Lưu trữ Blog

22 tháng 3, 2014

Tìm hiểu bí ẩn 12 cung Hoàng Đạo

Cung hoàng đạo là gì ? Chiêm tinh học giải đoán thế nào về mẫu hình của người chồng/ vợ lý tưởng ở 12 cung hoàng đạo?  Theo bạn 12 cung hoàng đạo có quan hệ thế nào đến tính cách, số phận của con người? Mời đọc và suy ngẫm.

Cung Hoàng Đạo là gì?

Cung Hoàng Đạo tại mục từ Hoàng Đạo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



Trái Đất trong quỹ đạo quanh mặt trời và vị trí những chòm sao cung hoàng đạo

12 biểu tượng cung Hoàng Đạo trên tranh khắc gỗ thế kỷ 16
Trong chiêm tinh họcthiên văn học thời cổ, các cung Hoàng Đạo là một vòng tròn 360o và được phân chia làm 12 nhánh, mỗi nhánh tương ứng với một cung, góc 30o. Cung Hoàng Đạo tạo ra bởi các nhà chiêm tinh học Babylon cổ đại từ những năm 1645 trước Công nguyên. Vòng tròn 12 cung Hoàng Đạo hoàn hảo với 12 cung tương xứng với bốn mùa và 12 tháng. Các cung được phân chia làm bốn nhóm yếu tố (Lửa, Nước, Khí, Đất), mỗi nhóm yếu tố gồm 3 cung đại diện cho các cung có tính cách tương đồng với nhau.
Theo các nhà thiên văn học thời cổ đại, trong khoảng thời gian chừng 30 – 31 ngày, Mặt Trời sẽ đi qua một trong mười hai chòm sao đặc biệt. Ai sinh ra trong thời gian Mặt Trời đi qua chòm sao nào thì họ sẽ được chòm sao đó chiếu mệnh và tính cách của họ cũng bị chòm sao ảnh hưởng nhiều. 12 chòm sao tạo thành 12 cung trong vòng tròn Hoàng đạo, có nghĩa “Đường đi của mặt trời”. Theo phương Tây, vòng tròn này tên là Horoscope. Tiếng Hy LạpZodiakus Kyklos (ζωδιακός κύκλος) – “Vòng tròn của các linh vật.” [1]
Nhiều nhà khoa học hiện đại xem chiêm tinh học là trò mê tín dị đoan.[2] Tuy nhiên, chiêm tinh học vẫn giữ vị trí trọng yếu trong nghiên cứu về “số phận đời người” của phương Tây, vẫn tồn tại ở ngay cả những nước mà tại đó chiêm tinh học bị cấm.[3]

Lịch sử

Thời kỳ đầu

Sự phân chia vòng tròn hoàng đạo ra làm 12 cánh, mỗi cánh một kí tự được hình thành bởi các nhà thiên văn Babylon cổ đại vào thiên niên kỷ 1 TCN. Mỗi cánh có độ quay 30o tương ứng với một tháng trong lịch Babylon cổ. Các nhà thiên văn Babylon cũng đặt cho mỗi cung hoàng đạo một ký tự. Trong đó, cánh đầu tiên có tên là Bạch Dương (Aries), ký tự là một con cừu núi.[4] Dần dần sau này, Hoàng Đạo đã có ảnh hưởng lớn hơn vào thời Hy LạpLa Mã cổ đại. Việc sử dụng Hoàng Đạo để tiên đoán về tính cách, sự nghiệp,… vào thời kì này trở nên khá phổ biến. Nó có ảnh hưởng tới tận vào thời Trung Cổ sau này.

Thời Hy Lạp cổ đại

Cách phân chia của Babylon du nhập vào chiêm tinh học Hy Lạp vào thế kỷ 4 TCN.[5][6] Chiếm tinh số mệnh xuất hiện lần đầu tại Ai Cập thuộc Hy Lạp. Cung Hoàng Đạo Dendera (khoảng năm 50 TCN) là mô tả sớm nhất về 12 cung Hoàng Đạo.
Đóng vai trò quan trọng trong chiêm tinh học số mệnh của phương Tây là nhà thiên văn học kiêm chiêm tinh học Claudius Ptolemaeus với tác phẩm Tetrabiblos được xem là nền tảng của chiêm tinh học phương Tây.[7]

Mười hai cung Hoàng Đạo

Điểm khởi đầu theo lý thuyết của cung Bạch Dương là xuân phân. Các cung khác cứ thế nối tiếp. Ngày giờ chính xác theo lịch Gregory thường khác biệt chút ít từ năm này sang năm khác, bởi lẽ lịch Gregory thay đổi tương ứng với năm chí tuyến,[Ghi chú 1] trong khi độ dài năm chí tuyến có bản chất thay đổi đều đều. Trong quá khứ gần đây và tương lai không xa thì các sai khác này chỉ vào khoảng dưới hai ngày. Từ năm 1797 đến năm 2043, ngày xuân phân (theo giờ UT – Universal Time) luôn rơi vào ngày 20 hoặc 21 tháng 3. Ngày xuân phân từng rơi vào ngày 19 tháng 3, gần đây nhất vào năm 1796 và lần tới là năm 2044.[Ghi chú 2]
12 cung hoàng đạo
 
STT Tên Latinh Tên
thường
gọi
Tên
chòm sao tương ứng
Nghĩa/
biểu tượng
Hoàng đạo dương lịch (năm 2011)
1 Aries Bạch Dương
Tên khác: Dương Cưu
Bạch Dương Aries.svg Con cừu có bộ lông vàng 21/3 – 20/4
2 Taurus Kim Ngưu Kim Ngưu Taurus.svg Con trắng (do thần Zeus biến thành) 21/4 – 21/5
3 Gemini Song Tử
Tên khác: Song Nam, Song Sinh
Song Tử Gemini.svg Hai cậu bé song sinh (đôi lúc là hai cô bé) 22/5 – 21/6
4 Cancer Cự Giải
Tên khác: Bắc Giải
Cự Giải Cancer.svg Con cua 22/6 – 22/7
5 Leo Sư Tử Sư Tử Leo.svg Con sư tử 23/7 – 22/8
6 Virgo Xử Nữ
Tên khác: Thất Nữ, Trinh Nữ
Thất Nữ Virgo.svg Trinh nữ 23/8 – 23/9
7 Libra Thiên Bình
Tên khác: Thiên Xứng
Thiên Xứng Libra.svg Cái cân 24/9 – 23/10
8 Scorpio Hổ Cáp
Tên khác:Thiên Hạt, Thần Nông, Bọ Cạp
Thiên Hạt Scorpio.svg Con bọ cạp 24/10 – 22/11
9 Sagittarius Nhân Mã
Tên khác: Xạ Thủ, Cung Thủ
Nhân Mã Sagittarius.svg Nửa trên là người, nửa dưới là ngựa, cầm cung 23/11 – 21/12
10 Capricornus Ma Kết
Tên khác: Nam Dương
Ma Kết Capricorn.svg Con biển 22/12 – 20/1
11 Aquarius Bảo Bình
Tên khác: Thủy Bình
Bảo Bình Aquarius.svg Người mang nước 21/1 – 19/2
12 Pisces Song Ngư Song Ngư Pisces.svg Hai con cá bơi ngược chiều 20/2 – 20/3

Bốn nhóm Hoàng Đạo và ngôi sao chiếu mệnh của từng cung


Vòng tròn Hoàng đạo chia thành 12 cung, phân ra bốn nguyên tố đã tạo ra của thế giới theo quan niệm cổ phương Tây: đất, lửa, nước, khí. Cứ ba cung là được xếp vào một nhóm nguyên tố, những cung cùng chung nhóm luôn tương hợp nhau nhất. Tuy nhiên, không phải hai cung khác nhóm lúc nào cũng kị nhau. Điển hình là nhóm Đất có thể kết hợp hài hòa cùng nhóm Nước và nhóm Lửa tương đối thích hợp với nhóm Khí.

Đầu mùa Giữa mùa Cuối mùa Đặc điểm
Nguyên tố Lửa Bạch Dương Sư Tử Nhân Mã Tính cách người nhóm lửa đặc biệt nồng cháy, đam mê, nông nổi nhưng gan dạ.
Nguyên tố Đất Ma Kết Kim Ngưu Xử Nữ Những người nhóm đất rất chung thủy, cần cù, ôn hòa và khoan thai.
Nguyên tố Khí Thiên Bình Bảo Bình Song Tử Nhóm này yêu tự do, thông minh, tính tình phóng khoáng, tư tưởng cấp tiến.
Nguyên tố Nước Cự Giải Hổ Cáp Song Ngư Người nhóm nước thường nhạy cảm, dễ bị tổn thương, có thiên hướng nghệ thuật.

Sao chiếu mệnh các cung

12 cung tương ứng với 12 ngôi saohành tinh, bao gồm cả Diêm Vương Tinh đã bị loại khỏi danh sách các hành tinh của hệ Mặt Trời:
  1. Cung Bạch Dương được Hỏa Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần chiến tranh Mars trong thần thoại La Mã (Ares của thần thoại Hi Lạp).
  2. Cung Kim Ngưu được Kim Tinh bảo hộ, tượng trưng cho nữ thần Venus (Aphrodite của thần thoại Hi Lạp.)
  3. Cung Song Tử được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần đưa tin Mercury (Hermes).
  4. Cung Cự Giải được Mặt Trăng bảo hộ, tượng trưng cho nữ thần hôn nhân gia đình Junon (Hera trong thần thoại Hi Lạp)
  5. Cung Sư Tử được Mặt Trời bảo hộ, tượng trưng cho thần mặt trời Helios, sự trung trực, uy quyền và sức mạnh.
  6. Cung Xử Nữ được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho trí tuệ, lòng chung thủy nhưng quá cầu toàn nguyên tắc.
  7. Cung Thiên Bình được Kim Tinh bảo hộ, cung này biểu tượng cho sắc đẹp, sự quyến rũ, công bằng. Tượng trưng cho nữ thần Venus.
  8. Cung Hổ Cáp Diêm Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho Pluto (Hades), thần cai quan âm phủ.
  9. Cung Nhân Mã được Mộc Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần sấm sét Jupiter (Zeus).
  10. Cung Ma Kết được Thổ Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần thời gian Saturn (Cronos).
  11. Cung Bảo Bình được Thiên Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần bầu trời Uranus.
  12. Cung Song Ngư được Hải Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần biển Neptune (Poseidon).
Mẫu hình người chồng lý tưởng cho người nữ ở 12  cung Hoàng Đạo


Mẫu hình người chồng lý tưởng mà người nữ thích chọn làm chồng ở 12 cung Hoàng Đạo ?
Bạch Dương
Bạch Dương có cá tính vô tư và trẻ con nên nàng sẽ dễ bị thu hút bởi mẫu đàn ông cứng rắn, chủ động và nổi bật. Ấy thế nhưng khi chọn đức lang quân tương lai, Bạch Dương lại thiên về những người trưởng thành, có chủ kiến và thông minh. Nàng Bạch Dương trẻ thơ sẽ muốn dành trọn đời bên người có thể chăm sóc và quan tâm nàng. Những chàng trai nổi bật hay ham chơi có thể thu hút nàng khi còn trẻ nhưng người nàng chọn làm chồng sẽ là người tinh tế, có sự lãng mạn và mạnh mẽ trong tính cách.
Kim Ngưu
Kim Ngưu thường phải lòng các chàng trai lớn tuổi hơn mình rất nhiều. Khi yêu, Kim Ngưu hướng đến mẫu đàn ông lãng mạn và mơ mộng. Ấy thế nhưng đức lang quân mà nàng kiếm tìm lại là người thật chắc chắn, vững chãi và có thể làm chỗ dựa cho nàng. Đó sẽ là người có phong thái, cổ điển, truyền thống và có địa vị trong xã hội. Người chồng tương lai của Kim Ngưu là người có thể dang rộng vòng tay bảo vệ che chở nàng và gia đình nàng.
Song Tử
Song Tử quảng giao và quen biết nhiều có thể có nhiều mối quan hệ lãng mạn khi còn trẻ. Ấy thế nhưng nói về đức lang quân của nàng đó phải là một người thông minh, dí dỏm, thú vị và đặc biệt. Đó là người có vốn kiến thức sâu rộng và có thể chia sẻ với nàng mọi điều trong cuộc sống. Đó phải là người có thể tùy cơ ứng biến, linh hoạt, sắc bén và có khả năng đối đáp với nàng và cuộc hội thoại của nàng.
Cự Giải
Cự Giải dễ phải lòng các chàng trai nhạy cảm, trầm tính và ngọt ngào. Thế nhưng tiêu chuẩn để người đàn ông ấy trở thành chồng của nàng và chia sẻ cuộc đời với nàng thì lại hoàn toàn khác. Đó phải là một người đàn ông mạnh mẽ, nồng nhiệt, có khả năng bảo vệ bản thân và gia đình. Chàng có thể trông trầm tính nhưng trái tim của chàng phải luôn nóng ấm, và bên trong chàng phải thật mạnh mẽ để có thể làm chủ gia đình và bảo đảm hạnh phúc cho nàng Cự Giải nhỏ bé.
Sư Tử
Ban đầu khi yêu, Sư Tử sẽ dễ bị hút bởi một quý ông lịch lãm, bảnh bao và tự tin. Chàng trai có thể làm trái tim Sư Tử rung rinh hẳn sẽ là một người đàn ông danh giá, kiêu hãnh và vô cùng thu hút. Ấy thế nhưng để nàng Sư Tử lựa chọn là người bạn đời thì chàng trai lại phải có sự thông minh và ngọt ngào nhất định trong tính cách. Sư Tử chọn chồng qua hành động chứ chẳng phải qua vẻ ngoài ban đầu mà anh ấy thể hiện. Chồng tương lai của Sư Tử sẽ là người biết tôn trọng người khác, biết nói lời ngọt ngào với nàng và không tiếc lời ca ngợi nàng mỗi ngày.
Xử Nữ:
Điều cô gái Xử Nữ quan tâm là bản chất thật của một chàng trai. Nếu ban đầu bạn xuất hiện gọn gàng, lịch sự và giản dị thì bạn sẽ dễ dàng ghi điểm trong mắt Xử Nữ. Thế nhưng tiêu chuẩn chọn chồng của Xử Nữ thì cao hơn thế nhiều. Đó phải là một chàng trai nhiệt tình, tinh tế, khoan dung, rộng lượng, tỉ mỉ và cẩn thận trong mọi việc. Xử Nữ thực tế kiếm tìm những chàng trai có năng lực, tử tế và có thể chăm sóc nàng cũng như đem lại cho nàng một cuộc sống hoàn hảo.

Ghi chú

  1. ^ Lịch Gregory được xây dựng để làm thỏa mãn các giám mục trong Công đồng Nicaea I. Ngày xuân phân được định là ngày 21 tháng 3, tuy nhiên không thể giữ xuân phân cố định vào một ngày trong điều kiện có sự tồn tại của ngày 29 tháng 2.
  2. ^ Xem Jean Meeus, Astronomical Tables of the Sun, Moon, and Planets, 1983, xuất bản bởi Willmann-Bell, Inc., Richmond, Virginia. Ngày có thể sẽ khác đi nếu xét ở các múi giờ khác.
  3. Để thực hiện Âm Dương đối lịch cần nắm vững tiết khí Đông chí

    Đông chí

    xem Đông Chí Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
    Hai mươi tư tiết khí
    Kinh độ Tiết khí Dương lịch
    Xuân
    315° Lập xuân 45/2
    330° Vũ thủy 1819/2
    345° Kinh trập 56/3
    Xuân phân 2021/3
    15° Thanh minh 45/4
    30° Cốc vũ 2021/4
    Hạ
    45° Lập hạ 56/5
    60° Tiểu mãn 2122/5
    75° Mang chủng 56/6
    90° Hạ chí 2122/6
    105° Tiểu thử 78/7
    120° Đại thử 2223/7
    Thu
    135° Lập thu 78/8
    150° Xử thử 2324/8
    165° Bạch lộ 78/9
    180° Thu phân 2324/9
    195° Hàn lộ 89/10
    210° Sương giáng 2324/10
    Đông
    225° Lập đông 78/11
    240° Tiểu tuyết 2223/11
    255° Đại tuyết 78/12
    270° Đông chí 2122/12
    285° Tiểu hàn 56/1
    300° Đại hàn 2021/1
    Tiết Đông chí, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, điểm bắt đầu của nó trùng với điểm đông chí (tiếng Anh: Winter solstice) tại Bắc bán cầu theo quan điểm của khoa học phương Tây. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì nó là điểm bắt đầu của mùa đông tại Bắc bán cầu và tương ứng là bắt đầu mùa hèNam bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuống tới điểm thấp nhất về phía nam trên bầu trời để sau đó bắt đầu quay trở lại phía bắc.
    Theo quy ước, tiết đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 1 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu hàn bắt đầu.
    Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc bán cầu.

    Trên Trái Đất

    Định nghĩa một: Tại Bắc bán cầu, ngày đông chí là ngày mà khoảng thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất. Thời gian này thông thường rơi vào ngày 21 tháng 12 hoặc 22 tháng 12. Khi đó tại Nam bán cầu thì khoảng thời gian ban ngày lại là dài nhất. Tuy nhiên cách định nghĩa này có phần không rõ ràng do độ nghiêng lớn nhất của trục quay Trái Đất là xấp xỉ 23,45° nên đối với những người quan sát ở các vĩ độ cao hơn 66,55° vĩ bắc sẽ thấy thời gian ban đêm trong những ngày cận kề trước và sau ngày đông chí ở nửa bán cầu này có thể kéo dài đến 24 h (Xem thêm ban đêm vùng cực để biết thêm chi tiết). Ngược lại, ở Nam bán cầu, đối với những người quan sát ở các vĩ độ cao hơn 66,55° vĩ nam sẽ thấy thời gian ban ngày trong những ngày cận kề với ngày đông chí ở Bắc bán cầu có thể kéo dài đến 24 h (Xem thêm ban ngày vùng cực để biết thêm chi tiết). Do vậy không thể biết chính xác ngày nào là ngày hạ chí theo kiểu định nghĩa này.

    Sự chiếu sáng của Mặt Trời cho Trái Đất vào ngày Đông chí ở Bắc bán cầu
    Định nghĩa hai: Ngày đông chí là ngày chứa điểm đông chí tính theo múi giờ địa phương. Theo quan điểm của người Trung Hoa và các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại thì ngày Đông chí là phù hợp với các tính toán của thiên văn học đối với Bắc bán cầu. Xem thêm tiết khí. Ngày Đông chí là một yếu tố quan trọng để xác định ngày Tết Nguyên Đán cũng như xác định tháng nhuận trong âm lịch Trung Quốc v.v.
    Quy tắc đó là: Ngày Đông chí của bất kỳ năm âm lịch nào cũng phải rơi vào tháng 11 (là tháng một hay tháng Tý) của âm lịch.
    Giữa mùa đông là khoảng thời gian quanh ngày Đông chí đối với nhiều nước, tuy có ngoại lệ như Mỹ thì Đông chí lại là ngày bắt đầu mùa đông. Có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày Đông chí như Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan) này. Rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaalễ hội HumanLight.

    Xem thêm

    Ghi chú

Tham khảo

  1. ^ Mayo (1979), tr. 35. (cần dẫn nguồn đầy đủ)
  2. ^ Baird, Penny; Baird, Penelope (2007). Hidden Zodiac: The Perfect Design for Gods and Heroes – A Study of the Formula of Astrology’s Twelve Houses and Great Narratives in European Civilisation. Janus Publishing Company. tr. 2. ISBN 9781857566918.
  3. ^ Nam Việt; Khánh Linh (2009). 12 cung hoàng đạo – Một cách nhìn về đời người. Hà Nội: Nhà xuất bản Thời đại. tr. 32.
  4. ^ Hugh Thurston, Early Astronomy, (New York: Springer-Verlag, 1994), tr. 135–137.
  5. ^ Rogers, John H. “Origins of the ancient constellations: I. The Mesopotamian traditions.” Journal of the British Astronomical Assoc. 108.1 (1998): 9–28. Astronomical Data Service.
  6. ^ Rogers, John H. “Origins of the ancient constellations: II. The Mesopotamian traditions.” Journal of the British Astronomical Assoc. 108.2 (1998): 79–89. Astronomical Data Service.
  7. ^ Saliba, George, 1994. A History of Arabic Astronomy: Planetary Theories During the Golden Age of Islam. New York: New York University Press. ISBN 978-0-8147-8023-7. tr. 67.

Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về Hoàng Đạo
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Các cung chiêm tinh học phương Tây
Hoàng Đạo
Chiêm tinh học | Cung Hoàng Đạo
Bạch Dương Kim Ngưu Song Tử Cự Giải Sư Tử Xử Nữ Thiên Bình Hổ Cáp Nhân Mã Ma Kết Bảo Bình Song Ngư
Aries.svg Taurus.svg Gemini.svg Cancer.svg Leo.svg Virgo.svg Libra.svg Scorpio.svg Sagittarius.svg Capricorn.svg Aquarius.svg Pisces.svg
Thiên văn học | Các chòm sao của đường Hoàng Đạo
Bạch Dương Kim Ngưu Song Tử Cự Giải Sư Tử Thất Nữ Thiên Xứng Thiên Hạt Xà Phu Nhân Mã Ma Kết Bảo Bình Song Ngư

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi