Lưu trữ Blog
27 tháng 1, 2011
Lão Hâm: Câu chuyện bên bàn cờ
HỌC MỖI NGÀY. Lão Hâm vừa kể chuyện ông dạy cháu "Câu chuyện bên bàn cờ " . Thời buổi này lão dạy trẻ con mà chẳng dạy chuyện ăn, chuyện chơi, chuyện phấn đấu mà lại dạy: "Mọi con người trong xã hội cũng đều có giá trị và đều được tôn trọng như nhau." Và "chẳng thà làm con tốt mà gỗ cứng còn hơn làm con tướng mà gỗ mọt!". Thật chẳng đúng bài bản tý nào cả. Dạy thế thì thật hỏng. Đúng là Hâm thật. Hâm nặng!
CÂU CHUYỆN BÊN BÀN CỜ
Phan Chí Thắng
Cu Bi ngày một mê cờ tướng. Hở ra một chút là cu cậu gạ gẫm ông đánh cờ. Bi đang nhăn trán suy nghĩ vì gặp nước bí thì cu em mới hai tuổi rưỡi chạy đến xin chơi chung: - Anh cho em một miếng! Cu Tý chỉ biết nói câu xin ăn, chưa biết xin cái khác nên hễ xin gì nó cũng “Cho em một miếng” như thế. Cy Bi đang tập trung vào việc gỡ bí, gạt em sang một bên. Cu Tý bèn nổi máu côn đồ, chộp lấy một quân cờ, chạy vụt đi, ném quân cờ qua cửa sổ. Cu Bi tức lắm nhưng không dám đánh em, ngồi khóc rưng rức. Cu Tý liếc mắt không thấy ông ngoại bênh mình, biết lỗi, sợ sẽ bị người lớn đánh, cũng khóc oà lên, gào to hơn cả cu Bi. Lão Hâm thấy hai cháu khóc, buồn cười quá, ngồi cười. Bà chạy vào quát: - Ông làm gì để các cháu khóc rồi ngồi cười một mình? Bà ngoại ôm Tý vào lòng, dỗ nó nín. Lão Hâm cũng chạy đến nựng cu Tý. Cu Tý giận ông không bênh mình, bèn vẫy vẫy tay: “Bai bai ông ngoại!”. Đó là cách nó đuổi ông đi chỗ khác. Lão Hâm vẫn cứ bám theo hai bà cháu, bảo có ai làm gì đâu mà con khóc. Cu Tý: “Chúc ông ngoại ngủ ngon!”, ý là ông im đi, đừng nói nữa! Lão Hâm quay lại ôm Bi vỗ về: - Thằng Tý nó ném có mỗi mẩu gỗ thôi mà, con tiếc làm gì, để ông chạy ra sân tìm cái mẩu gỗ ấy cho. Nín đi nào, cháu yêu! Cu Bi làu làu: - Quân cờ của người ta mà ông bảo chỉ là mẩu gỗ. Để con đập vỡ đèn xe máy của ông rồi bảo đó chỉ là miếng nhựa xem ông có tức không? Lão Hâm ra sân, một lúc sau tìm thấy con cờ mang vào cho Bi: - Thôi con đừng đập vỡ đèn xe của ông nữa nhé! Thằng bé bật cười. Đúng là trẻ con, khóc đó cười đó. Lão Hâm nhường cho cu Bi thắng ván cờ, coi như đền bù phần nước mắt nó đã bỏ ra. Thắng trận, cu Bi chia sẻ quan điểm với ông ngoại: - Đúng là mỗi quân cờ chỉ là một mẩu gỗ, ông nhỉ? Lão Hâm tranh thủ dạy cháu: - Cháu có thấy là 32 quân, quân nào cũng to và nặng bằng nhau? Quân này được vẽ lên chữ “Tướng” thì nó là tướng, quân kia bị bôi lên chữ “Tốt” thì nó là tốt. Khác nhau ở cái chức vụ, còn thì đều là mẩu gỗ như nhau hết? Cu Bi trầm ngâm suy nghĩ, so sánh ông tổ trưởng dân phố và bố nó. Tạm coi là họ như nhau, nhưng nó vẫn nghĩ là bố nó giỏi hơn và đẹp trai hơn ông tổ trưởng dân phố. Ở phòng bên cạnh, bà ngoại nghe hai ông cháu nói chuyện, vội chạy sang, lại quát: - Ơ hay nhỉ? Ông không dạy cháu chịu khó học hành tu dưỡng phấn đấu, có bằng cấp cao, có vị trí xứng đáng để đóng góp cho đời, vinh hạnh cho gia đình mà lại dạy cháu “tướng” với “tốt” đều là cá mè một lứa?! Lão Hâm cãi: - Tôi chưa kịp nói đến phần sau thì bà đã vội chen ngang. Tôi định nói là mọi quân cờ đều như nhau, mọi con người trong xã hội cũng đều có giá trị và đều được tôn trọng như nhau. Và tôi còn định nói tiếp nữa là ta chẳng thà làm con tốt mà gỗ cứng còn hơn làm con tướng mà gỗ mọt! Việc đầu tiên con người phải làm là phấn đấu để mình luôn là một mẩu gỗ cứng chứ không phải cố bôi lên mình chữ “Tướng” hay chữ “Sỹ”. Mụ vợ suỵt một cái rõ to: - Thế thì được, tôi nhất trí là làm con gì cũng được, chỉ xin không hâm.
25 tháng 1, 2011
Hoàng Hạc Lâu thắng cảnh, huyền thoại, thơ và ảnh
HOÀNG HẠC LÂU
HỌC MỖI NGÀY. Hoàng Hạc Lâu là thắng cảnh nổi tiếng ở Vũ Hán gắn liền với sông Trường Giang, trận Xích Bích, huyền thoại hạc vàng, Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch gác bút, Khổng Minh mượn gió đông, Tôn Quyền xem trận thế, Khuất Nguyên viết Ly tao, Nhạc Phi trần tình biểu, Nguyễn Du viết tuyệt phẩm trong bắc hành tạp lục, Tô Thức, Mạnh Hạo Nhiên, Mao Trạch Đông ... đề thơ. Biết bao danh hoạ và ảnh đẹp về Hoàng Hạc Lâu làm say đắm lòng người.
Thắng cảnh
Lầu Hoàng Hạc vốn là đài quan sát quân sự được xây từ thời Tam Quốc, ở bờ nam sông Trường Giang, thuộc địa phận nước Ngô (thành phố Vũ Xương, Vũ Hán ngày nay). Đài quan sát này liên quan với trận Xích Bích nổi tiếng trong lịch sử và huyền thoại cầu gió đông của Khổng Minh. Sau này, khi nước Ngô bị diệt vong thì đài không còn ý nghĩa quân sự quan trọng nữa. Nhưng, do được xây ở nơi phong cảnh hùng vĩ nên lầu Hoàng Hạc dần trở thành điểm đến của tao nhân, mặc khách và ngày càng nổi tiếng, là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Vũ Hán.
Sa bàn HOÀNG HẠC LÂU (Ngày xưa )
Huang He Lou (Tower of Yellow Crane): Hoàng Hạc Lâu
Photo in 1870s.(Ảnh khoảng năm 1870) Nguồn: Wikipedia tiếng Việt
Lầu Hoàng Hạc nguyên thuỷ là một kiến trúc bằng gỗ chạm trổ gồm ba tầng, ở trên đỉnh bằng đồng. Trải qua nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc, chịu biết bao cuộc chiến tranh huỷ diệt; rồi lại được dựng lên, sau nhiều lần trùng tu cho đến nay lầu Hoàng Hạc được tái sinh trở lại với sự kết tinh nhuần nhuyễn những phong cách độc đáo của Hoàng Hạc Lâu qua các đời Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh ... được trưng bày để mọi người thưởng ngoạn. Hoàng Hạc Lâu hiện tại lộng lẫy hơn nhiều với năm tầng có chiều cao 51,4 mét, ngói vàng, trụ đỏ, các mái hiên được uốn cong lên như đôi cánh hạc.
Tầng một cao hơn 10m với trang trí bên trong giúp người xem hiểu ngay được về sự tích của Hoàng Hạc Lâu. Tầng hai đến tầng bốn lưu giữ lại những bài thơ từ và danh hoạ về các sự kiện lịch sử từ thời Tam Quốc đến nay, những danh nhân như Khuất Nguyên, Nhạc Phi, thi tài Lý Bạch, Thôi Hiệu, Tô Đông Pha, Mạnh Hạo Tầng năm là tầng cao nhất của lầu, đứng ở đây, người ta có thể ngắm cảnh trời sông bao la bát ngát, nhìn dòng Trường Giang và Hán Thủy hợp lưu lại thành hình chữ “Nhân” trong Hán tự .
Huyền thoạiTheo sách “Liệt tiên toàn truyện” của Vương Thế Trinh đời Minh, có chuyện kể rằng: Xưa có một người họ Tân, bán rượu ở chân núi Hoàng Cốc kiếm sống qua ngày. Một hôm có có đạo sĩ già ăn mặc rách rưới đến xin rượu uống. Anh bán rượu nghèo tốt bụng, thấy ông lão đáng thương, bèn cho rượu uống. Từ đấy, ngày nào đạo sĩ cũng đến xin rượu. Một hôm, đạo sĩ từ biệt anh bán rượu, nói: “Một năm qua, ngày nào anh cũng cho rượu uống, chẳng có gì đền đáp. Lão có con hạc quí, tặng anh để tỏ lòng biết ơn”. Nói rồi ông lấy vỏ cam vẽ lên tường một con hạc, dặn: “Chỉ cần anh vỗ tay là hạc sẽ bay ra nhảy múa, mua vui cho khách”. Dứt lời, đạo sĩ biến mất.
Anh bán rượu làm theo, quả nhiên có hạc vàng bay ra nhảy múa. Từ đấy, khách uống rượu hiếu kì kéo đến rất đông, chẳng bao lâu, anh trở nên giàu có. Bỗng một hôm đạo sĩ quay lại nói: “Mười năm qua, tiền anh kiếm được chắc đã đủ trả chỗ rượu anh cho lão uống?”. Rồi, ông rút cây sáo thần thổi lên một khúc, gọi hạc vàng bay ra, cưỡi hạc bay đi mất. Vì thế, về sau, căn lầu xây ở nơi này được mang tên Hoàng Hạc.
Theo Vương Tượng Chi của đời Bắc Tống viết trong “Dự Ðịa kỷ thắng” thì sở dĩ tháp quan sát được gọi là Hoàng Hạc Lâu vì tháp này nằm trên Hoàng Hộc Sơn, phía tây nam của Từ Thành ngày xưa. Thời cổ, chữ Hộc (ngỗng trời: thiên nga) cũng có nghĩa là Hạc, nên về sau người ta dùng chữ Hạc cho rõ nghĩa hơn. Từ đó, Hoàng Hộc Sơn được gọi là Hoàng Hạc Sơn. Đời sau Hoàng Hạc Sơn cũng được gọi là Xà Sơn vì dáng núi ngoàn ngoèo giống rắn.
Thơ và Ảnh
Theo tài liệu văn học Trung Quốc thì có khoảng 300 bài thơ tả cảnh lầu Hoàng Hạc, nhưng bài thơ Thôi Hiệu đời Đường là xuất sắc nhất, có giá trị nghệ thuật vượt không gian và thời gian, được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.
Tương truyền, khi “Thánh thi” Lý Bạch đến lầu Hoàng Hạc du ngoạn, định đề thơ, nhưng đọc xong thơ Thôi Hiệu đã đề trước đó, ông đành nghiêng mình gác bút, ngửa mặt lên trời mà than rằng :“Nhãn tiền hữu cảnh đạo vô tắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Cảnh đẹp nhường kia sao khó viết, Trên đầu Thôi Hiệu đã đề thơ). Để ghi nhớ giai thoại văn học “Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch gác bút” thú vị này, ngày nay ở phía Nam lầu Hoàng Hạc, người ta xây dựng “Đình gác bút”, làm điểm tham quan, dừng chân cho du khách.
Nguyễn Du khi đi sứ nhà Thanh qua lầu Hoàng Hạc, trong Bắc hành tạp lục đã viết bài thơ:
黃鶴樓 Hoàng Hạc lâu
阮攸 Nguyễn Du
何處神仙經紀時 Hà xứ thần tiên kinh kỉ thì
猶留仙跡此江楣 Do lưu tiên tích thử giang mi
今來古往盧生夢 Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng
鶴去樓空崔顥詩 Hạc khứ lâu không Thôi Hiệu thi
軒外煙波空渺渺 Hiên ngoại yên ba không diểu diểu
眼中草樹尚依依 Nhãn trung thảo thụ thượng y y
衷情無限凴誰訴 Trung tình vô hạn bằng thùy tố
明月清風也不知 Minh nguyệt thanh phong dã bất tri
Lầu Hoàng Hạc
Nào thuở tiên đi mãi đến giờ,
Dấu tiên bên bến đứng trơ vơ.
Xưa qua nay lại Lư dồn mộng,
Hạc khuất lầu không Hạo để thơ.
Thăm thẳm nước mây ngoài vạn dặm,
Dờn dờn cây cỏ vẫn nghìn xưa.
Nỗi lòng ấp ủ cùng ai tỏ?
Gió mát trăng trong luống hững hờ
(Quách Tấn dịch)
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương cũng cảm khái viết bài thơ cùng tên Hoàng Hạc Lâu:
Hoàng Hạc Lâu
Vũ Hoàng Chương
Đã bao giờ có hạc vàng đâu
Mà có người tiên để có lầu!
Tưởng hạc vàng đi mây trắng ở
Lầm Thôi Hiệu trước Nguyễn Du sau.
Hạc chưa thoát khỏi mê hồn kịch
Tiên vẫn nằm trong vạn cổ sầu
Trăng gió hão huyền như khói sóng
Nồi kê đã chín nghĩ mà đau.
Hoàng Hạc
Ảnh và danh hoạ về Hoàng Hạc Lâu có rất nhiều. Anh Hà Hữu Tiến gửi cho tôi các tư liệu mà anh thu thập được, tôi hiệu đính và thêm vào các thông tin mới. Cháu Tố Nguyên và Hoàng Long chụp được khá nhiều ảnh đẹp về Hoàng Hạc Lâu. Tôi lưu lại bài này để sau này bổ sung thêm những bài thơ tuyệt hay khác của Mạnh Hạo Nhiên, Tô Đông Pha, Mao Trạch Đông ... và những ảnh chụp, danh hoạ, cảm nhận.
Hà Hữu Tiến, Hoàng Kim
Dựa trên những nguồn trích dẫn chính:
http://www.mediafire.com/?2xe9tid2gdh Người SG
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_H%E1%BA%A1c_l%C3%A2u
Xem thêm:
Một bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu của Vũ Hoàng Chương
Hy Tuệ
Bài thơ lừng danh Hoàng Hạc lâu 黃鶴樓 của nhà thơ Trung Quốc đời Đường Thôi Hiệu 崔顥 thì ai mà chẳng biết:
黃鶴樓
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Bản dịch nổi tiếng của Tản Đà có dễ còn được người Việt biết nhiều hơn:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Trước Tản Đà, hình như Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục mới là người dịch đầu tiên bài thơ này trên Nam phong tạp chí năm 1923, nhưng có lẽ cái cách hạ một chữ trắc ngang ngược của ông ngay cuối câu đầu vẫn không sao địch nổi giọng tài hoa của “Túy Ông” Nguyễn Khắc Hiếu, nên dần dà người ta đã quên mất bản dịch đi đầu:
Người tiên xưa cưỡi hạc vàng cút,
Ở đây chỉ những lầu hạc trơ.
Hạc vàng đã cút chẳng về nữa,
Mây trắng nghìn năm còn phất phơ.
Sông bọc Hán Dương cây xát xát,
Cỏ liền Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu chăng tá?
Mây nước trên sông khách thẫn thờ!1
Sau tiếng vang của bài thơ Tản Đà, tưởng ai cũng đành phải nhường bước, ngờ đâu lại như một kích thích cho nhiều thế hệ kế tục đua tài với ông. Họ không nghe theo Lý Bạch nhắc nhở: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc / Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”; dầu người nào cũng đã một lần đến chiêm ngưỡng và tấm tắc trước lâu đài thơ của sông Đà núi Tản, kẻ trước người sau vẫn cứ muốn thử thách bút lực của mình.
Ngô Tất Tố:
Người xưa cưỡi hạc đã cao bay,
Lầu hạc còn suông với chốn này.
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn,
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay.
Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng,
Xanh ngát châu Anh, lớp cỏ dày.
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây.
Trần Trọng Kim:
Người đi cưỡi hạc từ xưa,
Đất này Hoàng Hạc còn lưa một lầu.
Hạc vàng đi mất đã lâu,
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông.
Hán Dương cây bóng lòng sông,
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì.
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.
Trần Trọng San:
Người xưa cưỡi hạc bay đi mất,
Riêng lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây.
Hạc đã một đi không trở lại,
Man mác muôn đời, mây trắng bay.
Hán Dương sông tạnh, cây in thắm,
Anh Vũ bờ thơm, cỏ biếc dày.
Chiều tối, quê nhà đâu chẳng thấy,
Trên sông khói sóng gợi buồn ai.
Nguyễn Khuê:
Cưỡi hạc người xưa đi đã lâu,
Còn đây Hoàng Hạc chỉ trơ lầu.
Hạc vàng biền biệt từ xưa ấy,
Mây trắng lững lờ đứng mãi sau.
Sông tạnh Hán Dương cây lắng bóng,
Bãi thơm Anh Vũ cỏ tươi màu.
Chiều buồn quê cũ nơi nào nhỉ?
Khói sóng trên sông giục khách sầu.
Khương Hữu Dụng:
Ai cưỡi hạc vàng đi mất hút,
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi !
Hạc vàng một đi đã đi biệt,
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi.
Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời.
Hoàng hôn về đó, quê đâu tá ?
Khói sóng trên sông não dạ người.
Vân vân...
Đặc biệt, trong số người không ngại “vận bút” để làm cái chuyện “dịch là diệt” có cả thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Bài thơ dịch của họ Hoàng cũng đã nhiều người biết, tuy chưa phổ biến thật rộng. Một cách dịch thoát sáo, tưởng xa nghĩa nhưng lại lắng đọng được thi vị, và nhất là có những ẩn ngữ đầy “tâm trạng” không kém gì tiếng lòng của nhà thơ họ Thôi:
Xưa hạc vàng bay vút bóng người,
Đây Lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi.
Vàng tung cánh hạc đi đi mất,
Trắng một màu mây vạn vạn đời.
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu,
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi.
Gần xa chiều xuống đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
Sao lại cô đơn đến mức “Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi”? Và ai là “cánh hạc vàng” trong con mắt thi nhân mà “Vàng tung cánh hạc đi đi mất”? Ai khiến cho thi nhân sầu nhớ như chực vỡ òa nước mắt trong câu thơ cuối cùng? Tôi cứ thắc mắc mãi mà không giải đáp được cho mình. May mắn gần đây được bạn Đặng Tiến ở Pháp gửi cho một tấm hình chụp lại nguyên thủ bút của Vũ Hoàng Chương:
Thì ra, không biết bài thơ được dịch từ bao giờ nhưng đích thân họ Vũ đã chép nó vào ngày 6 tháng 12 năm 1975, tặng người bạn vong niên đang ở quá xa là nhà bình thơ Đặng Tiến. Gần sát cái Tết dương lịch năm 1976, người thơ da diết nhớ bạn và đặt mình vào hoàn cảnh bạn khi ngồi trên bờ một con sông xứ người nào đấy chắc cũng rất đơn chiếc mà nhớ thương về cố quốc: “Gần xa chiều xuống đâu quê quán / Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!”. Ngôn từ bài thơ dịch quả gợi cảm hứng tuyết lạnh một buổi chiều hửng nắng ở Tây Âu. Tuy nhiên... chợt đọc lại ngày tháng chép thơ. Ôi, ngày 6 tháng 12 năm 1975. Tôi cũng ở Sài Gòn đúng trong những ngày đó. Một mùa đông lạnh hơn hẳn những mùa đông khác của phương Nam nắng ấm. Còn nhớ đêm nằm trong nhà người bà con ở 362 đường Hòa Hảo, đắp một chiếc chăn dạ mà vẫn rét run không ngủ nổi. Không chỉ thế. Tôi đã đến chơi nhà nữ sĩ Mộng Tuyết trên đường Nguyễn Minh Chiếu, nơi cách đó ít lâu gia đình Vũ Hoàng Chương tạm cư ngụ. Tôi biết lắm, ngày này, thi nhân và dịch giả Vũ Hoàng Chương cùng khá nhiều trí thức Sài Gòn cũ đang sống trong tột cùng thấp thỏm, chưa rõ trắng đen về thân phận của mình. Cái tết năm đó - năm Bính thìn 1976 - ông có bài Vịnh bức tranh gà lợn:
Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành,
Gà lợn, om sòm rối bức tranh.
Rằng vách có tai, thơ có họa,
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng,
Lòng lợn âm dương một tấc thành.
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn,
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.
Đã từng sống trong không khí cải cách ruộng đất đợt V hồi 1955 ở Khu IV, tôi thấu hiểu nỗi sợ đến khủng khiếp về một cái gì không ra ngô ra khoai, “Sáng chưa sáng hẳn tối không đành”, về sự chờ đợi trong nặng nề khắc khoải, phải đếm từng giây phút một cho bớt cô đơn lạnh lẽo mà Vũ Hoàng Chương từng sống. Tôi cũng đã chứng sống cái nỗi niềm rất khó bộc bạch: “Lòng lợn âm dương một tấc thành” của gia đình mình. Một tấc thành mà không biết tỏ cùng ai, vì chẳng biết “lòng ai đỏ mắt ai xanh” (một tấm lòng đỏ và một con mắt xanh đối với người nghệ sĩ mới cần thiết làm sao!) nên nhìn đâu cũng lấm lét, làm gì cũng ngó trước ngó sau: “Rằng vách có tai, thơ có họa/tai họa”. Đúng là những ngày ấy Vũ Hoàng Chương đang như Từ Thức ngay chính trên quê hương xứ sở của mình. Phải: “Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu / Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi”. Chỉ có ông với một mình ông.
Cảm thán cho Vũ Hoàng Chương thì cũng chỉ là vô ích vì ông đã là một cánh hạc vàng đi mất đến ba mươi năm có lẻ rồi. Chi bằng hãy bắt chước ông, vắt óc trước bài thơ của chàng Thôi Hiệu để “thôi xao” ra những vần dịch mới. Tôi đã gắng làm như thế, cũng xin coi là một bài thơ tặng những người bạn xa - rất xa ở Mỹ ở Âu - trong đó có Đặng Tiến:
Hạc vàng người trước cưỡi đi rồi,
Lầu trống còn tên Hoàng Hạc thôi.
Một thuở hạc vàng không trở lại,
Nghìn năm mây trắng vẫn đang trôi.
Hán Dương cây đứng soi sông sáng,
Anh Vũ cỏ non biếc bãi bồi.
Chiều tối quê hương nhìn chẳng thấy,
Trên sông khói sóng dạ bồi hồi.
Hà Nội 21-1-2007
1 Tác giả có lời Cảm ơn TS Nguyễn Văn Hiệu đã đọc giúp cho bài thơ khó nhớ này.
Nguồn: Văn hoá Nghệ An
HỌC MỖI NGÀY. Hoàng Hạc Lâu là thắng cảnh nổi tiếng ở Vũ Hán gắn liền với sông Trường Giang, trận Xích Bích, huyền thoại hạc vàng, Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch gác bút, Khổng Minh mượn gió đông, Tôn Quyền xem trận thế, Khuất Nguyên viết Ly tao, Nhạc Phi trần tình biểu, Nguyễn Du viết tuyệt phẩm trong bắc hành tạp lục, Tô Thức, Mạnh Hạo Nhiên, Mao Trạch Đông ... đề thơ. Biết bao danh hoạ và ảnh đẹp về Hoàng Hạc Lâu làm say đắm lòng người.
Thắng cảnh
Lầu Hoàng Hạc vốn là đài quan sát quân sự được xây từ thời Tam Quốc, ở bờ nam sông Trường Giang, thuộc địa phận nước Ngô (thành phố Vũ Xương, Vũ Hán ngày nay). Đài quan sát này liên quan với trận Xích Bích nổi tiếng trong lịch sử và huyền thoại cầu gió đông của Khổng Minh. Sau này, khi nước Ngô bị diệt vong thì đài không còn ý nghĩa quân sự quan trọng nữa. Nhưng, do được xây ở nơi phong cảnh hùng vĩ nên lầu Hoàng Hạc dần trở thành điểm đến của tao nhân, mặc khách và ngày càng nổi tiếng, là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Vũ Hán.
Sa bàn HOÀNG HẠC LÂU (Ngày xưa )
Huang He Lou (Tower of Yellow Crane): Hoàng Hạc Lâu
Photo in 1870s.(Ảnh khoảng năm 1870) Nguồn: Wikipedia tiếng Việt
Lầu Hoàng Hạc nguyên thuỷ là một kiến trúc bằng gỗ chạm trổ gồm ba tầng, ở trên đỉnh bằng đồng. Trải qua nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc, chịu biết bao cuộc chiến tranh huỷ diệt; rồi lại được dựng lên, sau nhiều lần trùng tu cho đến nay lầu Hoàng Hạc được tái sinh trở lại với sự kết tinh nhuần nhuyễn những phong cách độc đáo của Hoàng Hạc Lâu qua các đời Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh ... được trưng bày để mọi người thưởng ngoạn. Hoàng Hạc Lâu hiện tại lộng lẫy hơn nhiều với năm tầng có chiều cao 51,4 mét, ngói vàng, trụ đỏ, các mái hiên được uốn cong lên như đôi cánh hạc.
Tầng một cao hơn 10m với trang trí bên trong giúp người xem hiểu ngay được về sự tích của Hoàng Hạc Lâu. Tầng hai đến tầng bốn lưu giữ lại những bài thơ từ và danh hoạ về các sự kiện lịch sử từ thời Tam Quốc đến nay, những danh nhân như Khuất Nguyên, Nhạc Phi, thi tài Lý Bạch, Thôi Hiệu, Tô Đông Pha, Mạnh Hạo Tầng năm là tầng cao nhất của lầu, đứng ở đây, người ta có thể ngắm cảnh trời sông bao la bát ngát, nhìn dòng Trường Giang và Hán Thủy hợp lưu lại thành hình chữ “Nhân” trong Hán tự .
Huyền thoạiTheo sách “Liệt tiên toàn truyện” của Vương Thế Trinh đời Minh, có chuyện kể rằng: Xưa có một người họ Tân, bán rượu ở chân núi Hoàng Cốc kiếm sống qua ngày. Một hôm có có đạo sĩ già ăn mặc rách rưới đến xin rượu uống. Anh bán rượu nghèo tốt bụng, thấy ông lão đáng thương, bèn cho rượu uống. Từ đấy, ngày nào đạo sĩ cũng đến xin rượu. Một hôm, đạo sĩ từ biệt anh bán rượu, nói: “Một năm qua, ngày nào anh cũng cho rượu uống, chẳng có gì đền đáp. Lão có con hạc quí, tặng anh để tỏ lòng biết ơn”. Nói rồi ông lấy vỏ cam vẽ lên tường một con hạc, dặn: “Chỉ cần anh vỗ tay là hạc sẽ bay ra nhảy múa, mua vui cho khách”. Dứt lời, đạo sĩ biến mất.
Anh bán rượu làm theo, quả nhiên có hạc vàng bay ra nhảy múa. Từ đấy, khách uống rượu hiếu kì kéo đến rất đông, chẳng bao lâu, anh trở nên giàu có. Bỗng một hôm đạo sĩ quay lại nói: “Mười năm qua, tiền anh kiếm được chắc đã đủ trả chỗ rượu anh cho lão uống?”. Rồi, ông rút cây sáo thần thổi lên một khúc, gọi hạc vàng bay ra, cưỡi hạc bay đi mất. Vì thế, về sau, căn lầu xây ở nơi này được mang tên Hoàng Hạc.
Theo Vương Tượng Chi của đời Bắc Tống viết trong “Dự Ðịa kỷ thắng” thì sở dĩ tháp quan sát được gọi là Hoàng Hạc Lâu vì tháp này nằm trên Hoàng Hộc Sơn, phía tây nam của Từ Thành ngày xưa. Thời cổ, chữ Hộc (ngỗng trời: thiên nga) cũng có nghĩa là Hạc, nên về sau người ta dùng chữ Hạc cho rõ nghĩa hơn. Từ đó, Hoàng Hộc Sơn được gọi là Hoàng Hạc Sơn. Đời sau Hoàng Hạc Sơn cũng được gọi là Xà Sơn vì dáng núi ngoàn ngoèo giống rắn.
Thơ và Ảnh
Theo tài liệu văn học Trung Quốc thì có khoảng 300 bài thơ tả cảnh lầu Hoàng Hạc, nhưng bài thơ Thôi Hiệu đời Đường là xuất sắc nhất, có giá trị nghệ thuật vượt không gian và thời gian, được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.
Tương truyền, khi “Thánh thi” Lý Bạch đến lầu Hoàng Hạc du ngoạn, định đề thơ, nhưng đọc xong thơ Thôi Hiệu đã đề trước đó, ông đành nghiêng mình gác bút, ngửa mặt lên trời mà than rằng :“Nhãn tiền hữu cảnh đạo vô tắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (Cảnh đẹp nhường kia sao khó viết, Trên đầu Thôi Hiệu đã đề thơ). Để ghi nhớ giai thoại văn học “Thôi Hiệu đề thơ, Lý Bạch gác bút” thú vị này, ngày nay ở phía Nam lầu Hoàng Hạc, người ta xây dựng “Đình gác bút”, làm điểm tham quan, dừng chân cho du khách.
Nguyễn Du khi đi sứ nhà Thanh qua lầu Hoàng Hạc, trong Bắc hành tạp lục đã viết bài thơ:
黃鶴樓 Hoàng Hạc lâu
阮攸 Nguyễn Du
何處神仙經紀時 Hà xứ thần tiên kinh kỉ thì
猶留仙跡此江楣 Do lưu tiên tích thử giang mi
今來古往盧生夢 Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng
鶴去樓空崔顥詩 Hạc khứ lâu không Thôi Hiệu thi
軒外煙波空渺渺 Hiên ngoại yên ba không diểu diểu
眼中草樹尚依依 Nhãn trung thảo thụ thượng y y
衷情無限凴誰訴 Trung tình vô hạn bằng thùy tố
明月清風也不知 Minh nguyệt thanh phong dã bất tri
Lầu Hoàng Hạc
Nào thuở tiên đi mãi đến giờ,
Dấu tiên bên bến đứng trơ vơ.
Xưa qua nay lại Lư dồn mộng,
Hạc khuất lầu không Hạo để thơ.
Thăm thẳm nước mây ngoài vạn dặm,
Dờn dờn cây cỏ vẫn nghìn xưa.
Nỗi lòng ấp ủ cùng ai tỏ?
Gió mát trăng trong luống hững hờ
(Quách Tấn dịch)
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương cũng cảm khái viết bài thơ cùng tên Hoàng Hạc Lâu:
Hoàng Hạc Lâu
Vũ Hoàng Chương
Đã bao giờ có hạc vàng đâu
Mà có người tiên để có lầu!
Tưởng hạc vàng đi mây trắng ở
Lầm Thôi Hiệu trước Nguyễn Du sau.
Hạc chưa thoát khỏi mê hồn kịch
Tiên vẫn nằm trong vạn cổ sầu
Trăng gió hão huyền như khói sóng
Nồi kê đã chín nghĩ mà đau.
Quang cảnh thành phố Vũ Hán nhìn từ lầu Hoàng Hạc
Hoàng Hạc
Hoàng Hạc Lâu trên đồi Rắn , Vũ Hán, Trung Quốc
(Yellow Crane Tower on Snake Hill, Wuhan, China
Photo by Mike Martin, uploaded by User Leonard G. on en.wikipedia)
(Yellow Crane Tower on Snake Hill, Wuhan, China
Photo by Mike Martin, uploaded by User Leonard G. on en.wikipedia)
Ảnh và danh hoạ về Hoàng Hạc Lâu có rất nhiều. Anh Hà Hữu Tiến gửi cho tôi các tư liệu mà anh thu thập được, tôi hiệu đính và thêm vào các thông tin mới. Cháu Tố Nguyên và Hoàng Long chụp được khá nhiều ảnh đẹp về Hoàng Hạc Lâu. Tôi lưu lại bài này để sau này bổ sung thêm những bài thơ tuyệt hay khác của Mạnh Hạo Nhiên, Tô Đông Pha, Mao Trạch Đông ... và những ảnh chụp, danh hoạ, cảm nhận.
Hà Hữu Tiến, Hoàng Kim
Dựa trên những nguồn trích dẫn chính:
http://www.mediafire.com/?2xe9tid2gdh Người SG
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_H%E1%BA%A1c_l%C3%A2u
Xem thêm:
Một bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu của Vũ Hoàng Chương
Hy Tuệ
Bài thơ lừng danh Hoàng Hạc lâu 黃鶴樓 của nhà thơ Trung Quốc đời Đường Thôi Hiệu 崔顥 thì ai mà chẳng biết:
黃鶴樓
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Bản dịch nổi tiếng của Tản Đà có dễ còn được người Việt biết nhiều hơn:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Trước Tản Đà, hình như Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục mới là người dịch đầu tiên bài thơ này trên Nam phong tạp chí năm 1923, nhưng có lẽ cái cách hạ một chữ trắc ngang ngược của ông ngay cuối câu đầu vẫn không sao địch nổi giọng tài hoa của “Túy Ông” Nguyễn Khắc Hiếu, nên dần dà người ta đã quên mất bản dịch đi đầu:
Người tiên xưa cưỡi hạc vàng cút,
Ở đây chỉ những lầu hạc trơ.
Hạc vàng đã cút chẳng về nữa,
Mây trắng nghìn năm còn phất phơ.
Sông bọc Hán Dương cây xát xát,
Cỏ liền Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu chăng tá?
Mây nước trên sông khách thẫn thờ!1
Sau tiếng vang của bài thơ Tản Đà, tưởng ai cũng đành phải nhường bước, ngờ đâu lại như một kích thích cho nhiều thế hệ kế tục đua tài với ông. Họ không nghe theo Lý Bạch nhắc nhở: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc / Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”; dầu người nào cũng đã một lần đến chiêm ngưỡng và tấm tắc trước lâu đài thơ của sông Đà núi Tản, kẻ trước người sau vẫn cứ muốn thử thách bút lực của mình.
Ngô Tất Tố:
Người xưa cưỡi hạc đã cao bay,
Lầu hạc còn suông với chốn này.
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn,
Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay.
Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng,
Xanh ngát châu Anh, lớp cỏ dày.
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây.
Trần Trọng Kim:
Người đi cưỡi hạc từ xưa,
Đất này Hoàng Hạc còn lưa một lầu.
Hạc vàng đi mất đã lâu,
Ngàn năm mây trắng một màu mênh mông.
Hán Dương cây bóng lòng sông,
Bãi kia Anh Vũ cỏ trông xanh rì.
Chiều hôm lai láng lòng quê,
Khói bay sóng vỗ ủ ê nỗi sầu.
Trần Trọng San:
Người xưa cưỡi hạc bay đi mất,
Riêng lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây.
Hạc đã một đi không trở lại,
Man mác muôn đời, mây trắng bay.
Hán Dương sông tạnh, cây in thắm,
Anh Vũ bờ thơm, cỏ biếc dày.
Chiều tối, quê nhà đâu chẳng thấy,
Trên sông khói sóng gợi buồn ai.
Nguyễn Khuê:
Cưỡi hạc người xưa đi đã lâu,
Còn đây Hoàng Hạc chỉ trơ lầu.
Hạc vàng biền biệt từ xưa ấy,
Mây trắng lững lờ đứng mãi sau.
Sông tạnh Hán Dương cây lắng bóng,
Bãi thơm Anh Vũ cỏ tươi màu.
Chiều buồn quê cũ nơi nào nhỉ?
Khói sóng trên sông giục khách sầu.
Khương Hữu Dụng:
Ai cưỡi hạc vàng đi mất hút,
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi !
Hạc vàng một đi đã đi biệt,
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi.
Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh ngời.
Hoàng hôn về đó, quê đâu tá ?
Khói sóng trên sông não dạ người.
Vân vân...
Đặc biệt, trong số người không ngại “vận bút” để làm cái chuyện “dịch là diệt” có cả thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Bài thơ dịch của họ Hoàng cũng đã nhiều người biết, tuy chưa phổ biến thật rộng. Một cách dịch thoát sáo, tưởng xa nghĩa nhưng lại lắng đọng được thi vị, và nhất là có những ẩn ngữ đầy “tâm trạng” không kém gì tiếng lòng của nhà thơ họ Thôi:
Xưa hạc vàng bay vút bóng người,
Đây Lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi.
Vàng tung cánh hạc đi đi mất,
Trắng một màu mây vạn vạn đời.
Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu,
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi.
Gần xa chiều xuống đâu quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
Sao lại cô đơn đến mức “Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi”? Và ai là “cánh hạc vàng” trong con mắt thi nhân mà “Vàng tung cánh hạc đi đi mất”? Ai khiến cho thi nhân sầu nhớ như chực vỡ òa nước mắt trong câu thơ cuối cùng? Tôi cứ thắc mắc mãi mà không giải đáp được cho mình. May mắn gần đây được bạn Đặng Tiến ở Pháp gửi cho một tấm hình chụp lại nguyên thủ bút của Vũ Hoàng Chương:
Thì ra, không biết bài thơ được dịch từ bao giờ nhưng đích thân họ Vũ đã chép nó vào ngày 6 tháng 12 năm 1975, tặng người bạn vong niên đang ở quá xa là nhà bình thơ Đặng Tiến. Gần sát cái Tết dương lịch năm 1976, người thơ da diết nhớ bạn và đặt mình vào hoàn cảnh bạn khi ngồi trên bờ một con sông xứ người nào đấy chắc cũng rất đơn chiếc mà nhớ thương về cố quốc: “Gần xa chiều xuống đâu quê quán / Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!”. Ngôn từ bài thơ dịch quả gợi cảm hứng tuyết lạnh một buổi chiều hửng nắng ở Tây Âu. Tuy nhiên... chợt đọc lại ngày tháng chép thơ. Ôi, ngày 6 tháng 12 năm 1975. Tôi cũng ở Sài Gòn đúng trong những ngày đó. Một mùa đông lạnh hơn hẳn những mùa đông khác của phương Nam nắng ấm. Còn nhớ đêm nằm trong nhà người bà con ở 362 đường Hòa Hảo, đắp một chiếc chăn dạ mà vẫn rét run không ngủ nổi. Không chỉ thế. Tôi đã đến chơi nhà nữ sĩ Mộng Tuyết trên đường Nguyễn Minh Chiếu, nơi cách đó ít lâu gia đình Vũ Hoàng Chương tạm cư ngụ. Tôi biết lắm, ngày này, thi nhân và dịch giả Vũ Hoàng Chương cùng khá nhiều trí thức Sài Gòn cũ đang sống trong tột cùng thấp thỏm, chưa rõ trắng đen về thân phận của mình. Cái tết năm đó - năm Bính thìn 1976 - ông có bài Vịnh bức tranh gà lợn:
Sáng chưa sáng hẳn, tối không đành,
Gà lợn, om sòm rối bức tranh.
Rằng vách có tai, thơ có họa,
Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh.
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng,
Lòng lợn âm dương một tấc thành.
Cục tác nữa chi, ngừng ủn ỉn,
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.
Đã từng sống trong không khí cải cách ruộng đất đợt V hồi 1955 ở Khu IV, tôi thấu hiểu nỗi sợ đến khủng khiếp về một cái gì không ra ngô ra khoai, “Sáng chưa sáng hẳn tối không đành”, về sự chờ đợi trong nặng nề khắc khoải, phải đếm từng giây phút một cho bớt cô đơn lạnh lẽo mà Vũ Hoàng Chương từng sống. Tôi cũng đã chứng sống cái nỗi niềm rất khó bộc bạch: “Lòng lợn âm dương một tấc thành” của gia đình mình. Một tấc thành mà không biết tỏ cùng ai, vì chẳng biết “lòng ai đỏ mắt ai xanh” (một tấm lòng đỏ và một con mắt xanh đối với người nghệ sĩ mới cần thiết làm sao!) nên nhìn đâu cũng lấm lét, làm gì cũng ngó trước ngó sau: “Rằng vách có tai, thơ có họa/tai họa”. Đúng là những ngày ấy Vũ Hoàng Chương đang như Từ Thức ngay chính trên quê hương xứ sở của mình. Phải: “Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu / Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi”. Chỉ có ông với một mình ông.
Cảm thán cho Vũ Hoàng Chương thì cũng chỉ là vô ích vì ông đã là một cánh hạc vàng đi mất đến ba mươi năm có lẻ rồi. Chi bằng hãy bắt chước ông, vắt óc trước bài thơ của chàng Thôi Hiệu để “thôi xao” ra những vần dịch mới. Tôi đã gắng làm như thế, cũng xin coi là một bài thơ tặng những người bạn xa - rất xa ở Mỹ ở Âu - trong đó có Đặng Tiến:
Hạc vàng người trước cưỡi đi rồi,
Lầu trống còn tên Hoàng Hạc thôi.
Một thuở hạc vàng không trở lại,
Nghìn năm mây trắng vẫn đang trôi.
Hán Dương cây đứng soi sông sáng,
Anh Vũ cỏ non biếc bãi bồi.
Chiều tối quê hương nhìn chẳng thấy,
Trên sông khói sóng dạ bồi hồi.
Hà Nội 21-1-2007
1 Tác giả có lời Cảm ơn TS Nguyễn Văn Hiệu đã đọc giúp cho bài thơ khó nhớ này.
Nguồn: Văn hoá Nghệ An
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)