Lưu trữ Blog

26 tháng 4, 2013

Thị trường vàng đọc và suy ngẫm



HỌC MỖI NGÀY. Vàng có phải là thủ phạm làm tăng giá USD? Liệu có chuyện "rửa vàng" bằng cơ chế? Câu hỏi trên đang làm nhức nhối dư luận xã hội trong những ngày gần đây. Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định diễn biến kinh tế vĩ mô chưa cho thấy áp lực căng thẳng quá lớn về đồng USD. Nhưng vừa qua, sự nóng lên của đồng ngoại tệ này chính do các đầu nậu tranh thủ nhập vàng đế “kiếm lời”. Ở các địa bàn như TP.HCM, Hà Nội nhu cầu tiêu thụ vàng bao giờ cũng rất lớn, với mức chênh lệch giá như vừa qua, dễ hiểu giới buôn lậu vàng chắc chắn đã vào cuộc. Một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính cũng nhận định, trong tình hình khó khăn hiện nay, cầu USD cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa cao, trong khi đó nhập siêu quý 1 không quá lớn để gây áp lực lên cán cân thương mại, thì có thể thấy nhiều khả năng vàng chính là thủ phạm khiến USD đã tăng giá so với VND( theo Anh Vũ ghi báo Thanh Niên). Hôm Thứ Năm 23.4.2013, báo Thanh Niên đã phải lên tiếng xin lỗi Ngân hàng Nhà nước về việc đăng bài “Rửa vàng bằng cơ chế” với nhiều dữ liệu tham chiếu và chứng minh. Tác giả dựa vào các số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới để tìm câu trả lời cho thắc mắc chung của dân chúng: Tại sao giá vàng tại Việt Nam luôn cao hơn giá vàng trên thế giới (vào lúc này, mức độ chênh lệch lên tới sáu triệu đồng/lượng)? Tại sao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại tìm mọi cách xóa bỏ các thương hiệu vàng để hướng thị trường vàng Việt Nam tới chỗ chỉ còn một thương hiệu vàng duy nhất là SJC? Tại sao nguồn vàng trong nước không thiếu nhưng không dùng trực tiếp mà lạị tạo thêm qui trình “tạm xuất, tái nhập” (gom vàng hiện có, tạm chuyển ra nước ngoài, sau đó mang trở lại Việt Nam), rồi mới sử dụng để đúc thành vàng miếng? Tại sao vàng đã và đang tiếp tục đổ vào Việt Nam dưới dạng nhập lậu, với số lượng lên tới hàng chục tấn/năm. “Ai mua hơn 12 tấn vàng đấu thầu?” tờ Tuổi Trẻ nêu câu hỏi. “Thị trường vàng: Nguy cấp! Điều hành vàng: Thất bại!”, báo Pháp Luật TP.HCM nhận định. Tổng cục An ninh của Bộ Công an vào cuộc. Thị trường vàng đọc và suy ngẫm.

Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới:
"RỬA VÀNG" BẰNG CƠ CHẾ?


Những bí mật của thị trường vàng Việt Nam đã được "kể" ra từ những con số thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới. Lượng vàng VN nhập khẩu (hình đầu bài viết trên báo Thanh Niên)

Hàng tỉ USD nhập vàng lậu?

Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD

Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD. Cụ thể, lượng vàng nữ trang VN nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD.

Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn. Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD. Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua VN đã bỏ ra gần 1,3 tỉ USD để nhập khẩu. Đáng nói, cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.

Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD. Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.

Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào VN. Đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua. Điều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng "sóng tỷ giá" vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên. Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ.

Thị trường vàng như thùng không đáy

"Phiên đấu thầu sáng ngày 23.4, 26.000 lượng vàng mà NHNN đem ra đấu thầu đã được 8 đơn vị mua hết. Đây là phiên đầu tiên lượng vàng đưa ra được các đơn vị mua hết. Giá trúng thầu thấp nhất 42,04 triệu đồng/lượng, cao nhất 42,12 triệu đồng/lượng, cao hơn giá sàn mà NHNN đưa ra 41,97 triệu đồng/lượng. Như vậy, qua 10 phiên đấu thầu, NHNN đã đưa ra thị trường 11 tấn vàng nhưng giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao hơn giá thế giới khoảng 6 triệu đồng/lượng." (Thanh Xuân, báo Thanh Niên)

Hợp pháp hóa vàng lậu ?

Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN.

Bởi như phân tích trên, ngoài "chui" vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC. NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại. Và cũng trùng hợp NHNN "bỗng dưng" (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC. Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là "rửa vàng" kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.

Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua, như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Đợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua. Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang "ẩn" trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa. Câu hỏi đặt ra là, liệu có xảy ra thêm một cuộc tạm xuất - tái nhập để chuyển thể về vàng miếng SJC một cách chính danh nữa hay không? Câu trả lời vẫn phải chờ, nhưng những biểu hiện của thị trường vàng hiện nay đang cho thấy điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (lý do lớn nhất để phải bình ổn) đang ở mức kỷ lục, khoảng 6 triệu đồng/lượng, lượng vàng NHNN nhập khẩu trước đó đã bán hết sau 11 phiên đấu thầu... Khả năng tạo những cơn khan hiếm giả gây áp lực xuất - nhập để hợp pháp hóa vàng lậu là rất lớn.

Giá vàng VN trong quá khứ có cao có thấp hơn giá thế giới, nhưng mấy năm trở lại đây luôn cao hơn vàng thế giới rất nhiều. Trong quá khứ, VN có xuất khẩu vàng, nhưng mấy năm gần đây vàng xuất hầu như không có mà vàng nhập thì rất lớn. Đặc biệt, là nhập lậu. Đây là kết quả từ chính sách quản lý thị trường vàng yếu kém, tạo cơ hội cho các đơn vị, giới đầu nậu, giới đầu cơ... thao túng, trục lợi từ ngay trên cơ chế.

(Theo báo Thanh Niên 23-4.2013, bài đã bị rút xuống)
Nguồn: http://www.viet-studies.info/kinhte/RuaVang.htm

AI MUA HƠN 12 TẤN VÀNG ĐẤU THẦU?

TT - Tính đến ngày 24-4, hơn 12 tấn vàng (315.000 lượng) đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tung ra trong các phiên đấu thầu và được tiêu thụ hết, nhưng giá vàng trong nước không những không giảm mà ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới.

Tin bài liên quan

Vàng SJC vẫn đắt hơn thế giới 6 triệu đồng/lượng (25/04)
Bán gần sạch 26.000 lượng vàng chào thầu (24/04)
Vàng thế giới tăng mạnh, trong nước im ắng (24/04)
Vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới 6,42 triệu đồng/lượng (24/04)
Một tấn vàng bán sạch, vàng đắt hơn thế giới 6 triệu đồng/lượng (23/04)

Ai tiêu thụ số vàng này, và vì sao giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới 6-7 triệu đồng/lượng?

Thùng không đáy

Với mức giá trung bình 42-43,5 triệu đồng/lượng, ước tính tổng trị giá số vàng mà NHNN tung ra thị trường lên đến hơn 1.500 tỉ đồng, bằng nửa vốn điều lệ của một ngân hàng (NH) thương mại loại nhỏ.

Giám đốc một công ty kinh doanh vàng tại TP.HCM ước lượng trên 90% số vàng đấu thầu của NHNN do các NH mua để bù đắp lại số vàng huy động trong dân cư trước đây và đã bán ra để lấy VND. Số ít còn lại là các công ty kinh doanh vàng đã mua, nhưng trong số này nhiều công ty là sân sau của các NH nên thực chất vàng cũng chảy về túi NH chứ không được đưa ra thị trường.

Loại doanh nghiệp nhỏ khỏi cuộc chơi đấu thầu

Theo một số công ty vàng, hiện nay NHNN đã nâng khối lượng đặt thầu tối thiểu lên mức 1.000 lượng, tương đương 42 tỉ đồng, chưa kể phải chuyển trước một ngày nên cuộc chơi đấu thầu vàng gần như chỉ còn các NH và vài công ty vàng lớn như AJC, DOJI, PNJ. Trong khi những doanh nghiệp nhỏ chỉ có vốn khoảng 100 tỉ đồng nhưng nằm hết trong hàng hóa, nên việc huy động được một lúc 42 tỉ đồng là chuyện bất khả thi, chưa kể NHNN còn có lệnh cấm các NH cho các công ty vàng vay tiền để tham gia đấu thầu vàng.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói với điều kiện mà NHNN đưa ra, trong đó tỉ lệ đặt thầu tối thiểu từ 500 đến 1.000 lượng tùy phiên, những doanh nghiệp nhỏ không thể nào có lực để tham gia đấu thầu. Để tham gia doanh nghiệp phải có số vốn 20-40 tỉ đồng, chỉ những ông lớn đang cần mua vàng để bù đắp trạng thái mới có đủ lực tham gia. Lãnh đạo một NH từng nói vui rằng chỉ cần NHNN thông báo đấu thầu, ông có thể biết trước được đơn vị nào sẽ thắng thầu vì đã quá biết NH nào cần mua vàng, số lượng bao nhiêu.

Ông Nguyễn Thanh Trúc, chủ tịch Công ty vàng Agribank (AJC), nhận định trong 11 phiên đấu thầu qua, lực mua chính xuất phát từ các NH cổ phần. Họ mua để bù đắp lại số vàng huy động của dân mà trước đây họ đã bán ra để lấy tiền đồng, nay phải mua để trả lại cho người gửi vàng trước thời điểm 30-6. Do vậy, dù NHNN bán ra số vàng rất lớn nhưng số vàng này không ra được thị trường mà nằm trong dự trữ của các NH để chi trả cho người gửi tiết kiệm. Như vậy thực chất thị trường vàng không được tăng nguồn cung nên giá vàng trong nước không thể thu hẹp cách biệt với giá vàng thế giới.

Theo ông Trúc, trước đây có thông tin các NH cần phải mua 20 tấn vàng để đóng trạng thái. Nếu con số này chính xác, các NH vẫn còn thiếu gần 8 tấn vàng để chi trả cho dân do đến nay NHNN chỉ mới bán ra 12,1 tấn. “Có thể sau ngày 30-6, khi các NH đóng trạng thái xong thì NHNN sẽ đưa việc bình ổn thị trường vàng thành mục tiêu chính khi thực hiện đấu thầu” - ông Trúc nói.

20 tấn vàng hay nhiều hơn thế?

Chưa bao giờ NHNN chính thức đề cập số vàng thực chất mà các NH buộc phải mua trước hạn chót phải tất toán trạng thái là ngày 30-6. Tuy nhiên, số liệu của một số NH cho thấy con số này không hề nhỏ. Trong báo cáo gửi đến cổ đông của mình, NH SCB cho biết trong năm 2012 đã mua tổng cộng 63.987 lượng vàng để giảm trạng thái âm nguồn. Tuy nhiên tính đến 31-12-2012, tổng trạng thái âm nguồn vàng của SCB vẫn còn 247.031 lượng và NH này phải tiếp tục mua vàng vật chất trong thời gian tới hướng đến đóng trạng thái hoàn toàn trong năm 2013 theo chủ trương của NHNN.

Còn số liệu của NHNN TP.HCM, tổng nguồn vốn bằng vàng của các NH trên địa bàn là hơn 1,6 triệu lượng, trong đó tính riêng tiền gửi bằng vàng của khách hàng là 664.776 lượng, tương đương 25 tấn. Số vàng giữ hộ cũng khoảng 24,7 tấn. Số vàng huy động này phải trả lại cho khách hàng chậm nhất vào ngày 30-6.

Đến nay chỉ có một số ít NH hoàn tất việc đóng trạng thái. Nhiều NH vẫn phải miệt mài mua từ nguồn đấu thầu của NHNN. Tổng giám đốc một NH tại TP.HCM nói những năm trước khi bị áp lực thanh khoản tiền đồng, NH đã phải bán ra để chuyển một lượng vàng thành VND và sử dụng vàng làm tài sản thế chấp để vay vốn liên NH. Việc này vào thời điểm đó được NHNN cho phép, nhưng nay chính sách thay đổi và NH đang phải trả giá. Ngay cả NH hoàn tất việc đóng trạng thái cũng vẫn phải mua vào để hỗ trợ khách hàng vay vàng chuẩn bị đáo hạn.

Đến cuối ngày 24-4, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 6,32 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 42,22 triệu đồng/lượng. Ông Trần Thanh Hải, tổng giám đốc Công ty Đầu tư và kinh doanh vàng VN (VGB), cho rằng việc đấu thầu thực chất chỉ nhằm giải quyết việc đóng trạng thái cho các NH chứ không thể bình ổn được thị trường ngay cả sau thời điểm 30-6 khi các NH hoàn tất việc đóng trạng thái. Theo ông Hải, các NH bán vàng một năm trước khi vàng ở mức giá 41-42 triệu đồng/lượng, lấy tiền đồng cho vay với lãi suất có thời điểm lên đến hơn 20%/năm rõ ràng đang lời. “NHNN nên công khai các NH đang bị âm trạng thái và đề nghị tất toán ngay đợt này, không cần chờ đến 30-6. Bên cạnh đó NHNN cần kiểm soát chặt, tránh trường hợp NH lạm dụng ôm vàng chờ giá lên để bán” - ông Hải đề nghị.

ÁNH HỒNG

“Dự báo sẽ bình ổn sau ngày 30-6”

Sau 11 phiên tung ra bán hơn 12 tấn vàng, NHNN vẫn chưa thực hiện được mục tiêu đưa giá vàng trong nước về sát giá thế giới mà ngược lại, khoảng cách ngày càng nới rộng, từ mức chênh lệch 3 triệu đồng/lượng vào phiên đấu giá vàng đầu tiên ngày 28-3, đến ngày 24-4 đã lên đến 6,29 triệu đồng/lượng.

Một quan chức NHNN thừa nhận phần lớn số vàng được bán ra thời gian qua được các ngân hàng mua để tất toán số dư vàng huy động trước ngày 30-6. Đây cũng là lý do mà giá vàng trong nước và thế giới vẫn chênh nhau khá lớn. Theo vị này, thị trường cần có độ trễ nhất định, khi số vàng được đấu thầu ra thị trường, cung cầu sẽ cân bằng. Mức chênh lệch giá trong nước và thế giới sẽ giảm. “Thị trường vàng trong nước được dự báo sẽ bình ổn sau ngày 30-6. Lúc đó, khoảng cách giá vàng trong nước sẽ bám sát giá vàng thế giới” - vị này nói.

L. THANH

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ http://tuoitre.vn/Kinh-te/544954/ai-mua-hon-12-tan-vang-dau-thau.html



THỊ TRƯỜNG VÀNG : NGUY CẤP ! ĐIỀU HÀNH VÀNG: THẤT BẠI!

Thanh tra cần làm rõ: Vàng lậu vào VN là bao nhiêu? Đấu giá vàng và tạo ra tình hình độc quyền thương hiệu để làm gì?

Góp ý nhân đợt Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra công tác quản lý kinh doanh vàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Thị Hiền cho rằng: Sự phê phán về tình trạng độc quyền trong nhập khẩu vàng nguyên liệu, chế tác và đấu giá vàng miếng và kiến nghị NHNN trả lại thị trường cho vàng đều có cơ sở, căn cứ và cần được lắng nghe thấu đáo. Và mức tăng giá vàng kéo theo giá USD những ngày qua là tín hiệu đáng lo ngại.

Không thể chấp nhận

Theo bà, NHNN đứng ra “bao sô” các hoạt động nhập nguyên liệu, đấu thầu vàng, chỉ chấp nhận một thương hiệu… là sai quy luật của thị trường, gây ra thiệt hại cho người dân có nhu cầu mua vàng. “Diễn biến này đã có từ năm 2012 nhưng NHNN phản ứng quá chậm để khắc phục. Đây là điều không thể chấp nhận được” - bà nhấn mạnh.

Nguyên nhân của tình trạng trên được bà Hiền cho là do nguồn cung không đáp ứng đủ. Đấu thầu vàng chỉ giúp các tổ chức kinh doanh vàng cân bằng trạng thái vàng chứ không nhằm cung cho thị trường. Chuyện thị trường vàng sẽ ổn định khi việc tất toán vàng hoàn thành sau 30-6-2013 là rất khó. Cũng không có hy vọng nào cho thấy chênh lệch giá vàng sẽ giảm. Mà chênh lệch vàng sẽ dẫn đến buôn lậu vàng, USD hút vào nhập vàng và tỉ giá thì tăng lên như hiện nay.


Theo TS Nguyễn Thị Hiền, đấu thầu vàng chỉ giúp các tổ chức kinh doanh vàng cân bằng trạng thái vàng chứ không nhằm cung cho thị trường. Ảnh: HTD

“Theo tôi, Thanh tra Chính phủ cần xác minh cái lợi - hại của đấu thầu vàng. Rất mong qua đợt thanh tra này sẽ tìm ra nguyên nhân gây nên sự biến động vô lý của thị trường vàng. Đấu thầu không giúp cải thiện thị trường vàng. Hãy trả lại vàng về đúng thị trường và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ chính đáng tham gia chế tác, kinh doanh tăng cung thực chất cho thị trường” - bà gửi gắm.

Có lợi cho ai?

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh nói thẳng: Thị trường vàng lúc này nguy cấp lắm rồi mà sao không thấy người có trách nhiệm của NHNN đứng ra giải thích? Có thể nói tất cả chính sách điều hành về thị trường vàng của NHNN áp dụng đến nay đã thất bại hoàn toàn.

“Quyết định của Thanh tra Chính phủ là chính xác và kịp thời. Tôi mong thanh tra làm rõ các vấn đề như lượng vàng nhập vào Việt Nam là bao nhiêu? Vàng lậu đi vào bằng con đường nào. Có ai bao che, tiếp tay hay không? Về điều hành của NHNN, thanh tra cần làm rõ việc tổ chức đấu thầu vàng để làm gì? Tại sao lại gây ra tình hình độc quyền? Các chính sách pháp luật quản lý thị trường vàng có lợi cho ai? Có “lợi ích nhóm” trong này hay không? Tôi ví cứ điều hành vàng theo cách đấu thầu thì Bộ Xây dựng có thể đấu thầu xi măng, Bộ NN&PTNT thì đấu thầu gạo… hay sao?” - ông nói rõ.

Trách nhiệm phát ngôn lung tung

TS Lê Đăng Doanh còn nhận xét phát ngôn của NHNN trong việc quản lý thị trường “cứ lung tung”, lúc thì bảo ổn định giá vàng, lúc lại nói bình ổn thị trường. “Như tôi biết bất cứ một mặt hàng nào mà có chênh lệch từ 5 triệu đồng trở lên thì không có lực lượng hải quan nào quản nổi. Tôi góp ý thanh tra cần làm rõ việc điều hành thị trường vàng của NHNN có nằm trong các chính sách tổng thể về kinh tế hay không, có đảm bảo lòng tin về tỉ giá hay không... Ai phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu trong chính sách điều hành này” - ông Doanh nói.

TRÀ PHƯƠNG - B.NHƠN
Nguồn: Báo Pháp Luật http://phapluattp.vn/20130424111130555p0c1014/thi-truong-vang-nguy-cap-dieu-hanh-vang-that-bai.htm

'RỬA' VÀNG: CÓ THỂ BỊT MIỆNG THẾ GIAN?

Gia Định/Người Việt. Hôm Thứ Năm báo Thanh Niên phải lên tiếng xin lỗi Ngân hàng Nhà nước CSVN về việc đăng bài “Rửa vàng bằng cơ chế” với nhiễu dữ liệu tham chiếu và chứng minh. “Rửa vàng bằng cơ chế” được đăng ngày 24 tháng 4-2013. Tác giả dựa vào các số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới để tìm câu trả lời cho thắc mắc chung của dân chúng: Tại sao giá vàng tại Việt Nam luôn cao hơn giá vàng trên thế giới (vào lúc này, mức độ chênh lệch lên tới sáu triệu đồng/lượng)? Tại sao Ngân hàng Nhà nước CSVN tìm mọi cách xóa bỏ các thương hiệu vàng để hướng thị trường vàng Việt Nam tới chỗ, chỉ còn một thương hiệu duy nhất là SJC? Tại sao nguồn vàng trong nước không thiếu nhưng không dùng trực tiếp mà lạị tạo thêm qui trình “tạm xuất, tái nhập” (gom vàng hiện có, tạm chuyển ra nước ngoài, sau đó mang trở lại Việt Nam), rồi mới sử dụng để đúc thành vàng miếng?

Câu trả lời từ phía tác giả là vàng đã, đang, cũng như sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam dưới dạng nhập lậu, với số lượng lên tới hàng chục tấn/năm (tại sao có thể mang lậu vào Việt Nam hàng chục tấn vàng thì phải điều tra) và nỗ lực hướng thị trường vàng ở Việt Nam tới chỗ chỉ còn một thương hiệu duy nhất là SJC chính là cơ sở để cho phép “tạm nhập, tái xuất”. Nói cách khác, “tạm nhập, tái xuất” chính là phương thức chuyển hóa vàng nhập lậu thành vàng hợp pháp.

Tuy “Rửa vàng bằng cơ chế” được công chúng tán thưởng nhưng Ngân hàng Nhà nước lại nổi giận. Ngay trong ngày 24 tháng 4, Ngân hàng Nhà nước soạn – gửi một văn bản đề nghị Tổng cục An ninh của Bộ Công an điều tra, xử lý vì tác giả “cố tình suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông điệp sai về cơ chế, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tạo ra sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng và các nỗ lực phối hợp phòng, chống buôn lậu của các cơ quan Nhà nước”.

Nếu tờ Thanh Niên sai, tại sao Ngân hàng Nhà nước không hành xử theo các quy định sẵn có tại Luật Báo chí: Yêu cầu đính chính. Kiện đòi cải chính và bồi thường thiệt hại mà lại đề nghị Tổng cục An ninh, cơ quan chuyên trách trong việc bảo vệ sự ổn định chính trị nhập cuộc?

Nếu đã từng quan sát các diễn biến thực tế trong lĩnh vực tiền tệ - tài chính – ngân hàng thì có thể trả lời ngay rằng, đó là vì Ngân hàng Nhà nước muốn răn đe báo chí.

Trong vài năm qua, các chuyên gia kinh tế đã từng phân tích, khẳng định nhiều lần rằng, tình trạng hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp, lạm phát tăng vọt, dân chúng lao đao trong cuộc vật lộn để mưu tìm cơm áo là do hàng loạt sai lầm của Ngân hàng Nhà nước và là lỗi của nội các đương nhiệm do ông Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo.

Cũng trong vài năm qua, cả Quốc hội CSVN, lẫn chính phủ do ông Dũng điều hành đã có hàng chục lần thừa nhận (khi trực tiếp, lúc gián tiếp) rằng, những phân tích, những kết luận ấy không sai. Chỉ có điều là ông Dũng vẫn tại vị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vẫn cứ là ông Nguyễn Văn Bình và đã năm, bảy lần, cả Thủ tướng lẫn thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói xa, nói gần về chuyện điều hành - thực hiện chính sách tiền tệ - tài chính – ngân hàng kém hiệu quả vì… báo chí làm dân chúng hoang mang.

Dưới nhãn quan của chính quyền ở một xứ cộng sản, hoang mang tất nhiên là có “màu sắc chính trị” và khi đã có “màu sắc chính trị” thì đương nhiên phải mời Tổng cục An ninh nhập cuộc. Có như thế, báo giới mới… kinh!

Trừ chuyện tờ Thanh Niên - ở vị trí “đương sự” - đăng toàn văn, văn bản phản bác “Rửa vàng bằng cơ chế” của Ngân hàng Nhà nước, kèm “đính chính” do tác giả “hiểu chưa đúng về các thuật ngữ nên nhầm lẫn, dẫn tới sai sót khi phân tích”, chưa có dấu hiệu nào cho thấy báo giới đã cảm thấy… kinh

Ngay vào ngày tờ Thanh Niên đính chính, tờ Tuổi Trẻ đăng “Ai mua hơn 12 tấn vàng đấu thầu?”, tờ Pháp Luật TP.HCM đăng “Thị trường vàng: Nguy cấp! Điều hành vàng: Thất bại!”. Cả hai bài viết vừa kể, không dùng số liệu của Hiệp hội Vàng thế giới như “Rửa vàng bằng cơ chế” đã đăng trên Thanh Niên, mà dùng thực tế và ý kiến của những người trong cuộc: Doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng, chuyên gia kinh tế để cùng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước rất đáng ngờ, ít nhất là về năng lực!

Cũng trong ngày đó, ông Nguyễn Vạn Phú, một nhà báo sắc sảo về kinh tế, đưa lên blog của ông bài “Bài báo của Thanh Niên chỉ sai về mặt kỹ thuật, về bản chất không có gì sai cả”. Theo nhận xét của ông Phú, “Rửa vàng bằng cơ chế” chỉ sai về kỹ thuật khi diễn giải số liệu (trong diễn đạt, đã đổi “nhu cầu vàng” thành “vàng nhập lậu”, thành ra không chặt chẽ) và nhận định thiếu kín kẽ (thay vì chỉ cảnh báo về khả năng có người lợi dụng chính sách để trục lợi thì quy buộc Ngân hàng Nhà nước soạn ra chính sách để “rửa” vàng nhập lậu).

Chưa biết sắp tới, Tổng cục An ninh của Bộ Công an sẽ làm gì, báo giới có câm hay không (?) nhưng chắc chắn dân chúng, doanh giới và các chuyên gia kinh tế sẽ tiếp tục nói trên mạng xã hội và nói với nhau.

Bạo lực thường làm người ta sợ nhưng khi cơm không đủ no, áo không đủ mặc, tài sản tích cóp từ mồ hôi, nước mắt, đột nhiên tan thành mây khói, chỉ vì một mớ chủ trương, chính sách vừa ngu, vừa gian thì làm sao bảo người ta nín nhịn mãi được.(GĐ)

Theo Người Việt 25-4.2013
Nguồn: http://www.viet-studies.info/kinhte/BitMiengTheGian_NV.htm

Mươi phút thư giản

Relaxing Music Therapy - Hypnotizing Drive Through The Canyons
(Nhạc trên đường thiên lý)

Trở về trang chính
Hoàng Kim
Ngọc Phương Nam
Thung dung
Dạy và học
Cây Lương thực
Học mỗi ngày
Danh nhân Việt
Kim on Twitter
Kim on Facebook

6 tháng 4, 2013

Bài học quý về giáo dục trẻ



HỌC MỖI NGÀY. Nuôi dạy trẻ ở LỨA TUỔI VÀNG từ 0-5 tuổi là đặc biệt quan trọng. Thạc sĩ Trần Thị Ái Liên cố vấn chính sách của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, từng đoạt học bổng Fulbright, Berkeley, giảng dạy tại Trường Đại học California, Hoa Kỳ và Đại Học Hoa Sen đang giúp ta những bài học quý về giáo dục trẻ. Tôi tìm lại cảm giác háo hức và quan tâm chân thành như thuở nhỏ đã từng được tiếp cận với những nguyên lý giáo dục của Macarencô, nhà sư phạm lỗi lạc của Liên Xô (cũ), với câu nói nổi tiếng đã trở thành châm ngôn trong giới sư phạm: “Không có trẻ xấu, chỉ có người thầy chưa tìm ra cách xóa đi cái xấu trong đứa trẻ”. Cô giáo Trần Thị Ái Liên lần này đang tổ chức loạt bài giảng của cô tại Tòa Nhà CBAM, 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM (đối diện Đài Truyền Hình TP.HCM, góc Đinh Tiên Hoàng)với lịch học miễn phí kèm theo. Lời nhắn của cô dưới đây thật tâm huyết và trách nhiệm:

"Tôi tên là Trần Thị Ái Liên, với hơn 20 năm sống và làm việc ở Mỹ và hơn 6 năm làm việc cùng Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, tôi lãnh hội được tinh túy của cả hai nền văn hóa Đông và Tây. Tôi hiểu được tầm quan trọng của giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi vì đây là thời kỳ vàng để xây dựng nền tảng về thế chất, đạo đức, tính cách và tư duy cho trẻ để gia tăng khả năng thành công khi trưởng thành.

Khi còn bé, bố tôi thường mang về cho tôi những món quá rất đơn giản khi ông đi đâu về, có khi là một cành hoa dại, hay chỉ là hòn sỏi ngộ nghĩnh. Tôi vẫn nhớ mãi cái cảm giác sung sướng khi nhận được những món quà không đáng giá đó, nhưng đối với tôi chúng là vô giá.Chúng là bài học yêu thương, và sự quan tâm chân tình đối với gia đình và mọi người xung quanh. Những món quà đó cho tôi bài học biết quý trọng mọi vật quanh mình từ ngọn cỏ, lá cây, cho đến người nghèo khó.

Bạn có thể làm điều đó với con Bạn chứ? Tại sao không nhỉ?

Tôi xin dành trọn tâm trí và tài năng để bảo đảm quý vị sẽ trở thành CHA MẸ TUYỆT VỜI, tạo cho con thiên đường tuổi thơ đầy những kỷ niệm yêu thương và bài học quý giá.

Qúy vị có đồng ý làm điều đó không?




dk8 Chuyên Đề: KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT

Là Cha Mẹ, Bạn luôn băn khoăn, trăn trở :

- Tôi luôn cảm thấy áp lực từ những lời nhận xét của mọi người xung quanh về con mình.
- Tôi luôn luôn lo lắng là con mình thiếu dinh dưỡng, béo phì, hoặc nghiện game.
- Vợ chồng tôi đã cố gắng hết sức nhưng con vẫn không được như ý mình mong đợi.
- Tại sao con của Tôi luôn luôn khóc lóc ỉ ôi và không nghe lời?
- Tại sao Tôi luôn cố gắng hết mình nhưng con vẫn không ăn, không ngủ, hay đánh bạn?
- Và làm sao để Tôi có thể có thời gian yên tâm nghỉ ngơi?

Thảo luận chuyên đề “KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT” sẽ giúp bạn GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ TRÊN

Thông tin tham khảo:

Phỏng Vấn Ths Trần Thị Ái Liên trên HTV9
http://www.youtube.com/watch?v=wXqUFlg7MY0



Phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/472825/Ky-luat-con-khong-nuoc-mat.html

KỸ LUẬT CON KHÔNG NƯỚC MẮT

Có cách kỷ luật con tốt hơn Thương cho roi cho vọt!

"Cha mẹ chỉ nên thưởng/phạt trẻ nhắm vào “cái muốn” (khiến trẻ thích thú) chứ không nhắm vào “cái cần” của trẻ"
Th.S Trần Thị Ái Liên

Từ ngày bé Mì biết trườn, chị của bé là Ngọc (6 tuổi, nhà ở Q.2, TP.HCM) rất thích đùa giỡn với em, đặc biệt trước khi ngủ. Mỗi lần hai chị em giỡn thì y như là mùng, mền, gối bị xốc tung lên. Lúc cao hứng, Ngọc còn chạy lung tung trên nệm, có khi đạp trúng em. Bị la nhiều lần vì “tội” này, nhưng một hôm Ngọc lại đạp trúng em, thế là mẹ hét toáng lên, ba nhào tới phát thẳng tay vào mông Ngọc mấy cái.

Hơn kém nhau chỉ hai tuổi nên Thế (10 tuổi) và em Tùng (8 tuổi, nhà ở Q.3, TP.HCM) là cặp bài trùng “siêu quậy” của cả dòng họ. Cậu em sau giờ tan trường hoặc chơi đùa với trẻ hàng xóm là quần áo đầy vết bẩn, ba mẹ la hoài nhưng đâu cứ vào đấy. Còn cậu anh hở ra là trốn đi chơi game, lúc ở nhà thì ngồi lì trước tivi xem phim hoạt hình. Chiều nay, vì giỡn với em quá trớn nên Thế xô ngã nguyên rổ chén. Buổi tối, hai cu cậu lại giành tivi cãi nhau ỏm tỏi, ba mẹ nổi nóng quất cho một trận tơi bời.

Khi được hỏi, các bậc cha mẹ nêu ra hàng loạt tình huống đánh con: con mê xem tivi không chịu ngủ, chơi trong lúc ăn, không dọn dẹp đồ chơi... Không chỉ đánh, họ còn mắng con. Anh Thiên (nhà ở Q.5, TP.HCM) kể có lần giảng bài khản cả giọng nhưng con trai không hiểu nên anh quát: “Mày ngu quá, mai mốt chắc chẳng làm nên tích sự gì!” khiến thằng bé khóc nức nở...

Chê hành động xấu, không chê con

Nhiều cha mẹ thú nhận từng ít nhiều đánh mắng con cái bởi họ muốn dạy con nên người, hoặc bất lực trong dạy con, giận cá chém thớt, không kiểm soát được cảm xúc... Và hậu quả không chỉ là sự đau đớn thể xác. Như lời tâm sự của một bà mẹ: “Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in những lần bị ba mẹ đánh đòn”.

Theo Th.S Trần Thị Ái Liên, trẻ bị đánh mắng có xu hướng đối phó với cha mẹ nhưng lại thiếu ý chí vươn lên sống tốt. Hơn thế, trẻ thấy hiệu quả tức thì của hành vi bạo lực nên dễ hành xử bạo lực với người khác, đặc biệt là với con cái sau này, cái vòng luẩn quẩn của bạo lực đó lặp lại. Thật vậy, một số ông bố bà mẹ chia sẻ họ “tự nhiên” đánh mắng con khi con ương bướng giống y như cách cha mẹ đánh đòn họ thuở ấu thơ.

Biết vậy, nhưng làm cách nào? Các ông bố bà mẹ nêu ra nhiều giải pháp: cho trẻ cơ hội giãi bày, thưởng/phạt hợp lý... Th.S Ái Liên lưu ý các bậc cha mẹ chỉ nên thưởng/phạt trẻ nhắm vào “cái muốn” (khiến trẻ thích thú) chứ không nhắm vào “cái cần” (những thứ thuộc về quyền của trẻ: ăn no, mặc ấm, được lắng nghe, vui chơi...). Bà Liên đưa ra ví dụ về chuyện ăn mặc: “Cái cần là mặc đủ và ấm, còn cái muốn là mặc đẹp, thời trang, theo nhóm bạn”.

Một cách khác vẫn thường được cha mẹ thực hiện đó là khen/chê. Cùng hành vi đánh em, nếu cha mẹ nói “Con hư quá!” khiến trẻ nghĩ mình “hư” nên hư luôn, còn nếu nói “Em lại bị đánh nữa rồi!” thì trẻ thấy trách nhiệm của mình. Cho nên, theo bà Liên, cha mẹ chỉ nên chê “hành động” và không nên chê “con người”. Bà Liên cho biết khi hành xử như thế thì cha mẹ cùng “phe” với con để chống lại hành vi xấu, từ đó mở ra cách đối xử “chúng ta sẽ không để chị bị đánh nữa nhé!”.

“Cần có luật chơi trong gia đình”, bà Liên cho biết. “Luật chơi” trước hết là thời gian biểu, trẻ cứ thế mà làm, không có gì bàn cãi. Chẳng hạn, mỗi ngày trẻ được chơi game 30 phút thì trẻ không có “quyền” ngồi lì trước màn hình vi tính mà quên hết các việc khác. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia “soạn thảo luật”, từ đó tự giác thực hiện. Nhưng để “luật” thật sự “đi vào cuộc sống” trong gia đình, chính cha mẹ phải tuân thủ. “Trẻ làm theo những gì cha mẹ làm chứ không phải lời cha mẹ nói” - Th.S Liên nói.

Thái Bình

Những lợi ích bạn sẽ nhận được khi tham gia khóa học :

. Quy tắc sinh hoạt, ứng xử, thưởng, phạt không đòn roi
. Tạo được niềm tin để làm bạn cùng con, chia sẽ, đồng hành, cùng quyết định
. Cách đặt câu hỏi giúp con phát triển tư duy, cá tính, thói quen tốt
. Điều nên nghĩ, nói, và làm để kiến tạo cho con thiên đường tuổi thơ mầu nhiệm
. Tốn ít thời gian và không cần kiên nhẫn nhiều nhưng con vẫn nghe lời
. Biết cách hướng dẫn con sử dụng internet và game online hiệu quả
. Biết cách chơi đùa cùng con, giúp con thích học hỏi và hợp tác
. Con quý vị sẽ phát triển nhanh hơn về tư duy, thể chất lẫn tinh thần
. Có thời gian nghĩ ngơi nhiều hơn, và gia đình quý vị sẽ đầy tiếng cười

Tôi xin BẢO ĐẢM bằng danh dự cá nhân rằng:

* Quý vị sẽ cảm thấy hài lòng sau khi tham gia khóa học
* Đây là một quyết định đầu tư rất sáng suốt trong cuộc đời của quý vị

BCB là tổ chức hàng đầu về nghiên cứu, huấn luyện và hỗ trợ về giáo dục và phát triển trẻ em, cũng như rèn luyện thanh thiếu niên ở Việt Nam.

Chúng tôi hoạt động với sứ mệnh:

Góp phần xây dựng thế hệ tương lai Việt Nam bằng cách hỗ trợ cha mẹ nuôi dạy trẻ với thông tin khoa học, tạo môi trường cho trẻ em học hỏi qua chơi đùa và cơ hội cho sinh viên phát triển kỹ năng và kinh nghiệm làm việc từ công tác cộng đồng.

ĐỪNG CHẦN CHỪ, đăng ký ngay vì CON QUÝ VỊ ĐANG LỚN LÊN TỪNG NGÀY

dk8 Chuyên Đề: KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT
Chương trình diễn ra vào lúc : 18h-21h
Lịch Đào Tạo (bấm vào đây)
Địa điểm học tập: Tòa Nhà CBAM
12 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM
(đối diện Đài Truyền Hình TP.HCM, góc Đinh Tiên Hoàng)

Email: lienhoa@hocmienphi.vn
Web: www.hocmienphi.vn

www.hocmienphi.vn mang đến cho Bạn cơ hội giao lưu & học hỏi HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ với cách thức Đăng Ký dễ dàng nếu Bạn là 1 trong 35 người đăng ký tham dự sớm nhất Hotline : 0902 355 918 – 0902 927 918 Bạn vui lòng nhấn vào đây để nhận được thông báo xác nhận của BTC)

HỌC MỖI NGÀY hoan nghênh bài học quý về giáo dục trẻ trên đây và xin chuyển tiếp quảng bá thông tin này đến đông đảo bạn đọc.

Trở về trang chính
Hoàng Kim
Thung dung
Dạy và học
Cây Lương thực
Học mỗi ngày
Danh nhân Việt

3 tháng 4, 2013

Chuyện làng



Dong Ngan

Có một lần ngồi trò chuyện lan man về văn hóa làng, tôi được một cụ trong thôn kể cho câu chuyện Bắc Ninh tứ vật (xem địa danh Bắc Ninh, ảnh minh họa), tóm tắt lại đó là: ”Vật giao Phù Lưu hữu/ Vật thú Đình Bảng thê/ Vật ẩm Đồng Kị thủy/ Vật thực Cẩm Giang kê”, có nghĩa là: Không kết bạn với người Phù Lưu/ không lấy vợ người Đình Bảng/ Không uống nước làng Đồng Kị/ Không ăn thịt gà của người Cẩm Giang. Bốn nơi này là bốn làng cổ của đất Kinh Bắc.

Câu chuyện bốn không này đề cập những địa danh cụ thể, và nói đến mặt khuất của cuộc sống chưa thấy đề cập ở sách báo nào. Có lẽ người ta e ngại nếu thành văn tự sẽ gây nhiều phiền toái cãi vã mất lòng, mà chỉ có lưu truyền trong dân gian. Câu chuyện trên là thế này:

Câu thứ nhất, Vật giao Phù Lưu hữu ( không kết bạn với người Phù Lưu) vì người Phù Lưu bị cho rằng có cách sống đãi bôi. Khách đến chơi không được mời vào nhà, chủ nhà cứ đứng chắn trước cửa hết chuyện nọ chuyên kia như rất thân tình nhưng không mời vào nhà, khi khách quay lưng ra về thì lại chèo kéo rất thân thiết: hôm nào bác lại chơi ạ. Hoặc khách đến nhà quá trưa đói meo nhưng mặc kệ. Đến khi khách nhổm đít đứng dậy thì lại đãi bôi: hay là để em nấu cơm bác ăn.

Câu thứ hai : Vật thú Đình Bảng thê (không lấy vợ người Đình Bảng) vì hai lẽ: con gái Đình Bảng tháo vát, có nghề đi chợ buôn chuyến rất giỏi, nên thường làm chủ về kinh tế, có vị thế ở trong nhà, không dễ gì để cho ông chồng lên mặt, điều đó rất kị với thói gia trưởng của dân Kinh Bắc. Còn điều thứ hai mới quan trọng: đi buôn chuyến thì phải ăn đường nằm chợ dễ chung chạ với giai. Nên tốt nhất là tránh xa gái Đình Bảng.

Câu thứ ba : Vật ẩm Đồng Kỵ thủy ( không uống nước Đồng Kỵ) vì người Đồng Kỵ xưa có nghề đi nhặt phân tươi, gọi là Kẻ cời (cời, tiếng cổ có nghĩa là cái gắp, cái kẹp thường làm bằng tre). Họ đem về trữ làm phân bón, nên môi trường bị ô nhiễm dễ làm bẩn nước ăn (là người thiên hạ nghĩ thế), nên cứ nói để cảnh báo cho mọi người cùng biết mà tránh.

Câu thú tư : Vật thực Cẩm Giang kê ( không ăn thịt gà ở Cẩm Giang), theo giải thích thì người Cẩm Giang hay đãi khách bằng gà ăn trộm của hàng xóm, nên có khi vừa ăn lại phải vừa nghe chửi mất gà, vậy tránh đi là hơn.

Đó là những câu chuyện xưa nảo nào ai mà biết, chỉ để lại trong tục ngôn như thế. Bây giờ về bốn nơi kia chẳng thấy có dấu vết gì như câu nói dân gian. Cuộc sống đã thay đổi tất cả, mọi nếp sống văn hóa rất thân thiện, chẳng thấy dấu vết nào như trong tục ngôn để lại.

Một bạn ở Sài Gòn nghe chuyện nói với tôi :”Người trong miền Nam chỉ biết Bắc Ninh là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, là quê hương của câu ca Quan Họ. Không ngờ trong văn hóa ứng xử, người Bắc Ninh cũng chi li xét nét đến vậy à? Những thói xấu đãi bôi, lờn mặt chồng, ăn uống mất vệ sinh, hay ăn cắp vặt...thì vùng nào cũng có người vầy người khác; nhưng nâng lên ngang tầm "văn hóa địa phương" gắn liền với 1 địa danh cụ thể, thì đây là trường hợp đặc sắc Nhờ bác mà tôi mở thêm tầm mắt...” Tôi bảo với anh :”Bắc Ninh quả là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, như nhà văn Kim Lân, người Kinh Bắc, sinh thời từng nói chuyện, ông bảo “đất có lề, quê có thói, đâu cũng có cái tốt, đâu cũng có cái xấu, chỉ có điều người Bắc Ninh dám nói ra còn nơi khác thì không, đó là nét văn hóa đặc biệt Kinh Bắc, sòng phẳng và lành mạnh, chẳng giấu cái xấu cái dở của đất mình, biết sai thì sửa được, cho nên bây giờ còn có chuyện đó đâu. Đừng như con mèo giấu cứt. Có thể tự hào người kinh bắc không phải là giống mèo.

Có lẽ vì thế mà văn hóa Kinh Bắc không mai một, văn hóa vùng Kinh Bắc vẫn rạng rỡ tới ngày nay có lẽ ở tính trung thực trong cuộc sống cũng là vẻ đẹp đặc sắc của văn hóa vùng đất này.

23/1/2010

DN

Trở về trang chính

NGỌC PHƯƠNG NAM
THUNG DUNG
DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC

Người theo dõi