Lưu trữ Blog

23 tháng 12, 2013

SEO tối ưu hóa website


HỌC MỖI NGÀY. Bí quyết đưa website lên TOP Google là khởi nghiệp thông minh. Tôi tin điều đó! Bill Gate năm 2006 đã phát biểu: "Nếu bạn không kinh doanh trên internet thì tốt nhất bạn đừng nên kinh doanh nữa". Anh Nguyễn Minh Đức một trong các chuyên gia SEO Google hàng đầu tại Việt Nam - Giám đốc Điều hành IM Group trình bày cách thức tối ưu hóa website (SEO - Search Engine Optimization) tại Hội thảo SEOBí quyết đưa website lên TOP Google Thời gian  18:00 - 21:00, ngày 7 tháng 1 năm 2014 tại địa điểm: Tầng 1, Tòa nhà số 97 Trần Quang Diệu, P.14, Q3, TP.HCM,  phí tham dự 1 đô la (20.000 đ). Đơn vị tổ chức Hội thảo Việt  Hoithao.vn. Chi tiết  thông tin tại đâyEmail: hoithaoviet@hoithao.vn. Điện thoại: 0909127577- 0909907574.

Tôi thực sự cảm phục những con người tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học để nâng cao dân trí. Năm 2007, chúng tôi đã giới thiệu tác phẩm Google câu chuyện thần kỳ   (tác giả David Vise và Mark Malseed, người dịch Khánh Chi) là cuốn sách bán rất chạy. Gần đây năm 2010, chúng tôi có bài Lớp học trực tuyến trên Violet giới thiệu một địa chỉ học tập tốt . Lần này, mời bạn hãy dạy và học ở Hoithao.vn Kênh truyền thông - Tổ chức hội thảo.


Thế giới rộng mở đang cho chúng ta nhiều cơ hội hơn để tự học. Sử dụng Goolle, Facebook,  Youtube, Yahoo, Baidu, Wikipedia... để kết nối giao lưu học hỏi. Mở rộng Alexa đi kèm với bạn khi bạn lướt web , cung cấp cho bạn với các dữ liệu Alexa về các trang web bạn truy cập mà không gián đoạn duyệt web của bạn. 25 website nổi bật toàn cầu theo đánh giá của Alexa gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về  Kỹ năng SEO tối ưu hóa website (Bài  và ảnh minh họa Đường vào di sản của Hoàng Kim).  

Tội thử trắc nghiệm Mở rộng Alexa với một số trang web mà tôi yêu thích và có kết quả :
http://google.com                           
global rank     1

Country Percent of VisitorsRank in Country
United States Flag  United States30.2%1
India Flag  India8.8%1
Russia Flag  Russia3.4%4
United Kingdom Flag  United Kingdom2.9%2
Japan Flag  Japan2.7%5
More

http://cayluongthuc.blogspot.com   global rank    19,726,789
http://dayvahoc.blogspot.com                                11,154,349
http://foodcrops.vn                                                   20,714,567                                                                          


Video yêu thích

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

12 tháng 11, 2013

Chùm thơ Nhà Giáo Việt Nam



HỌC MỖI NGÀY. Chùm thơ Nhà Giáo Việt Nam: Kính chào thầy giáo thân thương (Lê Tuấn Đạt), Tấm ảnh trắng đen (Lê Tuấn Đạt), Lời thầy tôi dặn lúc ra trường (Lê Tuấn Đạt), Sao sáng dạy người (Phạm Minh Giắng), Công việc này trao lại cho em (Hoàng Kim), Ơn Thầy (Hoàng Kim), Lớp học trên đồng (Hoàng Kim) Lời Thầy dặn (Hoàng Kim)
 
KÍNH CHÀO THẦY GIÁO THÂN THƯƠNG

Lê Tuấn Đạt
Kính chào thầy giáo thân thương
Sáu mươi, tóc đã pha sương vì trò
Bốn mươi năm, một con đò
Đón đưa ai có nhớ cho bao lần.

Thầy đi từ tuổi thanh xuân
Thầy về, nẻo ấy là gần hay xa?
Bao năm trường cũng là nhà
Bảng đen phấn trắng đều là thịt xương.

Ngày mai hoa lá sân trường
Vắng thầy, chắc cũng mấy phương lặng buồn
Ngày mai có một cánh chuồn
Bay vào cửa lớp vương vương nhớ thầy

Một đời người một rừng cây
Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng
Buồn vui thầy để vào trong
Với nghề, thầy vẫn một lòng lạc quan.

Chúc thầy đông hết xuân sang
Về hưu vẫn mãi rộn ràng niềm vui.


(*) Nguồn: blog Lê Tuấn Đạt


TẤM ẢNH TRẮNG ĐEN

Lê Tuấn Đạt

Tấm ảnh trắng đen thầy chụp cho cả lớp
Mấy chục năm rồi màu thuốc vẫn còn tươi
Nhìn rõ mặt bạn bè đông đủ cả
Cùng quây quần, chỉ thiếu mỗi thầy thôi

Ngày họp mặt không có thầy chụp ảnh
Thầy vào mây năm ấy đã xa rồi
Chuyền tay nhau xem tấm hình lớp cũ
Nhìn chỗ nào cũng thấy bóng thầy tôi.

 



LỜI THẦY TÔI DẶN LÚC RA TRƯỜNG 

Lê Tuấn Đạt
“Em ơi, thầy dặn em này
Hôm qua đã cạn, ngày mai còn nhiều
Ngày mai có sáng có chiều
Yêu người thì nhớ phải yêu hết lòng.”

“Em ơi con chữ thì cong
Con đường phải thẳng, đường vòng chớ đi
Đường ngay trúc trắc lắm khi
Chậm thôi, thầy chẳng trách gì em đâu!”

“Nhiều tiền chưa hẳn là giàu
Sang thì lắm vẻ muôn màu, nghe em
Lỡ nghèo thì chớ đành hèn
Hơn ai sang cả vì quen cúi luồn”

“Ngày mai em sẽ ra trường
Chữ, thầy trút cạn lót đường em đi
Ngoài kia còn lắm kỳ thi
Thà mình thi rớt, hay gì dối gian!”

Nguồn: Blog Vườn của Đạt

 
Sao sáng dạy người (Phạm Minh Giắng)
                                                   
 THẦY TÔI
                                                       Phạm Minh Giắng
Một đời quang đãng nhà tranh

Không chui cửa lớn, chẳng tranh ghế ngồi

Người thầy xưa cũ của tôi

Ai đem đom đóm mà soi vàng mười.



Trái tim khối óc sáng ngời

Dạ dầy Thầy có khác người chi đâu!

Học trò hư hỏng, thì đau

Phụ huynh nói xấu đằng sau, mặc lời



Vinh quang sao sáng giữa đời

Áo cơm thì thấp, nụ cười thì cao.

                                                                
Nguồn: blog Bạn của tôi


TRI ÂN NGƯỜI THẦY TRONG LÒNG CON


Kính tặng Thầy


Hòa Hân

Đèn dầu thắp sáng trong đêm (1)
Lời Thầy vọng mãi trong lòng con thơ
"Dân ta vẫn đói còn nghèo
Cuộc đời góp sức dựng xây quê nhà" (2)

Con nay cất bước vào đời
Biết rằng phía trước lắm đầy chông gai
Lửa Thầy con giữ trong tim
Nguyện đem chút sức giữ gìn ước mơ

(1) Thắp đèn lên đi em! (Thơ HK)
(2) Lời Thầy dặn:
“Dạy và học không chỉ trao truyền kiến thức mà thắp lên ngọn lửa ! Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC  CÂY LƯƠNG THỰC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.














CÔNG VIỆC NÀY TRAO LẠI CHO EM

Hoàng Kim

Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !

Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.

Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này trao lại cho em.


ƠN THẦY

Hoàng Kim

Cha ngày xưa nuôi con đi học
Một nắng hai sương trên những luống cày
Trán tư lự, cha thường suy nghĩ
Phải dạy con mình như thế nào đây?

Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất
Cái chết giằng cha ra khỏi tay con
Mắt cha lắng bao niềm ao ước
Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng.

Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy
Tương lai con đi, sự nghiệp con làm
Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ
Cha ngã xuống rồi trao lại tay con.

Trên luống cày này, đường cày con vững
Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa
Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ
Thôi thúc tim con học tập phút giờ …


LỚP HỌC TRÊN ĐỒNG

Hoàng Kim

Trò đứng trên bờ
Thầy cày dưới ruộng
Roi rói đất lật lên
Thẳng tắp từng hàng từng luống …

Buổi đầu chưa quen đường cày đâu vững
Thầy nắn tay cầm, thầy sửa dáng đi
Trán lấm tấm mồ hôi, trời thì lạnh giá
Nhưng mọi người đều học say mê.


Thầy dạy con muốn đường cày đẹp
Phải vững tay cày và thẳng mắt trông
Bước đĩnh đạc, đường hoàng, ngay ngắn
Dóng trâu đi đúng lối, thẳng đường


Con hiểu thầy bày từng lời cặn kẽ
Đâu chỉ dạy cày, thầy dạy đức cho con
Nuôi mục đích trước sau như một
Việc tốt đưa ra, quyết vượt tới cùng …



- Các em học hiểu không?
- Hiểu lắm!
- Em nào ra cày?
Muôn cánh tay giơ lên …


Luống cày chạy băng băng
Đất lành sôi sự sống
Từng hàng, từng hàng lật lên
Áo mới thay dần mặt ruộng.


Thầy trò say mê mãi
Dưới ruộng trò cày
Trên bờ thầy hớn hở
Đường cày càng vững vàng hơn…




LỜI THẦY DẶN


Kính tặng GS. Norman Borlaug
di sản niềm tin và nổ lực


 Hoàng Kim

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời

Video yêu thích

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

30 tháng 9, 2013

Trị ung thư bằng trái cây rẻ tiền



HỌC MỖI NGÀY. TS. Nguyễn Trọng Tùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Phú Yên gửi cho tôi tài liệu sưu tầm "Trị ung thư bằng trái cây rẻ tiền". Tôi chép bài này lên trang này để mọi người cùng đọc. Tôi tin tưởng việc nên ăn trái cây khi bụng trống thay vì ăn lúc no, thỉnh thoảng cần thanh lọc cơ thể bằng cách chỉ ăn trái cây suốt ba ngày là cách làm hợp lý, bổ ích và dễ thực hành. Trị ung thư bằng trái cây rẽ tiền KIWI, Táo, Dâu tây, Cam, Dưa hấu, Ổi, Ðu đủ là phương pháp tốt mà vô hại. Không uống nước lạnh sau bữa ăn mà nên dùng nước ấm. Cần biết triệu chứng nhồi máu cơ tim để cấp cứu kịp thời.Đó là những thông tin y học quý.

ĂN TRÁI CÂY, TRỊ UNG THƯ BẰNG TRÁI CÂY

* Nên ăn trái cây khi bụng trống
* Chỉ ăn trái cây trong ba ngày để thanh lọc cơ thể
* KIWI, Táo, Dâu tây, Cam, Dưa hấu, Ổi, Ðu đủ
* Không uống nước đá lạnh sau bữa ăn



Bác sĩ Stephen Mak trị bệnh ung thư thời kỳ chót bằng những cách điều trị "không chính thống" nhưng rất nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Trước đây, ông dùng năng lực mặt trời để chữa bệnh. Ông tin rằng cơ thể có khả năng tự hồi phục. Xin xem lời ông bên dưới

Cám ơn đã gửi bài về trái cây và nước trái cây. Ðây là một cách điều trị ung thư. Gần đây, tỷ lệ thành công của tôi trong việc điều trị ung thư là khoảng 80%. Bệnh nhân ung thư lẽ ra không phải chết. Cách điều trị ung thư đã được tìm ra, chỉ là chúng ta có tin hay không. Tôi rất tiếc về việc hàng trăm bệnh nhân ung thư đã chết theo cách chữa trị truyền thống. Xin cám ơn và cầu Thượng Ðế phù hộ.

Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào.

Ăn trái cây như thế nào mới đúng?

Không ăn trái cây sau bữa ăn! Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.

Trái cây là thức ăn quan trọng nhất. Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.

Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa

Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v... Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.

Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.

Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, người đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì.

Khi cần uống nước trái cây, hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố.

Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong ba ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt ba ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng!

Trị ung thư bằng trái cây rẽ tiền

*KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E và chất sợi. Lượng sinh tố C gấp hai lần trái cam.

*Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa và flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não.

*Dâu tây: (không phải là con dâu người Tây, mà là trái dâu tây) là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.

*Cam: Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.

*Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C và Potassium (Kali).

*Ổi và Ðu đủ: hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.

*Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư?

Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn* (Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm.)

Một điều nghiêm trọng cần biết về nhồi máu cơ tim

“Thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.*

Một bác sĩ chuyên khoa tim cho biết, nếu mọi người nhận được email này gửi tiếp cho 10 người khác, thì ít nhất một mạng người sẽ được cứu sống.

EATING FRUIT - THIS OPENED MY EYES

Dr Stephen Mak treats terminal ill cancer patients by "un-orthodox" way and many patients recovered. Before he used solar energy to clear the illnesses of his patients. He believes on natural healing in the body against illnesses. See his article below.

Thanks for the email on fruits and juices. It is one of the strategies to heal cancer. As of late, my success rate in curing cancer is about 80%. Cancer patients shouldn't die. The cure for cancer is already found. It is whether you believe it or not. I am sorry for the hundreds of cancer patients who die under the conventional treatments. Thanks and God bless.- Dr Stephen Mak

EATING FRUIT...

We all think eating fruits means just buying fruits, cutting it and just popping it into our mouths. It's not as easy as you think. It's important to know how and when to eat.

What is the correct way of eating fruits?

IT MEANS NOT EATING FRUITS AFTER YOUR MEALS!

FRUITS SHOULD BE EATEN ON AN EMPTY STOMACH. If you eat fruit like that, it will play a major role to detoxify your system, supplying you with a great deal of energy for weight loss and other life activities.

FRUIT IS THE MOST IMPORTANT FOOD. Let's say you eat two slices of bread and then a slice of fruit. The slice of fruit is ready to go straight through the stomach into the intestines, but it is prevented from doing so.

In the meantime the whole meal rots and ferments and turns to acid. The minute the fruit comes into contact with the food in the stomach and digestive juices, the entire mass of food begins to spoil....

So please eat your fruits on an empty stomach or before your meals! You have heard people complaining — every time I eat watermelon I burp, when I eat durian my stomach bloats up, when I eat a banana I feel like running to the toilet, etc — actually all this will not arise if you eat the fruit on an empty stomach. The fruit mixes with the putrefying other food and produces gas and hence you will bloat!

Greying hair, balding, nervous outburst and dark circles under the eyesall these will NOT happen if you take fruits on an empty stomach.

There is no such thing as some fruits, like orange and lemon are acidic, because all fruits become alkaline in our body, according to Dr. Herbert Shelton who did research on this matter. If you have mastered the correct way of eating fruits, you have the Secret of beauty, longevity, health, energy, happiness and normal weight.

When you need to drink fruit juice - drink only fresh fruit juice, NOT from the cans. Don't even drink juice that has been heated up. Don't eat cooke fruits because you don't get the nutrients at all. You only get to taste.Cooking destroys all the vitamins.

But eating a whole fruit is better than drinking the juice. If you should drink the juice, drink it mouthful by mouthful slowly, because you must let it mix with your saliva before swallowing it. You can go on a 3-day fruit fast to cleanse your body. Just eat fruits and drink fruit juice throughout the 3 days and you will be surprised when your friends tell you how radiant you look!

KIWI: Tiny but mighty. This is a good source of potassium, magnesium, vitamin E & fiber. Its vitamin C content is twice that of an orange.

APPLE: An apple a day keeps the doctor away? Although an apple has a low vitamin C content, it has antioxidants & flavonoids which enhances the activity of vitamin C thereby helping to lower the risks of colon cancer, heart attack & stroke.

STRAWBERRY: Protective Fruit. Strawberries have the highest total antioxidant power among major fruits & protect the body from cancer-causing, blood vessel-clogging free radicals.

ORANGE : Sweetest medicine. Taking 2-4 oranges a day may help keep colds away, lower cholesterol, prevent & dissolve kidney stones as well as lessens the risk of colon cancer.

GUAVA & PAPAYA: Top awards for vitamin C. They are the clear winners their high vitamin C content.. Guava is also rich in fiber, which helps prevent constipation. Papaya is rich in carotene; this is good for your eyes.

Drinking Cold water after a meal = Cancer! Can u believe this?? For those who like to drink cold water, this article is applicable to you. It is nice to have a cup of cold drink after a meal. However, the cold water will solidify the oily stuff that you have just consumed. It will slow down the digestion. Once this 'sludge' reacts with the acid, it will break down and be absorbed by the intestine faster than the solid food. It will line the intestine. Very soon, this will turn into fats and lead to cancer. It is best to drink hot soup or warm water after a meal.

A cardiologist says if everyone who gets this mail sends it to 10 people, you can be sure that we'll save at least one life.

Video yêu thích

Cassava in Vietnam: Save and Grow
Tây Ninh hướng đến thâm canh cây mì bền vững

http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

22 tháng 8, 2013

Vu Lan về nhớ Cụ Mạ nhớ Anh


ĐỌC LẠI VÀ SUY NGẪM. Sang thăm bạn, đọc thơ, chợt ứa nước mắt nhớ Vu Lan về ... Nhớ Mạ... nhớ Anh. Ba bài thơ, ba người viết, ba cảnh ngộ nhưng đều chân thành, cảm động. Tôi nghe lại bài hát Gặp mẹ trong mơ (Mother in the dream) của cậu bé 12 tuổi làm cả triệu người rơi nước mắt.

VU LAN VỀ

Hoàng Hương Lan

Tuổi thơ bao kỉ niệm ngọt ngào.
Mẹ tết tóc cài nơ ngày Tết.
Buổi chợ về bánh đa, lạc luộc.
Đêm ầu ơ tiếng Huế dịu dàng.

Tam quốc chí cùng Ba tranh luận.
Đánh cờ chiều con khóc vì thua.
Ba bẹo má đền cho cục kẹo.
Lại dung dăng theo Mẹ thêu thùa.

Con mong lắm được về ngày cũ.
Một lần thôi, bên Mẹ bên Ba
- Con đút nhé chén chè Mẹ nấu.
- Mẹ ăn thêm, Ba nấu cháo hoa…

Tóc pha sương con là bóng Mẹ.
Hiểu ngày xưa Mẹ đợi con về.
Nén nhang thắp cháy lòng nỗi nhớ.
Đêm giật mình…khóc với cơn mơ.

Vu Lan về hoa hồng trắng ngực.
Câu kinh buồn nghẹn tắt sớm mai.
Cầu Cha Mẹ dẫu xa thăm thẳm.
Được thảnh thơi nơi chốn tuyền đài…

NHỚ MẠ

Hoàng Ngọc Dộ


CHẴN THÁNG

Đã chẵn tháng rồi, ôi Mạ ôi!
Tuần trăng tròn khuyết đã hết rồi
Mà con không thấy đâu bóng Mạ
Thấy trăng vắng Mạ dạ bùi ngùi.

NĂM MƯƠI NGÀY

Năm mươi ngày chẵn thấm thoắt trôi
Mạ về cỏi hạc để con côi
Vầng trăng tròn trặn vừa hai lượt
Vắng Mạ, lòng con luống ngậm ngùi.

ĐỌC SÁCH

Con đọc sách khuya không nghe tiếng Mạ
Nỗi tâm tư con nghĩ miên man
Lúc Mạ còn, con bận việc riêng con
Không đọc được để Mạ nghe cho thỏa dạ.

Nay con đọc, vắng nghe tiếng Mạ
Nỗi bùi ngùi lòng dạ con đau
Sách mua về đọc Mạ chẵng nghe đâu
Xót ruôt trẻ lòng sầu như cắt.

Mạ ơi Mạ, xin Mạ hãy nghe lời con đọc.

BUỒN

Buồn khi rão bước đồng quê
Buồn khi chợp mắt Mạ về đâu đâu
Buồn khi vắng Mạ dạ sầu
Buồn khi mưa nắng giải dầu thân Cha
Buồn khi sớm tối vào ra
Ngó không thấy Mạ, xót xa lòng buồn.


NHỚ ANH

Hoàng Kim

Trăng xưa cùng anh cuốc đất
Trăng nay mình em làm thơ
Thinh không một vầng trăng tỏ
Trăng ơi, rọi đến bao giờ?

Gặp mẹ trong mơ (Mother in the dream)



Tuổi thơ con khuất mẹ cha / Nay nghe câu hát mắt nhoà niềm riêng” Tôi lặng người nhớ mẹ và khóc lặng lẽ khi nghe bài hát Gặp mẹ trong mơ (Mother in the dream) của cậu bé 12 tuổi làm cả triệu người rơi nước mắt. Cảm ơn sự kết nối, chuyển ngữ và giới thiệu của những người bạn.



Bài hát của cậu bé 12 tuổi
làm cả triệu người rơi nước mắt

Ngay từ khi bước ra sân khấu China Got’s Talent, khán giả đã cực ấn tượng với bộ trang phục giống một “chiến binh hào hiệp” Mông Cổ ngày xưa, với đai lưng và đôi bot cao cổ của Uudam – cậu bé mồ côi 12 tuổi đến từ miền cao nguyên xa xôi với những đồng cỏ non xanh mướt.
Ban Giám khảo hỏi:
-Tại sao con hát bài này? – Khi con nhớ mẹ, con hát bài này”
-Ước mơ của con là gì?
- Phát minh ra một loại mực, mà khi mực rơi đến đâu, thế giới chuyển sang màu xanh (cỏ).
-Thế mẹ con ở đâu?
-Mẹ con ở trên trời”
-Thế còn bố con?
-Bố con đã ra đi sau một vụ tai nạn.

Cách đối đáp thông minh, khuôn mặt sáng ngời của Uudam khiến nhiều người nghĩ rằng cậu bé sẽ thể hiện một ca khúc sôi động, nhưng không, khi nghe những lời tâm sự của em và đặc biệt khi em cất lên giọng hát – cả khán phòng China Got’s Talent lặng đi vì xúc động. Không phải ai cũng hiểu nội dung bài hát của em, thế nhưng giọng hát trong sáng, truyền cảm ấy lay động trái tim của tất cả mọi người. Khi được hỏi tại sao lại chọn ca khúc “Mother in the dream” để dự thi , Uudam thành thật trả lời: “Em lúc nào cũng hát bài này mỗi buổi sáng thức dậy. Em hát vì nhớ mẹ, hát để cho mẹ ở trên thiên đường nghe thấy giọng của em”.

Trong lúc thể hiện ca khúc dự thi của mình, Uudam luôn hướng cánh tay bé nhỏ lên trên như muốn gửi tất cả lời ca tiếng hát tới người mẹ yêu dấu. Uudam hát bằng chính con tim, bằng chính nỗi nhớ da diết và ước mơ được gặp người mẹ đã rời xa em từ lâu lắm rồi. Bài hát rung động lòng người của cậu bé mồ côi nhận được vô số những lời khen tặng từ 3 vị giám khảo. Annie, nữ giám khảo trẻ tuổi đã khóc rất nhiều khi nghe ca khúc của Uudam: “Tôi hy vọng Uudam sẽ có được những người mẹ tốt, quan tâm em như chính những gì em mong muốn, thể hiện trong bài hát. Chắc hẳn tất cả những người mẹ ở đây đều sẽ yêu quý một đứa bé ngoan ngoãn như Uudam”.

Ước mơ của cậu bé trong tương lai không phải mong có một gia đình giàu có, cũng không phải có một người mẹ hiền thứ hai mà rất ngây thơ, giản dị là “muốn phát minh ra một loại mực đặc biệt, khi đổ xuống đất nó sẽ biến cả hành tinh này thành một đồng cỏ xanh tươi, để mọi người luôn được sống vui vẻ và hạnh phúc”.

Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

20 tháng 8, 2013

Tư liệu quý về Hồ Xuân Hương



HỌC MỖI NGÀY. Phạm Ngọc Khảnh có bài viết "Tri phủ Vĩnh Tường và nhân vật Chiêu Hổ là ai?" trong sách “Mấy vấn đề cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương”, Hội VHNT Hà Nam Ninh, 1991, Trần Tường, đã được đăng trên blog Trần Mỹ Giống ngày 20 tháng 11 năm 2013. Đây là tư liệu quý về Hồ Xuân Hương, góp phần giải mã những ẩn tình trong bài thơ nổi tiếng của Bà chúa thơ Nôm "Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi!/ Cái nợ ba sinh có thế thôi/ Chôn chặt văn chương ba tấc đất/ Ném tung hồ thỉ bốn phương trời/ Nắm xương dưới đất chau mày khóc/ Hòn máu trên tay nhoẻn miệng cười/ Đã thế thì thôi cho mát mẻ/ Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi!". Theo Phạm Ngọc Khảnh thì Phạm Viết Ngạn, tự Thành Phủ, là tri phủ Vĩnh Tường*, người bạn đời của Hồ Xuân Hương, cũng chính là Chiêu Hổ, người xướng họa thơ họ Phạm mà đời sau lầm tưởng là Phạm Đình Hổ. (Hồ Xuân Hương - Tranh: Hồ Y).

Hôm nay là đêm rằm tháng Bảy Vu Lan báo hiếu ông bà cha mẹ, tôi đang gấp việc sắn Tây Ninh và chấm bài dự hội đồng ở Huế nhưng không nỡ chậm lại việc lưu tư liệu chiêu tuyết cho nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Phải rồi! "Thân em thì trắng phận em tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non" và bốn bài thơ xướng họa giữa Xuân Hương với Chiêu Hổ - “…chơi cung nguyệt, … mó hang hầm…” như ta đã biết, với xuất xứ bài này thì đâu còn có thể coi là những câu thơ tục ???. Đó là thể hiện sự phóng khoáng, đằm thắm và đồng điệu, sự hàm xúc thơ trong sáng và giản dị, cách chơi chữ đặc biệt tài hoa và hóm hỉnh, thử thách tài năng của nhau… cá tính và văn phong của hai nhà thơ Hồ Xuân Hương và Phạm Viết Ngạn.

Tư liệu chiêu tuyết người hiền trong ngày Vu Lan này thật quý giá biết bao!

Hoàng Kim

Xem tiếp:


TRI PHỦ VĨNH TƯỜNG VÀ NHÂN VẬT CHIÊU HỔ LÀ AI?

Phạm Ngọc Khảnh


LAI LỊCH TRI PHỦ VĨNH TƯỜNG*

Hồ Xuân Hương trong sự nghiệp văn chương đã để lại cho chúng ta nhiều thi phẩm để đời, xứng đáng được suy tôn – Bà chúa thơ nôm! Về mối quan hệ đàm đạo thơ phú và cuộc tình lận đận thường nói đến Tổng Cóc, Chiêu Hổ và ông Phủ Vĩnh Tường. Ở đây tôi chỉ xin nói rõ hơn về lai lịch Tri Phủ Vĩnh Tường, qua những cứ liệu mà chúng tôi có được.

Như chúng ta đều biết, Hồ Xuân Hương là vợ lẽ Tri Phủ Vĩnh Tường, nhưng Tri Phủ Vĩnh Tường là ai và sống vào thời nào, trước nay chưa ai biết rõ. Vì vậy tìm ra được lai lịch, cũng như phát biểu quan điểm chính xác nhân vật này, chắc sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về tiểu sử và thơ Hồ Xuân Hương mà nhiều người còn băn khoăn suy nghĩ.

Qua “tư liệu dòng họ Phạm, lưu hành nội bộ” ghi vẻn vẹn “đời 15 có Cử nhân Phạm Viết Ngạn đỗ 1842 làm Tri Phủ Vĩnh Tường; chồng nữ sĩ Hồ Xuân Hương”.

Qua tìm hiểu và những tài liệu từ Thượng Trại, xã Hải Phú, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Nơi con cháu Phủ Vĩnh Tường di cư về đây lập ấp có: sách Triệu Tông Phả do chính tay con trai út Phủ Vĩnh Tường viết năm Tự Đức thứ 35 – Nhâm Ngọ (1882). Sách hiện còn lưu trữ trong tủ sách của cụ Phạm Cát Lũy, hậu duệ chi thứ họ Phạm ở thôn Phú Lễ, xã Hải Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định và sách Trà Lũ Xã có chép về Tri Phủ Vĩnh Tường. Nội dung lai lịch Tri Phủ Vĩnh Tường và mối quan hệ Hồ Xuân Hương – Tri Phủ Vĩnh Tường như sau:

Tri Phủ Vĩnh Tường chỉ là danh vị được mọi người tôn xưng cửa miệng. Theo Triệu Tông Phả phần viết nối tiếp Phạm Gia Tộc Phả, nhân vật này mới ở chức Đồng tri phủ phân phủ Vĩnh Tường họ Phạm tên Viết Ngạn, húy Đại, tự Thành Phủ; khi thăng chức Đồng tri phủ phân phủ Vĩnh Tường cải là Viết Lập. Ông sinh ngày 13/8 năm Nhâm Tuất, Gia Long nguyên niên (1802), quê gốc ở Sơn Tây. Ông nội Phạm Viết Ngạn đến làng Trà Lũ xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định cũ, dạy học. Đến năm Bính Ngọ (1786) di cư hẳn về làng Trà Lũ và trở thành người làng Trà Lũ.

Phạm Viết Ngạn đỗ Tú tài năm 24 tuổi, năm 41 tuổi đỗ Cử nhân tại trường thi Nam Định, khoa Nhâm Dần – Thiệu Trị thứ 2 (1842). Năm Mậu Thân Tự Đức nguyên niên (1848) được hậu bổ. Tháng 4 năm sau – Kỷ Dậu (1849), được điều đi giữ chức Nhiếp biện ấn vụ huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), rồi nhận chức Giáo thụ phủ Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Khoa thi hương năm Canh Tuất (1850) Phạm Viết Ngạn được sung sơ khảo trường Nghệ An; khoa thi hương năm Giáp Dần (1854) lại được sung phúc khảo trường Nghệ An… Năm Mậu Ngọ (1858) được bổ tri huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Đầu năm Nhâm Tuất, Tự Đức thứ 15 (1862) được thăng chức Đồng tri phủ phân Phủ Vĩnh Tường, tháng 3 năm ấy tham gia trận “Đánh thổ phỉ vượt biên giới” tràn sang vùng địa phận Phủ Vĩnh Tường, thắng trận. Đến ngày 14/4 cùng năm Phạm Viết Ngạn mất tại lỵ sở, thọ 61 tuổi. Vậy là ông nhậm chức ở Vĩnh Tường chỉ được chưa đầy 4 tháng…

Lần theo “Triệu Tông Phả” do Phạm Viết Thiệu, người con út của Phạm Viết Ngạn viết năm Nhâm Ngọ (1882) “Bố ta vâng nhậm chức giáo thụ phủ Thiệu Hóa bỗng sinh ta nhân đấy đặt tên là Viết Thiệu”. Phạm Viết Thiệu chép tiếp về đời tư của bố mình: “Vợ cả húy Châu đã chết (người làng Thọ Vực), sinh được hai trai hai gai(là anh chị em cùng cha khác mẹ của Phạm Viết Thiệu ); vợ kế (người làng Vị Xuyên theo bài vị thờ là họ Nguyễn); vợ thứ là em gái họ người vợ kế), cũng không có con” (sách đã dẫn). Hai người vợ sau của Phạm Viết Ngạn đều không có con.

Phải chăng do cấm đoán của lễ giáo cộng với lòng đố kị của những người trong gia đình nên Phạm Viết Thiệu không được chép gì về người mẹ đẻ của mình trong nội dung chính của Triệu Tông Phả?

Những điều tìm hiểu trên cho thấy cả 3 bà vợ (vợ cả, vợ kế, vợ thứ) của Phạm Viết Ngạn đều không phải là mẹ đẻ của Phạm Viết Thiệu. Như vậy, người vợ nào của Phạm Viết Ngạn là mẹ đẻ của Phạm Viết Thiệu?

Không còn nghi ngờ gì nữa, mẹ đẻ Phạm Viết Thiệu chính là Hồ Xuân Hương, người mà cho đến nay trong họ ngoài làng vẫn thừa nhận chứ không thể là ai khác.

Lại chiếu trong sách Nam Định dư địa chí do Khiếu Năng Tĩnh hiệu khảo và Ngô Giáp Đậu biên soạn năm 1916 cho biết “Phạm Công Đại, nguyên tên húy là Ngạn, người làng Trà Lũ, đậu Cử nhân khoa Nhâm Dần đời Thiệu Trị (1842) làm đến Đồng tri phủ phân phủ Vĩnh Tường, chết trong lúc làm quan. Ông có tiếng thanh liêm, giản dị. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là thiếp của ông.” Thấy trùng hợp với lai lịch trích dẫn trên kia.

Khi Phạm Viết Ngạn mất tại lỵ sở Vĩnh Tường, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã khóc ông bằng một bài thơ vô cùng thống thiết:

Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi!
Cái nợ ba sinh có thế thôi
Chôn chặt văn chương ba tấc đất
Ném tung hồ thỉ bốn phương trời
Nắm xương dưới đất chau mày khóc
Hòn máu trên tay nhoẻn miệng cười
Đã thế thì thôi cho mát mẻ
Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi!

Để tiếp tục làm rõ về ông Phủ Vĩnh Tường qua câu chuyện “Chiêu Hổ là ai”, chúng tôi xin được bàn vào dịp tiếp sau hầu quý vị.



NHÂN VẬT CHIÊU HỔ LÀ AI?

Câu hỏi này đặt ra không phải là không có lý, vì lâu nay có nhiều quan điểm, nhiều lập luận trái chiều; có lúc tưởng như bế tắc. Mặc dù trong dân gian, qua nhân vật Hồ Xuân Hương (1815 - 1893) với thơ phú của bà thì Chiêu Hổ là một người tình - “trục trặc” của Xuân Hương để bà phải và “vợ” liều Tổng Cóc…

Ta thử điểm lại câu chuyện này xem sao. Trước nhất hãy tìm hiểu về những nhân vật có liên quan:

Về Phạm Đình Hổ trong “Lược Truyện các tác gia Việt Nam”, tập1, NXB KHXH, 1971 của Trần Văn Giáp (Chủ biên); cũng như “Từ điển Văn học Việt Nam”, NXB Giáo dục, 1999 của Lại Nguyên Ân. Đều ghi rất rõ Phạm Đình Hổ (1768 – 1839); tự Tùng Niên và Bỉnh Trực, hiệu Đan Sơn và Đông Dã Triều, người làng Đan Loan huyện Đường An (sau là Bình Giang tỉnh Hải Dương cũ, nay thuộc tỉnh Hải Hưng), cuối năm 1826 thăng Tế tửu Quốc Tử Giám … Có người nghi ngờ ông là Chiêu Hổ, thường xuyên xướng họa với Hồ Xuân Hương.

Về nhân vật Chiêu Hổ, người đã từng họa thơ với Hồ Xuân Hương là ai? Theo Nguyễn Hữu Tiến biên soạn, xuất bản sách “Giai nhân dị mặc” đến những tập thơ Hồ Xuân Hương in sau này (1912, 1914). Ông đã có công tìm hiểu quê hương, lai lịch, nhưng không quyết đoán được đành ghi: “Chiêu Hổ người làng Đan Loan, phủ Bình Giang tỉnh Hải Dương…”. Hơn 20 năm sau Dương Quảng Hàm lại giải đáp dứt khoát: “Chiêu Hổ là Phạm Đình Hổ (1768 – 1839)” mà không cho biết từ nguồn gốc tư liệu nào? Nếu theo giả thiết Chiêu Hổ, tức Phạm Đình Hổ quả thật là người bạn thơ xướng họa của Hồ Xuân Hương thì Tri phủ Vĩnh Tường phải kém nữ sĩ đến mấy chục tuổi. Vì Tri phủ Vĩnh Tường đến năm Nhâm Tuất (1802) mới sinh.

Tảo Trang trong bài “Chiêu Hổ và Phạm Đình Hổ” (Tạp chí văn học số 3 năm 1962) nêu ý kiến: Chiêu Hổ không dính líu gì đến Phạm Đình Hổ.

Để chứng minh luận điểm này (dựa theo Trần Tường, sách đã dẫn). Chúng ta quay trở lại tìm hiểu về phong độ, tài thơ văn của Tri phủ Vĩnh Tường – Phạm Viết Ngạn: xin nêu hai câu thơ trong 3 bài thơ chữ Hán của ông như sau:

Thỏ phách tà xuyên khuê diệp lãng
Phụng chi ám giữ quế hương luân

Tạm dịch:

Trăng nghiêng xuyên lá buông khuê rợn
Cành phượng tỏa ngầm hương quế lan

Gia phả họ Phạm (Trà Lũ) còn chép lại một bài thơ liên quan đến cái chết của ông ở Lỵ Sở:

Tạm dịch thơ:

Dân trong sáu nước đã dân Tần
Hào lão thôi đành chịu khuất thân
Khổ ải đầu xanh đều trắng tóc
Tâm hùng giáo mộc khó thân gần
Trăm năm vun đắp xem Trang Hiếu
Một cuộc phàn nhương ngán Hang, Trần
Cảm nghĩa giờ đây thân chịu mệnh
Ta người đất Bái cũng dân Tần

Những trích dẫn trên đây tuy ít ỏi, cũng đủ chứng minh Phạm Viết Ngạn là một người khoa cử có văn tài, ông còn là người rất tài hoa, giỏi cả cầm, kỳ, thi, họa.

Bốn bài thơ xướng họa giữa Xuân Hương với Chiêu Hổ - “…chơi cung nguyệt, … mó hang hầm…” như ta đã biết. Thể hiện hai nhà thơ rất phóng khoáng, đằm thắm và đồng điệu; ngôn ngữ thơ rất hàm xúc, trong sáng và giản dị. Đặc biệt cách chơi chữ của hai người rất tài hoa, hóm hỉnh, thử thách tài năng của nhau… cá tính và văn phong hai nhà thơ không khác cá tính của Hồ Xuân Hương và Phạm Viết Ngạn.

Ngoài ra cần nói tới đôi câu đối nổi tiếng, vế ra của Xuân Hương, vế đối của bạn thơ:

Mặc áo giáp dải cài chữ đinh mậu kỷ canh khoe mình rằng quý
Làm đĩ càn tai đeo hạt khảm tốn ly đoài khéo nói là khôn.

Phải chăng đôi câu đối này có gài ngầm “mật mã”, chiết tự, đồng âm dị nghĩa…

Theo các bộ trong chữ Hán ghép lại thấy vế ra có hàm chứa từ Thành Phủ - tên tự của Phạm Viết Ngạn; vế đối có hai từ Xuân Hương, ta thấy hai nhân tài văn chương gặp nhau thật đáo để.

Lại nữa theo những địa danh sáng tác của Hồ Xuân Hương với những nơi Phạm Viết Ngạn từng công cán. Ở Thanh Hóa có 3 bài: Ông chồng, bà chồng (tức hòn Trống, hòn Mái), chơi hang Thanh Hóa (hang ở Thanh).

Ninh Bình có 2 bài: Kẽm Trống, Đèo Ba Dội, 2 câu đối: thơ chuông vần uông, câu đối Cửa Đó.

Sơn Tây (Vĩnh Tường) 3 bài: Hang Cắc Cớ, chơi Chùa Hương, chợ Giời Sài Sơn.

Một sự trùng lặp bất ngờ và thú vị là nơi sáng tác của Hồ Xuân Hương và nơi nhậm chức của Phạm Viết Ngạn khớp nhau như hình với bóng.

Cuối cùng khi Phạm Viết Ngạn mất ở Lỵ Sở bài thơ “Khóc ông phủ Vĩnh Tường” của Xuân Hương, nó như một bài điếu văn bà đã chắt lọc, khắc họa chân dung quan phủ Vĩnh Tường mà trước nhất ông là một văn nhân “chôn chặt văn chương ba tấc đất …” và sau mới đến trí trai “Hồ thỉ bốn phương trời”.

Đến đây chúng ta có thể khẳng định Chiêu Hổ tức Phạm Đình Hổ không phải là bạn xướng họa thơ của Hồ Xuân Hương. Chiêu Hổ chỉ là tên người đời sau đặt vì tưởng lầm người bạn xướng họa thơ họ Phạm của Hồ Xuân Hương là Phạm Đình Hổ tức Chiêu Hổ. Thực ra người bạn thơ họ Phạm ấy là: Phạm Viết Ngạn, tự Thành Phủ, người bạn đời của Hồ Xuân Hương; từ khi ông còn là thầy đồ dạy học, đợi khoa thi hương và khi đã đỗ Cử nhân có chức vị xã hội chỉ là một: Tri Phủ Vĩnh Tường.


Phạm Ngọc Khảnh
Xóm Đông – Thôn Vệ - Nam Hồng – Đông Anh – Hà Nội
ĐT: 01655324769 – Email: phamlinhnd@yahoo.com.vn

(Nguồn: Blog Trần Mỹ Giống)

Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn


12 tháng 8, 2013

Nhân đọc Sơn Nam vạt lục bình Nam Bộ của Trần Mạnh Hảo



Tôi hôm nay cặm cụi suốt ngày trên cánh đồng chữ nghĩa, đọc và góp ý khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên. Những giống lúa OM 6976, GSR50, GSR 81, GSR3, GSR 10... quấn quýt tôi, ám ảnh tôi trong cả giấc mơ trưa với những thửa ruộng thí nghiệm tại Sóc Trăng, Gia Lai, Ninh Thuận, Phú Yên, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. Nhớ ngày mai là giỗ của Sơn Nam ông già Nam Bộ, tôi dành phút thư giản để lần tìm trên báo mạng, lắng nghe những lời đồng cảm tri âm. Bài viết “Sơn Nam vạt lục bình Nam Bộ” của nhà văn Trần Mạnh Hảo đã làm tôi xúc động:

“Không hiểu sao, mỗi lần nhớ đến nhà văn Sơn Nam, tôi lại hình dung đến những vạt hoa lục bình trên các kênh rạch, sông ngòi của miền Nam. Lục bình, loài hoa “vừa đi vừa nở”, như một bài thơ tôi viết thuở nào, là một thứ hoa quá bình thường, thậm chí quá tầm thường, do trời trồng, cứ phiêu dạt, cứ lang bạt kỳ hồ như mây bay gió thổi, như số phận và tâm hồn của người nghệ sĩ. Lục bình vừa đi vừa sống, vừa đi vừa nở hoa, vừa đi vừa sinh sôi và tan rã. Nương trên sông nước, có lúc loài hoa xê dịch này chạy như bay về phía chân trời, chạy như đang bị nghìn thượng nguồn lũ lụt đuổi bắt, chạy như đang trôi tuột về phía hư vô, về phía không còn gì, để bấu víu và tồn tại…

Quả thực, Sơn Nam là loài lục bình chuyên đi bộ, trôi bộ trên những vỉa hè của Sài thành. Ông cứ tưng tửng như thế mà đi vào lòng người, mà đi vào văn học. Học theo phép trôi nổi, vô bờ bến của hoa lục bình, chừng như Sơn Nam cứ tưng tửng suốt hơn bảy mươi năm mà đi bộ trên những vỉa hè bụi bậm quanh co của con người. Đốm lục bình trên cạn này có cảm giác như trôi không nghỉ, vừa đi vừa ngậm cái sâu kèn bốc khói, thảng hoặc cười ruồi một cái rất bí hiểm, hoặc gật đầu chào một bóng mây, quờ tay lên khoảng không như tính vịn vào sự hụt hẫng của bước chân phận số. Trên dòng đời trôi dạt, cuộn xoáy về vô định ấy, trong hoang sơ im lặng chợt trổ ra bông lục bình, đột ngột như tiếng khóc oa oa sơ sinh của mang mang thiên cổ, có lúc lại đầy đặn, ấm áp tươi vui như tiếng cười của trời đất. Nhìn lên trời, đám mây tưng tửng kia chợt như một dề lục bình của cao xanh, trôi đi muôn đời bí hiểm mà sao chưa học được phép nở hoa của bông lục bình hoang dã.

Gió kia thổi tưng tửng lên miệt vườn và Sơn Nam cứ thế mà đi tưng tửng đến mọi người. Ông có cái dáng cổ quái như người đã ở miệt vườn từ mấy trăm năm, từ độ ông bà mình đầu tiên mở đất Nam Bộ. Ông giống như một tùy phái của Thoại Ngọc Hầu vừa thu nạp dân binh đi mở kinh Vinh Tế về, lội bộ qua vài ba trăm năm đến với chúng ta như lội qua vài ba công ruộng. Sơn Nam đã ở đô thành gần này hơn nửa thế kỷ mà cái dáng của ông vẫn như là dáng của dân miệt vườn chay. Ông chưa hề bị nhiễm chất thị thành, hệt như ông già Nam Bộ này vừa theo mùa nước nổi bắt được mấy xâu chuột, kêu bạn bè kiếm vài chùm bông điên điển về nướng chuột nhậu chơi. Ông có cái dáng dân chài lưới của U Minh thượng, U Minh hạ hơn là cái dáng của dân làm văn, viết sử.

Sơn Nam là nhà văn của nông thôn, mà là nông thôn Nam Bộ, một nông thôn thuần phác mà dữ dằn, chịu chơi mà nghĩa khí, nhân hậu mà ngang tàng. Cái miệt vườn trong văn chương của Sơn Nam là một miệt vườn xưa, nơi con người và cá sấu còn tranh giành nhau từng tấc đất, nơi cọp ngồi lù lù giữa buổi chợ chiều, nơi mũi lao thường biết cách dẫn đường con người bằng cách phóng đi như tên bắn về phía hoang vu, tăm tối và nỗi sợ trước một thiên nhiên được cấu tạo bằng nỗi niềm của người xa xứ.

Ông chính hiệu là nhà văn của buổi đầu mở đất, của những người bị phát vãng, bị lưu đầy từ miền Trung, miền Bắc vào, của dân trốn nợ, của kẻ thất tình quá mà bỏ xứ, của những anh hùng Lương Sơn Bạc, muốn tìm tự do nơi xứ cọp hơn là phải sống tù túng, sợ hãi trong sự áp bức của cõi người toàn quan ôn, chúa ác. Sơn Nam là một nhà Nam Bộ học, một cuốn từ điển của thời đầu mở đất Đồng Nai. Ông tiếp tục truyền thống văn chương của những Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh, Đông Hồ… Văn ông giản dị chừng nào, mộc mạc chừng nào lại sâu sắc mà hàm súc chừng ấy. Đọc ông, tôi cứ nhớ đến Tuốchghênhiép, một nhà văn phong tục của Nga ở thế kỷ mười chín với “bút ký người đi săn” nổi tiếng trên thế giới. Tuốchghênhiép là một biên niên sử của nông thôn Nga thời Sa hoàng, với những trang trại và những cỗ xe tam mã, những mệnh phụ phu nhân và những mối tình phù phiếm gió bay, những nông nô và số phận tẩm toàn nước mắt, những cánh rừng tai ga hư thực và những hươu nai chỉ lấy sự chạy làm vũ khí. Cũng như Tuốcghênhiép, Sơn Nam là một nhà văn phong tục của miền Nam, của những huyền thoại thời kỳ khai điền lập ấp.

Văn của Sơn Nam không ào ào như gió chướng, lại không trong veo như nước cất trong phòng thí nghiệm, mà nó là thứ chất lỏng hồng hào có tên là phù sa, chỉ cần vốc lên đã thấy mỡ màu cả bàn tay. Dưới ngòi bút của ông, những mảnh vụn bình thường nhất của thiên nhiên, những góc khuất nhất của hồn người chợt như được khoác lên một thứ ánh sáng mới, được bước ra sân khấu của ngôn từ với vẻ mặt trang trọng và cảm động. Những cảnh, những đời, những tâm sự của ông dù với tính cách hảo hớn, hào hùng nhất, sảng khoái và chịu chơi nhất bao giờ cũng pha một giọng kể trầm buồn, u hoài, xa vắng. Nói cho cùng, Sơn Nam là nhà văn của nỗi buồn con người. Hình như nỗi buồn đau mới có khả năng tạo ra cái đẹp của nghệ thuật? Thế giới nguy hiểm hơn, dễ đổ vỡ hơn nếu chỉ tồn tại bằng tiếng cười, bằng sự hoan lạc. Những câu chuyện mà Sơn Nam kể cho chúng ta thường pha chất dân gian, pha chút tiếu lâm nguyên thủy miệt vườn, đôi khi cái cười đi qua còn lưu lại nước mắt. Làm cho người đọc cảm động, còn tác giả tuồng như vẫn tỉnh queo, vẫn lầm lũi đi tìm những mảnh đời khác, những câu chuyện khác, gom nhặt chất liệu như đi mót lúa.

Sơn Nam dáng dấp nhỏ con như núi của phương Nam nhưng rắn rỏi, gân guốc. Gương mặt ông khắc khổ, hun hút như được chạm khắc bởi nỗi niềm tù túng của lịch sử có nét hao hao gương mặt của tượng đá Phù Nam. Đôi mắt ông nhìn tôi vừa xuyên suốt, vừa u u minh minh, vừa sáng quắc vừa lờ đờ, hệt như là đôi mắt của quá khứ. Ông cười lành như cái cười của nghé, của bê. Đôi lúc đang ngồi cười nói, ông chợt im lặng như quên mất tiếng nói, thậm chí như thể ông đã để quên hai lỗ tai ở nhà. Và chợt thấy ông cười ruồi như cười với người trong mơ. Đôi khi ông thất thường như mưa nắng, song ông vẫn là người bình dị, chưa một lần tỏ ra kênh kiệu ta đây. Ông có khả năng chơi thượng vàng hạ cám. Lớp trẻ quý mến ông ở tấm lòng thành thật, cởi mở và chịu chơi, thậm chí lẹt xẹt, hề hề.

Thỉnh thoảng gặp ông, tôi lại thấy nhà văn Sơn Nam của chúng ta già đi một tí. Duy giọng nói ông còn hào sảng, tiếng cười hì hì của ông sao mà trẻ thơ dường vậy. Con người càng già đi, tâm hồn càng trở về thời thơ ấu. Với những tập truyện ngắn bút ký xuất sắc, với những tập biên khảo uyên thâm, với những phát hiện mới mẻ về chân dung tinh thần của người Nam Bộ, Sơn Nam quả rất xứng đáng với ý nghĩa của tên tuổi mình.

Dòng sông đuổi bắt chân trời, chẳng có gì trên đời có gan bám theo dòng sông về vô tận ngoài chấm lục bình kia. Lục bình như một biểu tượng sâu xa của kiếp người, vẫn trổ hoa trong mưa gió. Như một đóa lục bình văn học, tâm hồn Sơn Nam đang trôi trên những trang văn về phía chân trời của cuộc sống.”


Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông! Tôi từ trước đã tâm đắc điều này, và ngộ ra những người hiền thường thung dung, an nhiên với đời thường. Sơn Nam, Bùi Giáng, Võ Hồng, Trang Thế Hy... và những người hiền phương Nam đều hiền hòa, chất phác. Nay đọc Sơn Nam vạt lục bình Nam Bộ, tôi càng hiểu sâu sắc điều đó.

Hoàng Kim

Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

Người theo dõi