Lưu trữ Blog

31 tháng 10, 2014

Động Sơn Đoòng cảnh báo và phản hồi


HỌC MỖI NGÀY.  5 lý do cáp treo vào Sơn Đoòng là thảm họa!  Cô Giáo Đi Bụi/ Triết học đường phố đã dóng lên hồi chuông cảnh báo cho tầm nhìn quản lý và dư luận xã hội về sự bảo vệ di sản tài nguyên quốc gia và khai thác hợp lý động Sơn Đoòng, tránh năm hiểm họa: Bài toán kinh tế; Ảnh hưởng môi trường; Cân bằng nội địa quốc tế; Quyền sở hữu; và Giá trị của thiên nhiên.

Trong bài Phong Nha Kẻ Bàng vùng di sản  chúng ta đã tự hào Quảng Bình là vùng di sản địa linh nhân kiệt, nơi trung độ gánh hai đầu đất nước, nơi giao thoa và tiếp biến văn hoá lịch sử trên cả hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Quảng Bình là vùng danh thắng hang động và vùng rừng nguyên sinh có giá trị du lịch sinh thái đặc biệt nổi tiêng như Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét, khu bảo tồn thiên nhiên núi Giăng Màn, khu bảo tồn thiên nhiên Khe Ve... Động Thiên Đường tuyệt đẹp "Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai. Chuyện xưa nay gặp lại. Thiên Đường nơi hạ giới. Đẹp lung linh mê hồn". Các nhà thám hiểm Hội Hang động Hoàng gia Anh (BCRA) khi phát hiện ra hang động Thiên Đường năm 2005 đã bàng hoàng kinh ngạc trước vẻ đẹp kỳ ảo thần tiên, chỉ có thể thốt lên hai chữ Thiên Đường! 

Động Sơn Đoòng huyền bí, mới đây nhất năm 2010 đã được phát hiện trong quần thể hang động di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha- Kẻ Bàng - Thiên Đường. Động Sơn Đoòng choáng ngợp kỳ vĩ, kỳ quan hang động thiên nhiên bậc nhất thế giới, ở vùng rừng núi xã Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Vòm hang Sơn Đoòng cao gần 243,84m, có thể chứa lọt một tòa nhà cao 40 tầng của thành phố New York (Mỹ).




Video National Geographic và những bức ảnh lộng lẫy do nhiếp ảnh gia Carsten Peter chụp vào tháng 5 năm 2010 đã ghi nhận kỷ lục thế giới của Động Sơn Đoòng. National Geographic - The world's biggest cave 2010 HDTV 720p



Động Sơn Đoòng di sản thế giới vậy mà giờ đây, đang rung lên lời cảnh báo.

Đề nghị các cấp có thẩm quyền cần gấp rút kiểm tra và khai thác bền vững, tránh hiểm họa.


Hoàng Kim


NĂM LÝ DO CÁP TREO VÀO SƠN ĐOÒNG LÀ THẢM HỌA



Ảnh bên:Trong ảnh, bạn Mike đang choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của Sơn Đoòng.


1. Bài toán kinh tế

2014 năm thử nghiệm tour du lịch mạo hiểm vào Sơn Đoòng, 223 khách đi, mỗi khách đóng khoảng $3000. 2015, số giấy phép sẽ được cấp ra là 450 – 500 giấy. Và với tốc độ đăng ký hiện nay thì vấn đề bán hết số giấy phép đó là dễ như trở bàn tay. Tỉnh nhẩm nhanh thôi cũng thấy doanh thu từ cách khai thác Sơn Đoòng hiện nay dễ dàng lên đến 30 tỷ mỗi năm, mà ảnh hưởng đến môi trường là rất ít, hầu như không có (chuyên gia của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh luôn đi chung với khách ngoài công tác hướng dẫn khoa học, còn để đảm bảo không một cái gói kẹo rơi lại trong hang).

Thêm vào đó, với cách hoạt động hiện nay của Oxalis, toàn bộ lực lượng phục vụ đoàn là người bản địa. Chưa kể bản thân Oxalis là một tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội rất tốt. Mùa hè vừa rồi, họ vừa hoàn thành việc xây dựng trường Tiểu học số 2 Tân Hóa cho bà con nơi đây.

Còn Sun Group đầu tư 4500 tỷ. Để thu hồi vốn sau 4-5 năm, thì nôm na mỗi năm phải doanh thu 1000 tỷ. Hiện tại, công ty chưa công bố giá vé. Nhưng giá vé cáp treo và tham quan 1 ngày ở Bà Nà là 500.000VND. Tạm tính giá vé Sơn Đoòng gấp 4 lần số đó là 2 triệu đồng một vé (một cái giá phải nói là trên trời, chỉ để được bó gối trong 1 cái hộp). Để thu 1000 tỷ, công ty phải bán khoảng 500.000 vé một năm. Hãy tưởng tượng tác động của môi trường từ chưa đến 500 người một năm lên 500 ngàn người một năm. Chỉ riêng lượng ánh đèn flash thôi cũng đủ giết chết những sinh vật dưới lòng đất quen sống với môi trường tối đen như mực và yên lặng như tờ của Sơn Đoòng rồi.


Đừng tìm cách sở hữu mọi thứ! Đừng biến mọi thứ thành tiền! Đừng khai thác tận gốc! Đừng nhìn ngắn hạn! Đừng vin vào cái nghèo!


2. Ảnh hưởng đến môi trường

Không như bài toán kinh tế, ảnh hưởng môi trường khó có thể lấy máy tính ra mà bấm. Và quan trọng hơn nữa, là ta không thể để nó xảy ra rồi mới tính. Vì vậy, hãy tạm dùng những tiền đề về các dự án cáp treo trước của Sun Group cũng như trên thế giới.

Đồi Bà Nà là công trình cáp treo tiêu biểu của Sun Group. Nhưng có lý do cả mà “dân gian” lưu truyền câu:

“Chưa đi chưa biết Bà Nà Đi rồi mới biết ở nhà còn hơn.”

Dĩ nhiên, cảm nhận tùy mỗi cá nhân. Riêng tôi, tôi không chịu nổi sự xô bồ, đông đúc, chen lấn ở đó. Tôi không chịu nổi mùi nước tiểu nồng nặc trong bán kính 50 mét chung quanh khu vực vệ sinh. Tôi không chịu nổi sự giả tạo, rẻ tiền, trong những kiến trúc giả cổ, giả Tây, mà chưa đến tầm. So với những ấn tượng tuổi thơ tôi có về Bà Nà, thì ngọn đồi hôm nay đã xuống cấp trầm trọng.
alt
Cảnh xô bồ chen lấn tại trạm cáp treo Bà Nà 


Một dự án khác của Sun Group cũng đang làm lòng dân oán hận là cáp treo lên Fansipan. Hồi trước, khi tôi leo Fan, trời lạnh mà mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Chính những vất vả đó khiến giây phút đứng trên đỉnh thật xứng đáng. Bạn tôi, Đỗ Tường Duy, một phượt thủ, cũng khẳng định: Fan đẹp không chỉ vì đỉnh núi cao, mà còn vì con đường lên đỉnh lắm thăng trầm. Những rừng trúc, hoa đỗ quyên, hay đơn thuần chỉ là những tảng đá như tấm lưng người khổng lồ.

Hôm nay, “người ta” đang đem xe ủi lên vạt rừng, tróc cây, xây khu vui chơi, ẩm thực, sân golf 18 lỗ, và khách sạn 5 sao (link). Bạn của Duy đang leo Fan báo lại, mái nhà Đông Dương đang biến thành bãi rác công nghiệp. Liệu chúng ta có để Sơn Đoòng biến thành nạn nhân tiếp theo? Mà chưa kể, khác với Fan, rất nhiều sinh vật trong hệ sinh thái của Sơn Đoòng còn chưa được nghiên cứu và ghi nhận hết. Hủy hoại những sinh vật này là có tội với khoa học thế giới.

Nhìn rộng ra khỏi biên giới Việt Nam, công trình cáp treo Zhongtianmen lên đỉnh núi Taishan của Trung Quốc cũng bị lên án kịch liệt. Giáo sư Xie Ninggao, trưởng Trung tâm Nghiên cứu Di sản Thế giới của Đại Học Bắc Kỳ gọi cáp treo này là “vết sẹo lên vẻ đẹp của tự nhiên” hủy diệt thảm thực vật lên đến 19000 mét vuông; trong số đó có hằng trăm thực vật đơn bào không thể phục hội lại được. LIỆU CHÚNG TA CÓ MUỐN LẶP LẠI SAI LẦM CỦA TÀU?


3. Cân bằng nội địa- quốc tế

Một trong những chiêu bài ngôn luận hàng đầu của Sun Group là hình thức thám hiểm hiện tại của Sơn Đoòng phục vụ được quá ít đồng bào Việt Nam, vì 2 lý do: giá tiền và sức khỏe.

Tuy nhiên, thống kê năm vừa rồi của Tổng cục du lịch cho thấy lượng khách Việt Nam đi Châu Âu lên đến vài trăm nghìn lượt. Nôm na, trong số đó một nửa là tự túc, nửa qua các công ty lữ hành thì giá trung bình cũng 3000USD cho một tuần ở xứ người. Đó là chưa kể lượng khách đi Mỹ, Nhật, Úc hay các nước khác có mức phí tương đương. Nói nôm na, người Việt mình đâu có nghèo.

Vậy phải chăng người Việt mình yếu? Đúng là so với thế giới, thể trạng mình không bằng ai, nhưng nếu leo trèo và đi bộ một tuần mà cũng không nổi thì nhục mặt con Rồng cháu Tiên quá. Người lớn tuổi nhất từng chinh phục Sơn Đoòng là một bác người Mỹ (?) 75 tuổi. Chả lẽ hầu hết dân tộc này đều yếu hơn ông cụ 75? Không đúng! Năm 2012, Nguyễn Sơn Lâm chinh phục thành công nóc nhà Đông Dương trên chiếc nạng gỗ của mình. Chứng tỏ người Việt Nam chúng ta có sức mạnh và ý chí. Đừng làm thế giới nghĩ người Việt mình là một bầy heo chỉ muốn di chuyển trong lồng!

Và ngay cả nếu bạn chưa đủ tiền thật, chưa khỏe mạnh cường tráng thật, thì bạn vẫn có thể dành dụm. Tôi chỉ là một cô giáo, cao vỏn vẹn một thước rưỡi. Nhưng tôi bỏ ống heo và tập thể dục suốt 3 năm trời để một ngày được bước chân đến Sơn Đoòng. Tiền có thể để dành, sức khỏe có thể rèn luyện; Nhưng một khi thiên nhiên đã chết, thì không thể cứu lại được.

Mà nói thật ra, về mặt toán học, số người Việt đi Sơn Đoòng đâu phải là ít. Năm đầu tiên thí điểm du lịch mạo hiểm, Sơn Đoòng đón 223 khách, trong đó có ít nhất 7 khách người Việt mà tôi được biết, chiếm tỷ lệ hơn 3%. Trong khi, nếu tính về dân số thế giới (7 tỷ người), thì Việt Nam (90 triệu dân) chỉ chiếm hơn 1%.

Và tận sâu trong đáy lòng, dù yêu đồng bào lắm, tôi vẫn tự đặt câu hỏi giữa Sơn Đoòng hiện nay có 3% du khách nội địa so với Bà Nà có hơn 90%, thì tôi sẽ chọn viễn cảnh nào cho tương lai Sơn Đoòng. (Vì sao khách nước ngoài ngưng đến Bà Nà thì hình trên phần nào lý giải được.)
 

4. Quyền sở hữu 

Đã nói đến đây thì tôi xin được phép đặt một câu hỏi, mặc dù lý luận này của tôi có thể sẽ khiến tôi bị ném đá dữ dội; Và mặc dù tôi là một người con yêu nước lắm, yêu đến xót xa, tôi vẫn tự hỏi: Thật ra Sơn Đoòng có thuộc quyền sở hữu của chính quyền Quảng Bình, hay thậm chí là chính quyền Việt Nam không? Giống như một đứa trẻ sinh ra, có thuộc quyền sở hữu của chính cha mẹ nó không? Vì sao khi cha mẹ bạo ngược với trẻ, chính quyền sẽ can thiệp? Phải chăng là vì, ngoài là con của cha mẹ, đứa trẻ đó còn là một nhân tố của xã hội và vì thế xã hội không thể để mặc cho cha mẹ muốn đối xử với con mình ra sao thì ra.

Khi Việt Nam nhận danh hiệu “Di sản Thiên nhiên Thế giới” của UNESCO trao tặng cùng với những tài trợ đi kèm chính là Việt Nam đang nhận trách nhiệm bảo vệ di sản đó và di sản đó thuộc về thế giới, thuộc về loài người. Đừng vì lợi ích của một nhóm nhỏ trong xã hội mà đánh mất giá trị lâu dài. UNESCO đã từng đe dọa tước lại danh hiệu của Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long cũng vì cách quản lý yếu kém ở những nơi đó. Chẳng lẽ Việt Nam muốn mất luôn Phong Nha – Kẽ Bàng hay sao?

Chỉ cần một cây đinh thô bạo đóng vào Sơn Đoòng, là di sản ấy mất tính thiên nhiên và đứng trên bờ vực mất luôn danh hiệu. Trong quá khứ, UNESCO đã từng đe dọa một vài nước, nếu cố tình xâm hại một di sản thế giới, thì tổ chức sẽ tước danh hiệu và rút tài trợ của TẤT CẢ di sản trên đất nước đó. VIỆT NAM CÓ MUỐN TRỞ THÀNH MỘT ĐẤT NƯỚC KHÔNG CÓ DI SẢN?


5. Giá trị của thiên nhiên

Suy cho cùng, mục đích tối thượng của thiên nhiên không phải lúc nào cũng để phục vụ kinh tế cho con người. Có những giá trị lớn hơn đồng tiền. Và trên thế giới họ đã ý thức được điều đó. Ví dụ: hang Leschugilla của Mỹ được đóng cửa vĩnh viễn đối với khách du lịch.


(Nguồn: quechoa)


(SGGP).- Ngày 4-11, tại TP Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức họp báo để thông tin rõ về dự án xây dựng hệ thống cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là dự án gây sự chú ý của dư luận và báo giới gần đây, trong đó có tờ báo nói đây là dự án cáp treo vào hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng.
Về dư luận cho rằng dự án cáp treo trên sẽ gồm 4 tuyến với chiều dài 10,6km đi xuyên hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, khẳng định: Không có chuyện như vậy. Dự án đang giai đoạn khảo sát, thiết kế với 2 tuyến cáp treo gồm: tuyến số 1 từ cửa động Phong Nha đến cầu Trạ Ang trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây với chiều dài khoảng 6,7km tuyến số 2 đi từ cầu Trạ Ang đến điểm cuối cách cửa sau hang động Sơn Đoòng khoảng 300m với chiều dài 3,8km.
Hai tuyến cáp treo trên hoàn toàn đi trên không, cách mặt đất từ 50 - 250m và không đi xuyên qua hang động Sơn Đoòng như dư luận đồn thổi thời gian qua.

Con số về nguồn vốn đầu tư dự kiến cho dự án cáp treo này khoảng 4.500 tỷ đồng và sẽ được thu hồi sau khoảng 4 - 5 năm mà dư luận đã nêu cũng không chính xác bởi đây là tổng số tiền đầu tư dự kiến thực hiện cho toàn bộ dự án mà Tập đoàn Sun Group sẽ thực hiện đầu tư tại tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới, trong đó có dự án cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng.

Về thủ tục thực hiện dự án, theo ông Nguyễn Hữu Hoài, tỉnh Quảng Bình hiện mới chỉ có báo cáo trình Bộ Xây dựng để xin quy hoạch hệ thống cáp treo tại Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong thời gian tới, khi đã có đủ cơ sở và sự thống nhất cao, tỉnh sẽ báo cáo xin ý kiến của Bộ VH-TT-DL cùng các bộ, ngành chức năng Trung ương, UNESCO Việt Nam và thế giới. Nếu được sự chấp thuận, tỉnh Quảng Bình mới triển khai đầu tư, còn không thì dừng lại đúng theo quy định luật pháp trong nước và quốc tế.

Trả lời câu hỏi: Hệ thống cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ được xây dựng như thế nào và điều này có ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái của di sản thiên nhiên thế giới ở đây hay không? Ông Đặng Minh Trường, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group), cam kết: “Dự án cáp treo không bao giờ để gây ảnh hưởng xấu đến di sản, bởi vì nếu làm vậy thì coi như nhà đầu tư tự chặt chân mình rồi”. Ông Trường cho biết thêm: Hiện nay, công ty của ông đang thuê những chuyên gia hàng đầu đến từ các nước Thụy Sĩ, Australia, Áo thuộc Công ty Doppelmayr - đơn vị có thương hiệu và thị phần hàng đầu thế giới về việc xây dựng cáp treo đặc biệt, là cáp treo cho các vườn quốc gia và di sản trên thế giới. Việc xây dựng 2 tuyến cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng theo khảo sát và thiết kế nếu được thực thi xây dựng sẽ có khoảng 30 trụ, mỗi trụ chiếm chưa đến 10m² đất trong di sản, trên mỗi trụ sẽ có đầu tư gắn 1 camera 3600 để giám sát và theo dõi công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng trong di sản.

Theo ông Peter Vogelmann, Giám đốc khu vực Đông Nam Á thuộc Công ty Doppelmayr (đơn vị đang tham gia khảo sát, thiết kế hệ thống cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng) thì sau 9 lần khảo sát, đơn vị ông đã đưa ra phương án chọn tuyến cáp treo tối ưu nhất để xây dựng và vận hành tại đây mà ít gây ảnh hưởng đến môi trường di sản nhất. Tuyến cáp treo được xây dựng có số trụ ít nhất, nhà ga nhỏ gọn nhất. Việc thi công sẽ được thực hiện với việc vận chuyển nguyên vật liệu bằng cáp công vụ nên không có chuyện phá rừng bằng đường bộ ảnh hưởng đến di sản.

Trả lời câu hỏi: Việc hệ thống cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ có một phần nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của di sản có đúng luật hay không? Ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết: Căn cứ Nghị định 117/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng có nêu rõ: Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được xây dựng các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới đất, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn phục vụ du lịch sinh thái. Vì vậy, việc xây dựng cáp treo du lịch là có thể.

Cung cấp thông tin về động lực mà dự án này có thể mang lại cho Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Dự kiến nếu dự án này được thực thi thì có khoảng hơn 1.000 người lao động tại tỉnh có việc làm. Đó là chưa kể sự lan tỏa đặc biệt mà dự án mang lại. Hiện nay, Quảng Bình là một tỉnh còn nghèo nên mỗi dự án đầu tư đều được cán bộ và nhân dân ở đây trân trọng và mời gọi.
MINH PHONG
Các tin, bài viết khác
Vững lòng biển đảo
Non sông gấm vóc
    Quần thể danh thắng Tràng An: Di sản kép đầu tiên
    , 27/06/2014, 00:18 (GMT+7)
    Được ví như Hạ Long trên cạn với gần 100 hang động tuyệt đẹp, quần thể danh thắng Tràng An - vùng đất của người Việt cổ là di sản kép đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận với các giá trị về văn hóa, danh thắng nổi bật toàn cầu.
- See more at: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2014/11/366057/#sthash.n8kr0Y1y.dpuf
Không có tuyến cáp treo trong hang Sơn Đoòng
KHÔNG CÓ TUYẾN CÁP TREO TRONG HANG SƠN ĐOÒNG

Thứ tư, 05/11/2014, 01:09 (GMT+7)
Minh Phong




(SGGP).- Ngày 4-11, tại TP Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức họp báo để thông tin rõ về dự án xây dựng hệ thống cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là dự án gây sự chú ý của dư luận và báo giới gần đây, trong đó có tờ báo nói đây là dự án cáp treo vào hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng.

Về dư luận cho rằng dự án cáp treo trên sẽ gồm 4 tuyến với chiều dài 10,6km đi xuyên hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, khẳng định: Không có chuyện như vậy. Dự án đang giai đoạn khảo sát, thiết kế với 2 tuyến cáp treo gồm: tuyến số 1 từ cửa động Phong Nha đến cầu Trạ Ang trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây với chiều dài khoảng 6,7km tuyến số 2 đi từ cầu Trạ Ang đến điểm cuối cách cửa sau hang động Sơn Đoòng khoảng 300m với chiều dài 3,8km.

Hai tuyến cáp treo trên hoàn toàn đi trên không, cách mặt đất từ 50 - 250m và không đi xuyên qua hang động Sơn Đoòng như dư luận đồn thổi thời gian qua.

Con số về nguồn vốn đầu tư dự kiến cho dự án cáp treo này khoảng 4.500 tỷ đồng và sẽ được thu hồi sau khoảng 4 - 5 năm mà dư luận đã nêu cũng không chính xác bởi đây là tổng số tiền đầu tư dự kiến thực hiện cho toàn bộ dự án mà Tập đoàn Sun Group sẽ thực hiện đầu tư tại tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới, trong đó có dự án cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng.

Về thủ tục thực hiện dự án, theo ông Nguyễn Hữu Hoài, tỉnh Quảng Bình hiện mới chỉ có báo cáo trình Bộ Xây dựng để xin quy hoạch hệ thống cáp treo tại Phong Nha - Kẻ Bàng. Trong thời gian tới, khi đã có đủ cơ sở và sự thống nhất cao, tỉnh sẽ báo cáo xin ý kiến của Bộ VH-TT-DL cùng các bộ, ngành chức năng Trung ương, UNESCO Việt Nam và thế giới. Nếu được sự chấp thuận, tỉnh Quảng Bình mới triển khai đầu tư, còn không thì dừng lại đúng theo quy định luật pháp trong nước và quốc tế.

Trả lời câu hỏi: Hệ thống cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ được xây dựng như thế nào và điều này có ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái của di sản thiên nhiên thế giới ở đây hay không? Ông Đặng Minh Trường, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group), cam kết: “Dự án cáp treo không bao giờ để gây ảnh hưởng xấu đến di sản, bởi vì nếu làm vậy thì coi như nhà đầu tư tự chặt chân mình rồi”. Ông Trường cho biết thêm: Hiện nay, công ty của ông đang thuê những chuyên gia hàng đầu đến từ các nước Thụy Sĩ, Australia, Áo thuộc Công ty Doppelmayr - đơn vị có thương hiệu và thị phần hàng đầu thế giới về việc xây dựng cáp treo đặc biệt, là cáp treo cho các vườn quốc gia và di sản trên thế giới. Việc xây dựng 2 tuyến cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng theo khảo sát và thiết kế nếu được thực thi xây dựng sẽ có khoảng 30 trụ, mỗi trụ chiếm chưa đến 10m² đất trong di sản, trên mỗi trụ sẽ có đầu tư gắn 1 camera 3600 để giám sát và theo dõi công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng trong di sản.

Theo ông Peter Vogelmann, Giám đốc khu vực Đông Nam Á thuộc Công ty Doppelmayr (đơn vị đang tham gia khảo sát, thiết kế hệ thống cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng) thì sau 9 lần khảo sát, đơn vị ông đã đưa ra phương án chọn tuyến cáp treo tối ưu nhất để xây dựng và vận hành tại đây mà ít gây ảnh hưởng đến môi trường di sản nhất. Tuyến cáp treo được xây dựng có số trụ ít nhất, nhà ga nhỏ gọn nhất. Việc thi công sẽ được thực hiện với việc vận chuyển nguyên vật liệu bằng cáp công vụ nên không có chuyện phá rừng bằng đường bộ ảnh hưởng đến di sản.

Trả lời câu hỏi: Việc hệ thống cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ có một phần nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của di sản có đúng luật hay không? Ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết: Căn cứ Nghị định 117/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng có nêu rõ: Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được xây dựng các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới đất, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn phục vụ du lịch sinh thái. Vì vậy, việc xây dựng cáp treo du lịch là có thể.

Cung cấp thông tin về động lực mà dự án này có thể mang lại cho Quảng Bình, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Dự kiến nếu dự án này được thực thi thì có khoảng hơn 1.000 người lao động tại tỉnh có việc làm. Đó là chưa kể sự lan tỏa đặc biệt mà dự án mang lại. Hiện nay, Quảng Bình là một tỉnh còn nghèo nên mỗi dự án đầu tư đều được cán bộ và nhân dân ở đây trân trọng và mời gọi.


Nguồn SGGP online

 

27 tháng 10, 2014

Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi


HỌC MỖI NGÀY. Đọc lại và suy ngẫm năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi

NGÔN CHÍ (bài 3)

Am trúc hiên mai ngày tháng qua,
Thị phi nào đến cõi yên hà.
Bữa ăn dù có dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm là.
Nước dưỡng cho thanh đìa thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa
Trong khi hứng động vừa đêm tuyết
Ngâm được câu thần dắng dắng ca.


NGÔN CHÍ (bài 13)
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông dãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu.

QUAN HẢI

Nguyên văn chữ Hán

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟


Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng[3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.


Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN

Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời

CỬA BIỂN

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt - uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc ?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi ?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời

(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)

OAN THÁN

Nguyên văn chữ Hán

浮俗升沉五十年
故山泉石負情緣
虛名實禍殊堪笑
眾謗孤忠絕可憐
數有難逃知有命
大如未喪也關天
獄中牘背空遭辱
金闕何由達寸箋


Phù tục thăng trầm ngũ thập niên
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên?

Dịch nghĩa THAN NỔI OAN

Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên?


Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:

Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi, ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư, khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?

Bản dịch của Thạch Cam

Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.

Bản dịch của Lê Cao Phan

YÊN TỬ




 

YÊN TỬ

Nguyễn Trãi
Đề Yên Tử sơn, Hoa Yên tự

Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại,
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.

YÊN TỬ

Nguyễn Trãi
Đề núi Yên Tử, chùa Hoa Yên

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

(Hoàng Kim cẩn dịch tại Yên Tử)


Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442, cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại, huyện Phương Sơn (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).

Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh nhưng như giáo sư Phan Huy Lê nhận xét trong bài "Nguyễn Trãi - 560 năm sau vụ án Lệ chi viên":"Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá..., lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc".

Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, "Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm" "Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời ". "Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc" là cẩn dịch bài thơ thần "Yên Tử "của Nguyễn Trãi; Nay xin chép năm bài thơ "Ngôn chí số 3,"
"Ngôn chí số 13," "Quan hải", "Oan than" và "Yên Tử" của Người để đọc lại và suy ngẫm.

Vũ Bình Lục có bài cảm nhận sâu sắc "Trời ban tối, biết về đâu?". Khi xem lại bài NGÔN CHÍ số 13 trong sách "Nguyễn Trãi Quốc Âm Thi Tập" (chủ biên Mai Quốc Liên, phiên âm và chú thích Mai Quốc Liên, Kiều Thu Hoạch, Vương Lộc, Nguyễn Khuê, thư ký khoa học Nguyễn Thị Bích Đào, bản chữ NÔM ĐƯỢC SAO CHỤP VÀ TRÌNH BÀY LẠI THEO ĐÚNG NGUYÊN BẢN CỦA ỨC TRAI DI TẬP - PHÚC KHÊ TÀNG BẢN, Tự Đức Mậu Thìn Thu, 1868 do Trung tâm Nghiên cứu Quốc Học, Nhà Xuất bản Văn Học ấn hành lần in thứ ba tháng 3 năm 2014) thì lại là "Trời ban tối ước về đâu." Câu thơ Nguyễn Trãi trong bài này cần nên hiểu đúng hơn.

Nguyễn Trãi tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

Hoàng Kim




xem thêm:


TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?

Vũ Bình Lục

(Về bài thơ NGÔN CHÍ - SỐ 13 của Nguyễn Trãi)

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!

Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.

Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu

Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!

Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.

Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.

Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu

Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…

Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.

Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?

Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.

Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?


Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

Người theo dõi