nguyễn Văn Tố (1889-1947) hiệu là Ứng Hòe, một nhà trí thức yêu nước nổi tiếng, nguyên Trưởng ban thường trực Quốc hội(tức Chủ tịch QH), Bộ trưởng Bộ Cứu tế - xã hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã hy sinh tại Bắc Cạn năm 1947.

Cụ sinh 5/6/1889 trong một gia đình nho giáo, gốc Hà Nội (tại làng Đông Thành, huyện Thọ Xương cũ).Tốt nghiệp trường Thông ngôn, cụ đến làm thư ký tòa soạn bộ kỷ yếu (D.P.C.H.V). Từ nhân viên phụ tá, cụ lên chức chủ sự Học viện Viễn Đông Bác cổ, một cơ quan nghiên cứu lịch sử văn hoá của người Pháp ở 26 phố Lý Thường Kiệt. Ngoài thời gian làm việc ở công sở, cụ thường viết bài in trên các báo chí tiếng Việt như tạp chí Tri Tân, Đông Thanh, Thanh Nghị… và các báo chí tiếng Pháp về nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật…

Cụ đã soạn thảo được hai bộ sử học đồ sộ "Đại Nam dật sử”, "Sử ta so với sử Tàu” rất công phu, nghiên cứu, đối chiếu nhiều nguồn thư tịch, tranh luận kịch liệt với các nhà sử học Pháp ở Đông Dương để làm sáng tỏ chân lý một cách khoa học. Rất tiếc bộ “Sử ta so với sử Tàu”, cụ mới soạn đến cuối đời nhà Lý, sau đó ít lâu cụ bị hy sinh nên còn dang dở.


Các nhân viên của EFEO năm1937. Hàng đầu bên trái là Louis Bezaceer, cụ Nguyễn Văn Tố ở hàng thứ hai, đứng giữa ông George Coedes và bà Madelene Colani. Ảnh: Xưa và Nay.

Cụ Nguyễn Văn Tố không những uyên thâm Hán học mà tinh thông cả Tây học. Ngay cả với ông Nguyễn Thiệu Lâu, giáo sư trường Khải Định (Huế), có 5 bằng cử nhân KHXH, khi nhờ cụ xem bản thảo, cụ cũng gạch đỏ, ghi rõ lỗi thuộc loại nào khiến ông Lâu cũng phải tâm phục, khẩu phục. Người Pháp cũng rất kính nễ ông. Bezacier, chuyên viên khảo cổ học người Pháp cũng phải nhờ cụ sửa bài. Ông Coedès ,Giám đốc Viện, khi đưa bài cho cụ, nói hẵn với cụ rằng: "Có sai cứ sửa, nếu sau này có ai chỉ trích một điểm gì là lỗi ông đó”.

Trong số 128 vị sáng lập hội Trí Tri, có tên 20 người Pháp, đứng đầu là toàn quyền P.Doumer. Năm 1934 - 1935, cụ Nguyễn Văn Tố, thành viên cũ của Hội Đông kinh nghĩa thục được bầu làm Hội trưởng của Hội Trí Tri thay cho Phạm Quỳnh được Bảo Đại vời vào Huế làm thượng thư bộ Học. Bởi vậy, ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, danh tiếng của cụ được xếp vào loại tứ danh kiệt “Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn” (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn).

Cụ sống rất mực thước, quanh năm trong chiếc áo dài đen dân tộc, quần chúc bâu, đội khăn xếp ngay ngắn, đi giầy Gia Định. Cụ không bao giờ mặc âu phục mặc dù cụ làm việc cho một cơ quan nghiên cứu của người Pháp. Cụ cũng không bao giờ đi xe đạp hay xe kéo mà đi bộ từ nhà đến cơ quan men theo mái hiên các nhà dãy phố. Bởi vậy, đương thời, cụ còn có cái tên “ông phán men”.

Lập hội truyền bá chữ Quốc ngữ

Tuy nhiên điều làm cho người dân đất Việt còn mãi mãi ghi ơn công đức của cụ là việc cụ tham gia sáng lập ra Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ để mong “95% dân số Việt Nam không biết một thứ chữ gì” (thống kê của Nha học chính Đông pháp năm 1938) được học chữ quốc ngữ, một thứ chữ chỉ cần học 3 thàng là có thể biết đọc, biết viết - một thứ chữ mà ngày nay “ như sinh ra là đã có thứ chữ này rồi” (nhà văn Hoàng Tiến).

Cụ Nguyễn Văn Tố đã cùng lớp trí thức đầu thế kỷ XX như các ông Trương Văn Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Lương Văn Can, Phan Kế Bính, Vũ Đình Hòe… phát động công cuộc Cách mạng chữ quốc ngữ. Đầu năm 1938, theo đề nghị của Trường Chinh, xứ ủy Bắc kỳ quyết định vận động một tổ chức công khai chống nạn mù chữ và giao cho Trần Huy Liệu, chủ bút báo Tin Tức cùng các ông Đặng Thai Mai, Võ nguyên Giáp, giáo sư trường tư thục Thăng Long, tập hợp một số tri thức tiêu biểu như Bùi Kỷ, Hoàng xuân Hãn, Quản Xuân Nam… họp tại nhà ông Phan Thanh bàn bạc thành lập một tổ chức lấy tên là Hội truyền bá học chữ quốc ngữ. Các thành viên nhất trí cử cụ Nguyễn văn Tố làm Hội trưởng, đặt trụ sở tại hội quán Trí Tri ở phố Hàng Quạt số nhà 47, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sau những ngày thành lập, Hội TBQN lần lượt được thành lập ở cả Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Mặc dù thưc dân Pháp đã phải công nhận việc thành lập nhưng chúng ra sức ngăn cản, tìm mọi cách phá rối, cản trở Hội hoat động. Đại tướng Võ nguyên Giáp đã từng phải nói: "Đi học lúc bấy giờ là đi làm cách mạng”.

Tuy Hội TBQN chỉ hoat động đến Cách mạng tháng 8 nhưng cũng đã giải phóng cho được gần 7 vạn người thoát nạn mù chữ, là vườn ươm cho ngành Bình dân học vụ do Bác Hồ kính yêu sáng lập ra sau ngày 3/9/1945.

Chủ tịch Quốc hội đầu tiên

Cách mạng tháng 8 mới thành công, bộn bề khó khăn, thù trong giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Nguyễn văn Tố mới có dịp gặp nhau. Mến vì đức, trọng vì tài, Bác Hồ mời cụ Tố ra giúp nước. 2 triệu người chết đói năm Ất Dậu đang đè nặng lên xã hội.

Được Bác Hồ phân công, cụ Tố sẵn lòng nhận nhiệm vụ là Bộ trưởng Bộ Cứu tế - xã hội (nay là Bộ LĐ-TB-XH) trong Chính phủ Hồ Chí Minh. Sau tổng tuyển cử đầu tiên, cụ trúng cử đại biểu Quốc hội với tư cách là đại biểu tỉnh Nam Định. Trong cuộc họp Quốc hội sau đó, cụ đươc bầu là Trưởng ban thường trực Quốc hội (ngày nay là Chủ tịch Quốc hội) khóa 1 và cho đến ngày 8/11/1946, cụ Bùi Bằng Đoàn thay thế. Ngày 3/11/1946, cụ lại giữ chức Bộ trưởng không bộ trong Chính phủ.

Giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta, ngày 7/10/1947, chúng cho quân nhảy dù xuống Bắc Kạn âm mưu tiêu diệt đầu não kháng chiến, cụ bị chúng bắt và giết: ” Thấy cụ là người chững chạc, nói tiếng Pháp yêu cầu chấm dứt chiến tranh xâm lược. Lúc biết đó không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng đã bắn chết khi ông già tìm cách chạy thoát. Đó là cụ Trưởng ban thường trực quốc hội, nhân sĩ yêu nước tâm huyết và có uy tín. Cụ Nguyễn Văn Tố hy sinh là một tổn thất lớn cho ta” ( Hồi ký “Chiến đấu trong vòng vây” - Võ Nguyên Giáp).

Sang năm 1948, sau khi đánh tan âm mưu tấn công của thực dân Pháp Nhà nước ta đã tổ chức lễ truy điệu cụ Tố. Trong bài truy điệu, Hồ Chủ tịch đã dành những lời trân trọng, thống thiết: "…Nhớ cụ xưa/ Văn chương thuần túy, học vấn cao sâu/ Thái độ hiền từ, tính tình thanh khiết/ Mở mang văn hóa, cụ dốc một lòng/ Phú quý công danh, cụ nào có thiết”…

"Chúng tra tấn cực kỳ dã man, tàn khốc/ Cụ trả lời chúng bằng một nụ cười oanh liệt/ Chúng làm hại cụ, lịch sử Pháp muôn đời thêm một vết xấu xa…/Cụ dù hy sinh,tinh thần cụ ngàn thu sẽ vẻ vang bất diệt/

"Chính phủ khôn xiết buồn rầu, đồng bào khôn xiết nỗi lòng thương tiếc".

Nói đến nhà trí thức lớn của đất nước, nhà bác học “thông kim bác cổ” (lời Giáo sư Nguyên Xuân), “nhà sử học anh hùng” (GS Hà Văn Tấn), nói đến vị liệt sỹ Bộ trưởng đầu tiên đã ngã xuống vì nền độc lập còn non trẻ của nước nhà, ai cũng thấy cuộc đời và sự nghiệp của cụ thật đáng khâm phục.

Tuy nhiên, đến ngày nay, ai cũng xót thương cho linh hồn của cụ, vẫn còn lang thang nơi rừng thiêng của tỉnh Bắc Kạn, cám cảnh không có nơi cho đồng bào cả nước đến cắm nén nhang thơm viếng cụ.

Nguyễn Thìn Xuân

Nguồn: Bee.net

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

16 tháng 10, 2011

Chó sủa, sáng đèn và đạo chích


HỌC MỖI NGÀY. Chó sủa, sáng đèn và đạo chích một bài viết hay của Phan Hồng Giang đăng trên Viet-Studies..

Phan Hồng Giang

Các nhà xã hội học thường có thói quen nghề nghiệp là bày vẽ ra các cuộc điều tra thăm dò ý kiến người dân về đủ các loại vấn đề, - từ chuyện to như "Bạn muốn thấy ai trong vai ông chủ Nhà trắng?", "Theo bạn, ai là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới?" cho đến những chuyện khá tầm phào như "Theo anh (hay chị), loại dầu gội đầu nào kể sau đây giúp tóc bạn sạch gầu, suôn mượt, óng ả?" v.v và v.v...

Thế rồi tôi vẫn phải đôi chút vị nể trí tưởng tượng khá dư thừa của một nhà xã hội học ở tít bên bang Texas xa xôi từ mấy chục năm trước đã hạ cố tìm đến phỏng vấn loại người gần như bị lãng quên là vài trăm vị đạo chích đang thụ án trong các nhà tù của bang với câu hỏi không úp mở: "Trước đây, trong những lần đi ăn trộm, ông (hay bà) đã sợ nhất cái gì?". Và kết quả điều tra thật thú vị: hơn 95% số đạo chích được hỏi thành thực cho biết bọn họ sợ nhất là tiếng chó sủa khi phát hiện có trộm và có đèn sáng quanh ngôi nhà mục tiêu.

Thế là rõ: với những kẻ làm điều khuất tất, sợ nhất là có sự đánh động (ở đây là tiếng chó sủa!) khiến hành vi gian tà bị hiển lộ; sợ không kém là có ánh sáng dọi chiếu để mọi ý đồ đen tối không có cơ hội được che dấu. Không có gì ngạc nhiên khi các đạo chích cho biết giải pháp đối phó với mối hiểm nguy nói trên là phải đánh bả chó trộn thịt nướng thơm phức để bịt mõm chó sủa và phải dùng súng cao su chẳng hạn để bắn vỡ đèn chiếu sáng trước khi vượt tường trèo qua...

Tiếc thay, những kẻ muốn trục lợi, muốn chiếm đoạt những gì vốn không phải của mình lại không chỉ có đám đạo chích. Đạo chích kiểu trèo tường, khoét ngạch là thứ cổ xưa như ... trái đất, có thể coi là "đạo chích thế hệ 1.0". Đạo chích thời nay đã chuyển mạnh sang thế hệ 2.0, 3.0 ... rồi, nhưng nền tảng vững chắc để kiếm ăn vẫn là triệt tiêu tiếng chó sủa cảnh báo và ánh sáng đèn công minh chiếu dọi. Nói một cách văn vẻ thì thiếu minh bạch, thiếu công khai chính là mảnh đất không thể mầu mỡ hơn cho nấm độc, cỏ dại nẩy sinh và phát tán...



Tài chính không minh bạch, công khai là điều kiện tiên quyết cho bọn đục khoét quỹ công ung dung ẵm hàng chục tỷ đồng cao chạy xa bay rồi mọi người mới tá hỏa tam tinh hay biết. Phải chi các khoản thu chi được cáo bạch công khai định kỳ ít ra là hàng quý thì đâu đến nỗi tiền của dân đổ xuống sông xuống biển!

Các quy hoạch sử dụng đất, mở đường, xây dựng khu dân cư... không ít khi được xác lập trong cửa đóng then cài; các ý đồ" thẳm sâu" được giữ kín; thường là đã có không ít kẻ có điều kiện "tiếp cận thông tin gốc" thu lợi kếch xù rồi thì những ý đồ quy hoạch mới có dịp được công khai mà những thay đổi xoành xoạch của nó không mấy khi được cập nhật thường xuyên.

Đề án bổ nhiệm cán bộ u u minh minh, đủ các thứ quy trình này nọ xem ra có vẻ nghiêm ngặt lắm, nhưng ai cũng biết tiếng nói quyết định nằm ở đâu và vì lý do đầu tiên là gì. Chẳng thế mà trước mỗi lần có đợt thay đổi lớn về bố trí cán bộ là các bác tài xe công (loại xe con 4 chỗ) lại được dịp trổ tài phục vụ vô điều kiện, không kể giờ giấc, nắng mưa, cho sếp của mình lao vào cuộc đua cửa sau mà thiên hạ cũng không còn coi là chuyện bí mật khi đặt tên cho loại "thể thao - điền kinh" này là môn "chạy chức, chạy quyền". Nhiều Nghị quyết của Đảng đã thừa nhận "cán bộ yếu kém là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra tình trạng yếu kém nói chung của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội".Tình trạng này sẽ còn lặp lại, không bao giờ cải thiện được nếu công tác cán bộ không thực sự được minh bạch, công khai; nếu nhân dân chưa có điều kiện để thực sự có tiếng nói quyết định trong việc xuống - lên của các bậc "cha mẹ" dân; nếu cái tài, cái đức của các quan chưa có dịp được cạnh tranh lành mạnh trước sự đánh giá minh bạch của mọi người, của công luận; và nếu người quyết định bổ nhiệm ai đó chưa phải chịu trách nhiệm công khai về kết quả sai lầm nhỡn tiền của mình trong sử dụng cán bộ...

Còn có thể nói dài dài về tình trạng tiêu cực ở nhiều lĩnh vực khác nữa để thấy sự cần thiết của minh bạch, công khai trong quá trình lành mạnh hóa xã hội. Nhân đây, xin nhắc lại lời cụ K. Marx,- nguời đề xướng chủ thuyết mà ở xứ ta hiện nay vẫn tôn vinh là "kim chỉ nam của hành động" -, khi phê phán bộ máy thống trị thời đó đã rành rẽ "bắt mạch kê đơn" như vầy: "Thói quen thâm căn cố đế của đám quan liêu là vô cùng ưa thích ghé tai thì thào mọi chuyện!". Quả là "chuẩn không cần chỉnh!". Thì thào để bưng bít thông tin, thì thào để trục lợi cho mình, cho phe cánh của mình. Một cách làm cũ xưa như... Trái đất!...

Lại nhớ đến một lần đàm đạo với nhà văn đàn anh Nguyễn Khải - nay đã thành người thiên cổ - dịp ông ra Hà Nội dự Đại hội nhà văn lần IV (tháng Mười 1989). Dạo ấy, sau Cải tổ ở Liên Xô, Đổi mới ở nước ta cũng đang vào form. Biết tôi vừa từ Nga về, anh Khải hỏi:

- Theo cảm nhận của cậu thì Cải tổ ở Liên Xô là gì vậy?

- Là Dân chủ, là Công khai hóa những gì xưa nay ưa giấu giếm!...

Anh Khải gật gù tán thưởng và nói tiếp luôn:

- Vậy thì Đổi mới là NÓI TO lên những gì xưa nay vẫn THÌ THÀO!

Hóa ra Đông hay Tây, cổ hay kim, triết gia hay văn sĩ... đều có thể nghĩ giống nhau.../.

Nguồn: http://www.viet-studies.info/PhanHongGiang_ChoSuaSangDenDaoChich.htm

Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

28 tháng 9, 2011

Học biết ơn và học khen chê


HỌC MỖI NGÀY Điềm tĩnh trước khen chê là thái độ của người hiền trí sáng suốt. Khen không chỉ cho thấy tài năng người được khen mà còn cho thấy bản lĩnh, nhân cách của người khen. Chê mà để người được chê tâm phục khẩu phục và hàm ơn là bậc thầy. Chê không đúng, chê sai là tự mình tạo ra kẻ thù và sự xem thường. Khen không đúng, khen bừa là tự mình hạ nhân cách mình . Cổ nhân có câu: "Người khen đúng là bạn ta, người chê đúng là thầy ta". Biết ơn và biết khen chê là một trong những việc đầu tiên của học làm người , thường tùy thuộc Tâm Trí và Tầm. Người biết ơn và biết khen chê trước hết phải có Tâm, có nhân cách vì nhiều khi nói vậy nhưng làm không phải vậy, kế đến là phải giàu Trí tuệ và đủ thông tin và sau cùng phải có Tầm để biết nghe , biết chắt lọc thông tin và xử lý sáng suốt., biết khen chê ai, lúc nào và khen chê điều gì cho đúng. Ba bài báo hay gần đây để tham khảo: Điềm tĩnh trước khen chê, Giai thoại Thế à ? đăng trong Học biết ơn và học khen chê . Vũ Quần Phương : Đừng tưởng khen là dễ Nguyễn Trọng Tạo: Nhà phê bình - người bạn lớn của những nhà sáng tác

ÐIỀM TĨNH TRƯỚC KHEN CHÊ

Phản ứng tâm lý thông thường của chúng ta khi được khen chê thì khoái chí, vui vẻ, sung sướng, khi bị chê thì bực bội, tức tối, đau khổ. Ðó là hai thái cực của một tâm thức, mà theo đức Phật đều có hại, đều là phản ứng bất toàn. Bởi vì, từ đó sự hiểu lầm, tranh chấp, phiền não và thiếu hiểu biết sẽ khởi ra.

Một hôm, đức Phật và chúng Tỳ kheo đi trên con đường giữa Ratãgahã và Nalandã. Ði sau là tu sĩ ngoại đạo Suppiyo và một đệ tử là Brahmadatta. Suppiyo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Trái lại, thanh niên Brahmadatta dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng.

Khi đêm vừa tàn, chúng Tỳ kheo đem sự việc trên bàn luận với nhau. Ðức Phật đi đến, sau khi biết tự sự Ngài dạy rằng:

"Này các Tỳ kheo, nếu có người hủy báng ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, các ngươi chớ vì vậy sanh lòng căm phẩn, tức tối, tâm sinh phiền muộn..."

"Này các Tỳ kheo, nếu có người tán thán ta, tán thán Pháp, tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, khoái trá, tâm không nên thích thú..."


Sỡ dĩ đức Phật dạy như thế, vì Ngài cho rằng khi bị chê trách thì tức tối, khi được khen ngợi thì khoái trá đều có hại, và không biết chính xác được lời nói của những kẻ ấy đúng hay sai sự thật.

Ðối với chúng ta khi bị hủy báng, nhục mạ thì vội vàng chống trả một cách quyết liệt, coi kẻ chê trách như một địch thủ, không đội trời chung. Cách đối phó như thế thường được nhiều người tán đồng và cho là khôn ngoan nữa. Trái lại, nếu ta làm thinh nhẫn nhục chỉ xét nét lại mình thì bị chê trách. Trái lại, nếu ta làm thinh nhẫn nhục chỉ xét nét lại mình, thì bị chê là kẻ ngu khờ.

Thế tại sao đức Phật khuyên chúng ta không nên công phẫn, tức tối? Bởi lẽ khi tức tối phiền muộn nổi lên thì cái hại đến với chúng ta tức khắc, là mất sự an lành điềm đạm của nội tâm, kế đến sự cãi vã, tranh luận xô xát diễn ra và cuối cùng cả hai bên đều không thấy được chân lý. Trong kinh Tứ thập Nhị Chương, Ðức Phật dạy rằng:

"Khi bị kẻ xấu quấy phá, nhục mạ hãy cố nín lặng như người đem lễ vật biếu người khác, họ không nhận, thì lễ vật ấy được trả lại. Cũng như người ngửa mặt nhổ bọt lên trời, bọt chẳng tới trời, trái lại rơi vào mặt mình..."

Như thế khi bị hủy báng, không nên vội vàng phản đối, mà phải xem xét điểm nào đúng với sự thật, điểm nào không đúng sự thật, điều nào mình có điều nào mình không có với một thái độ điềm tĩnh, thành thật, khách quan. Xử sự như thế, thì lời hủy báng ấy được trả lại cho người, còn mình vẫn an ổn, tự tại.

Ða số chúng ta khi được khen ngợi, tâng bốc thì sung sướng mặt tươi như hoa buổi sớm, thích gần gủi những người tán thán mình. Cách ứng xử như thế được người đời cho là hợp lý, thích nghi. Thế tại sao Ðức Phật bảo là có hại và khuyên chúng ta không nên phản ứng non kém, dễ bị người lợi dụng, lường gạt, cho đi máy bay bằng giấy? Qua lời đường mật của họ, chúng ta dễ biểu đồng tình và chấp nhận những yêu cầu thiếu sáng suốt, cuối cùng chúng ta không thấy được sự thật một cách chắc chắn. Hơn nữa, một Tỳ kheo mà bộc lộ sự hoan hỷ, khoái chí một cách nồng nhiệt qua lời khen ngợi biểu thị sự thiếu tế hạnh và mong cầu danh vị, dễ bị sa vào chén mật của kẻ tà tâm. Dù được tán thán một cách chân thành, chúng ta cũng phải xem xét điều nào đúng với sự thật, điều nào không đúng với sự thật, điểm nào mình có, điểm nào mình không có, để tránh trường hợp bị mù hoặc sa vào nẻo hư danh.

Khen và chê là hai tác động tương phản, luôn luôn làm chao động nội tâm chúng ta, kích thích sự hưng phấn hay ức chế, đem lại sự an lạc hay phiền não, có lợi hay bất lợi, là tuỳ thuộc cả hai đối tượng: trao và nhận.

Trong lãnh vực giáo dục, khen thưởng và chê trách đều là hai lợi khí được sử dụng song song. Trước đây nền giáo dục Ðông Phương đặt nặng vấn đề trừng phạt chỉ trích, trong khi nền giáo dục Tây Phương chú trọng sự tưởng thưởng khen ngợi. Cách vận dụng ấy là thuộc vào nền văn hoá, phong tục của mỗi phương, vì vậy hậu quả cũng có phần sai biệt.

Thiết nghĩ người khen ngợi hay chỉ trích, chỉ mang lại kết quả tốt đẹp, khi nào họ biết sử dụng hai lực tương phản này đúng lúc, áp dụng đúng tâm lý từng đối tượng, phải thành thật trong tinh thần thiết tha xây dựng cầu tiến. Ngược lại một người khen, chê thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan và có dụng tâm không tốt, chính bản thân người ấy hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả chẳng lành.

Người được khen hay bị chê, dù ở trong trường hợp nào cũng phải dè dặt, xem xét và phán đoán một cách chính xác, không nên có những phản ứng bồng bột nông nổi, mới tránh được sự sai lầm, tai hại. Nói cách khác không quan trọng hóa khen hay chê, mà phải tìm hiểu sự thật, chân lý trong lời khen chê ấy.

Tóm lại, điềm tĩnh trước khen chê là thái độ của người hiền trí sáng suốt mà người con Phật cần nên tu tâm.


Tỳ kheo Siêu Việt

Nguồn: Phật giáo và đời sống - Nghệ thuật sống
theo buddhanet.net

CHÊ KHEN

Hai danh từ "Chê, Khen" thoạt nghe qua có vẻ tầm thường, nhưng thực ra là hai danh từ chứa đựng nhiều chất nổ nhất. Chiến tranh xảy ra, binh khí miệng lưỡi chạm nhau, con người phỉnh mũi hay hậm hực chực chờ nhau cũng chỉ vì mê muội trong hai danh từ ghê gớm "Chê, Khen".

Bạn định nghĩa "Khen,Chê" thế nào?
"Khen" là tán thán, thưởng thức, là xưng tụng, tán dương cái gì đẹp, cái gì đúng, cái gì hay, cái gì phải, cái gì tốt . . . có phải thế không?
"Chê" là nhận xét, là phê phán những cái chưa tốt, cái yếu kém, cái tiêu cực, cái khuyết điểm của một người, một hiện tượng hay một vật nào đó.

Bạn có đồng ý cái định nghĩa đại khái của tôi về Khen Chê như vậy chứ?

Thói thường, tâm lý chung con người là thích nghe khen hơn là chê; nghe khen dễ hơn là nghe chê. Nhưng thử hỏi làm sao sống trên cõi đời tương đối này, người ta chỉ có đúng mà không bao giờ sai, chỉ có ưu điểm mà không bao giờ có khuyết điểm, chỉ có khen mà lại không bị chê bao giờ?

Thánh nhân còn chưa được toàn hảo, huống chi là phàm tục chúng ta; và thường thì những người không chịu theo một khuôn mẫu cố định nào, một đường xưa lối cũ nào, một đường mòn nào, luôn luôn đổi mới, luôn luôn sáng tạo, luôn luôn nghĩ và làm, là những người dễ mắc nhiều sai lầm nhất, (dù thiên tài vĩ nhân đi chăng nữa cũng không thể tránh khỏi sơ sót thất thố - Trần xuân Tuyết) và bị chê, phê phán nặng nề nhất như đại triết gia Socrates đã bị những kẻ ngu xuẩn cuồng ngông phê phán lên án năng nề đến nỗi xử tử hình ông bằng thuốc độc; Galileo cũng bị người đương thời bỏ tù vì dám nói trái đất hình tròn và xoay quanh mặt trời; Martin Luther King Sr. bị công kích ám sát vì dám đòi hỏi bình quyền dân chủ; Mohammed Gandhi chết thảm vì công khai tranh đấu bất bạo động v.v. Tất cả những vĩ nhân, giáo chủ không ai tránh khỏi sự bình phẩm khen chê của loài người; ngay cả một con người tầm thường như tôi đây cũng đã là đề tài cho nhiều phiếm luận đó đây, tại quê nhà hay xứ lạ.

Qua kinh nghiệm bản thân hay bị phê bình chỉ trích, tôi rút ra được một nhận xét thô thiển và lấy đó làm mực thước tu tập đo lường nội tâm chính mình khi đối cảnh.

Theo tôi, người chỉ trích phê phán ai cần phải có một trình độ uyên bác, phẩm chất đạo đức tốt và công tâm thì mới chê đúng, khen đúng được. Còn người bị chê cũng cần phải có năng lực, bản lãnh đón nhận, tiếp thu ý kiến thì mới tiến bộ được.

Người có trình độ cao nhưng phẩm chất đạo đức kém thì khó lòng phê bình đúng đắn. Người bảo thủ, trì trệ, hoặc hẹp hòi, định kiến thì có khi dùng chê để phủ định những cái tích cực, tốt đẹp của người khác (Trần xuân Tuyết) - và tệ hơn thế nữa, hiện nay, đây đó lại có người dùng võ khí "Chê" để loại trừ nhau, để tự tâng bốc mình, để cầu mong lợi dưỡng của người đời. Buồn cười nhất là tệ trạng đó lại đầy dẫy trong tôn giáo khiến tín đồ thất vọng, nản lòng, bỏ đạo. Vì thế, khi phê bình một người nào, chúng ta cần phải có công tâm và thiện chí . Công tâm để phê bình trung thực, khách quan, vô tư, không bị tình cảm chi phối, và thiện chí mong cầu sửa đổi cái xấu của người, bổ túc khuyết điểm của người để khuyến khích, thúc đẩy người cùng phát triển tiến bộ.

Song, chê đã là một việc khó, nhưng có năng lực và bình tĩnh để nghe chê cũng không phải dễ. Người bị chê cần phải có một năng lực "nghe" và phân tích xem người ta chê mình đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, công bằng hay thiên lệch v.v. Như trên đã nói, tâm lý chung con người thường thích được khen, tâng bốc hơn là bị chỉ trích phê bình nên chúng ta sẽ dễ nhận rõ được mình khi bị người khác hất vào mặt một lô danh từ ghê gớm và rác rến. Tôi đồng ý với Trần xuân Tuyết, tác giả bài viết "Chê và Bị Chê":

"Nếu vừa bị chê, chúng ta đã đỏ mặt tía tai là bản lãnh chúng ta còn thật kém cỏi, không bao giờ có được "bạn hiền". Vừa bị chê, đã sợ sệt, là nhu nhược, khó lòng đi xa trên con đường sáng tạo cho đời cũng như cho chính bản thân. Bị chê, nhưng lạnh lùng không tiếp thu, xem xét lại mình, là khinh mạn, kiêu căng, là phản bội lại chính mình. Bị chê, vờ vịt nhận thiếu sót cho đẹp lòng người chê là giả dối. Những người bảo thủ và tự đại, những người hống hách và độc đoán, những người dốt nát mà hợm hĩnh, thường ít có khả năng chịu đựng được lời chê."

Tóm lại, chúng ta phải cố gắng luyện tâm cho vững để giữ lòng bình thản trước khen hay chê, như Ðức Phật đã dạy trong Kinh Pháp Cú:

"Như tảng đá vững chắc,
Không lay động trước gió,
Người trí cũng như vậy,
Không lay động, xao xuyến,
Luôn luôn an trụ tâm,
Trước khen chê, vinh nhục,
Thành công hay thất bại,
Ðúng sai hay tốt xấu."

Nếu được như thế, chúng ta mới có thể đi trọn con đường lý tưởng tiến về Thánh Ðịa.

Hãy trân trọng từng phút giây bạn sống,
Hãy nâng niu từng tình cảm trên tay,
Hãy ấp yêu tùng hạnh phúc tràn đầy,
Và sống đẹp trong Yêu Thương cùng Hiểu Biết

Bạch Hạc

Nguồn : Bachhac.net http://www.bachhac.net/bv/chekhen.htm

THẾ À ?

Ngày trước, khi đọc chuyện thiền sư Hakuin, mình không hiểu nổi sao ngài có thể cứ nhếch mép mỗi một câu: “Thế à?!” Những khi bị ai đó xúc phạm: Khi người ta hùng hổ kéo đến sỉ vả, vu oan rằng ngài làm cho một cô gái mang thai, ngài lạ lẫm: “Thế à?!”; khi người ta mang giao đứa trẻ bảo đây là con của ngài, bắt ngài phải nuôi dưỡng nó, ngài thản nhiên: “Thế à?!” rồi lặng lẽ nhọc nhằn nuôi đứa trẻ; khi đứa trẻ lớn lên, người ta đến bắt lại, bảo nó không phải là con của ngài, vật vã sám hối xin lỗi ngài, ngài điềm nhiên tự tại nhẹ bẫng: “Thế à?!”. Ôi trời, mình tự nhẩm tính: Hai chữ “Thế à” này ta phải gồng mình đến cỡ nào thì mới nói nổi?!

Vậy mà rồi tự dưng có một ngày, nắng gió cũng bình thường, thời tiết đúng như đài dự báo, bỗng dưng lòng mình phẳng lặng như cái mặt hồ… trên hình vẽ.

Khi ta giải quyết một vấn đề với bạn đồng nghiệp, chẳng hiểu gì mà lại cứ vênh vênh chứng tỏ thông kim bát cổ, lên giọng dạy dỗ, ta chỉ thấy mắc cười và suýt thì buột miệng “Thế à?!”. May mà còn chút sĩ diện để không ăn cắp bản quyền của thiền sư Hakuin một cách thô thiển khi chưa biết sáng tác ra từ gì khác để thốt lên, đành chỉ biết cười thôi. Cám ơn má đã sinh ra con còn tặng kèm cái thẻ đa năng nụ cười, con xài vào chuyện gì cũng được.

Khi có kẻ khích bác chê bai rằng ta nhút nhát, bất tài, chỉ lo yên ổn cho bản thân mình v.v… Ta tỉnh queo giơ cái thẻ đa năng nụ cười ra xài một phát, gật đầu dũng cảm công nhận là mình có những cái xấu mà đối phương nhận xét, thế là đối phương chán nản thu nắm đấm vì chẳng thú vị gì khi giang tay đấm cật lực vào bị bông.

Đâu cần phải tốn sức thanh minh. Giản đơn ta nghĩ: Thứ nhất không vì ai đánh giá ta giỏi thì ta giỏi, đánh giá ta dở thì ta dở. Ta giỏi dở cỡ nào vốn đã được lập trình rồi. Thiên hạ có khen hay chê ta vạn lần thì thực chất khả năng, bản chất ta cũng chẳng thể vì thế mà tăng lên hay thấp xuống. Khi ta trồng được cây hoa, mọi người bu lại rải lời khen chê ào ạt thì cây hoa cũng chẳng đẹp hơn hay xấu đi, đẹp hơn hay xấu đi tùy thuộc vào khả năng chăm bón của ta thôi. Thế nhưng thiên hạ ai cũng mê mẩn với lời khen và tê tái trước tiếng chê, đánh mất sự tỉnh táo. Thứ hai: Ta phải dũng cảm mà công nhận rằng những điều ta bị chê trách cũng có phần đúng, việc gì phải ém đi, không thừa nhận để cứ sống trong ảo tưởng về mình. Mình mắc cười nhất là mỗi khi bị chê ngu thì anh chị nào cũng nhảy chồm lên cơn tự ái, hổng ai chịu nhận rằng mình ngu, dù thật sự mình ngu đến mức không biết mình ngu! Sở dĩ ta nhảy chồm lên tự ái, cãi phăng rằng mình không ngu vì ta cho là đứa nói mình ngu còn ngu hơn mình, nó không đủ tư cách để nói mình ngu. Ta không tỉnh táo để lo tìm hiểu đúng vấn đề mình ngu như thế nào, mà cứ lo săm soi tư cách người nói mình ngu, ví như khi có đứa nói áo ta bị rách, ta liền gườm mắt soi liền quần thằng đó có rách không, chớ hổng lo dòm ngó lại mình.

Đời ngược xuôi rối rắm tứ tung, thiện ác đúng sai xà quần đảo lộn, giữ cho mình không bị lôi cuốn theo dòng là khó vô cùng. Thôi thì biết phận bèo chẳng cách gì không trôi theo nước, trót sinh ra ở cõi này thì phải gánh nghiệp của cõi này, chỉ biết ráng cố gắng làm sao giữ chút thăng bằng để bập bềnh thảnh thơi trên nước; thuận theo thời tiết bốn mùa mà nở hoa phải phép dâng đời.

Ta lắng lòng tập trung sáng suốt vào mục đích, đừng bị ảnh hưởng bởi những lao chao không cần thiết, hãy học cách của thiền sư để biết “Thế à?!” khi sóng gió chồm dập lóc chóc xung quanh. Giữ tâm bình an mà xuôi ngược đảo quay giữa dòng đời cho vững.

Nguồn: Đạo Phật ngày nay

Bài viết chọn lọc Thế à ?

23 tháng 9, 2011

Nguyễn Khải thuở chưa thành nhà văn


HỌC MỖI NGÀY. Anh Lê Thiếu Nhơn vừa đăng bài của Vân Long "Nguyễn Khải thuở chưa thành nhà văn" Trong hồi ký nghề nghiệp, nhà thơ Vân Long dành nhiều trang viết về tác giả văn xuôi hàng đầu Việt Nam với những tác phẩm nổi tiếng “Gặp gỡ cuối năm”, “Một cõi nhân gian bé tí”, “Mùa lạc” nhiều cảm xúc: “Nguyễn Khải là người bạn văn vong niên, tôi được sống cùng trong một mái nhà, năm chúng tôi mươi mười lăm tuổi! Gọi là bạn văn hình như chưa đúng lắm! Bạn văn thường là do đọc của nhau rồi mới tìm đến nhau, tìm đến rồi thì câu chuyện chủ yếu là tác phẩm này, tác phẩm nọ. Bạn đang viết trường ca ư? Còn tôi, mới xong phần I tiểu thuyết… Khi chúng tôi gần nhau đã ai nghĩ gì đến viết lách. Anh Nguyễn Khải hơn tôi 4 tuổi, mà vẫn “trẻ con” lắm! Mười bốn, mười lăm tuổi mà chỉ lớn xác, vẫn thích chơi trận giả với đám trẻ lên mười chúng tôi”

Nguyễn Khải thuở chưa thành nhà văn

Vân Long

Đó là những năm 1943,44,45 và nửa đầu 1946 ở Hà nội. Gia đình tôi và gia đình anh Nguyễn Khải ở cùng một số nhà 4b, phố De Miribel, sau đổi là Trần Nhân Tôn, con phố có một đầu đường nhìn sang Chợ Hôm bên kia ngã tư Phố Huế - Trần Nhân Tôn. Chúng tôi sống gần nhau khoảng 4 năm, vậy là những năm ấy tôi là chú bé 9 đến 12 tuổi, anh Khải từ 13 đến 15 tuổi. Hai gia đình đều ở dạng neo đơn. Gia đình tôi chỉ có bà ngoại, bà nuôi hai chị em tôi, khi mẹ tôi tái giá sau gần chục năm ly hôn với ba tôi. Gia đình anh Khải cũng chỉ có ba mẹ con, ngoài bà mẹ, anh có một cậu em trai tên là Toàn, kém tôi chừng một hai tuổi.

Tôi cũng không còn nhớ gia đình nào đến ở trước, chỉ biết đó là một dẫy nhà hai tầng giống nhau, xây để cho thuê, mỗi gia đình thuê một phòng khoảng 24 mét vuông. Bốn gia đình (hai ở trên gác, hai ở dưới nhà) chung nhau một nhà vệ sinh, một cái sân chung. Gia đình anh Khải ở căn gác ngoài, đúng trên đầu căn phòng mặt tiền, nhà tôi thuê. Vì có mặt tiền, bà ngoại tôi tận dụng mở cửa hàng tạp hoá, để có tiền thêm cặp nuôi hai cháu ăn học. Tôi còn nhớ: bên phải bầy tủ kính tạp hoá, những xà phòng, khăn mặt…linh tinh, nhớ nhất là lọ đường phèn (trong đựng những tảng đường trong suốt màu vàng ngà mà tôi hay lục lọi, tìm những viên nhỏ vừa mồm, ngậm như ngậm kẹo). Bên trái bầy theo bậc thang từ thấp lên cao là những thúng gạo, đỗ xanh, đỗ đen, lạc, vừng…mà tôi sợ nhất lúc phải trông hàng một mình, thấy đàn dê của lão Tây đen chăn dê ngoài bãi cỏ bờ hồ Halais (Thiền Quang bây giờ) đi qua. Chúng như một bầy ăn cướp xông vào táp đầy mồm vừng với lạc, chẳng sợ gì cây gậy trong tay tôi với cây roi của lão Tây đen.

Còn gia đình anh Khải, cả xóm cứ gọi là nhà bà Huyện, cả ba mẹ con cứ trắng xanh ra, và đều tạng người gầy gầy, cao cao. Gọi là bà Huyện, vì bà là vợ một ông quan Huyện. Tất nhiên là có trợ cấp của chồng, nên không phải buôn bán gì, nhưng vẻ mặt của bà lúc nào cũng u buồn, tôi cảm thấy bà khổ hơn những người dân nghèo trong xóm, họ còn có việc để làm, có sự vất vả để than thở, trò chuyện. Ông Huyện tất nhiên phải trọng nhậm ở một huyện ngoại thành hoặc tỉnh khác, nhưng hàng xóm bàn tán, nghe đâu ông Huyện lấy bà này làm lẽ, không thể sống công khai những năm ấy. Chuyện người lớn, chúng tôi chẳng quan tâm. Chưa bao giờ tôi thấy mặt ông. Thì cũng như ba tôi, hàng xóm của tôi có bao giờ thấy mặt ba tôi, dù ông là chủ một hiệu may có tiếng ở Tràng Tiền, chỉ cần đi bộ mươi phút…Dường như những căn phòng nhỏ bé cho thuê này chỉ để những hộ neo đơn, xộc xệch, “không đồng bộ” của dân Hà nội trú ngụ, ấy là tôi nghĩ như vậy hồi bé! (tôi rất thấm thía khi sau này đọc những dòng hồi ức của Nguyễn Khải: “những năm còn nhỏ tôi sống rất buồn. Những người thân nhất của tôi đều có số phận rất buồn. Họ gánh vác mọi nỗi buồn một cách nhẫn nhục, cam chịu và đã xem đó là định mệnh…”)

Anh Khải và tôi hợp nhau ở tính mê đọc truyện, và “thượng vàng hạ cám” loại sách gì cũng đọc. Từ loại sách riêng cho trẻ em như Sách Hồng, Truyền Bá, Hoa Mai, Hoa Xuân…từ tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đến loại trinh thám (Lệ Hằng với chí phục thù, Người nhạn trắng…)Đặc biệt được chúng tôi mê thích là loại sách Kiếm Hiệp, những Giao Trì hiệp nữ, Bồng Lai hiệp khách…Chúng tôi ngốn sách rất nhanh: những cuốn khoảng hai trăm trang, thuê trên đường đi học. Thế rồi đọc lén, đọc vụng cả trong giờ thày cô giảng bài, chỉ đến 2,3 giờ chiều là ngốn hết. Vậy là từ 3 giờ chiều đến tối khuya chả còn gì để đọc cả mà vẫn “mất oan” tiền thuê cả ngày. Chúng tôi liền có sáng kiến trao đổi sách cho nhau cùng ngày hôm ấy. Thế là một lần tiền, được đọc hai cuốn sách trong ngày. Đang đọc đến chỗ hay mà bị gọi ra ăn cơm thì...không gì khổ bằng, lúc ấy nếu được bà hoặc mẹ đồng ý, có thể nhịn ăn, đọc xong cái chương hấp dẫn ấy mới ăn. Thế mà chúng tôi vẫn có lúc chơi với trẻ con hàng phố. Thường là anh Khải nghĩ ra trò, anh vừa hơn chúng tôi vài ba tuổi, vừa cao lênh khênh: “ Giả vờ tao là tiên ông đang tu luyện trên núi, chúng mày là lâu la xông lên chiếm núi để lập sơn trại.” Nhưng chơi đánh trận bao giờ anh cũng thua, mặc dầu đã chia thêm cho anh vài đứa giả làm tiểu đống hầu hạ. Anh thua vì anh nhát gan hơn chúng tôi. Cứ cho hai đứa xông lên cầu thang, mỗi đứa ôm gọn một bên chân cao nghều của anh, là anh sợ ngã kêu oai oái…Lúc bí quá, anh giơ cái chổi phất trần lên: “Đây là chiếc phất trần có phép của tiên ông, khi phất lên chúng mày phải ngã ra bất tỉnh, nghe không!". Sau này, khi hai đứa thành nhà văn, mỗi khi thấy anh “hạ sơn”…, đảm trách việc Hội nhà văn, gặp trắc trở là rút lui rất nhẹn, có thương tích gì anh cũng hoá giải thành chuyện nhẹ nhàng, để lại ẩn mình sau trang viết, để một hai năm đã lại trình làng một cuốn tiểu thuyết mới, tôi cứ cười thầm nhớ đến thời niên thiếu của anh!

Dãy nhà cho thuê ấy, giống nhau như đúc một khuôn. Tôi biết là cùng một chủ cho thuê, vì hàng tháng cùng một người đến đòi tiền thuê nhà. Nhưng người này cũng là người làm công, chuyên đi thu tiền, nên tôi không biết chủ là ai. Mãi đến năm 1995, đúng nửa thế kỷ sau, nhờ có bộ ba cuốn “Hà nội nửa đầu thế kỷ XX” của cụ Nguyễn Văn Uẩn ra mắt, tôi đọc, mới biết dãy nhà từ số 2 đến số 8 Trần Nhân Tôn, chủ cho thuê là ông Lê Cường, chủ nhà in và nhà xuất bản, kiêm chủ nhà thuốc Hồng Khê.

Nhân đọc được chi tiết này, tôi đã viết một bài báo vui, có câu “Hoá ra ngay từ bé, anh Nguyễn Khải và tôi, các nhà văn chưa bước vào nghiệp văn, đã phải phụ thuộc vào ông chủ nhà xuất bản! Với riêng tôi thì còn một đận ông Nguyễn Kiên giám đốc NXB Hội nhà văn ký chia cho nửa căn hộ ở Thanh Xuân Nam. Khi bán hai nửa căn hộ để xây nhà mới thì không được tuổi, lại phải nhờ ông Lữ Huy Nguyên giám đốc NXB Văn Học được tuổi, đứng tên chủ xây từ khi làm lễ cuốc nhát đầu tiên đào móng nhà, rồi làm lễ đổ trần tầng một, tầng hai…đến khi xây xong nhà, làm “thủ tục tượng trưng ” bán nhà cho tôi. Thủ tục thì tượng trưng, nhưng trong phong bì, tiền mua nhà là tiền thật. Tôi cũng muốn nhân dịp, gọi là một chút tiền nho nhỏ thù lao công ông đi lại mấy lần mưa rét, có hôm lỡ cả một cuộc họp ở Bộ để đúng hẹn với tôi. Tôi rất phục phong thái của Lữ Huy Nguyên hôm đó. Ông điềm nhiên nhận phong bì tiền, cảm ơn tôi, rồi nói: “Thế là việc xây nhà, mua bán nhà đã xong, chúc ông có nhà mới! Bây giờ tôi biết ông có hai cháu, có cháu còn đang đi học nơi xa. Tôi tặng lại số tiền này để hai cháu lấy may, làm vốn!” Ông vẫn nhận tiền đàng hoàng, nhận để mà không nhận, với tinh thần hào sảng, vô tư giúp bạn.

Giai đoạn trước Cách mạng, anh Khải và tôi còn chung kỷ niệm những ngày tránh bom Đồng minh truy kích quân đội Nhật. Hai gia đình chúng tôi chạy về nhờ sư cụ chùa Tó mạn Hà Đông. Lần đầu được sống ở nông thôn, trong ngôi chùa có khu vườn rất rộng, thật là thiên đường với lũ trẻ thành phố chúng tôi, với chỗ trốn tìm lý tưởng, ao rộng để câu cá, làm những cây nỏ xinh xinh bắn tên cắm vào thân cây chuối phầm phập, theo người lớn đi chợ Tó dọc theo bờ sông Nhuệ, bị ngỗng đuổi…Nhưng có một người làm anh Khải nhớ nhất, đó là một chú tiểu nữ, tên Th., chạc 11,12 tuổi.

Chú Th. là một cô bé rất xinh, nói chuyện hóm hỉnh, khi cười thì phô cả lúm đồng tiền lẫn chiếc răng khểnh, các cô bạn học của chúng tôi ở Hà Nội có lẽ không ai được như vậy! Cô luôn dúi cho chúng tôi, những cậu bé thành phố, khi thì mấy trái ổi đào, khi thì trái khế ngọt. Anh Khải rất thích hỏi chuyện “cô bé”, tôi biết một thứ tình cảm trong sáng nào đó, có thể như là dạng tình yêu buổi sơ khai đã xuất hiện ở anh Khải. Thì mới hôm nào, chúng tôi đọc chung nhau cuốn tiểu thuyết có mối tình của chàng lãng tử với một ni cô đó thôi! Những chi tiết về “chú tiểu” Th., chính nhờ anh Khải nhắc lại khi chúng tôi gặp lại nhau ở Hội nghị nhà văn trẻ Thái Hà Ấp (1959) mà tôi nhớ lại như trên!

Tôi học ở vùng kháng chiến được vài năm, rồi phải theo gia đình về Hà nội (1950, lúc này bà ngoại đã yếu, phải “trao trả” tôi cho ba tôi). Sống cô đơn giữa một gia đình lớn, tôi sợ ông bố như…cọp, các anh chị em hàng chục người là con hai bà khác của ba tôi. Tôi được “biệt đãi”, đi học ban ngày, buổi tối phải làm thợ gói chè (hãng chè Phú Xuân của ba tôi) đến 12 giờ đêm, sau thì phải nghỉ học hẳn để giúp cụ trông nom cửa hiệu may của gia đình ở Tràng Tiền…Niềm an ủi tinh thần chỉ còn là tình bạn với nhóm bạn văn thơ khi còn đi học (nhóm Hoa Phượng), sau chỉ còn tôi và nhà văn Băng Sơn ở nhóm này theo đuổi nghề viết (vì không biết làm gì khác). Tôi võ vẽ biết chút nghề cắt may âu phục, nhưng lại rất dị ứng với nghề này. Sau giải phóng thủ đô ít lâu, tôi mang đàn vào Đoàn nhạc giao hưởng thi thử, lại được chấp nhận, thế là được tiếng: xuất thân là nhạc sĩ violon dàn nhạc Giao hưởng…Thời gian này, chúng tôi đang coi Hoàng Công Khanh như một thần tượng, vì ông đang dàn tập, sau cho công diễn kịch thơ “Bến nước Ngũ Bồ”. Rồi vài tác phẩm như “Bạn đường”, “Trại Tân bồi” của ông còn đậm hơi hướng văn học vùng kháng chiến. Giao lưu với nhóm sáng tác học sinh khác thì quen được nhóm của Đông Mai (chị ruột Xuân Quỳnh, lúc đó Xuân Quỳnh chỉ là cô bé đang bận nhẩy dây ngoài sân khi chị tiếp bạn ).

Trong bốn năm vừa đi học, vừa nai lưng làm đủ mọi việc phụ giúp ba tôi, tôi in thơ trên hầu khắp các báo của Hà nội tạm chiếm, đã quen tên, đã “có nghề”, chỉ có điều không dám chường mặt ra với các nhà biên tập, sợ họ coi là “trẻ con”, không in thơ cho nữa. Không biết báo biếu, nhuận bút là gì đã đành, mà còn bị “bóc lột” (cướp đoạt bản quyền) mà không dám kiện ai. Tôi còn nhớ cả năm cộng tác với tờ Thân Dân, trang văn nghệ thứ sáu do nhà văn Thượng Sĩ phụ trách. Gần tết, viết được cái kịch thơ (để đọc) gửi cho báo này. Số Tết báo đó không thấy in, đã buồn. Nhưng lại gặp chính tác phẩm mình in ở Giai phẩm Xuân Đẹp, quảng cáo tên mình kèm với tên những Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương…Thời đó, Tết đến, các văn nghệ sĩ có thể xuất bản riêng một đặc san mừng Xuân, không phụ thuộc vào tờ báo nào, hẳn là ông Th.S. đã bán bản thảo cho nhóm đó.

Kể dông dài để “khoe”, mình cũng là một cây bút trẻ được chú ý, sau Giải phóng thủ đô là hòa nhập được ngay với các trang báo Văn Học (tiền thân báo Văn Nghệ), Độc Lập, Cứu Quốc…ở kháng chiến về. Năm 1957, khi tôi mới 23 tuổi, tôi được hai ông bạn vong niên Giang Quân và Lê Tám, cùng hoạt động trong Hội Liên hiệp Thanh Niên Hà nội mời in chung một tập thơ tình “Đường vào tim” ( Lê Tám lúc này là phó bí thư Thành đòan Thanh Niên Lao Động Hà nội).

Gặp lại Nguyễn Khải ở vuông sân cạnh hội trường Thái Hà Ấp với bộ quần áo bộ đội, đeo lon hình như thượng sĩ thì phải, sau khi bặt tin nhau từ độ tản cư khỏi Hà nội. Anh vẫn trắng trẻo, cao lêu đêu như không có những ngày kháng chiến. Chúng tôi gần như ôm lấy nhau mà sống lại cả một thời thơ ấu. Sau đó mới nghĩ đến “Ông này viết gì nhỉ ? Sao mình chưa nghe tên? Hay ông ký tên khác? Thú thật, tôi có chút tự thị: Chả gì mình cũng có đến chục năm in thơ trên báo,chỉ có điều dăm năm in báo trong Hà nội tạm chiếm chỉ là một dấu trừ, không tính, dẫu đó chỉ là những bài thơ về thiên nhiên, tình yêu có chút lãng mạn, có chút nuối tiếc những ngày học ở vùng kháng chiến…Tôi vẫn giữ bút danh cũ, không việc gì phải đổi tên như một số cây bút từng viết những bài đáng xấu hổ trong vùng địch. Còn anh Khải, chắc cũng như một số bạn tôi mới quen trong tổ của tôi ở Hội nghị này, có người chỉ viết tin, bài báo ở một số đơn vị quân đội. Thậm chí, có người (như chị Hoàng thị Rủ) công nhân nhà máy dệt Nam Định còn…chưa biết chữ! Nói không ai tin, nhưng chắc những bạn đã từng dự Hội nghị người viết trẻ lần đầu (1959, Thái Hà Ấp) còn nhớ hiện tượng ấy: Chị kể hồn nhiên: Tôi chỉ làm ca dao, hò vè ứng khẩu là nhanh, học bình dân đến nửa năm mà chưa đọc thông viết thạo. Giấy của Liên Hiệp Công đoàn thành phố gửi về: Phải cử một người biết sáng tác đi dự Họp ở Hà nội, giai cấp công nhân của một nhà máy dệt nổi tiếng không thể không có người biết sáng tác!” Thì ra ngoài những người trẻ có chút tên tuổi trên báo chí, được mời đích danh, còn lại thì…được cử đi như đại diện cho phong trào sáng tác quần chúng, “đi học để về truyền đạt lại”. Anh Khải chắc cũng là người được đơn vị cử đi như vậy (!)

Chưa kể đến một việc gây ấn tượng trước khi tôi gặp lại anh Khải: Đó là cuộc gặp anh Toàn! Buổi giao thời Hà nội vừa được giải phóng, tôi mở một hiệu mua bán sách cũ, trao đổi sách y học. Đang đứng bán hàng, một hôm có một nhà sư trẻ đi vào, tôi chưa kịp hỏi xem nhà sư cần sách gì thì ông đã reo lên “ Anh Thông! “(tên gọi thuở nhỏ của tôi) tôi qua phố này luôn mà hôm nay mới thấy anh! Chắc anh mới mở hiệu sách ở đây?”. Hoá ra đó là Toàn, em ruột anh Khải. Hàn huyên mới biết: Khi anh Khải vào bộ đội, làm y tá cho Tỉnh đội Hưng Yên, bà mẹ yếu, Toàn phải đưa mẹ trở về Hà nội chăm sóc. Để tránh bị bắt đi lính cho Pháp, Toàn phải nương thân ở một ngôi chùa. Sau anh Khải ở kháng chiến về, Toàn mới bỏ áo “cà sa” làm sinh viên Đại học thuỷ lợi.

Căn cứ vào thể trạng yếu ớt, hiền lành, cao nhã của hai anh em Khải, Toàn hồi bé, nếu không có cuộc kháng chiến đảo lộn mọi cách sống, nếu tôi gặp lại anh Khải với dáng dấp nhà sư như Toàn, chắc cũng không có gì phải ngạc nhiên.
Với cách nghĩ có chút tự thị căn cứ vào những lý do như trên, nên tôi kinh ngạc xiết bao khi anh Khải trả lời tôi: “Mình vừa in Xung đột tập I, đang chỉnh lại tập II…” Tôi gần như lùi lại một bước để nhìn kỹ anh, để biết anh Khải ngày xưa chính là nhà văn Nguyễn Khải vừa cho in Xung đột tập I, mà tôi vừa đọc vừa khâm phục, đinh ninh ngoài tài năng, tác giả phải là người theo đạo gốc mới hiểu người công giáo, xứ công giáo như vậy! Không thể ngờ được đó là anh Nguyễn Khải “tiên ông”, “hồn bướm mơ tiên” ngày nào cùng tôi ngập đầu vào mớ sách táp nham. Hoá ra tôi chỉ được chứng kiến giai đoạn gieo mầm của nhà văn, hoàn cảnh kháng chiến đã chọn lựa giúp anh những hạt mầm tốt, (thí dụ hầu hết tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn anh đã đọc ngay từ dạo 13,14 tuổi) cho phát triển sang một hướng khác! Đúng như anh từng viết (mà không hề tỏ ra khuôn sáo như một số trường hợp ôn nghèo kể khổ khác)” nếu không có Cách mạng tháng Tám thì đời mình sẽ ra sao nhỉ? Chắc chắn tôi vẫn là người lao động lương thiện, nhưng tầm thường, xoàng xĩnh hơn bây giờ nhiều. Bởi vì tôi tự biết có những nhược điểm rất lớn, lại thêm chỗ đứng ban đầu thua kém, khó có thể tự đẩy lên cao hơn cái biển người thờ ơ của một xã hội sôi động…”

Rồi sau, lại chính anh gợi ý cho tôi viết đơn xin vào Hội nhà văn, khi tôi thấy việc đó còn xa vời lắm, tôi vào Hội với sự giới thiệu của anh (năm 1980). Sau này giữa những kỳ họp Hội nhà văn, anh rủ tôi đi thăm lại căn nhà cũ phố Trần Nhân Tôn và nhất là thăm lại chùa Tó, tìm lại tung tích chú tiểu xinh đẹp ngày nào. Khi chúng tôi lơ ngơ đến cửa ngôi nhà số 4b Trần Nhân Tôn,chưa kịp nghĩ ra lý do hợp lý để “tiềm nhập”, tìm lại những góc kỷ niệm xưa, thì đã có tiếng reo từ trong căn phòng mặt tiền của tôi: “A! Anh Nguyễn Khải! Nhà văn tìm nhà ai mà quá bộ đến đây thế?” Anh Khải đáp lại sự vồn vã của người đàn ông với cái bắt tay nồng nhiệt, nhưng hình như chưa nhận ra mình đã gặp người này trong dịp nào, thì chúng tôi đã được kéo vào trong nhà, chủ nhân pha trà mời. Trong khi hai người bận nhớ lại lần gặp nhau, thì tôi mặc sức săm soi từng góc “nhà tôi”, hiện lên từng kỷ niệm thân thương. Ở khung cửa vào sân trong, như còn thấy lờ mờ vết dao vạch đo chiều cao của hai chị em tôi từng thời gian, mong lớn nhanh để thành “người lớn”. Nhưng rõ nhất là tên cửa hiệu tạp hoá mang tên hai chị em, như vẫn còn lờ mờ sau mấy lần vôi quét không kỹ, hay đó là óc tưởng tượng của tôi đã mường tượng ra như vậy!

Khi tôi tuởng phải vòng vo một cớ gì để có thể lên gác thăm lại căn buồng cũ của mẹ con anh Khải cho người ta khỏi cười hai anh chàng dở hơi, thì anh Khải đã nói thẳng ra lý do thật của hai chúng tôi. Vẫn cái tính thẳng thắn, bộc trực từ hồi bé! Chỉ tiếc rằng người chủ nhà trên gác sống độc thân, cứ đi đâu suốt ngày, tối khuya mới về!

Lần thăm lại chùa Tó thì anh Khải “thu hoạch” lại nhiều hơn tôi, bằng cách hỏi han chân thành, quan tâm một cách thiện tâm tới người được tìm hiểu, anh tỏ ra từng trải hơn tôi rất nhiều, không chỉ vì anh hơn tôi ba bốn tuổi! Thì ra “chú” Th. vẫn là một sư nữ khi trưởng thành. Vùng này quá gần Hà Nội, là vùng tạm chiếm nhiều năm, nên bộ áo nâu sồng chắc có phần an toàn hơn với “chú”, kể cả muốn sống yên phận hay hoạt động gì đó cho cách mạng. Đến thì con gái, hẳn là “chú” đẹp lắm! Đó cũng là lý do chúng tôi quan tâm đến số phận của người con gái này, nhất là anh Khải, người hẳn là có những tình cảm đặc biệt hơn tôi, khi tôi vẫn còn trẻ con như cô bé!.. Được biết, chỉ khi địa phương thành lập hợp tác xã, Th. được cử làm kế toán cho Hợp tác xã ít lâu, cô mới “hoàn tục”, lấy một người đàn ông goá vợ, hai vợ chồng đưa nhau lên miền núi làm ăn, trong một đợt vận động khai hoang, hình như cũng để tránh điều tiếng thị phi nào đấy!…Anh Khải ghi chép khá kỹ, liệu sau này anh có tìm hiểu được thêm gì về tung tích “người đẹp” buổi thiếu thời của chúng tôi không? Số phận cô, hẳn không chỉ đơn giản có thế! Không phải chúng tôi hay tưởng tượng, tiểu thuyết hoá mọi sự, mà chuyện đời, nhiều khi gây bất ngờ còn hơn những điều ta có thể tưởng tượng ra!

Khi anh Khải là phó Tổng thư ký Hội nhà văn khoá 3, đại biểu Quốc hội khoá VII, thấy tôi còn lận đận xa gia đình đến 15 năm, đã ở “cửa ngõ thủ đô” rồi mà chưa được về làm việc ở Hà nội, anh đã khuyên tôi nên về làm ở Ban sáng tác Hội, do anh đang chấn chỉnh lại.Tất nhiên tôi ký cả hai tay, nhưng Hà Đông nổi tiếng giữ người, làm sao họ nhả tôi ra? Nhưng tôi tin vào uy tín nhà văn và chức nghị sĩ Quốc hội của anh Khải, nên cứ đề đạt với Ty văn hoá Hà Sơn Bình (do Hà Đông- Sơn Tây- Hòa Bình hợp lại) nguyện vọng chính đáng của mình. Tất nhiên họ không đồng ý, lấy cớ cần người để thành lập Hội Văn Nghệ Tỉnh. Thế là anh Khải tự thân vào Hà Đông đến 3 lần, có lần chỉ đi chiếc xe đạp, yên xe lên cao đến hết cỡ, (đó là lần kết hợp vào thăm lại chùa Tó) gặp thủ trưởng trực tiếp của tôi là ông Quách Vinh, phó ty Văn hoá, thuyết phục ông cho tôi chuyển ra Hà nội. Ông Quách Vinh rất mừng đón tiếp nhà văn ông vốn kính phục, lại vào thăm ông với cách bình dân như vậy. Nhưng đến lần thứ ba, Nguyễn Khải đặt vấn đề với Quách Vinh, thì ông này buộc phải nói “ Tôi rất quý mến và kính trọng nhà văn, nhưng đụng đến nguyên tắc xử dụng cán bộ của Tỉnh là tôi không dám vi phạm. Lần sau anh vào chơi là quý, nhưng xin đừng đụng đến vấn đề này nữa!”

Còn với tôi, sau đó ông nửa thật, nửa đùa “ Ông Vân Long ạ! Ông có bước qua …xác tôi, ông mới về được Hà nội!” (Chỉ thị của Tỉnh đại ý: Vì Hà Đông là cửa ngõ Thủ đô, nên những người có năng lực đều muốn tìm cách chuyển công tác ra Hà Nội. Các cơ quan tỉnh phải giữ bằng được “chất xám” cho Tỉnh. Quách Vinh là người rất sợ trách nhiệm trước cấp trên). Thế mà, chỉ sau đó vài tháng, vài dòng viết tay của Bí thư Tỉnh ủy gửi cho ông về việc chuyển công tác cho tôi, ông đã thay đổi ngay thái độ, ký quyết định cho tôi về Hà nội một cách vui vẻ, sởi lởi, ban ơn…(bởi tôi có ông anh rể thứ trưởng Bộ Ngọai Giao lại là “xếp” của con ông Bí thư Tỉnh ủy (!) ). Nhưng hỡi ơi! lúc này thì người đỡ đầu của tôi đã thôi…chấp chính, đã lẩn vào trang viết của ông mà coi mọi chuyện chính trường của Văn Nghệ như áng phù vân, Hội nhà văn đã có cơ chế khác! May thay! ông Ngô Quân Miện vẫn có ý chờ tôi về giúp ông làm trang Văn Nghệ báo Độc Lập, mở cửa đón tôi, để 8 năm sau tôi mới về được cơ quan cấp II của Hội là NXB Tác phẩm Mới…

Hẳn là trong đời, Nguyễn Khải cũng muốn làm một cái gì đó cho tổ chức Hội, giúp một ai đó, khi có cơ hội và hoàn cảnh, nhưng rủi thay, và cũng may thay! Anh chỉ biết viết văn, cách duy nhất và cao nhất anh hành thiện giúp đời!

Đọc thêm:
Đọc lại và thương nhớ Nguyễn Khải

Trở về trang chính
Dạy và học BlogtiengViet
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC


Người theo dõi